ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012



 Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?

Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới.
Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ.
Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm.
Nó hồi hộp hỏi: "Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?"
Cô gái trẻ nghĩ: " Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!"
Thế là cô gái xẵng giọng: "Không có!"
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: "Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!"
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: "Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi.
Bởi... CHO đi chính là NHẬN lại!
 Lê Quang Thọ
Nguồn: Khí Công Y Đạo VN


Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012


Không rượu mà say

Thích nữ Trí Hải

(Thuật theo chuyện kể của Hòa thượng Trí Nghiêm)

Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:

- Ông Phật ơi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há ?

Ðức Thế tôn ngồi dậy đi ra. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan:

- Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho ông ta một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nằm nghỉ.

A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tịnh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, nhìn lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu thấy trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết chuyện, ngăn:
- Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua Thế tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.
- Thật thế sao? Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?
- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.
Thế là họ kéo nhau đến hương thất đức Phật, bạch hỏi:
- Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.

- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không giúp cho hắn thành Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn có nhậu rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng. Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh. Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, Ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha!
Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt Nam


Khỏi hoại tử chân nhờ cóc

        Đó là thông tin mà anh Nguyễn Ngọc Ninh (sinh năm 1964) và nhiều hàng xóm của anh ở thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) khẳng định, kể từ khi anh Ninh dùng cóc chữa lành bàn chân bị hoại tử của mình.
Đầu năm 2008, anh Ninh mua một đôi dép nhựa màu đen để đi. Đôi dép hơi chật so với bàn chân, nên hai mu bàn chân cứ tấy đỏ lên mỗi khi đi lại nhiều. Lúc đó anh không để ý lắm, đến lúc mu bàn chân phải bị mưng mủ anh mới bỏ không đi dép nữa.
Do chủ quan và kinh tế gia đình khó khăn, anh không có điều kiện đến bệnh viện mà chỉ dùng lá cây và mua thuốc kháng sinh về bôi lên vết thương. Chữa mãi không lành, anh tìm đến một bác sỹ tư trong vùng để chữa chạy. Ông bác sỹ này khẳng định, trong vòng một tháng, chân anh sẽ lành. Sau hơn một tháng điều trị, vết thương còn trầm trọng hơn, ăn sâu vào trong.
Thấy tình hình không ổn, anh trốn ông bác sỹ này vào Bệnh viện T.Ư Huế để điều trị. Sau hơn nửa tháng nằm viện, các bác sỹ ở đây khuyên anh nên cưa chân vì bàn chân của anh đã bị hoại tử, không thể hồi phục.
Hoảng quá, anh lại bỏ Bệnh viện T.Ư Huế ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị. Lúc này vết thương của anh đã ăn lên gần đến đầu gối. Đêm nằm, mủ từ trong chảy ra qua các vết thương hở gần cả bát, bàn chân và ống chân sưng vù, đỏ tấy.
Các bác sỹ đã nạo sạch vết thương và cho anh dùng kháng sinh liều cao. Nhưng được mấy ngày, vết thương lại mưng mủ và ngày một trầm trọng hơn. Bác sỹ khuyên anh nên tháo khớp xương đầu gối để tránh hậu họa nhưng anh không chịu. Sau 23 ngày điều trị, hết tiền, anh trốn về Nghệ An tìm thầy lang thổi.
Thầy lang thổi mãi vẫn không lành, anh đành về quê để vay mượn tiền và bàn với vợ việc tháo khớp xương. Lúc này ai bày gì là anh làm nấy.
Trong lúc đang chuẩn bị ra lại Bệnh viện Việt Đức để tháo khớp đầu gối, tình cờ anh gặp một người tên Cảnh, ở thôn Bàu Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Người này nói rằng, ngày xưa đi bộ đội, có người bị hoại tử như anh Ninh. Một người dân tộc đã bày cho anh ta dùng mỡ lợn bôi lên vết thương, rồi đốt nguyên con cóc thành than, tán nhỏ, phủ lên lớp mỡ lợn đó và lành.
Nghe lời, anh Ninh cũng làm cách đó để chữa trị. Chỉ sau một thời gian ngắn, vết thương của anh có chiều hướng thuyên giảm. Chỉ 10 con cóc, 1 kg mỡ lợn và sau hơn 1 tháng điều trị, chân anh lành hẳn.
Anh Ninh nhớ lại: "Nói thật với chú, lúc đó đường cùng, nên ai bày chi làm nấy. Đầu tiên, tui bắt 2 con cóc to, cho vào bếp than nướng cho đến cháy đen, rồi đưa ra tán nhỏ, phủ lên lớp mỡ lợn đã bôi từ trước. Chỉ sau 2 lần bôi, thấy vết thương có vẻ thuyên giảm. Khoảng một tháng rưỡi là vết thương bắt đầu lên da non và lành hẳn cho đến nay".
Anh Ninh cho biết thêm, anh có bày cách chữa này cho một số người ở xã Quảng Văn (Quảng Trạch) cũng bị mắc chứng hoại tử chữa mãi không lành như anh và cũng lành bệnh.

Hoàng Nam
Nguồn: Tien Phong online
Món ăn - bài thuốc phòng trị viêm gan mạn tính 



Trong điều trị viêm gan mạn (VGM), vấn đề ăn uống có ý nghĩa hết sức quan trọng, có khi còn quyết định hơn cả dùng thuốc; và kết luận này càng đúng đối với các “món ăn - bài thuốc” trong Đông y. 
Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc có khả năng chữa trị hoặc hỗ trợ quá trình điều trị VGM, đã được kiểm chứng trên thực tế và có thể áp dụng trong điều kiện gia đình. Người bệnh có thể căn cứ vào các chứng trạng biểu hiện cụ thể mà lựa chọn một vài món trong số sẽ giới thiệu dưới đây:

Nhân trần mạch nha hồng táo thang
Nguyên liệu: Nhân trần 15g, mạch nha (hoặc cốc nha - tức mầm thóc) 20g; hồng táo (táo tàu) 10 quả; đường trắng vừa đủ ngọt.
Cách chế: Táo tàu đem ngâm nước ấm một lúc rồi rửa sạch. Cho nhân trần, mạch nha và táo vào nồi, đổ nước vào cho ngập thuốc, đun sôi, giữ nhỏ lửa khoảng 30 phút, sau đó cho thêm chút đường vào.
Tác dụng: Xúc tiến chức năng gan, thông mật, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thực, trừ trướng. Dùng cho trường hợp VGM với các triệu chứng: hai bên sườn trướng đau, bụng trướng, ngực khó chịu hoặc lợm giọng, nôn oẹ nước chua, kém ăn, đau bụng, tiêu chảy, khắp mình đau buốt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền. Một số nơi còn dùng để trị chứng viêm gan vàng da có hiệu quả tốt.
Cách dùng: Chia làm 2 phần dùng 2 lần trong ngày; uống nước, ăn táo, bỏ bã.
 
Gan lợn xào củ cải
Nguyên liệu: Gan lợn 250g, củ cải 250g, dầu thực vật, bột mỳ, muối, mì chính, gia vị vừa đủ.
Cách chế: Gan lợn đem rửa sạch, thái lát mỏng, trộn đều với muối, tẩm chút bột mỳ. Củ cải cũng thái lát mỏng, Cho một thìa dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho củ cải vào xào khi gần chín thì xúc củ cải ra. Cho 2 thìa dầu vào đun nóng già, cho gan lợn vào xào độ 3 phút rồi đổ củ cải vào xào tiếp khoảng 3 phút, thêm mắm muối, gia vị rồi múc ra là được.
Tác dụng: Bổ gan, sáng mắt, thanh nhiệt, tiêu thực; đối với bệnh VGM và viêm túi mật có tác dụng điều trị nhất định; còn có tác dụng phòng biến chứng từ viêm gan sang ung thư gan.
Cách dùng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày.
 
Ba ba hấp gừng
Nguyên liệu: Ba ba một con cỡ 200-300g; gừng tươi 5g; muối, rượu nếp mỗi thứ một chút.
Cách chế: Dùng nước nóng rửa sạch bên ngoài, mổ bụng, bỏ ruột, giữ lại gan và trứng, rửa sạch, lau khô. Đặt ngửa con ba ba lên một cái đĩa, cho gừng đã thái lát, muối và một chút rượu nếp vào bụng. Đem hấp cách thủy 30-45 phút là được.
Tác dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng cho những trường hợp viêm gan kèm theo sốt nhẹ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm. Đây là món ăn có nhiều chất bổ, rất tốt đối với những bệnh nhân VGM, cơ thể suy nhược.
Cách dùng: Có thể dùng làm món điểm tâm hoặc làm thức ăn trong bữa cơm, chú ý là cần ăn lúc nóng.
 
Cá trắm luộc
Nguyên liệu: Cá trắm đen một con (cỡ 500-800g); đường trắng 50g, giấm một thìa, hành, gừng, muối, tương, dầu vừng, rượu nếp, bột mỳ, hồ tiêu mỗi thứ một ít.
Cách chế: Cá trắm đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng bỏ hết nội tạng rồi rửa sạch. Sau đó bổ dọc làm đôi, đầu cá cũng bổ đôi, lau khô. Đổ 3 bát nước vào nồi, đun lửa to cho đến khi sôi, cho cá vào, đậy vung, đun sôi tiếp trong 5 phút, cho rượu và chút muối vào, đun nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút, khi thấy mắt cá lồi ra ngoài là cá đã chín, vớt cá ra để cho róc nước rồi bày lên đĩa. Nước trong nồi còn khoảng nửa bát, trước hết cho chút đường, giấm, tương, gừng, rượu nếp vào đun lại cho sôi, tiếp đó cho hành và bột mỳ vào trộn đều sẽ thành nước cốt đặc quánh, đem rưới lên cá trên đĩa, cuối cùng thêm vài giọt dầu vừng vào là được. Ngoài cách chế biến vừa giới thiệu, tùy theo sở thích có thể chế thành những món ăn khác.
Tác dụng: Đây là một món ăn chữa bệnh rất nổi tiếng ở vùng Triết Giang (Trung Quốc). Cá trắm có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với người mắc bệnh VGM; theo Đông y, cá trắm có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều hòa và tăng cường chức năng tiêu hóa (hòa trung, bổ khí, dưỡng vị), dưỡng can, trừ phong, hóa thấp... Là món ăn bổ dưỡng rất tốt đối với người bị VGM.
Cách dùng: Dùng làm món ăn trong bữa cơm.
 
Cá diếc hầm
Nguyên liệu: Cá diếc tươi 250g; hành 250g; dầu thực vật, tương, muối, đường, gừng mỗi thứ một chút.
Cách chế: Cá diếc đem bóc mang, cạo vẩy, mổ bụng giữ lại bong bóng, trứng, bỏ hết các bộ phận nội tạng khác, rửa sạch, để cho róc nước. Cho 5 thìa dầu vào chảo đun nhỏ lửa tới khi nóng già, cho 3 lát gừng vào rồi lập tức cho cá vào. Khi thấy da cá chuyển sang màu vàng thì cho tương, muối, đường vào, đổ thêm nửa bát nước lạnh và om trong 10 phút cho ngấm. Thêm một bát to nước lạnh, đun sôi, đem hành đã bỏ rễ và lá úa nhúng vào nước canh sau đó phủ lên thân cá; đậy kín vung, đun nhỏ lửa khoảng nửa tiếng là được.
Tác dụng: Đây là món ăn đặc sản vùng Giang Nam (Trung Quốc), lại cũng là món ăn chữa bệnh gan. Cá diếc phối hợp với hành có tác dụng bổ gan, chống trướng bụng, xúc tiến tiêu hóa, đối với bệnh VGM có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Cách dùng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
 
Ngó sen nhồi đỗ xanh táo nhân
Nguyên liệu: Đỗ xanh 200g; táo nhân 50g; ngõ sen to 4 cái.
Cách chế: Đỗ xanh và táo nhân đem ngâm nước nửa giờ rồi vớt ra. Ngó sen rửa sạch, cắt ra một mẩu ngắn để riêng (sẽ dùng làm “nắp”). Nhồi đỗ xanh và táo nhân vào trong các lỗ rỗng của ngó sen, lấy mẩu đã cắt ra đậy kín dùng tăm tre ghim lại cho chắc, sau đó đặt ngang vào nồi. Đổ nước lạnh vào đun trong 2-3 giờ, nếu nước cạn thì đổ thêm, đun tới khi ngó sen chín nhừ là được.
Tác dụng: Tăng cường chức năng tiêu hóa (kiện tỳ), bổ gan, an thần, thanh nhiệt giải độc, có giá trị dinh dưỡng cao. Sử dụng trong trường hợp VGM kèm theo kém ngủ hay ngủ mê.
Cách dùng: Hằng ngày dùng món này điểm tâm buổi sáng, thêm chút đường vào cho ngon miệng, nước sắc có thể dùng như nước canh.
 
Trà bổ gan
Nguyên liệu: Táo tàu, lạc củ, đường mỗi vị 50g.
Cách chế: Táo và lạc đem rửa sạch, lạc để nguyên cả vỏ lụa, sắc với nước như đun trà, trước khi bắc ra thêm đường cho đủ ngọt.
Tác dụng: Bổ gan, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Cách dùng: Uống thay nước trà hằng ngày; có thể ăn cả táo và lạc; liên tục 30 ngày.

Lương y Huyên Thảo
Báo Sức khoẻ và đời sống 

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012


Tinh trùng - Kháng sinh tự nhiên
Một số cặp vợ chồng chọn cách "đi chợ để dành tiền" để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Khi sinh hoạt vợ chồng, phía nam cũng thường "giải lao" giữa chừng trước khi đến giai đoạn xuất tinh. Đứng trên quan điểm của y học hiện đại, như vậy sẽ có hại.


Các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, trong tinh dịch của người, có chứa một chất kháng khuẩn quan trọng là Cytomycin, nó có khả năng tiêu diệt cầu khuẩn hình chuỗi nho, cầu khuẩn móc xích và các loại vi khuẩn khác, với tác dụng giống như kháng sinh Penicillin, Streptomycin, Totracyclin...
Vì vậy, tinh dịch được xem như là một chất kháng sinh tự nhiên. Cuộc sống vợ chồng nồng thắm, sinh hoạt tình dục hài hòa, tinh dịch của người chồng đi vào âm đạo người vợ sẽ có tác dụng sát trùng khử độc, mang tính chất "nghĩa vụ" đối với cổ tử cung và ống dẫn trứng.
Ngoài ra, sự kích thích tích cực của hoạt động tình dục sẽ làm cho khả năng nội phân của cơ thể người vợ giảm bớt hoặc loại bỏ được hội chứng tổng hợp kinh nguyệt (thời kỳ hành kinh bị nhức đầu, khó chịu, đau bụng, phù thũng...). Những đôi vợ chồng cấm dục sẽ làm mất đi "hiệu ứng tốt lành".
Trong quá trình sinh hoạt tình dục, khi chưa đến giai đoạn xuất tinh mà phía nam "bỏ dở" giữa chừng thì đó là hoạt động tình dục không trọn vẹn. Nếu cứ thường xuyên như vậy sẽ có hại cho cơ thể. Hình thức sinh hoạt tình dục như vậy cũng làm cho phái nữ không được hưng phấn cao độ, dễ gây đau đầu, đau bụng, thậm chí còn gây ra viêm hố chậu mãn tính.
Các chuyên gia y học cho rằng, tất cả những đôi vợ chồng có khả năng tình dục đều có thể tận hưởng sự đam mê của tình ái, không nên hạn chế quá mức trong việc sinh hoạt vợ chồng hoặc cấm dục hẳn, như thế sẽ không có lợi cho sức khỏe cả về thể xác lẫn tinh thần của hai vợ chồng, như mọi người vẫn nói: "Ân ái vợ chồng kéo dài tuổi thọ".
Theo Eva

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012


Làm sao biết có kiếp trước, kiếp sau

Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.

Đa số con người đều rơi vào hai loại chấp:

1) chấp thường: tin rằng sau khi chết thì linh hồn còn hoài, hoặc xuống địa ngục bị trừng phạt đời đời, hoặc lên thiên đàng hưởng phước đời đời. Trong trường hợp này họ vô tình chấp nhận là có kiếp sau.

2) chấp đoạn: tin rằng sau khi chết là hết, không còn gì hết.

Đối với hai hạng người chấp như trên thì rất khó nói cho họ hiểu, bởi vì trong tâm của họ đã đóng khung và tin chắc như vậy rồi, giống như một cái ly úp ngược thì dù cố gắng đổ bao nhiêu nước cũng không vào được.

Vì không có thiên nhãn hay thần nhãn nên chúng ta có thể tạm dùng lý trí mà suy luận ra. Hãy lấy thí dụ, làm sao biết được có vi trùng, vi khuẩn? Mắt thường làm sao thấy được? Nếu mắt không thấy thì làm sao lại tin là có? Đa số đều tin có vi trùng, kể cả những trẻ nhỏ mới biết đọc biết viết. Người thường như chúng ta không trông thấy vi trùng nhưng các bác sĩ, bác học với kính hiển vi họ thấy vi trùng một cách rõ ràng và đối với họ, có vi trùng là một sự thật hiển nhiên chứ không còn là một niềm tin nữa. Khi chúng ta bị bệnh đi nhà thương nghe bác sĩ nói ta bị nhiễm vi trùng này,vi trùng kia là chúng ta tin liền. Tại sao không thấy mà tin? Bởi vì do suy luận hợp lý mà tin. Ta tin bác sĩ là người có học thức đàng hoàng, khổ nhọc nghiên cứu học hỏi trên dưới 10 năm mới ra trường. Hơn nữa ông ta hơi đâu mà đi lừa ta làm gì? Ông ta nói vi trùng nào cũng được, miễn sao cho ta thuốc uống hết bệnh là được rồi.

Tại sao mắt ta không thấy vi trùng mà vẫn tin? Tại sao ta không biết trong thuốc có những hóa chất gì mà lại tin là uống vào sẽ hết bệnh? Nếu ta muốn thấy tận mắt vi trùng thì phải vào các phòng thí nghiệm dí mắt vào ống kính hiển vi. Nếu ta muốn biết những hóa chất của thuốc tây thì phải chịu khó vào đại học vài năm để học y khoa hay dược khoa thì mới biết được những hoá chất hay dược liệu đó là gì, có công năng gì, do những phản ứng hóa học nào tạo ra, v.v...

Cũng vậy, nếu muốn thấy được kiếp trước hay kiếp sau thì ta cũng phải chịu khó tu tập thiền định để chứng được thiên nhãn thông hoặc túc mạng thông. Đức Phật nhờ tu hành đắc đạo nên có thiên nhãn thông, túc mạng thông thấy được vô số kiếp quá khứ của mình và của người khác giống như người có máy video thâu được hình ảnh của mình và người. Điều cần nhấn mạnh là những đệ tử của ngài cũng chứng được và thấy được kiếp trước của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, đệ tử của ngài là những bậc thánh tăng A la Hán, không còn phiền não ô nhiễm, đều chứng được thiên nhãn thông và túc mạng thông. Là Phật tử, tuy nhục nhãn còn bị che lấp bởi vô minh phiền não nhưng chúng ta vẫn có thể tin lời các ngài là có kiếp trước kiếp sau, giống như chúng ta đang tin bác sĩ nói có vi trùng vậy.

Tại sao chúng ta không thấy được ngày hôm qua mà lại tin là có ngày hôm qua? Ta biết được có ngày hôm qua là nhờ ký ức. Qua một đêm ngủ thời gian không đủ dài để xóa mờ trí nhớ nên ta mới nhớ lại được. Nhưng làm sao ta nhớ lại được chính xác ta đã làm gì, nói gì, đi đâu với ai, chỗ nào 10, 20 năm về trước? Nếu không nhớ nổi việc cũ ngay trong kiếp này thì qua một lần chết và tái sinh, trải qua một thân ngũ uẩn khác (ví như một màn sương mù dày đặc) làm sao ta có thể nhớ lại được kiếp trước? Một người bị mổ tim hay mổ óc, bị chích thuốc mê, sau khi tỉnh dậy nhiều khi phải mất vài ngày mới hoàn hồn nhớ lại được mình là ai, đang ở đâu. Chưa kể những người bị bệnh Alzheimer hoàn toàn mất hết trí nhớ, đối với những người này thì ngày hôm qua còn không có huống chi năm trước hay kiếp trước. Với kỹ thuật văn minh hiện đại, chúng ta có thể chụp hình với máy ảnh hoặc thu hình với máy video. Những gì chúng ta đã chụp hoặc thu hình từ mười năm trước, hôm nay tuy không thấy, không nhớ, nhưng nếu cần thì chúng ta vẫn có thể lấy ra xem lại được vì tất cả hình ảnh đã được thâu vào băng video. Cũng vậy tất cả những gì chúng ta đã làm, đã sống đều được thu vào tâm thức. Tâm thức là một kho tàng chứa tất cả những kiếp sống của ta, trong Duy thức Học gọi là Tàng thức hay A lại Da (Alaya) thức. Người nào có khả năng đi vào vùng sâu thẳm của tâm (tức Tàng thức) thì có thể thấy lại hết những kiếp sống quá khứ của mình. Muốn đạt được khả năng này thì phải tu tập thiền định, hoặc ngày nay với phương pháp thôi miên (hypnotisme) người ta có thể trở lui về quá khứ hoặc kiếp này, hoặc nhiều lắm là một vài kiếp trước như trường hợp của ông Edgar Cayce. Chuyện tin có kiếp trước là một chuyện hiển nhiên đối với dân Tây Tạng, bởi vì các Lạt ma cao cấp, sau khi chết và tái sinh các ngài đều nhớ được kiếp trước của mình, đã từng là ai, ở đâu, sống trong tu viện nào, và nhận diện ra các đệ tử cũ của mình.

Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển. Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến. Vì vậy một người thông minh nên có tinh thần cởi mở để học hỏi và khám phá ra những điều mới lạ, thay vì cố chấp khép tâm lại, chỉ tin những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó được.

Thích Trí Siêu
Nguồn: Khí  Công Y Đạo Việt Nam

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012


Công dụng tuyệt vời của quả Chôm Chôm


       Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.
Thịt chôm chôm rất giàu vitamin C, đồng, mangan, các nguyên tố khoáng vi lượng như kali, calcium, sắt… Chôm chôm cũng giàu protein, chất béo tốt, phospho… Lá, rễ, thân, vỏ, hạt của cây chôm chôm được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, trong đó có dược phẩm.
Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol “xấu” (LDL cholesterol), có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu. Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già.
Dưới đây là những công dụng của chôm chôm:

Giảm béo, đẹp da: Ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với những loại thực phẩm khác.

Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.

Trị tiểu đường: Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần.

Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.
Theo Cẩm nang gia đình


Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012


Mười Điều Tâm Niệm

The Ten Commandments of Mindfulness

Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả.
Mười Điều Tâm Niệm  

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.
Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.
Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.
Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có ý mưu đồ.
Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.
Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.
Bởi vậy:
- Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
- Lấy hoạn nạn làm giải thoát
- Lấy khúc mắc làm thú vị
- Lấy ma quân làm bạn đạo
- Lấy khó khăn làm thích thú
- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
- Lấy người chống đối làm nơi giao du,
- Coi thi ân như đôi dép bỏ,
- Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
- Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả.
Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành hay sao?
Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?
    Luận Bảo Vương Tam Muội
HT Thích Trí Quang (Dịch ra Việt)


CÂY XẤU HỔ


Herba Mimosae Pudicae
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.
Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).
Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12-14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2-3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng-hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1-1,5mm.
Mùa hoa: tháng 6-8.
Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.
Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).
Tác dụng dược lý:
Hoạt tính chống nọc rắn độc: Khả năng trung hòa nọc rắn độc của mimosa được nghiên cứu khá sâu rộng tại Ấn Độ. Nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 ghi nhận các dịch chiết từ rễ khô mimosa pudica có khả năng ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia. Sự ức chế bao gồm các độc hại gây ra cho bắp thịt, cho các enzy mes. Dịch chiết bằng nước có tác dụng mạnh hơn dịch chiết bằng alcohol (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001). Nghiên cứu bổ túc tại ĐH Mysore, Manasa gangotry (Ấn Độ) chứng minh được dịch chiết từ rễ cây mắc cỡ ức chế được sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc các rắn độc loại Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống co giật: Nghiên cứu tại Departement des Sciences Biologiques, Faculté des Sciences, Université de Ngaoundere (Cameroon) ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột ở liều 1000 đến 4000 mg/ kg trọng lượng cơ thể bảo vệ được chuột chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin tuy nhiên dịch này lại không có ảnh hưởng đến co giật gây ra bởi picrotoxin, và có thêm tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate (Fitoterapia Số 75-2004).
Hoạt tính chống trầm cảm (antidepressant) Nghiên cứu tại ĐH Veracruz (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá khô Mimosa pudica có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Thử nghiệm cũng dùng clomipramine, desipramine để so sánh và đối chứng với placebo (nước muối 0,9 %). Liều sử dụng cũng được thay đổi (dùng 4 lượng khác nhau từ 2mg, 4mg, 6mg đến 8 mg/kg). Chuột được thử bằng test buộc phải bơi.
Hoạt tính chống âu lo được so sánh với diazepam, thử bằng test cho chuột chạy qua các đường đi phức tạp (maze). Kết quả ghi được: clomipramine (1,3 mg/kg, chích IP), desipramine (2.14mg/kg IP) và Mắc cở (6,0mg/kg và 8,0 mg/kg IP) làm giảm phản ứng bất động trong test bắt chuột phải bơi. M. pudica không tác dụng trên test về maze. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt tính của Mắc cỡ có cơ chế tương tự như nhóm trị trầm cảm loại tricyclic (Phytomedicine Số 6-1999).
Tác dụng trên chu kỳ rụng trứng: Nghiên cứu tại ĐH Annamalai, Tamilnadu (Ấn Độ): Bột rễ mimosa pudica (150 mg/ kg trọng lượng cơ thể) khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ oestrous nơi chuột cái Rattus norvegicus. Các tế bào loại có hạch (nucleated và cornified) đều không xuất hiện. Chất nhày chỉ có các leukocytes.. đồng thời số lượng trứng bình thường cũng giảm đi rất nhiều, trong khi đó số lượng trứng bị suy thoái lại gia tăng. (Phytotherapia Research Số 16-2002). Hoạt tính làm hạ đường trong máu: Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, cho chuột uống, liều 250 mg/ kg cho thấy có tác dụng làm hạ đường trong máu khá rõ rệt (Fitoterapia Số 73-2002).
Thành phần hoá học: Alcaloid (mimosin C8H10O4N2.) và crocetin còn có flavonoid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.
Công năng: An thần, giảm đau, trừ phong thấp,
Công dụng: Cành, lá làm thuốc ngủ, an thần. Rễ chữa nhức xương, thấp khớp.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g cành lá khô, sắc uống trước khi đi ngủ. Rễ cây thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống ngày 100-120g.
Bài thuốc:
1. Suy nhược thần kinh, mất ngủ: Mắc cỡ 15g, dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15g. Chua me đất 30g sắc uống hằng ngày vào buổi tối.
2. Viêm phế quản mạn tính: Mắc cỡ 30g, rễ lá Cẩm 16g sắc uống, chia làm hai lần trong ngày.
3. Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20-30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ Cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10g.
4. Huyết áp cao (đơn thuốc có kinh nghiệm của lương y Ðỗ Văn Tranh): Hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g. Bông sứ cùi 6g, Câu đằng 6g, Tang ký sinh 8g, Ðỗ trọng 6g, mắc cỡ gai 6g. Lá vông nem 6g, hạt Muồng ngủ 6g, Kiến cò 6g, Ðịa long 4g, sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.
Chú ý: Người suy nhược, hàn thì không dùng.
Nguồn: thuocdongduoc.vn



Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012


PHÁP HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN NHỚ LẠI KIẾP TRƯỚC (PAST LIFE THERAPY) 

Giáo Sư HAZEL DENNING

Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chươngtrình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranhluận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi. Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi tìm cách hội kiến với bà.

Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside, nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali.

Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).

Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý. Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũngtìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian". Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xa để xemnhững thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đếndữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).

Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước.

Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy.

Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được, những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.

Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên".

Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).

Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giao, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?"

Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cổ, bà kết luận.

Quan điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh trong nhiều kiếp của họ và bà đã khai triển riêng lý thuyết của bà. Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy, không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thú vị và hào hứng.

Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh? Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia đình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau dồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.

Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần?

Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".

Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.

Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng.

Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.

Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?

Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhận của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.

Vicki Mackenzie: Bà có cho rằng chính mình tự chọn đời sống của mình không?

Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy.

Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫn mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ". Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.

Đối với bà này, tuy bà nói sẵn sàng tha thứ cho cha mẹ, nhưng tôi nghĩ "Làm sao tôi có thể giúp bà ta tha thứ cho người cha, người mẹ đã làm những chuyện ghê tởm như thế đối với con mình"? Tôi bứt rứt, dằn vặt mãi và cuối cùng chính bệnh nhân đã giúp tôi tìm câu giải đáp. Bà thấy kiếp trước, thời Đức Quốc Xã, bà là một đứa trẻ bụi đời, sống lang thang đầu đường xó chợ và đã giết chết một đứa trẻ khác. Sau đó họ bị bắt vào Auschwitz, một trại giam người Do Thái, và bắt phải làm công việc kiểm soát những đứa trẻ Do Thái bị giết đã chết hẳn chưa. Lúc đầu công việc không làm bà phiền hà mấy, nhưng ngày lại ngày nhìn bao nhiêu xác trẻ con, bà chịu không được nên đã bỏ trốn và bị bắn chết. Bệnh nhân nói thêm rằng, "Đời sau, khi tái sanh, tôi muốn cha mẹ tôi hành hạ tôi để tôi trả nghiệp cho mau. Vì vậy tôi phải cám ơn hai vị này đã giúp tôi trả nghiệp báo".

Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?

Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi buổi trình diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vật thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fat lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.

Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh!

Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.

Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?

Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.

Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh Thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.

Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.

Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?

Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà phát triển bất tận. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.

Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.

Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi.

Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.

Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?

Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành.

Đó là luật nhân quả.

Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cùng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị. Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.

Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.

Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?

Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).

Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?

Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khác hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.

Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?

Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nói rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".

Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần có kinh nghiệm xuyên qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường. Nhưng kỷ niệm khó quên nhất xảy ra lúc tôi đang ở trong phòng tắm. Tôi bị đau gan từ lúc học lớp tám. Tôi hay bị những cơn đau túi mật hành > hạ, đau đầu đến buồn nôn làm tôi khổ sở lắm. Hồi trước tôi cũng hay nóng nảy. Có hôm cơn giận nổi lên khiến hai mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt. Có nhiều lúc tôi có cảm tưởng như cơn giận làm chóp đầu của tôi có thể bay đi mất. Nhưng không ai biết vì tôi không để lộ ra ngoài. Cách đây chừng mười năm, một hôm tôi đang tắm dưới một vòi sen thì cơn nhức đầu kéo tới. Tôi dằn giọng nói lớn, "Chúa ơi, tôi muốn biết tại sao tôi bị bệnh gan hành hạ, tại sao tôi phải chịu đau khổ như thế này?" Vừa dứt lời bỗng nhiên tôi thấy mình là một người lính theo Thập Tự Chinh thời Trung Cổ, vừa bị một giáo xuyên qua gan. Tôi tức giận sắp phải chết vì một "chính nghĩa" mà tôi không còn tin tưởng nữa. Tôi chán ghét những việc chúng tôi đang làm - đốt phá những đền đài đẹp đẽ - nhưng tôi không làm gì được hơn. Tôi biết tôi sắp chết và sẽ không bao giờ thấy lại được người vợ và hai đứa con trai. Tôi chết trong giận dữ, và chứng đau gan bây giờ là sự biểu lộ của cơn giận xa xưa ấy. Giây phút ấy trong phòng tắm, tôi nghe một giọng thì thầm: "Nguyên do của tính nóng giận của ngươi bắt nguồn ở đây". Từ ngày đó, tôi không bị cơn đau túi mật hành hạ nữa.

Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?

Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ. Trường hợp chồng tôi cũng thế.

Một buổi sáng đang chơi tennis, ông gục chết trên sân cỏ. Sau khi được tin, tôi vào phòng đọc sách gọi điện thoại báo tin cho gia đình và bỗng dưng một cảm xúc kỳ diệu chưa từng có đã đến với tôi. Căn phòng như sáng hơn và ấm áp hơn. Lông măng trên hai tay tôi dựng đứng hết và tôi cảm thấy được an ủi, khích lệ và sung sướng lạ lùng dường như được ôm ấp bởi tình yêu của nhà tôi, khi ấy tôi nghe tiếng ông thầm thì: "Em ơi, anh sung sướng được ra đi như ý muốn". Tối hôm ấy tôi vẫn đi dự buổi họp ở trường. Tan họp, tôi mới báo cho mọi người biết tin và ai cũng xúc động thương tiếc làm tôi phải đi an ủi từng người. Khi người thân qua đời thì đau buồn là chuyện thường tình, nhưng tôi không chịu được cảnh người ta tỏ ra bi thương thái quá, vì như vậy chứng tỏ họ có mặc cảm tội lỗi gì với người chết.

Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?

Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta. Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy. Chi tiết về trường hợp tái sanh có thể khác nhau nhưng chân lý thì chỉ có một, là chân lý mà Lama Yeshe và Lama Zopa đã nói cho chúng tôi nghe trong chiếc lều trên sườn núi của Kopan rằng sau khi chết sẽ có một đời sống khác; rằng đời sống kế tiếp như thế nào là do nghiệp báo của bao đời trước quyết định; rằng trạng thái tâm thần khi hấp hối đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sau; rằng người ta thường trở lại sống với những người có nghiệp duyên với chúng ta; rằng những đau khổ của đời này là chính chúng ta tạo ra v.v ...
Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt Nam

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012


Bệnh từ thế giới vô hình phải chữa theo tâm linh

Bé trai 3 tuổi bị bệnh liên miên chữa thuốc Đông Tây y không khỏi
Dạ con kính thưa Thầy,
Con biết Thầy bận lắm nhưng con vẫn mạo muội viết thư này với nhiều hy vọng sẽ được Thầy thương tình giúp đỡ.
Con thuê căn nhà đang ở gần 1 năm nay, và suốt thời gian này con và bé trai 3 tuổi cứ bệnh tật liên miên. Ngoài ra con thường xuyên nằm mơ thấy con nít ngồi đầy ngoài ngõ hoặc chận đường con lại để xin ăn, con cũng đã cúng cho họ mấy lần.
Lần này bé trái con lại tái phát chứng ho, sổ mũi (nước trong) và sốt cao. Con chẳng biết làm sao vì bé uống kháng sinh nhiều nên lờn thuốc và càng dễ tái phát (sau khi uống thuốc khoảng 1 tuần thì bệnh lại). Con đã nhờ cậy đến cô Nh., Thầy L., anh H. và Bác Nh, họ cũng cho con đơn thuốc nhưng uống vào bệnh bé nặng hơn, họ có đổi thuốc vài lần nhưng không thành công (có lẽ không phù hợp với tình trạng bệnh của bé).
Tối nay con lại nằm mơ thấy người ta nhiều lắm, mà lần này họ vào nhà con luôn, rất đông, chứ không ở ngoài ngõ như trước, rồi con thấy con nấu cơm cho họ ăn nữa. Vừa mơ xong con giựt mình dậy và sợ lắm! Không lẽ họ đã làm cho bé nhà con bệnh tật hoài sao?
Con là người sống hiền lành, hơi nhút nhát, không bao giờ gây tổn hại đến người khác, thường hay bố thí giúp đỡ người nghèo, nhược điểm của con là dễ nóng tính. Và ngày nào con cũng niệm danh hiệu Phật Dược Sư và ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu cho con trai con khỏe mạnh nhưng tới bây giờ bé vẫn chưa đỡ mà càng bệnh nhiều hơn.
Xin Thầy dạy con biết do căn nguyên sâu xa nào mà con trai của con cứ bệnh hoài. Mỗi lần niệm Quán Thế Âm Bồ Tát con đều sám hối lỗi lầm. Và xin Thầy chỉ con làm sao để bé hết bệnh. Con có nhiều tâm niệm lắm nhưng chưa thực hiện được vì bé cứ bệnh hoài!
Đội ơn Thầy đã đọc mail của con, con kính chúc Thầy vô lượng an lạc và tinh tấn!
 Diệu Hiền
Trả lời
Hãy chữa bằng tâm linh như sau :
Đọc Lời Nguyên Khai Minh :
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật. (đọc 3 lần rồi lạy 1 lạy)
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (đọc 3 lần, 1 lạy)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần, 1 lạy)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần, 1 lạy)
Nam Mô Mười Phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, Chư Vị Thiên Liêng Tam Cõi, và Chư Hợ Pháp Thiện Thần ở nơi đây.
Xin ánh sáng Vô Lượng Quang, soi sáng toàn thể pháp giới chúng sanh muôn loài vạn vật, để tất cả đều được hồi phục sự sáng và phá tan màn vô minh, ĐỐN SIÊU MƯỜI PHÁP GIỚI, vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô Pháp Giới Toàn Thân A Di Đà Phật (1 lạy)
Sau đó đọc 7 biến CHÚ ĐẠI BI
Tụng tiếp bài VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN :
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha đà da dạ Đa điệt dạ tha, A di rị đô bà tỳ A di rị đa, tất đam bà tỳ A di rị đa, tỳ ca lan đế A di rị đa, tỳ ca lan đa Dà di nị, dà dà na Chỉ đa ca lệ ta bà ha. (tụng 3 lần)
Rồi tụng 4 chữ : A DI ĐÀ PHẬT từ 15-30 phút, xong phát nguyện hồi hướng
HỒI HƯỚNG :
Nam Mô A Di Đà Phật Kính Bạch Từ Phụ Đệ tử xin hồi hướng tất cả công đức trì niệm hôm nay, về Tây Phương Cực Lạc Quốc. Xin nguyện cầu cho tất cả chư vị vong linh hiện đang ở nhà con, và tất cả pháp giới chúng sanh, đều được sự soi sáng của A Di Đà, sớm thức tâm niệm phật, để được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Quốc.
Nguyện cầu chư Phật, Chư Bồ Tát độ trì cho con của con tên là……… được khỏe mạnh không bệnh tật. Nam Mô A Di Đà Phật (1lạy)
Cách chữa bệnh trên người bé :
Sau đó, trước khi đi ngủ, hay bất cứ lúc nào cháu bệnh, sốt, người mẹ nằm bên cạnh đặt lòng bàn tay vào rốn của bé, tưởng tượng mỗi câu niệm thầm hay niệm ra tiếng : A Di Đà Phật, có nghĩ là đưa ánh sáng A Di Đà Phật là ánh sáng Vô Lượng Quang của Phật vào bụng bé khi bé thở ra bụng xẹp xuống, cứ mỗi lần theo dõi bụng bé xẹp xuống thì niệm A Di Đà Phật để đưa ánh sáng của Phật vào bụng, lâu khỏan 30 phút, thì bé vừa ngủ ngon, vừa hết sốt, ho, và cũng không còn nằm mơ thấy ai nữa.
Bài tụng trên mỗi ngày tụng 2 lần sáng tối, và cách chữa cho bé mỗi tối. Không cho uống sữa ăn uống nước cam sẽ làm ho đàm nhiều hơn.

Phản hồi :
Dạ kính thưa Thầy,
Con viết mail này để cảm ơn Thầy, sau một tuần làm theo hướng dẫn của Thầy, bé đã hết sốt, ho, sổ mũi. Mà bệnh bớt từng ngày thấy rõ. Đây là lần đầu tiên bé hết bệnh mà không phải dùng đến thuốc!
Con vẫn sẽ duy trì việc tụng kinh niệm Phật mỗi ngày, con thấy tâm mình nhẹ nhàng sau khi đọc kinh vì được Tam Bảo gia hộ. Năm nay vợ chồng con bị “tam tai”, đứa Nhâm Tý, đứa Canh Thân, con có thể dùng bài tụng của Thầy để cầu tai qua nạn khỏi không ạ?
Đội ơn Thầy vô cùng!
Nguồn: khicongydaododucngoc.blogspot.com

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012


 Kỳ 44. Chữa bệnh bằng máy sấy tóc

     BS Huỳnh Hải
------------------------------------------------------------


-------------------------------------------------------------

Kỳ 44
 TẬP HÍT THỞ


Hít thở nhằm cung cấp dưỡng khí cho cơ thể,  thải khí độc ra ngoài và để tâm trí yên ổn. Hít thở phải đũ các yếu tố sau:
- Ngồi tư thế thoải mái, cột sống thẳng
- Không khí nên trong sạch ( nơi có cây xanh,  có ánh nắng ban mai, không bụi khói, yên tĩnh )
-         Tốc độ hít thở vừa phải ( không nhanh, không chậm ) và sao cho có cảm giác dễ chịu
-         Hít vào và thở ra đếm 1. Sau đó lập lại đếm đến 10 ( một đợt ). Sau đó các bạn hít thở bình thường ( không để ý hơi thở ). Rồi tiếp tục đợt mới. Một buổi tập khoảng 4 đợt như vậy
-         Khi hít thở chỉ chú ý đến hơi thở ra vào ( không để ý nghĩ xen vào ) và cơ thể phải buông lỏng hoàn toàn. Đang hít thở nếu quên số đếm phải lập lại đợt đó và đếm lại từ 1
-         Hít vào bằng mũi ( ngậm miệng lại ). Khi thở ra cũng bằng mũi nhưng gần cuối hơi thở ra há nhẹ miệng để thở vừa mũi vừa miệng

 BÀI TẬP XOA BÓP TOÀN THÂN:  da đầu, mặt, cổ, gáy, bụng, hông, thận, tay, chân…



Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012


Đạo Hay Nhất
Thích Trí Siêu

Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
- Thưa các vị giáo chủ, hôm nay ta mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các Ðạo để tôn lên làm quốc giáo. Ta đặt niềm tin nơi các vị, với sự minh triết xin các vị hội thảo bàn luận với nhau để tìm cho ta một Ðạo nào hay nhất, đáng được hưởng ân phúc của hoàng gia. Ðạo nào cũng được miễn sao mọi người đều đồng ý kính phục, không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi.
Trải qua nhiều năm mà vua vẫn chưa được trả lời, bởi vì ai cũng cho Ðạo của mình là hay nhất, nhưng người khác lại không chịu. Cứ thế mà tranh luận giằng co từ năm này sang năm khác. Rồi một hôm, có một hiền giả du phương ghé qua nước của nhà vua nọ. Sau khi nghe chuyện nhà vua tìm một Ðạo hay nhất mà chưa ra, bèn đến xin yết kiến nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi có thể chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi được.
Vua nghe qua rất đỗi vui mừng vì hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau bao năm dài trông đợi.
- Thật vậy sao! Xin hiền giả hãy nói cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
- Xin bệ hạ kiên nhẫn một chút. Tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh vắng vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua bờ bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sang ngày mai, đúng hẹn, vua và vị hiền giả gặp nhau tại bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho một chiếc thuyền đến gần để chở hai người sang bờ bên kia. Khi chiếc thuyền đến gần, vua sửa soạn bước lên thì hiền giả chặn lại, nói rằng ông ta muốn khám xét lại chiếc thuyền coi có tốt và bảo đảm không.
- Chiếc thuyền này không được vì có một miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào. Hiền giả thưa.
Vua lại gọi chiếc thuyền khác đến. Sau khi khám xét, vị hiền giả tìm thấy vài miếng ván bên hông thuyền hơi lỏng vì thiếu đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác đến. Sau khi khám xét kỹ càng, hiền giả lại từ chối vì lý do nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ như thế, vua gọi hết chiếc thuyền này đến chiếc thuyền khác, chiếc nào hiền giả cũng moi ra được khuyết điểm. Dần dần nhà vua mất kiên nhẫn, chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến. Sau cùng vua không nhịn được nữa:
- Thưa hiền giả! Từ trưa tới bây giờ, ta đã gọi biết bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc nào ngài cũng từ chối hết. Xin hỏi ngài, thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài ba cái đinh thì đã có sao? Nó vẫn có thể đưa mình qua sông được kia mà! Sao ngài lại để ý đến những khuyết điểm nhỏ nhặt như vậy.
Lúc bấy giờ vị hiền giả nhìn vua mỉm cười nói:
- Bệ hạ đã tự mình nhận thấy rằng dù có vài ba khuyết điểm nhưng tất cả những chiếc thuyền kia đều có thể đưa mình qua sông được. Cũng thế, tất cả Ðạo trong nước của bệ hạ đều giống như những chiếc thuyền kia. Ðạo nào cũng có thể đưa bệ hạ đến sự thể nhập với Thượng đế. Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác nhau là một điều vô ích, thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy trở về lo việc triều đình, tiếp tục lấy đức trị dân và hãy bình đẳng kính trọng các Ðạo giáo xem Ðạo nào cũng như Ðạo của chính mình vậy.
Nghe xong, vua liền phục xuống chân vị hiền giả đảnh lễ. Và khi ngẩng lên, vua sung sướng cảm thấy mình thực sự thấm nhuần sự minh triết.

Thích Trí Siêu

Tổng số lượt xem trang