ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

 Tu học:    Biển học vô bờ
Bằng cấp chỉ là một điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ. Kiến thức của loài người thật bao la, những gì lĩnh hội được chỉ là cỏn con. Thật buồn khi những người có được bằng cấp cao, tự kiêu, tự đại, khinh thường người khác. Họ có biết câu nói này không nhỉ:” Chỉ có  người ngu mới coi mình là thánh, chỉ có thánh mới biết mình còn ngu”.
 Những người thành đạt ở trường đời rất nhiều như Edison, Bill Gate, Faraday....
Dưới đây xin trích một đoạn trong tài liệu của Thầy Đỗ Đức Ngọc để chúng ta đọc và suy ngẫm.
Vương Văn Liêu
----------------------------------------------------------------------------------------
Truyện kể rằng, có một vị đại giáo sư đào tạo ra nhiều giáo sư nổi tiếng là những học trò của ông, cho nên khi ông cần gọi đến phụ giúp ông, họ đến ngay. Nhưng những vị học trò này đã hết học kiến thức ngoài đời, họ học tiếp kiến thức thuộc tâm linh với một vị thiền sư, cho nên dần dần họ thoái thác để đi học đạo. Vị đại giáo sư bực tức nghĩ rằng, vị thiền sư kia học vị cao bao nhiêu, đâu có gì giỏi hơn ông, mà học trò ông lại theo thiền sư hết, ông có ý muốn lại thử thách so tài với thiền sư.
Một hôm ông đến đòi gặp thiền sư. Thiền sư mời ông ngồi. Ông nóng lòng đặt câu hỏi. Thiền sư chậm rãi mời ông hãy thong thả chờ ngài nấu nước pha trà mới tiếp chuyện. Khi ngài rót trà vào ly của ông, ngài vừa rót trà vừa hỏi thăm sức khỏe của ông, khiến nước ngài rót tràn ra khỏi ly chảy xuống bàn. Ông vội cản tay ngài lại và nói:
- Thưa ngài, ly nước đã tràn rồi.
Ngài mới chậm rãi trả lời :
Đúng rồi. Kiến thức của con người đã đầy như nước đã đầy ly, không thể nào chứa đựng học hỏi gì thêm được nữa.
Cũng như thế, vì có thành kiến cố chấp như một thói quen mà mình không hay biết, cho nên ngay cả khi bệnh, thực tình mình muốn chữa cho khỏi bệnh, nhưng hay nghi ngờ vào những cách chữa đơn giản, chỉ tin vào những cách chữa khó khăn cầu kỳ có vẻ khoa học, đã bỏ qua nhiều cơ hội khỏi bệnh. Nên một vị thiền sư đã nói câu :“ Chúng sinh không muốn hết bệnh “.
Tôi thắc mắc hỏi ngài tại sao lại như thế. Ngài giảng:
Bệnh nhân sẽ hỏi: ông cho tôi uống thuốc Tây hay Tầu hay Ta.
Nếu cho uống thuốc Tây, bệnh nhân sẽ hỏi, ông là bác sĩ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm về bệnh này, ông cho tôi uống thuốc gì ….Tôi đã từng chữa qua những bác sĩ bậc thầy, từng uống cả năm trời, đủ loại thuốc thật đắt tiền, loại thuốc mới phát minh công hiệu mạnh nhất mà không khỏi, ông có tài gì hay hơn mà đòi chữa bằng Tây y….
Nếu cho uống thuốc Tầu, bệnh nhân cũng nói tôi đã từng uống thuốc của lão danh y sư hàng mấy trăm thang cũng không khỏi….
Chỉ có nói đến thuốc gia truyền là loại thuốc bí truyền không cho biết thành phần thuốc được thì bệnh nhân hết so sánh thuốc Tây với Tầu. Nhưng lại còn thắc mắc, ông cho tôi uống thuốc sắc, thuốc tễ, thuốc tán hay thuốc viên?
Thầy thuốc chiều bệnh nhân, nên cho bệnh nhân lựa chọn.
Bệnh nhân nói, thuốc sắc, tôi ngại phải nấu. Thuốc tễ lớn qúa uống mắc nghẹn, thuốc tán bột tôi sợ uống bị sặc, thuốc viên nhỏ thì còn tạm được.
Thầy trả lời:
Được, tôi sẽ làm cho ông thuốc viên nhỏ để uống cho dễ.
Tưởng vậy là xong, nhưng bệnh nhân còn hỏi lại câu chót :
Thuốc viên thầy cho tôi uống là thuốc ngọt hay đắng. Nếu thuốc ngọt thì tôi uống thử chơi, thuốc đắng thì tôi chịu thua….
Ngài kết luận : Đó là cách mà chúng sinh không muốn hết bệnh.
Tôi hỏi Thầy, thực tâm bệnh nhân muốn hết bệnh phải nói làm sao ?
Ngài trả lời : Nếu qủa thật đã là bệnh nan y chữa Đông Tây không khỏi, đằng nào cũng chết, cứ phó mặc giao trách nhiệm cho thầy thuốc, và bệnh nhân phải nói rằng :
Tôi hoàn toàn tin ở thầy, miễn làm sao thầy chữa hết bệnh cho tôi, làm thầy thuốc phải có y đức, thầy chữa khỏi là cái phước cho tôi, chữa không khỏi cũng là cái cộng nghiệp tôi với thầy phải gánh chịu hậu qủa. Thầy bảo tôi làm gì tôi cũng làm theo….
Nhưng nói vậy vẫn chưa phải vậy. Nếu thầy thuốc là tôi, tôi sẽ nói: Bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần uống thuốc và tập Khí công một thời gian là khỏi bệnh.
Bệnh nhân nghe thấy đơn giản lại không tin nên từ chối không chịu chữa, do đó câu nói của vị thiền sư nói qủa không sai: Bệnh nhân không muốn hết bệnh.
Đã có nhiều học viên của tôi phải thuyết phục bệnh nhân bằng lời khuyên chân thành : Sao không thử tập Khí công tự chữa bệnh có tốn tiền bạc gì đâu, bao nhiêu người tập đã khỏi bệnh nan y, không cần phải qua Trung Quốc tốn kém tiền bạc, họ cũng chưa dám bảo đảm là khỏi bệnh.
Ngay cả những người đang phải uống thuốc chữa cao huyết áp, mà huyết áp vẫn tăng cao không kiểm soát được sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhưng vẫn không chịu thử tập thở Khí công làm hạ huyết áp song song với dùng thuốc Tây y để tự cứu mình trong trường hợp huyết áp tăng cao đột ngột.
Vì họ cố chấp, tin rằng trên thế giới, ngành Tây y đã tốn hàng tỷ tỷ đô la để nghiên cứu thuốc chữa bệnh cao huyết áp còn chưa chữa được dứt hẳn bệnh cao huyết áp, thì Khí công làm sao mà chữa được.
Ai cũng cho rằng một phương pháp qúa đơn giản làm sao có thể tin được. Do đó, tùy duyên. Những bệnh nhân may mắn có duyên với Khí công bệnh sẽ khỏi. Người chưa có duyên, nên nghiệp bệnh vẫn chưa lành.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bệnh Lupus ban đỏ

Kính gi bác Liêu và toàn th các bác trong KCYD!
Cháu tên là Nguyễn Thu Trang, năm nay 22 tuổi ở Bắc Ninh.
Cháu bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống từ năm 16 tuổi, cháu đã đi phẫu thuật và uống thuốc tây y nhưng không khỏi. Hiện tại, cháu đã ngừng uống thuốc tây y 2 năm vì uống vào cháu thấy rất mệt. Tình trạng bệnh của cháu hiện nay là:
- Bình thường: cơ thể đau mỏi, lực ở tay và chân yếu, đầu không tập trung. Trên mặt có ban đỏ tím, khuỷu tay và các khớp tay, khớp đầu gối da sần sùi, mỏng, sờ vào là rát. Thân nhiệt nóng.Ăn uống và sinh hoạt bình thường.
- Khi thay đổi thời tiết: Khớp tay và đầu gối đau nhức, toàn thân mệt mỏi, da mặt đỏ tím hơn so với ngày thường, ăn không ngon, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng. Da rất dễ bị tổn thương, gáy và đầu rất đau. Kinh nguyệt không đều từ 45_60 ngày mới bị. Trên người mọc 1 vài nốt hạch nhỏ đỏ tím và đau.
Cháu kính mong các thầy và các bác có thể cứu giúp cho cháu để cháu tự tin bước vào cuộc sống. Cháu xin chân thành cám ơn ạ!
Huyết áp của cháu:
Buổi sáng:
+Trước bữa ăn:
Tay phải 110/80/72
+
Tay trái 116/81/72
+
+Sau bữa ăn:
Tay phải 113/68/66
+
Tay trái 100/65/66
+
Buổi tối:
+Trước bữa ăn:
Tay phải 115/66/68
+
Tay trái 112/69/68
+
+Sau bữa ăn:
Tay phải 126/79/69
+
Tay trái 122/82/69
+
 Trả lời:
Chào cháu Trang.
Cháu bị bệnh đã lâu, chắc đã uống thuốc Tây nhiều, tốn kém và đau khổ. Bác rất cảm thông với bệnh tật của cháu, cầu Phật cho cháu sớm được khỏi bệnh, có cuộc sống an vui, học hành tấn tới.
Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt. Đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp….Trong trường hợp nặng bệnh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Theo Tây y, hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ, nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng.
Tuy nhiên, theo bác nghĩ, nếu tập Khí công y đạo và điều chỉnh theo Tinh- Khí- Thần thì sẽ có kết quả khả quan.
Theo số đo huyết áp, gan của cháu hoạt động kém.
1. Điều chỉnh tinh:
- Hạn chế ăn các chất khó tiêu, nhiều dầu mỡ, các chất cay, nóng.
- Ăn các thức ăn bổ máu như cà rốt, táo đỏ, đường đỏ, mật ong; đậu đen đậu đỏ sao qua đun nước uống hàng ngày; có thể dùng hỗn hợp các loại đậu sau để đun thành nước uống:
+ Đậu đen
+Đậu đỏ
+Đậu xanh
+Đậu tương
+ Đậu ván trắng
Tất cả sao kỹ, mỗi loại lấy 10 gr đun nước uống. Khi uống pha thêm 1 chút đường đỏ.
- Hãy áp dụng bài thuốc sau (1 vị thôi):
Mua vị thuốc Sài hồ bắc (mọc ở Trung Quốc, tránh nhầm với Sài hồ nam, là cây Lức mọc ở vùng nước lợ ven biển của ta), mang về rửa thật sạch đất cát, phơi khô, mang đến chỗ tán thuốc, nhờ tán ra thành bột.
Mỗi lần uống 12 gr, ngày 3 lần( khuấy với nước mà uống). Uống liên tục 10 ngày.
Bài thuốc này do LY Hoàng Duy Tân đã áp dụng cho bệnh nhân bị Lupus ban đỏ có kết quả tốt.
Đây là nhận xét của LY Hoàng Duy Tân:” ...uống liên tục 10 ngày, các vết đỏ lặn dần, mấy ngày sau vẫn không mọc lên như trước đây. Thấy có kết quả, cô uống tiếp 1 tháng, các vết ban đỏ không còn nữa. Trở lại Trung Tâm Da liễu để khám và xét nghiệm, được chẩn đoán là da bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý gì.”.
Vị thuốc Sài hồ bắc có bán ở các hiệu thuốc Đông-Nam dược, cháu nên mua về và áp dụng.
Sài hồ vị đắng, tính bình, vào 2 kinh Can và Đởm.
2. Điều chỉnh khí:
Tập các bài thể dục Khí công để tăng cường sức khỏe, thải độc. Chú ý tập bài Kéo ép gối thổi hơi ra làm mềm bụng để giúp tiêu hóa được tốt, thải độc của gan...
3. Điều chỉnh thần:
-Tối ngủ nằm thở Đan điền tinh để giúp tiêu hóa, chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần.
Ghí chú: Cháu có thể tập thêm bài Lạy Phật chữa bệnh và ngồi tụng A Di Đà Phật để điều khí trong cơ thể, giúp tâm bình, người khỏe mạnh.
Vương Văn Liêu

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Đường huyết và sức khỏe

Thời gian qua, tôi gặp nhiều người phải uống thuốc giảm đường trong máu, mà thực ra không phải uống. Bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe một cách oan uổng do không biết được KCY Đ: " Đường trong máu là 6-8 mmol/l khi đói và 10- 12 khi ăn mới là người khỏe mạnh". Nhờ có sự dạy bảo của Thầy Ngọc, tôi đã giúp được nhiều người thoát khỏi điều trị sai lầm.
1. Một số người khi thử đường trong máu, lúc đói lượng đường là 7.3 mmol/l. Bác sỹ kê đơn thuốc chữa tiểu đường. Kết quả sức khỏe họ ngày càng suy kiệt, mệt mỏi và buồn ngủ suốt ngày, không thiết làm gì nữa, thậm chí nhiều lúc chân tay run lẩy bẩy; có người nhìn như có đàn ruồi bay trước mặt. Sau khi được tôi giải thích theo lý thuyết của KCYĐ, họ không uống thuốc chữa tiểu đường nữa, kết quả họ đều khỏe mạnh, vui vẻ.
2. Một cháu kêu đau đầu như búa bổ, uống thuốc chữa đau đầu cũng không đỡ, bệnh thường xuyên như vậy. Tôi thử đường trong máu sau khi ăn có 5.4 mmol/l. Nguyên nhân là thiếu đường huyết, khuyên cháu tăng cường ăn đường, bệnh khỏi.
3. Một cháu bị huyết áp thấp, đang uống thuốc bổ khí, huyết. Kết quả người khỏe, ăn được, ngủ được. Nhưng khi đi khám bệnh, thử đường huyết là 7.3 mmol/l, bác sỹ kê đơn cho thuốc. Sau khi uống thuốc chữa tiểu đường, cháu rất mệt mỏi, không ăn được nữa. Tôi đã khuyên cháu bỏ ngay thuốc chữa tiểu đường (vừa cách nay nửa giờ).
Nhưng cũng có người do vô minh, đường trong máu lúc đói là 7.3 mmol/l, bác sỹ cho uống thuốc chữa tiểu đường, kêu người mệt mỏi. Tôi khuyên bỏ thuốc thì được trả lời " không được, bác sỹ bảo tôi vậy, nếu bỏ thuốc đường lên cao thì nguy hiểm" . Đối với trường hợp này thì mình chịu bó tay. Đúng là:" chúng sinh không muốn hết bệnh" !!!

Vương Văn Liêu

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Những thuốc Đông y nào giết chết tinh trùng

        Theo thống kê, những phụ nữ vô sinh thì những người vô sinh do phía đàn ông chiếm 30-50%, mà trong những nguyên nhân vô sinh nam thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là chất lượng tinh trùng kém. Theo một thống kê khác cho thấy, bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20, chất lượng tinh trùng của nam giới cứ 10 năm là giảm đi với tốc độ 10 % và cứ phát triển theo tốc độ này thì 50-100 năm nữa e rằng loài người sẽ không thể mang thai được nữa. Điều này đã nói rõ với chúng ta: bảo vệ tốt tinh trùng là bảo vệ chính chúng ta. Nhưng do sự biến đổi xấu đi của môi trường sống xung quanh con người, sự mở cửa về phương thức sinh hoạt tình dục, thức ăn bị ô nhiễm và thuốc thang sử dụng không chuẩn mực... làm cho tinh trùng của con người bị tổn thương.
         Trong các loại thuốc Đông y chữa bệnh tự nhiên cũng có một số thuốc có thể giết chết hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của tinh trùng. Dưới đây sẽ dẫn ra một số thuốc để mọi người tham khảo khi sử dụng trong lâm sàng và trong cuộc sống hàng ngày.
        Địa long( giun đất), Thổ bối mẫu, Phiên mộc qua(đu đủ), Xà sàng tử, Đào diệp, Sơn từ cô, Tỏi, Khổ qua( mướp đắng), Dầu trà tử( hạt trà ép dầu), Miên tử( hạt bông), nước Mật lợn.
         Những thuốc trên đều đã thử nghiệm qua động vật hoặc quan sát lâm sàng, chứng thực chúng có mức độ khác nhau hoặc giết chết tinh trùng. Nhắc nhở mọi người hết sức chú ý khi ăn uống hoặc sử dụng thuốc từ những cỏ cây, động vật này, đặc biệt những người bị chứng vô sinh nam thì càng phải chú ý hơn.

Vương Văn Liêu
Nguồn: Bí quyết phòng và chữa các bệnh nam giới, NXB Văn hóa -Thông tin 2010

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013


Thân người là trân quý

Tôi đọc được rằng, Phật Tổ từng nói: "Thân người khó kiếm". Khi đó loay hoay mãi cũng chưa hiểu được ra đâu vào đâu. Tại sao thân người lại khó kiếm, thế giới có cả mấy tỷ người ... Dần rà rồi thấy, có người nọ người kia, có người tin chánh pháp, có người theo tà đạo, có người làm thiện, có người làm ác, người tu tập, người ko tu ...

Riết rồi mới biết, con người có thể tu lên được thành Thiên Nhân, thành các vị Thanh Văn, Duyên Giác. Các vị Arahan, Bồ Tát, các vị Phật cũng từ con người mà tu lên.

Các loài súc sinh, ngạ quỷ hay ở dưới địa ngục không thể tu lên thành Thiên Nhân hay các cấp trên cao hơn mà chỉ có thể tu qua hàng trăm nghìn kiếp để được trở lại làm người. Thì ra thân người có được đặc quyền đặc lợi này, có thể tu lên thành Thiên Nhân và cao hơn nữa.

Trong cuốn Tây Phương Du Hành Ký, Bồ Tát Quán Thế Âm có nói với hòa thượng Khoan Tịnh rằng, nhiều vị ở cảnh giới Thiên, chẳng lo tu tập, ko biết vẫn còn luân hồi, hết phước báo rồi trở lại làm người hoặc thấp hơn tùy theo nghiệp báo. Tại sao họ lại chẳng chịu tu tập? Vì cảnh giới Thiên rất sung sướng, muốn ăn có ăn muốn uống có uống, tiêu dao khoái lạc mà hỷ nộ ái ố vẫn còn, bởi vậy nhiều vị cứ tiêu diêu tự tại. Mà có muốn tu tập cũng khó, vì sao??? Vì trên Thiên thì ko có được những nghiệp chướng như con người, không có được những nghịch cảnh thử thách như con người, bởi vậy muốn tu cũng khó khăn hơn con người rất nhiều.

Lại nữa, những vị được vãng sanh về Tây Phương Phật Quốc ở hàng hạ phẩm (nhờ tha lực của Đức Phật Adida), do khi sống vẫn còn vẩn vơ tạp niệm, chấp chước còn nhiều, lại ít hành việc thiện, tích lũy công đức nên khi đến Thế Giới Cực Lạc, hóa sinh ở hàng hạ phẩm. Tuy không còn đau khổ và được bảo hộ bởi các vị Bồ Tát nhưng tạp niệm vẫn còn lưu giữ, phải tu mười mấy nghìn năm mới lên đến hàng Trung Phẩm. Từ hàng Trung Phẩm cũng phải tu mười mấy nghìn năm nữa mới lên được hàng Thượng Phẩm.

Trong khi nếu là thân người tu, có thể thành Phật trong 1 đời hoặc có thể chứng được quả vị Arahan, Thanh Văn, Duyên Giác ... hoặc hóa sinh đến hàng Trung PHẩm, Thượng Phẩm ở Thế Giới TPCL. Thành tự được đến đâu, đều do con người có biết làm việc thiện, tinh tấn tu tập, làm việc công đức, hoằng dương Phật pháp, khuyên người bỏ ác làm lành, từ bi hỷ xả, bố thí, xây chùa, dựng tượng, đúc chuông hay ấn tống kinh sách.

Vậy nên, thân người tuy không cao sang nhưng cũng chẳng thấp kém, mà lại có những đặc quyền đặc lợi mà những cảnh giới cao hơn cũng khó tìm, những cảnh giới thấp hơn thì ko mơ tới nổi.

Bởi vậy, thân người thật đáng quý biết bao.
Có người nói, à về già, khi con cháu ko lo lắng gì nữa tôi sẽ đi tu. Hoặc khi thành tựu sự nghiệp này tôi sẽ đi tu.

Nhưng người xưa có câu : " Chớ đợi tuổi già mới đi tu, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh" .
Hãy tinh tấn tu tập ngay bây giờ, đừng chần chờ thêm 1 phút giây nào nữa.

À, đừng nghĩ đi tu là cạo đầu vào chùa. Tu là sửa, là sửa đổi, là bỏ ác làm lành, là thay đổi bản thân cho phù hợp với chân lý của vũ trụ. Là niệm Phật, là bố thí bala mật ...
Nguồn: KCYĐ

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Thuốc ở quanh ta: Dây tơ hồng



Thuốc ở quanh ta:Thuốc từ dây tơ hồng

Có 2 loại tơ hồng: tơ hồng xanh và tơ hồng vàng. Cả 2 cây đều được dùng làm thuốc. Cây mọc khắp nơi trên đất nước ta. Nếu biết tận dụng, ta có cây thuốc quí, chữa được nhiều bệnh. Sau đây xin giới thiệu một số công dụng của hai loại cây đó
Vương Văn Liêu
------------------------------------------------------------------------------
Dây tơ hồng có thể chữa mụn nhọt, tiểu tiện không thông.
Việc dùng dây tơ hồng vàng 9-12 g sắc với nước, pha thêm chút rượu và đường đỏ vào uống, có thể chữa dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ. Còn nước sắc dây tơ hồng xanh (với liều 30 g mỗi ngày) có thể trị kiết lỵ.
Theo Đông y, dây tơ hồng có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy và giải độc. Tuy nhiên, do loài vàng có tính bình, loài xanh có tình hàn nên tác dụng chữa bệnh của chúng khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của từng loài:
Tơ hồng vàng
- Kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống.
- Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn.
- Viêm ruột: Tơ hồng vàng 50 g sắc với nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Mắt đau sưng đỏ: Dây tơ hồng vàng còn tươi giã nát, lọc lấy nước cốt, nhỏ dần từng giọt vào chỗ mắt sưng đau.
- Trẻ nhỏ lở đầu, phụ nữ có mụn nhọt trên mặt: Dùng dây tơ hồng vàng sắc lấy nước, rửa hằng ngày.
- Hen: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua mỗi thứ 30 g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Tơ hồng xanh
- Viêm thận, sỏi bàng quang: Tơ hồng xanh 30-60 g, mộc thông 20 g, sắc uống.
- Trẻ suy dinh dưỡng, lòng bàn chân bàn tay nóng, tinh thần uể oải: Tơ hồng xanh đổ ngập nước, sắc lấy còn nửa bát, chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Vàng da ở trẻ nhỏ: Tơ hồng xanh 15-30 g, nấu với đậu phụ thành món canh, ăn với cơm hằng ngày.
- Chảy máu cam: Tơ hồng xanh 15-30 g, thịt lợn nạc 50 g, thêm nước và rượu (lượng bằng nhau) hầm lên ăn.
- Tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu lẫn máu: Tơ hồng xanh 15-30 g, sắc với nước, thêm đường đen vào uống hết trong ngày.
- Mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm: Tơ hồng xanh 60 g, xương sống lợn đực 150 g, thêm 100 ml rượu tốt, ninh chín để ăn.
- Âm nang sưng to: Tơ hồng xanh 20-30 g nấu cùng trứng vịt vỏ xanh. Ăn trứng, uống nước thuốc.
- Ghẻ, chàm, mụn nhọt lở loét: Dùng tơ hồng xanh nấu nước rửa.
- Bỏng lửa: Tơ hồng xanh nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bỏng.
Lương y Huyên Thảo, Nông Nghiệp Việt Nam

Thư giãn cuối tuần

Thư giãn cuối tuần
    
Vợ dặn
Lái xe ra khỏi cổng nhà
Vợ kêu giật ngược, diết da dặn rằng:
Một đừng mơ mộng Thơ - Trăng
Đụng xe thi sĩ gẫy răng u đầu
Hai đừng giữ ống nghe lâu
Gái tơ õng ẹo ghẹo đầu dây kia
Ba đừng ghé quán rượu bia
Bốc men tơ tưởng nọ kia khó lường
Bốn đừng mua báo dọc đường
Bìa in hoa hậu soi gương liếc cười
Năm đừng liến láo con ngươi
Đồng nghiệp váy ngắn ẹo người đi qua
Sáu đừng hoang phí thời gian
Ngồi lâu trộm nghiá cô hàng càfé
Bảy đừng thấy phở mà mê
Bột ngọt loét dạ lại chê cơm nhà
Tám đừng hò hát lang thang
Tiếp viên ca sĩ giả ma hớp hồn
Chín đừng dạo bước hoàng hôn
Công viên hoa lá cô hồn rủ rê
Mười đừng ghé rạp xi nê
Tivi nhà sẵn, lẹ về coi phim
Rõ chưa? ( vợ hét đứng tim )
Đừng hòng tưởng bở như chim sổ lồng
Mười đừng nhắc lại cho thông
Nếu không…. tui quyết nhốt ông ở nhà 
Nguồn: Internet

Tổng số lượt xem trang