ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Chữa xuất huyết nội tạng bằng bột Tam thất và Cỏ Nhọ nồi
Tôi đã ứng dụng bài thuốc sau đây từ lâu để chữa các trường hợp xuất huyết nội tạng, kết quả rất tốt. Xin chia sẻ với mọi người:
-    Bột Tam thất 1 thìa cà phê
-    Nước ép Cỏ Nhọ nồi tươi 1 chén con.
•    Cách dùng:
    Hòa bột Tam thất với nước ép Cỏ Nhọ nồi uống.
Ngày uống 2- 3 lần như vậy.
 Xin nêu vài trường hợp:
- Có người bị xuất huyết dạ dày, mách uống. Bệnh nhân khỏi và khỏe mạnh.
-    Một hôm, vào buổi chiều,  có điện thoại gọi đến nói:” có người nhà đang nằm viện, chảy máu gan, bệnh viện tiêm thuốc cầm máu, nhưng không đỡ,  xin được tư vấn. Tôi nói dùng bài thuốc trên. Sáng hôm sau người nhà bệnh nhân đến cám ơn và nói bệnh nhân đã hết chảy máu.
-    V.v....
Xét dược tính của Tam thất:
a)    Theo Đông y, Tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau.
b) Theo Tây y, Tam thất có các tác dụng sau:
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).
- Kích thích miễn dịch.
- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ Tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh.
Xét dược tính của Cỏ Nhọ nồi:
a)    Theo Đông y, Cỏ Nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc.
b)    Theo Tây y, trong Cỏ Nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.
 Về tác dụng cầm máu:
- Nước sắc Cỏ Nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
- Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng Cỏ Nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
- Cỏ Nhọ nồi không gây tăng huyết áp.
- Cỏ Nhọ nồi không làm giãn mạch.
Vương Văn Liêu

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013


Quan Điểm Của Phật Giáo 
Về Vấn Đề Xem Tử Vi- Bói Toán
Tâm Diệu

Trong thời gian qua, chúng tôi có nhận được một số điện thư (fax) và vi-tính thư (e-mail) yêu cầu xem số tử vi cho một số độc giả và đồng thời cũng nhận được vài lời yêu cầu cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề tử vi bói toán này. Chúng tôi rất tiếc không thể trả lời thư riêng từng vị một và thay vào đó xin trình bầy thành một bài viết để trả lời chung. 
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người cầu xin coi bói toán. 
Khoa tâm lý học ngày nay cho hay, những người cầu xin coi bói toán, tử vi, và tướng số, thường là những người có "problem" hoặc là về gia đạo, hay công danh sự nghiệp không  như ý, hay cũng có thể đang lo toan một điều gì không rõ nét. Họ cũng là những người thường có tâm mong cầu và tâm sợ hãi, cùng là thiếu niềm tin nơi chính mình và không có định hướng cho đời sống. 
Do những đặc tính trên mà những người thích coi bói toán lại là những người hay mê tín dị đoan, thường tin vào các đấng thần linh, tin vào một định mệnh hay số mệnh đã an bài, và nếu là một Phật tử thì họ xem ông Phật như một vị thần linh tối cao có thể ban vui giáng  họa. 
Đạo Phật là đạo Giác, hay là con đường tới Giác Ngộ. Phật là người đã giác ngộ, là thầy dẫn đường cho chúng ta tới giác ngộ. Ngài không phải là một vị thần linh tối cao, hay một  đấng thượng đế toàn năng, sáng tạo và bất diệt. Ngài không ban phát ân huệ hay trừng phạt chúng sinh. Ngài có thể cứu giúp chúng sinh bằng cách chỉ dạy cho chúng sinh phương pháp tu hành để chuyển hóa nghiệp lực, thoát khỏi những khổ đau và đạt được niềm vui an lạc. Đức Phật, tuy bản thân Ngài đã giải thoát hoàn toàn khổ đau và đạt được niềm vui an lạc vĩnh cửu, nhưng Ngài không thể tu thay hóa ban phép cho chúng sinh thoát mọi khổ đau và đạt được niềm vui an lạc. 
Ngài dạy rằng tất cả mọi người phải gánh chịu trách nhiệm đối với bản thân mình, chịu trách nhiệm về các việc làm thiện cũng như không thiện của chính mình. Mỗi người có thể tự tạo số phận cho riêng mình trong hiện tại và tương lai. 
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói: "những hành vi tạo lỗi này do chính bạn làm, không  phải do nơi cha mẹ, bè bạn, hay người thân quyến thuộc, cho nên chính bạn phải gặt hái kết quả đau khổ." 
Những khổ đau và nỗi bất hạnh của ta gánh chịu, chính là do ta tạo ra trong đời này hoặc  những kiếp quá khứ, chứ không phải do truyền kiếp huyết thống của tổ tiên, không phải cái mà người Việt bình dân chúng ta thường gọi "cha ăn mặn con khát nước". Với Phật  Giáo, con người không phải do một đấng nào đó tạo ra, có thể bị sai sử, bị thưởng phạt, cho sống hay cho chết. Người Phật giáo không tin vào cái gọi là "định mệnh" an bài. 
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên. Nghiệp lực chính là những việc làm thiện hay không thiện của chúng sinh, chúng luân chuyển một cách liên tục không ngừng, huân tập trong tâm thức của chúng sinh, chúng là chủ thể của sinh mạng rồi từ trong tâm thức, theo những điều kiện nhân duyên bên ngoài mà hiện hành bộc lộ, như hạt giống gieo xuống đất, nhờ có các yếu tố bên ngoài là ánh sáng mặt trời, không khí, và nước tưới mà sinh trưởng. Sách Phật gọi là hiện hành của nghiệp, tức là kết quả của một quá trình tạo tác qua thân khẩu và ý nghiệp. Tiến trình nhân và quả không do một nhân vật siêu thường toàn năng toàn trí nào điều khiển và định đoạt mà do hành động và phản hành động của  chúng ta. Đó là một định luật tự nhiên. Chúng ta trách nhiệm về những hành động chúng ta làm, thì chúng ta cũng phải gánh trách nhiệm về hậu quả của những hành động ấy. 
Như thế thì tử vi bói toán đâu có ích lợi gì! Điều cần thiết là làm lành, lánh ác, thì nhân xấu ác sẽ tàn lụi, nhân lành sẽ nẩy nở xum xuê. Cho nên nhà Phật có câu: 
Khi trước gây nhân hiền, ác
     
Bây giờ đang lãnh thọ đây
     
Muốn biết tương lai sướng khổ
     
Cứ xem hành động lúc này. 
Như vậy, người Phật tử phải hiểu rằng, không có một định mệnh đặt sẵn, không có một vị thần thánh thượng đế nào trên mình và ngoài mình mà có thể an bài cho mình được khổ vui, được cơm no áo ấm, được thăng quan tiến chức, được sống hay phải chết. Người Phật tử phải có niềm tin vững chắc nơi chính mình, phải hiểu rằng chính mình là kẻ tạo ra "số mệnh" của mình, là chủ thể sinh mạng của mình; phải hiểu rằng tất cả trách nhiệm trong kiếp sống hiện tại cũng như tương lai hoàn toàn tùy thuộc vào chính mình. 
Theo truyện cổ Phật Giáo, có một vị Thiền sư đã đắc đạo, nhìn thấy chú đệ tử trẻ của mình thọ mạng chỉ còn ba ngày nên cho phép về thăm mẹ. Sau ba ngày chú trở lại tu viện như không có điều gì xảy ra. Vị Thiền sư thắc mắc sao chú tiểu tới số mà chưa chết, nên hỏi chú ấy trên đường đi có gì xảy ra không thì chú tiểu cho biết trên đường trở về thăm mẹ, chú thấy một tổ kiến cả ngàn con sắp bị nước làm ngập, chú bèn cứu tổ kiến khỏi chết. Vị Thiền sư gật gù nghĩ thầm: "à ra thế, đúng như sách Phật dạy, không sát sanh và phóng sanh đem lại kết quả là thân thường không bệnh và mạng sống dài lâu. Chú tiểu này cứu giúp đàn kiến khỏi chết lụt mà kéo dài được thọ mạng". 
Do câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng không có một cái gì là cố định, không có một cái gì là định pháp hay định mệnh, tâm thức chúng ta biến chuyển từng sát na và do đó nghiệp thức lẫn nghiệp quả cũng thay đổi từng sát na. Nếu mấy ông thầy bói toán tử vi tướng số nói những gì xảy ra trong tương lai mà chúng ta tin, tức là chúng ta tin rằng muôn sự muộn việc là thường chứ không phải là vô thường và là định pháp chứ không phải là bất định pháp, tức là chúng ta mù quáng mà phủ nhận định luật nhân quả và giáo pháp vô thường của Phật dạy. 
Là người Phật giáo, điều kiện thiết yếu và căn bản là chúng ta phải tin sâu nhân quả, Đức Phật dạy rằng mỗi người chúng ta đều có một biệt nghiệp, tức là bất cứ cái gì xảy ra cho chúng ta, bằng cách này hay bằng cách khác, đều do chính chúng ta tạo ra, trực tiếp hay gián tiếp, cũng như bằng cấp được ghi tên của mình, thì không sang nhượng được. 
Như vậy, tình trạng hiện tại của chúng ta, có làm sao chăng nữa, có tốt hay xấu, có sướng hay khổ cũng là do chúng ta đã tạo ra, và dù thích hay không thích, chúng ta cũng phải chấp nhận nó là như vậy. Trong mọi trường hợp, chúng ta không thể đổ lỗi cho ai, oán trách hay ca ngợi ai, chúng ta phải can đảm mà chấp nhận, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm kết quả do chính chúng ta tạo ra. Việc chấp nhận ở đây không có nghĩa là tự mãn hay cam chịu với cái gọi là "Số Mệnh" an bài, bởi vì chúng ta có quyền tự do làm thay đổi và khắc phục những sự việc hay kết quả mà chúng ta không ưa thích. Như chúng ta thi rớt, chúng ta phải cố gắng luyện thi lại, thế nào cũng đạt được. Ví dụ như trồng cam, gặp trời  không mưa, chúng ta làm mưa, gặp trời lạnh rét, chúng ta sưởi ấm như chúng ta đã thấy nhà nông ở bang Florida đặt hệ thống sưởi ấm tại các vườn cam vào mùa lạnh năm nào. Chúng ta làm chủ tạo nhân, chính chúng ta làm chủ thọ quả, còn cầu xin cái gì, cần hỏi han ai nữa. Chỉ cần sáng suốt khi tạo nhân, chịu khó chăm sóc tốt cho nhân tăng trưởng, thì quả chín ngon ngọt sẽ đến tay chúng ta một cách dễ dàng. Đó là lý nhân quả, nếu chúng ta tin sâu và tin chắc lý này, chắc chắn sẽ không còn mê tín mà đi coi bói toán tử vi hay đi xin xăm cầu đảo. 
Tóm lại, việc coi tử vi bói toán, cũng như việc xin xăm cầu đảo, là một thứ mê tín, nó tạo nên những con người yếu hèn, không sáng suốt và mất tự tin nơi chính mình. Nó cũng đi ngược lại với qui luật nhân quả của thế giới hiện tượng, một qui luật mà đạo Phật coi như là căn bản để chuyển hóa nghiệp lực của dòng sinh mệnh. 
Chúng ta là Phật tử, đang kế thừa chánh pháp giác ngộ của Đức Thế Tôn mà nuôi dưỡng và chấp nhận mê tín được sao? Hãy phá bỏ mê tín, hãy tin nơi chính mình, hãy tin sâu và  tin chắc lý nhân quả, hãy khuyên lấy mình và bạn bè xung quanh hằng luôn "chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành và tự tịnh kỳ ý". Một phút giây tâm được tịnh là ngưng tạo bao nhiêu nghiệp, ngưng gieo bao nhiêu nhân và xa bao nhiêu dặm khổ ải! 
Source: http://www.jps.net/hoasen 

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá mơ lông
Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, lá mơ thường dùng như một loại rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, lá mơ còn là một vị thuốc khá độc đáo.
Lá mơ có nhiều công dụng chữa bệnh
           Lá mơ có nhiều công dụng chữa bệnh.
Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma, co tốt ma, mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng... Tên khoa học là Peaderia scandens (Lour.), là một loại cây leo mọc hoang hoặc được trồng làm hàng rào nhiều nơi ở nước ta.
Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc... nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Lương y Hoàng Duy tân cho biết, theo dược học cổ truyền, lá mơ lông vị chua, tính bình, có công dụng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả...
Dưới đây là những công dụng của lá mơ:
Sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.
Tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml.
Đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần.
Co giật: Nghiền nát khoảng 15 - 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.
Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
Chống viêm loét: Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Chữa lỵ (có 2 cách): Nghiền mịn 15 - 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn. Cách khác là cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 - 2 lần.
Trị ho gà: Lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
Trị mụn, ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
Giảm đau: trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu: Lấy 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.
Theo VnMedia

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

 Thư học viên Khí Công Y Đạo gửi thầy
 Liêu, Kiên, Cường, Tiến
Các Thầy Khí Công Y Đạo mến:
Do buổi cuối của lớp KCYĐ khóa ba không gặp được đầy đủ các Thầy và cũng do khi tan lớp Thầy Liêu còn bận bịu với các học viên quá, không có thời gian nói chuyện để tỏ lòng cảm ơn cho nên cháu (em) đành sử dụng email này.
Thời gian tham gia lớp học, sức khỏe của cháu (em) đã được cải thiện rõ ràng, cũng như biết được những phương pháp gìn giữ sức khỏe đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, hạnh phúc lớn nhất với cháu, với em là được thấy sự chân thành hết lòng của các Thầy. Các Thầy dung dị chân chất, không hình thức và khoa trương, những gì các Thầy đang đi cả về y đạo và tâm linh làm ấm lòng với những người trẻ như cháu(em) lắm.
Nếu còn duyên ở những chuyên đề hay những lớp chuyên sâu hơn, khi được thông báo cháu (em) sẽ rất hoan hỉ được tham gia.

Mong cho KCYĐ ngày một lan tỏa, giúp ích được cho nhiều người hơn.
Chúc các Thầy luôn bình an và yêu đời./
Xin tri ân
Học viên Đào Quang Dũng
 tinhdung1034@gmail.com

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Khoai tây có thể chữa được nhiều bệnh

           Có thể dùng khoai tây chữa viêm, tiêu sưng, ngừa đau. Cách sử dụng nó rất đơn giản: gọt vỏ khoai tây, cắt thành từng lát mỏng, đắp lên vùng da bị đau, bị sưng tấy hay bị bỏng..... Lúc đầu khi đắp khoai lên sẽ giúp bạn có cảm giác dễ chịu, mát da, một lúc sau thì vùng da bị sưng nóng lên, bạn có thể thay mới khoai tây, dần cảm thấy cơn đau giảm đi, thay đến lần thứ ba, sau nửa giờ đồng hồ thì đỡ sưng và hết đau. Hay khi bị dầu mỡ bắn lên mặt khi rán thức ăn rất rát, bạn có thể dùng khoai tây thái mỏng đắp vào nơi bị bỏng, khi khoai tây nóng lên thì thay mới, chỉ chừng mươi phút sau là khỏi, không làm bong lớp da mặt, không để lại sẹo. Thậm chí khi bạn bị sai khớp chân bạn cũng có thể dùng cách này để chữa , đảm bảo chỉ sau một giờ chân sẽ hết đau và sưng.
           Khoai tây chữa mụn nhọt trên mặt cũng rất hiệu quả. Mụn nhọt trên mặt khi mới phát sưng tấy thì dùng khoai tây thái mỏng đắp lên, thỉnh thoảng mới thay, chỉ mấy lần mụn nhọt đó tan biến. Nếu mụn đã có chút mủ trên đầu vẫn có thể dùng khoai tây sống giải quyết. Để khoai tây dính chặt trên đó thì phải thái miếng thật mỏng và thay mới liên tục hơn. Cách giải quyết mụn nhọt, mụn trứng cá trên mặt bằng khoai tây thái mỏng rất hiệu quả, có điều phải làm lâu dài và kiên trì.
          Dạ dày bị viêm loét, ung thư dạ dày , ung thư thực quản cũng dùng khoai tây để chữa trị. Cách làm như sau: đem khoai tây tươi mới rửa sạch, ép nước cho bệnh nhân uống, uống vào lúc bụng đói, uống mấy ngụm là được, uống đều trong nhiều ngày. Người bị ung thư đường thực quản thì nằm uống, nằm chiều này rồi đổi sang chiều kia, nuốt từng ngụm sao cho nước khoai tây phủ đều trên mặt thực quản, mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lượt như thế. Áp dụng đều đặn 1 đến 2 tuần như vậy sẽ thấy rõ kết quả, cơn đau giảm, bệnh tình khỏi dần....
Vương Văn Liêu
Dựa theo sách:” Có trí tuệ bệnh tật không tìm tới- Lệ Xuân biên dịch)

Tổng số lượt xem trang