ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Bệnh Nan Y-28 : hai chân tê đau buốt từ đầu gối xuống bàn chân


Đỗ Đức Ngọc 

KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH NAN Y MỖI NGÀY
Những bài viết trong mục này là kinh nghiệm :
- Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết,
- Định Bệnh theo ngũ hành,
- và Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần, ngay tại chỗ.
Bệnh nhân được hướng dẫn chữa tùy theo bệnh áp dụng Khí hay Thần trước, sau mới đến phần hướng dẫn Tinh để bệnh nhân áp dụng ở nhà.
Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho những thầy thuốc đang thực tập thu được nhiều kết qủa trong lâm sàng.
Thân
doducngoc

Nam bệnh nhân Do Thái 68 tuổi bước vào phòng, hai chân đi cà nhắc như bị đạp gai nhọn, khai bệnh là hai chân tê đau buốt từ đầu gối xuống bàn chân đã 3 tháng, tây y chữa không bớt.
A-Khám bệnh :
Đo áp huyết hai tay, tay trái 152/88mmHg, mạch 78, tay phải 164/86mmHg mạch 80. Đo đường trong máu ở tay 9.8mmol/l, ở huyệt gan 4.5mmol/l. Hỏi bệnh nhân mới ăn khi nào, bệnh nhân cho biết đã ăn cách đây 1 giờ. Chứng tỏ đường không chuyển hóa về gan, nên gan thiếu đường, nồng độ máu trong gan giảm, khiến gan hoạt động kém, bụng to, gan cứng nên áp huyết tay phải cao.
B-Định bệnh :
Bệnh do áp huyết cao do chức năng gan vị kém, không tiêu hóa nhanh, không chuyển hóa đường về gan làm nồng độ máu trong gan giảm thành huyết hàn, tuần hoàn máu trì trệ mới có tình trạng máu không xuống chân làm tê đau.
C-Chữa bệnh :
a-Khí :
Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, làm hạ áp huyết, chuyển đường trong máu về gan. Đo lại áp huyết, tay trái 136/80mmHg mạch 74, tay phải 145/88mmHg mạch 80. Đo đường ở tay 8.8mmol/l, ở huyệt gan 5.6mmol/l. Tập lại bài kéo gối 200 lần nữa. Đo áp huyết tay trái 132/85mmHg mạch 76, tay phải 134/88mmHg mạch 78, đo lại đường ở tay 7.8mmol/l, ở huyệt gan 6.8mmol/l. Những kết qủa đã nằm trong tiêu chuẩn.
Tinh :
Khi châm nặn máu để thử đường, nhận thấy máu khô đặc khó chảy ra, nên khuyên bệnh nhân bớt uống thuốc viên calcium loại bột không tan, nên uống loại sủi bọt tan trong nước, hay ăn thêm rau broccoli, bắp cải, uống viên dầu cá A-D. Kiêng ăn thức ăn hàn lạnh chua.
Thần :
Hướng dẫn nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh để bệnh nhân tự tập ở nhà trước khi đi ngủ 30 phút vào mỗi tối, giúp hạ áp huyết, bổ thận thủy âm để nuôi gan mộc.
Kiểm lại kết qủa sau khi chữa :
Tập bài hát one, two, three.. lên xuống cầu thang, bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha, chân hết đau. Tập chạy đường dài 10 m ngoài hành lang để tìm điểm đau a thị huyệt, bệnh nhân cho biết không có điểm đau nào.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Hiến Lê- một học giả nổi tiếng, tôi rất khâm phục ông và đã đọc nhiều sách của ông, nay xin đăng lại bài Nguyễn Hiến Lê: Dạy và Học của Vương Trung Hiếu để chúng ta biết thêm về Ông.

Vương Văn Liêu st

Nguồn: Internet

Nguyễn Hiến Lê: Dạy Và Tự Học


Bài đăng nhân
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Hiến Lê

Vương Trung Hiếu
Ghi chú: Vương Trung Hiếu, bút danh Thoại Sơn, là nhà văn, nhà báo, quê gốc An Giang. Trên vanchuongviet.org, nhân 100 năm Ngày sinh Nguyễn Hiến Lê, (08.01.1912 – 08.01.2012) anh đã cho đăng bài viết này, trích từ Kỷ yếu của Hội cựu học sinh Trường trung học Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên, An Giang. Một bài viết ngắn gọn, nhưng rất có ích cho các bạn trẻ. Xin phép được đăng lại nơi đây.
 
Chân thành cảm ơn anh Thoại Sơn.
Đỗ Hồng Ngọc

Nguyễn Hiến Lê là một học giả nổi tiếng, tên tuổi của ông gắn liền với nhiều tác phẩm, trong đó có quyển sách dịch “Đắc nhân tâm” (vẫn thuộc loại bán chạy nhất hiện nay trên Internet). Người ta biết NHL viết sách, chứ không nhiều người biết ông đã từng là nhà giáo. Tháng 11 năm 1950 NHL nhận lời mời dạy học ở trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên, đến năm 1952 ông xin nghỉ, lên Sài Gòn mở nhà xuất bản, biên dịch sách, sáng tác và viết báo. Trong thời gian ở Long Xuyên, ông dạy môn Pháp văn, Việt văn, Đức dục, về sau thêm cả Hán văn (từ lớp 7 đến lớp 9 ngày nay). Quan điểm dạy học của ông tuy cách đây đã 60 năm, song vẫn còn hữu ích đối với thế hệ giáo viên trẻ ngày nay. Ông cho biết: “Tôi soạn bài kĩ, giảng cho rõ ràng, bắt học sinh làm nhiều bài tập,.. dù con bạn thân mà làm biếng tôi cũng rầy, dù con các người tai mắt trong tỉnh, nếu lười tôi cũng mắng nặng lời”. “Tôi cho rằng trong nghề dạy học, tư cách ông thầy quan trọng nhất: phải đứng đắn, nhất là công bằng; rồi lời giảng phải sáng sủa, có mạch lạc, muốn vậy ăn nói phải lưu loát, và soạn bài phải kĩ”.
“Trong trường học, giáo sư nên khuyến khích những học sinh chịu đọc thêm sách, chứ đừng khen những trẻ giỏi học thuộc lòng. Trong các kỳ phát phần thưởng, đừng mua sách giáo khoa để phát, mà nên lựa những sách giúp học sinh mở mang thêm kiến thức”.
Về giáo dục NHL nêu vài vấn đề mà ngày nay chúng ta cũng cần phải suy nghĩ. Trong quyển Thế hệ ngày mai, NHL cho rằng nền giáo dục trong thời đại của ông “ quá thiên về trí tuệ, xao nhãng thể dục và đức dục”. Từ bậc tiểu học đến đại học, người dạy đã nhồi nhét quá nhiều những môn “để luyện trí”. “Phương pháp dạy ở trường có tính cách quá nhồi sọ”. “Môn gì cũng cần nhớ, nhớ cho thật nhiều, tới môn toán pháp mà cũng không dạy trẻ phân tích, bắt học thuộc cách chứng minh các định lý”. Từ đầu thế kỷ 20, Nhiều giáo sư, học giả Pháp đã phê phán lối học “không tập cho suy nghĩ ấy”. Nhiều nhà doanh nghiệp phàn nằn rằng phần lớn “ những học sinh ở Trung học hay Đại học ra không hiểu chút gì về công việc, không biết kiến thiết, sáng tạo, chỉ huy”.
Một điểm đáng chú ý khác: Vì sao học sinh không thích học? Ông cho rằng học sinh có thể không thích học môn nào đó vì cảm thấy không hợp. Có người thích văn nhưng buộc phải học Toán; có người thích vẽ nhưng buộc phải học Sử. Ngoài ra, “Ta cũng có thể ghét sự học ở trường vì nhiều giáo sư giảng bài như ru ngủ chúng ta, hoặc tới lớp thì bắt ta chép lia lịa từ đầu giờ tới cuối giờ mà không hề giảng cho một chữ, chép tới tay mỏi rời ra, không đưa nổi cây viết, nguệch ngoặc không thành chữ, rồi về nhà phải cố đọc, đoán cho ra để chép lại một lần nữa cho sạch sẽ. Ta cũng có thể ghét sự học ở nhà trường vì có những ông giáo, suốt năm mặt lạnh như băng, vẻ quạu quọ, hờm hờm, coi học sinh như kẻ tù tội, phải hành hạ cho đến mực, làm cho học sinh gần tới giờ thì lo lắng, mặt xám xanh, như sắp bị đưa lên đoạn đầu đài. Ta cũng có thể ghét sự học ở nhà trường vì kỷ luật, hình phạt của nó, vì những kỳ thi liên miên bất tận..”.
Điều quan trọng nhất trong cách dạy của NHL không chỉ nằm ở chuyên môn, mà còn ở cách hướng dẫn học sinh tự học. Vì phần lớn học sinh thời ấy “không biết cách ghi chép lời giảng của thầy, không biết cách học bài, làm bài, không biết cách học ôn, cách tìm tài liệu, không có một thời dụng biểu ở nhà. Họ không hiểu rằng cách học một bài ám đọc (récitation), khác cách học một bài toán; một bài sử, địa khác một bài sinh ngữ… Họ không có cả một sổ tay ghi những điều cần nhớ để thường coi lại”.
Vâng, tự học là điều cần thiết không chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường, mà còn là phương tiện giúp ta đi tới thành công trên đường đời. Đừng nghĩ rằng khi có bằng cấp cao là đã thành công và không cần phải tự học nữa. NHL viết: “Bạn có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ mà không học thêm thì suốt đời cũng chỉ là một tiến sĩ, một thạc sĩ. Paul Doumer 14 tuổi đã phải thôi học, tự học lấy rồi sau thành Tổng thống nước Pháp. Louis Bertrand xuất thân làm thợ mà lên ngôi Tổng trưởng”. Ở nước ta cũng không thiếu người nhờ tự học mà có danh vọng”. Thí dụ như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Bạch Thái Bưởi và Trương Văn Bền…đã thành công lớn trong nghề nghiệp của mình.
Cách tự học
NHL viết: “trên con đường tự học, tôi chẳng có chút hiểu biết, kinh nghiệm nào cả, phương tiện thật thiếu thốn, tốn công nhiều mà kết quả rất ít. Vì nghĩ vậy mà sau này tôi viết cuốn Tự học để thành công (sau đổi tựa là Tự học, một nhu cầu của thời đại) để hướng dẫn thanh niên tránh những lỗi lầm của tôi”. Ông cho rằng “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gắp trăm du lịch bằng chân”. “Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã nó nâng cao tâm hồn ta lên”. Vậy, muốn tự học, trước hết phải thấy nó là một chuyến “du lịch”, là “thú vui” mới có thể kiên trì theo đuổi.
Theo NHL, người mới biết đọc, biết viết; người già cũng có thể tự học được. Quan trọng là có sức khỏe, thời gian và tin vào việc học của mình (có lợi cho bản thân, giúp ích cho người khác). “Nếu học 5-7 lần không thuộc, cũng đừng chán rồi bỏ cuộc. Học nhiều hơn nữa, có ngày sẽ thành công”.
Ông nghĩ rằng cái lợi của tự học là “tự do lựa môn học, lựa thầy học”. “Nếu chưa hiểu rõ một chương, ta có thể bỏ ra hàng tuần hàng tháng để học thêm…Nhờ vậy ta có nhiều thì giờ để suy nghĩ so sánh, tập xét đoán, giữ tư tưởng được tự do. Không ai nhồi sọ ta được, bắt ta phải lặp lại những điều mà ta không tin”. Tuy nhiên, ông cũng thấy cái hại của việc tự học là do “không ai dẫn dắt ta, nên ta không biết học cái gì”. Có người quyết học hết một bộ Bách khoa từ điển nhưng mới học khoảng một tuần thì bỏ ngang vì chán nản, không hiểu nhiều đoạn trong tự điển. “Có kẻ gặp cái gì đọc cái ấy… không tự lượng sức mình, chưa biết những sách đại cương về một môn nào đã đọc ngay những sách quá cao viết cho các nhà chuyên môn”. Đọc qua loa những điều mình thích nên không hiểu tường tận để áp dụng. “Học như vậy phí công vô ích”, do “không có một mục đích nhất định để nhắm, một chương trình hợp lý để theo”.
Ông cho rằng tự học “có mục đích gần và mục đích xa”. Học để có một chỗ làm, có cuộc sống tiện nghi là học với mục đích gần. Học để đủ tư cách làm chủ gia đình, một công dân và phần tử của nhân loại. Học để phát triển đức trí, giúp ít người khác mỗi ngày một nhiều hơn mới là mục đích xa. Nếu là giáo viên toán ta cũng nên đọc về kinh tế, chính trị; nếu là thợ thuyền cũng nên học về triết lý, luật khoa… “Nhà văn phải biết khoa học, vì khoa học giúp ta nhận xét, lý luận, hiểu vũ trụ hơn. Nhà khoa học cũng phải hiểu văn chương vì những áng văn thơ bất hủ nâng cao tâm hồn con người”… “Kẻ nào quá chuyên nghiệp, chỉ đọc những sách về ngành hoạt động của mình thì không khác chi đeo vào hai bên thái dương hai lá che mắt, không khác chi tự giam mình vào một phòng chỉ có mỗi một cửa sổ để thông ra ngoài.”
Những cách tự học
Theo NHL, có hai cách tự học: học có người dạy và tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm (theo ông, cách thứ hai “quan trọng hơn nhiều”).
Tự học (có người chỉ dẫn) là theo một lớp giảng công hay tư, một lớp hàm thụ hoặc nghe diễn thuyết.
+ Lớp giảng: Theo ông, “ở Âu, Mỹ, có rất nhiều trường công hay tư dạy những người lớn muốn học thêm” (từ tiểu học đến đại học). “Lại có những trường dạy một ngành chuyên môn như môn Tổ chức công việc, môn viết văn, làm báo, khoa nói trước công chúng, khoa nội trợ…”.
+ Lớp hàm thụ: học từ xa bằng những phương tiện thông tin đại chúng, “
học những trường này phải trả tiền vì đều là trường tư, hoặc bán công tư”.
+ Nghe diễn thuyết: nghe những diễn giả nói về đề tài mà mình muốn biết thêm.
Tự học không có người chỉ dẫn là tập nhận xét và đọc sách…
+ Nhận xét: NHL viết: “Người tự học nào cũng phải tập nhận xét. Phần đông chúng ta không nhìn bằng mắt mà bằng óc, bằng tim”. Một giáo sư đại học bảo sinh viên tập trung nhìn những ông làm rồi bắt chước làm theo. Ông nhúng một ngón tay vào một ly nước rồi đưa lên miệng nếm. Mỗi sinh viên đều làm như vậy, nhưng lại nhăn mặt vì nhận thấy nước rất hôi thối. Sau khi họ nếm xong, vị giáo sư mỉm cười, bảo: “ Các cậu không nhận thấy ngón tay tôi đưa lên miệng không phải là ngón tay đã nhúng vào nước à”. Vị giáo sư nhúng ngón tay này vào nước nhưng lại nếm ngón tay kia nên không có cảm giác hôi thối, còn sinh viên thì…. Điều này cho thấy “họ đã không nhìn bằng mắt mà bằng óc. Óc họ tưởng tượng ra sao thì họ thấy vậy”. Tóm lại, muốn học hỏi thì ta phải tập nhìn bằng mắt, chứ đừng bằng óc hoặc tim. Trước khi nhận xét, phải có một chương trình: xét những điểm nào? điểm nào trước? điểm nào sau? Thí dụ, muốn nhận xét một cây, bạn phải: quan sát từng bộ phận của nó (từ gốc rễ đến cành lá); cây này mọc ở miền nào, hợp với loại đất nào; mùa nào trổ bông, có trái; cách trồng ra sao; ích lợi thế nào… Lập sẵn chương trình như vậy thì không sợ quên những chi tiết nhiều khi quan trọng. Trong khi nhận xét phải so sánh (như cây sao với cây dầu giống nhau chỗ nào, khác nhau chỗ nào?), phân tích (như xét một bông phải xét: đài, cành, nhụy, sắc hương). “Chịu nhận xét, tập chú ý vào những điều trông thấy thì tài nhận xét sẽ tăng lên. Mỗi ngày ta nên tập nhận xét vài lần… không tốn thì giờ mà chỉ trong vài ba tháng đã thấy nhiều kết quả”.
+ Đọc sách: theo một lớp giảng hoặc một lớp hàm thụ chỉ là biện pháp nhất thời. Muốn tự học suốt đời, thì phải đọc sách, vì thế “có thể nói tự học là đọc sách”. “Khi đọc tôi luôn luôn có một cây viết chì để đánh dấu những chỗ đáng nhớ, hoặc có thể dùng tới sau này; cuốn nào thường phải đọc lại thì tôi ghi những ý quan trọng cùng số trang lên mấy trang trắng”…“sách nào thường dùng tôi để riêng, sắp theo từng loại”.
Học từ dễ đến khó
Muốn học môn gì đó, cần phải tìm đúng sách rồi học từ dễ đến nâng cao dần. Không thể ngay từ đầu học những điều quá khó, vì như thế sẽ không hiểu, một thời gian sẽ chán nản rồi bỏ cuộc. Nhìn chung, những người như thế “không thành công vì không biết cách học”. Ho chưa biết những điều thường thức đã vội đọc ngay những sách cao đẳng. Họ “chưa có một khái niệm gì rõ ràng đích xác về đạo Phật mà đọc ngay kinh Tam Tạng! Tự học mà thiếu phương pháp như vậy thì 100 người có tới 95 người thất bại”.
Cách học ngoại ngữ
Ngoài tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, bắt buộc phải học vào thời ấy, NHL còn học thêm tiếng Hán và tiếng Anh. Hồi nhỏ ông học chữ Hán cốt để “đọc được gia phả”, “chỉ nhớ mặt chữ, hiểu nghĩa là được rồi”. Sau khi học xong ngành Công chánh, trong thời gian chờ phân công nhiệm sở, ông lại tự học chữ Hán. “Mỗi ngày, buổi chiều tôi lại thư viện Trung Ương đường Trường Thi, mượn bộ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh…rồi bắt đầu từ chữ A, tìm những từ và từ ngữ nào tôi đoán là thường dùng mà chưa biết thì tôi chép lại trong một tập vở. Tôi ở thư viện từ 3 đến 5-6 giờ chiều. Tối hôm đó và sáng hôm sau, tôi học hết những trang đã ghi đó; rồi chiều lại ra thư viện chép bài học sau. Mỗi tuần nghỉ một ngày để ôn lại những bài trong tuần. Học ba tháng, được độ ba ngàn từ”. Về sau NHL tự học thêm nữa để có thể viết sách về văn học Trung Quốc. Về tiếng Anh, ông học chủ yếu là hiểu nghĩa từ và văn phạm, học để đọc tài liệu nước ngoài, để viết và dịch sách chứ không chủ trương học để nói lưu loát. Theo ông, “muốn hiểu một ngoại ngữ thì phải dịch ra tiếng Việt”. “Khi dịch, bắt buộc ta phải tra tự điển; câu nào dịch rồi mà ý nghĩa không xuôi, có điểm nào vô lí hoặc mâu thuẫn với một số câu ở trên thì bắt buộc ta phải soát lại xem mình dịch sai ở chỗ nào”.
Viết sách để tự học
Từ 1949 đến 1953, NHL “làm việc rất nhiều, vừa dạy học, vừa học, vừa viết sách, không có thì giờ để hưởng nhàn”. Ông dạy học, tự học môn Tổ chức, tiếng Anh và văn học Trung Hoa. Ngoài ra ông còn ghi danh học một số lớp hàm thụ. Chính nhờ bài học từ những lớp này NHL đã có tài liệu để viết sách (quyển Nghề viết văn, Hương sắc trong vườn văn và nhiều sách Học làm người).
Theo ông, “viết sách là tự ra bài cho mình làm. Học mà không làm bài thì chỉ là mới đọc qua chứ không phải học.” Và ông cho rằng “khi viết nên nhớ mục đích của ta là để tìm hiểu chứ không phải cầu danh. Đừng cầu danh thì danh sẽ tới”.
Sức làm việc của ông thật đáng nể, theo Wikipedia, “mỗi ngày ông làm việc 13 tiếng đồng hồ (6 tiếng để đọc tài liệu và hơn 6 tiếng để viết). Thời gian biểu này được áp dụng một cách nghiêm ngặt không ai được vi phạm kể cả chính ông, nhờ vậy mà ông đã hoàn thành một khối lượng công việc, tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật đồ sộ”. NHL cho biết: “nhiều người, từ bạn bè đến độc giả bảo tôi sống như một nhà tu khổ hạnh. Tôi không biết các nhà tu khổ hạnh có thấy khổ hay không khi họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn ngủ, … chứ riêng tôi, chẳng tu hành gì cả, không thấy lối sống của tôi với sách vở là khổ”.
Trong lời nói đầu của quyển “Đời viết văn của tôi”, NHL viết: “Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi VIẾT ĐỂ HỌC và HỌC ĐỂ VIẾT”. Có lẽ, nhờ quan niệm như thế nên NHL để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đồ sộ, có giá trị cao về học thuật, đó là mảng sách về triết học và lịch sử. Mảng sách về văn học của ông cũng khá phong phú, chủ yếu là văn học Trung Quốc, bên cạnh đó là một số quyển tiểu thuyết dịch từ tiếng Anh và Pháp. Tuy nhiên, mảng sách mà NHL được nhiều người biết đến, đem lại dang tiếng cho ông chính là loại “sách học làm người”. Ông viết và dịch nhiều sách về mảng này, trong đó có một quyển đã làm “thay đổi hẳn cuộc đời của một thanh niên hiếu học nhưng nhà nghèo”, người mà sau này đã trở thành bác sĩ và cũng khá nổi tiếng, đó là bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Quyển sách ấy có tựa đề là Kim chỉ nam của học sinh, một quyển mà NHL muốn “giúp học sinh biết cách học”. Ông khởi sự viết quyển này vào tháng 2 năm 1951, tức giai đoạn ông còn dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Sau khi quyển sách ấy được phát hành, nhiều phụ huynh và giáo sư đã hết lời khen ngợi sự hữu ích của nó. Trong tờ Bách Khoa số 20-4-75, Đỗ Hồng Ngọc viết: “Kim chỉ nam đã mở cho tôi chân trời mới, đọc xong, tôi thấy gần gũi với ông (NHL) kỳ lạ. Có những điều tôi đã thoáng nghĩ, đã từng làm nhưng vì thối chí ngã lòng, vì không được hướng dẫn nên không đạt được mấy kết quả. Ông đã hệ thống hoá, đặt ra những nguyên tắc giúp cho việc học đỡ mệt, đỡ tốn thì giờ mà được nhiều kết quả hơn. Điều quan trọng là sách trình bày những phương pháp thực hành, không có những lý thuyết viễn vông, nhàm chán”.
Dẫu sống ở Sài Gòn nhiều năm, song Nguyễn Hiến Lê vẫn rất nhớ cái nơi ông đã từng dạy học, nơi mà ông đã về sống những năm cuối đời. NHL tâm sự: “ Long Xuyên đúng là quê hương thứ hai của tôi, mà bây giờ tôi quyến luyến với nó hơn quê hương thứ nhất nhiều”.
Vương Trung Hiếu



Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016



Kẻ Ăn Cắp Một Ổ Bánh Mì

Người ta thường kể về một trong những ông thị trưởng đầu tiên của thành phố New York bên Hoa Kỳ giai thoại như sau: một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: "Gia đình tôi đang chết đói".

Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biện bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: "Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô la". Vừa công bố bản án, ông tỉnh trưởng rút trong túi của mình ra 10 đô la và trao cho người đàn ông khốn khổ. Quay xuống cử tọa ông nói tiếp: "Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp". Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền và trao  tất cả cho ông lão.

Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô la 50 xu.

Trong sứ điệp Mùa Chay năm 1991, Ðức thánh Cha Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta hãy đọc và suy ngẫm về bài dụ ngôn người giàu có và Lazarô.

Mới nghe qua, chúng ta có cảm tưởng người giàu có trong bài dụ ngôn đã không làm điều gian ác nào để đến độ phải bị trầm luân. Chúa Giêsu đã không nói: ông đã trộm cướp, hay biển lận hoặc gian xảo trong việc làm ăn. Ngài cũng không kết án việc ông ngày ngày yến tiệc linh đình.

Vậy thì đâu là tội của người phú hộ? Thưa đó là tội dửng dưng trước nỗi khổ của người khác. Chúa Giêsu nói đến sự hiện diện ngày qua ngày của một người khốn khổ trước cửa nhà ông để cho chúng ta thấy sự đang tâm làm ngơ của người giàu có... Máu chảy, ruột mềm. Trước cảnh khốn khổ của người đồng loại, mà người giàu có ấy vẫn không biểu lộ một chút xúc động hoặc làm như không nhìn thấy, thì quả thật không gì đáng trách bằng, bởi vì người giàu có đã làm cho trái tim của mình khô cứng.

Dửng dưng trước nỗi khổ của người khác không là một thái độ vô thưởng vô phạt, mà là một hành động tội ác. Ông thị trưởng thành phố New York trong câu chuyện trên đây quả thực đã thấy được tội ác của chính ông và của thị dân của ông đối với lão ông ăn cắp bánh mì./.

 Sưu tầm

NẾU MẤT ĐI


Nếu đánh mất đi Nhiệt Tâm
Con người trở nên lạnh nhạt
Năm tháng trôi qua âm thầm
Một ngày, một đời không khác.

Nếu đánh mất đi Thành Tâm
Con người dễ cùng giả dối
Đằng sau dáng vẻ ân cần
Thường đã ươm mầm phản bội.

Nếu đánh mất đi Chuyên Tâm
Con người sống không mục đích
Khi thế này, lúc thế kia
Khó thể là người hữu ích.


Nếu đánh mất đi Trọng Tâm
Bước chân con người nghiêng ngã
Sống trong cõi đời thăng trầm
Thiếu chỗ tựa nương, buồn bã.

Nếu đánh mất đi Nhân Tâm
Con người sát bên tàn nhẫn
Từ đồng loại đến hạ cầm
Ra tay… chẳng hề ân hận.

Nếu đánh mất đi Tín Tâm
Con người hoài nghi, thất vọng
Đóng cửa, sống trong âm thầm
Cho thế nhân toàn hư, hỏng.

Nếu đánh mất đi Lương Tâm
Con người vô cùng nguy hiểm
Đạp trên lẽ phải mà đi
Bỏ mặc lương tri, hạnh kiểm.

Nếu đánh mất đi Từ Tâm
Con người biến thành vô cảm
Niềm đau, nỗi khổ tha nhân…
Một tia mắt nhìn lãnh đạm.

Nếu đánh mất đi Quyết Tâm
Con người sống trong dã dượi,
Cứ lưỡng lự rồi phân vân
Không bước đi làm sao tới!

Nếu đánh mất đi Chân Tâm
Con người u mê, điên đảo
Tự mình xây ngục giam cầm
Không biết đâu là lẽ đạo.

Mất Tâm, cuộc đời chao đảo
Thiếu Tâm, phiền não trùng vây
Biết Tâm, trở về sống với
Bao nhiêu mầu nhiệm hiển bày…

PHANTHIBICHNGOC
Sưu tầm - T.T Huệ

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

2 lời khuyên chí lý cho mọi người trong cuộc sống bon chen này !
RỦ BỎ VÀ ĐỨNG LÊN

Có một người nông dân nuôi một con la để chuyên chở hàng hoá ra chợ bán. 
Hôm ấy, sau một buổi sáng làm việc mệt nhọc, người nông dân để con la đứng bên một miệng giếng cạn. Thật không may, con la sảy chân rơi xuống giếng. Nó kêu rống lên cầu cứu. Người nông dân đến xem xét. Ông ta thấy rằng để đưa con la lên khỏi giếng phải mất rất nhiều công sức, trong khi đó, nó đã là một con la già nua mà ông đã muốn loại bỏ từ lâu. 
Sau một lúc cân nhắc, người nông dân quyết định sẽ mua một con la mới chứ không bỏ công sức cứu con vật khốn khổ. Ông ta gọi một người hàng xóm đến và họ cùng xúc đất lấp giếng.
Con la vô cùng phẫn nộ. Ban đầu nó không hiểu tại sao người ta có thể đối xử với mình như vậy. Nhưng rồi, nó thấy rằng có căm phẫn cũng chẳng ích gì. Và nó bỗng để ý thấy mỗi xẻng đất hất xuống mình nó, nó có thể rũ bỏ (shake-off) và bước lên trên (step up). Thế là con la bắt đầu làm cái công việc giải cứu chính mình. Mỗi xẻng đất đổ xuống trên mình, nó lại rũ bỏ và bước lên trên. Dần dần, đất đầy lên và con la bước ra khỏi miệng giếng.
 Những đất đá tưởng sẽ vùi lấp con la lại trở thành phương tiện để cứu thoát nó.
Đôi khi, trong cuộc sống của bạn, có những lúc bạn tưởng như tuyệt vọng vì bao nhiêu khó khăn đổ ập xuống mình. Vậy hãy làm như con la thông minh kia: Rũ bỏ và đứng lên (shake-off and step up).Và bạn sẽ thấy, những khó khăn tưởng như vùi lấp ta hoá ra lại là những phương tiện để nâng cao con người ta lên.

***

       ĐẶT NÓ XUỐNG

Một giáo sư bắt đầu giờ giảng của mình với một cốc nước. 
Ông giơ nó lên và hỏi các sinh viên, “Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?” ’50 gam!’…’100 gam!’… ‘125 gam!’… các sinh viên trả lời. 
'Tôi không thể biết chính xác nếu không cân,’ giáo sư nói, ‘nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái cốc thế này trong vài phút? 'Chẳng có gì cả’ các sinh viên nói.‘OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?’ giáo sư hỏi.‘Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ’, một sinh viên trả lời.‘Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?’ ‘Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện,’ một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.‘Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái cốc có thay đổi không?’, giáo sư lại hỏi.‘Không ạ,’ các sinh viên trả lời.“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?’Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt cốc xuống!’’ 
Chính xác!’ giáo sư nói, ‘Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa.’
Nghĩ đến những vấn đề trong cuộc sống là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là hãy nhớ ‘đặt chúng xuống’ vào cuối mỗi ngày khi bạn đi ngủ. Nhờ vậy, bạn tránh được stress để khởi đầu một ngày mới thật tỉnh táo, khoẻ mạnh. Và đó là thứ giúp bạn

có thể giải quyết mọi vấn đề.

Sưu tầm
Đạo Hay Nhất
Thích Trí Siêu

Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
- Thưa các vị giáo chủ, hôm nay ta mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các Ðạo để tôn lên làm quốc giáo. Ta đặt niềm tin nơi các vị, với sự minh triết xin các vị hội thảo bàn luận với nhau để tìm cho ta một Ðạo nào hay nhất, đáng được hưởng ân phúc của hoàng gia. Ðạo nào cũng được miễn sao mọi người đều đồng ý kính phục, không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi.
Trải qua nhiều năm mà vua vẫn chưa được trả lời, bởi vì ai cũng cho Ðạo của mình là hay nhất, nhưng người khác lại không chịu. Cứ thế mà tranh luận giằng co từ năm này sang năm khác. Rồi một hôm, có một hiền giả du phương ghé qua nước của nhà vua nọ. Sau khi nghe chuyện nhà vua tìm một Ðạo hay nhất mà chưa ra, bèn đến xin yết kiến nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi có thể chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi được.
Vua nghe qua rất đỗi vui mừng vì hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau bao năm dài trông đợi.
- Thật vậy sao! Xin hiền giả hãy nói cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
- Xin bệ hạ kiên nhẫn một chút. Tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh vắng vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua bờ bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sang ngày mai, đúng hẹn, vua và vị hiền giả gặp nhau tại bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho một chiếc thuyền đến gần để chở hai người sang bờ bên kia. Khi chiếc thuyền đến gần, vua sửa soạn bước lên thì hiền giả chặn lại, nói rằng ông ta muốn khám xét lại chiếc thuyền coi có tốt và bảo đảm không.
- Chiếc thuyền này không được vì có một miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào. Hiền giả thưa.
Vua lại gọi chiếc thuyền khác đến. Sau khi khám xét, vị hiền giả tìm thấy vài miếng ván bên hông thuyền hơi lỏng vì thiếu đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác đến. Sau khi khám xét kỹ càng, hiền giả lại từ chối vì lý do nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ như thế, vua gọi hết chiếc thuyền này đến chiếc thuyền khác, chiếc nào hiền giả cũng moi ra được khuyết điểm. Dần dần nhà vua mất kiên nhẫn, chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến. Sau cùng vua không nhịn được nữa:
- Thưa hiền giả! Từ trưa tới bây giờ, ta đã gọi biết bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc nào ngài cũng từ chối hết. Xin hỏi ngài, thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài ba cái đinh thì đã có sao? Nó vẫn có thể đưa mình qua sông được kia mà! Sao ngài lại để ý đến những khuyết điểm nhỏ nhặt như vậy.
Lúc bấy giờ vị hiền giả nhìn vua mỉm cười nói:
- Bệ hạ đã tự mình nhận thấy rằng dù có vài ba khuyết điểm nhưng tất cả những chiếc thuyền kia đều có thể đưa mình qua sông được. Cũng thế, tất cả Ðạo trong nước của bệ hạ đều giống như những chiếc thuyền kia. Ðạo nào cũng có thể đưa bệ hạ đến sự thể nhập với Thượng đế. Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác nhau là một điều vô ích, thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy trở về lo việc triều đình, tiếp tục lấy đức trị dân và hãy bình đẳng kính trọng các Ðạo giáo xem Ðạo nào cũng như Ðạo của chính mình vậy.
Nghe xong, vua liền phục xuống chân vị hiền giả đảnh lễ. Và khi ngẩng lên, vua sung sướng cảm thấy mình thực sự thấm nhuần sự minh triết.

Thích Trí Siêu

THẾ GIAN NÀY CÁI GÌ QUÝ NHẤT

THẾ GIAN NÀY CÁI GÌ QUÝ GIÁ NHẤT ?



Trước miếu Quan Âm, mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút......
Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện giăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà. Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Ðược không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi : "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích.
Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi.
Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển. Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa.
Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm không?" Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?".
Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó. Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ.
Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế. Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi."
Nói đoạn rút gươm tự sát. Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi. Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta.
Nhện, ta lại đến hỏi ngươi: "Thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

nguồn link: http://www.oldcottage.net/vuonthien/truyenthien/truyenthien.html


Tổng số lượt xem trang