Tri
thiên Mệnh
“Sức
mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người
ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp
đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm
hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”
“Bởi
chúng ta không thể thay đổi được thế giới
xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất
cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”
“Ra
đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây
bay.”
Thành
thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính
mình”.
“Sự
khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi
nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn
sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của
mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn
thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim
thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta
sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.
Là
con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng
nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không
làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những
thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
“Ác
khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao
nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh
hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
“Người
mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe
được tiếng lòng người khác”.
“Khi
trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy,
nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một
người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ
chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Đức
Đạt Lai Lạt Ma