Hồng xiêm ngừa ung thư
Không chỉ là món tráng miệng được ưa chuộng, hồng xiêm còn mang lại tác dụng ngừa ung thư bất ngờ.
Theo
Đông y, quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh
nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. Quả xanh có vị chát, tính
bình dùng trị tiêu chảy, làm săn da. Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây
có một chất tan trong nước có thể dùng trị lao; hạt lợi tiểu, hạ sốt;
dầu hạt có tác dụng hạ nhiệt lợi tiểu.
Hồng xiêm không dừng lại với
vai trò một thực phẩm phổ biến. Gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ phát
hiện trong loại quả này chứa lượng methanol có tác dụng tích cực trong
việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Dần dần, cô lập và tiêu
diệt chúng.
Về tác dụng bất ngờ của trái hồng xiêm, Raghavan cho
biết:"Chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác dụng của các chất chiết xuất từ
hồng xiêm trên tế bào ung thư khác nhau như ung thư máu, ung thư vú,
ung thư buồng trứng và ung thư phổi.
Kết quả là, chúng tôi nhận thấy
cơ chế gây chết tế bào theo chương trình có tác dụng tích cực trong hầu
hết những loại bệnh trên. Cụ thể trên chuột, chúng làm chậm sự phát
triển của khối u. Con chuột khi sử dụng chất này có khả năng sống lâu
hơn ba lần so với việc không đả động chạy chữa”.
Ngoài tác dụng nói
trên, hồng xiêm còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ miễn dịch như
sắt, kali, đồng, vitamin A, C, niacin và folate… Các chất này khi đi vào
cơ thể giúp bạn thêm “sức mạnh” chống lại sự tấn công của bệnh tật.
Ngoài
hương vị ngọt thanh hấp dẫn, hồng xiêm còn là nguồn cung cấp chất xơ có
lợi. Ước tính, ăn khoảng 100g hồng xiêm giúp cơ thể tổng hợp khoảng 5g
chất xơ. Chính vì lý do này mà hồng xiêm được biết đến là loại quả giúp
ngăn ngừa táo bón, tăng nhu động ruột cực tốt.
Đặc biệt, tiêu thụ
nhiều hồng xiêm mang lại tác dụng ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa hiệu quả.
So với các loại quả họ cam, ổi, lượng vitamin C trong hồng xiêm khá
khiêm tốn. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C trong loại quả này vẫn “đủ
sức” đánh bật các dấu hiệu lão hóa như sự hình thành các nếp nhăn trên
mặt.
Tốt cho sức khỏe của xương. Với lượng lớn canxi, phốt pho và
sắt, hồng xiêm trở thành loại quả được khuyến khích nhằm tăng cường sức
khỏe xương cốt, giữ cho bạn luôn dẻo dai với các hoạt động hàng ngày.
Báo Đất Việt
Nguồn: Tiền Phong
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE
PHONG BENH HON CHUA BENH
TRI THUC LA SUC MANH
TRI THUC LA SUC MANH
Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014
Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014
Chữa tắc tia sữa bằng cây Cơm Cháy
Có nhiều cách chữa tắc tia sữa, sau đây xin giới thiệu 1 phương pháp dùng cây Cơm Cháy, đơn giản mà hiệu quả cao.
Mô tả cây: Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Có thể trồng bằng cành: cắt cành giâm vào mùa xuân.
Theo Đông y, cây cơm cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ.
Chữa tắc tia sữa:
Lấy 1 nắm nhỏ lá cây cơm cháy, giã nát đắp vào huyệt Nhũ Căn ( nếu không biết huyệt thì cứ đắp vào chân vú cũng được), lấy băng dính dán lại, ngày thay 1 lần .
Tác dụng: thông tia sữa.
Áp dụng thực tiễn: Tôi đã hướng dẫn cho nhiều chị em đắp thuốc đều có kết quả rất tốt. Có người bị tắc tia sữa nhiều ngày, vú căng đau nhức phát sốt, đi bệnh viện chữa cũng không được, tôi hướng dẫn làm 1- 3 lần là khỏi.
Khi mới bị tắc tia sữa, đắp 1 lần công hiệu ngay.
Vương Văn Liêu
Có nhiều cách chữa tắc tia sữa, sau đây xin giới thiệu 1 phương pháp dùng cây Cơm Cháy, đơn giản mà hiệu quả cao.
Mô tả cây: Cây nhỡ sống nhiều năm, cao tới 3m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8-15cm, rộng 3-5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Có thể trồng bằng cành: cắt cành giâm vào mùa xuân.
Theo Đông y, cây cơm cháy vị chua, tính ấm; có tác dụng khử phong trừ thấp, hoạt huyết tán ứ.
Chữa tắc tia sữa:
Lấy 1 nắm nhỏ lá cây cơm cháy, giã nát đắp vào huyệt Nhũ Căn ( nếu không biết huyệt thì cứ đắp vào chân vú cũng được), lấy băng dính dán lại, ngày thay 1 lần .
Tác dụng: thông tia sữa.
Áp dụng thực tiễn: Tôi đã hướng dẫn cho nhiều chị em đắp thuốc đều có kết quả rất tốt. Có người bị tắc tia sữa nhiều ngày, vú căng đau nhức phát sốt, đi bệnh viện chữa cũng không được, tôi hướng dẫn làm 1- 3 lần là khỏi.
Khi mới bị tắc tia sữa, đắp 1 lần công hiệu ngay.
Vương Văn Liêu
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)