ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012


Uống cốc nước đầu tiên trong ngày như thế nào?

Nhiều người biết, sau khi thức dậy vào lúc sáng sớm, bụng đang rỗng uống ngay một cốc nước sẽ có lợi cho sức khỏe.

Thế nhưng, cốc nước cần phải uống đó là nước gì mới chính xác? Nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, hoặc nước mật ong, nước chanh, nước quả, sữa v.v... Chọn những thứ đó đã đúng chưa? Cần làm cho rõ, nếu không bạn sẽ phạm sai lầm, thậm chí còn đáng tiếc nữa. Xin phân tích đôi điều để bạn có thể lựa chọn.
Nước đun sôi để nguội: Buổi sớm dậy, uống cốc nước có độ ấm như nhiệt độ trong phòng bạn ngủ là tốt nhất. Điều đó sẽ làm giảm thiểu tối đa sự kích thích đối với dạ dày và ruột. Nghiên cứu phát hiện, nước đun sôi để nguội trong khoảng 20~25 oC là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi hoạt tính sinh vật trong đó sẽ thẩm thấu qua màng tế bào mà kích thích sự bài tiết, làm tăng thêm khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Nguyên tố Can-xi, Ma-giê trong nước đun sôi để nguội đều rất có ích cho sức khỏe cơ thể bạn. Tuy nhiên, buổi sáng sớm không nên uống nước lạnh. Điều đó sẽ làm cho dạ dày bị kích thích mà không có cách nào đến được đường ruột, làm bụng bị chướng khí.
Nước mật ong: Buổi sáng sớm sau khi tỉnh dậy bạn uống một cốc nước mật ong càng tốt. Bởi con người, sau một đêm dài ngủ thiếp đi thì phần lớn nước trong cơ thể đã bị bài tiết hoặc bị hấp thụ. Trong lúc rỗng ruột, uống một cốc nước mật ong, vừa có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể vừa tăng thêm dinh dưỡng cho bạn.
Nước chanh: Nếu bạn quan tâm tới tri thức làm đẹp hoặc giảm béo mà trên báo chí vẫn thường đề cập thì sẽ phát hiện chất uế thải cách ngày là hung thủ làm hại thân hình yêu kiều và sắc đẹp bản thân.
Đúng vậy, uế thải tích tụ dần dần biến thành độc tố, sẽ hiện ra trên làn da của bạn. Cho nên hằng ngày khi tỉnh dậy vào buổi sớm, tốt nhất vào trước bữa ăn sáng, bạn hãy uống một cốc nước ấm mà trong đó có những lát chanh tươi. Chớ coi thường cốc nước thải độc này. Bởi nó không chỉ là chất tốt nhất làm trung hòa được a-xít trong cơ thể mà còn có tác dụng loại trừ độc ra khỏi cơ thể bạn. Ngoài đó ra, nếu như khẩu khí không tốt thì nước chanh sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đó một cách tuyệt vời.
Nước muối nhạt: Không ít người cho rằng buổi sớm dậy, uống nước muối nhạt có lợi cho sức khỏe. Điều đó thật sai lầm.
Qua nghiên cứu thấy rằng, trong suốt một đêm ngủ cơ thể không nhận được một giọt nước, mà còn phải thở hít, tiết mồ hôi và tiểu tiện. Những hoạt động sinh lí ấy đã tiêu hao rất nhiều nước trong cơ thể. Buổi sớm sau khi ngủ dậy, uống nước muối nhạt sẽ tăng thêm sự thoát nước, làm cho miệng càng khô. Và, sáng sớm là thời điểm huyết áp bạn dâng cao; Uống nước muối nhạt càng khiến cho huyết áp tăng thêm.
Nước quả: Có người cho rằng, mỗi buổi sáng sớm tỉnh dậy uống một cốc nước quả tươi, vừa có tác dụng giải khát, lại có thêm dinh dưỡng đưa vào cơ thể.
Như vậy là sai. Uống nước quả vào lúc này không phải là lúc bổ sung cho cơ thể lượng nước cần thiết. Bạn đang bị thiếu nước lại bắt dạ dày và ruột phải làm việc ngay. Điều đó không có lợi cho sức khỏe. Nếu uống nước có ga đóng hộp thì càng sai lầm hơn, bởi những thức uống đó sẽ làm tăng tốc bài tiết can-xi ra khỏi cơ thể bạn.
Sữa bò: Buổi sáng sớm có thể uống cốc sữa bò. Điều đó không sai, nhưng để thay cho cốc nước đầu tiên trong một ngày mới là sai lầm đấy. Bụng bạn đang rỗng, uống sữa bò vào thì dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã chạy qua ruột, tiểu tràng chưa kịp hấp thu, khi ấy giá trị dinh dưỡng của sữa bò liền bị mất. Sữa bò tốt thật, nhưng uống như thế không đúng lúc.
Những điều cần lưu ý khi uống cốc nước đầu tiên trong một ngày mới: Uống vào lúc bụng rỗng, trước bữa ăn sáng. Uống từ từ, từng ngụm một. Uống tốc độ nhanh không có lợi cho sức khỏe, mà có thể dẫn tới hạ huyết áp, làm ứ nước ở não, dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, ói mửa. Uống với liều lượng vừa phải. Cốc nước đầu tiên mà bạn sẽ uống tốt nhất là vào khoảng 300 ml.
Nguyễn Hiền Nhân

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012


Lá Thư tbên kia Thế Giới

Bác sĩ Alizabeth Kubler Ross, người tiền phong trong lãnh vực nghiên cứu về hiện tượng hồi sinh cho biết: "Con người sợ chết như con nít sợ ma, họ đã nhìn cái chết một cách sợ hãi, ghê tởm và cố gắng phủ nhận nó vì nó làm gián đoạn sự liên tục của đời sống. Nhưng nếu họ biết chấp nhận sự chết một cách bình thản, giản dị thì họ sẽ thấy chết là một sự kiện tự nhiên cũng như lúc sinh ra vậy. Bất kỳ lúc nào chung quanh chúng ta, sống và chết cũng luôn luôn tiếp diễn. Lá cây rụng để nhường chỗ cho những mầm non xuất hiện, hết mùa đông lại có mùa xuân. Một hiện tượng tự nhiên và cần thiết như thế không lẽ lại chẳng bao hàm một ý nghĩa thâm sâu nào đó? Phải chăng chính vì có sự chết mà sự sống hiện hữu, có sự xây dựng thì cũng phải có sự hủy diệt, đâu có gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta không thể hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống nếu họ không chịu chấp nhận sự chết, và đã đến lúc người ta phải nghiên cứu cặn kẽ các sự kiện này chứ không thể chấp nhận những lý thuyết mơ hồ nào đó được".
Sau đây là tài liệu được trích lại từ cuốn La revue spirite:

Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được. Ông không tin rằng có một linh hồn tồn tại sau khi chết vì thể xác chỉ là sự kết hợp của các vật chất hữu cơ và trí thông minh chẳng qua chỉ là sản phẩm của các tế bào thần kinh. Khi thể xác đã hư hoại thì trí thông minh cũng không thể tồn tại. Một hôm khi bàn chuyện với các con về đề tài đời sống sau khi chết, ông hứa sẽ liên lạc với các con nếu quả thật có một đời sống bên kia cửa tử. Cậu con trai Piere Desrives, cũng là một y sĩ, đã nói: "Nếu đã chết, làm sao cha có thể liên lạc với con được?" Bác sĩ Henri suy nghĩ một lúc rồi trả lời: "Cha không tin có một đời sống hay cõi giới nào ngoài đời sống này nhưng nếu sau khi chết mà cha thấy được điều gì thì cha sẽ tìm đủ mọi cách để liên lạc với các con". Vài năm sau, bác sĩ Desrives từ trần, các con ông vì bận việc nên cũng không để ý gì đến buổi bàn luận đó nữa.
Khoảng hai năm sau, một nhóm nhân viên làm việc trong bệnh viện lập bàn cầu cơ chơi, bất ngờ cơ bút đã viết: "Xin cho gọi bác sĩ Piere Desrives đến vì tôi là cha cậu đó và tôi có mấy lời muốn nhắn nhủ với các con tôi". Được thông báo, bác sĩ Piere không tin tưởng mấy nhưng nhớ lại lời dặn của cha, ông bèn gọi các em đến tham dự buổi cơ bút này. Một người cầm giữ đầu một sợi dây, đầu kia cột vào một cây bút chì và chỉ một lát sau cây bút đã tự động chạy trên các trang giấy thành một bức thư như sau:

Các con thân mến,
Cha rất hài lòng đã gặp đủ mặt các con nơi đây. Gần một năm nay, cha có ý trông đợi để kể cho các con về những điều ở cõi bên này mà cha đã chứng kiến nhưng không có cơ hội.
Như các con đã biết, hôm đó sau khi ở bệnh viện về, cha thấy trong người mệt mõi lạ thường, cha bèn lên giường nằm và dần dần lịm đi luôn, không hay biết gì nữa. Một lúc sau cha thấy mình đang lơ lửng trong một bầu ánh sáng trong suốt như thủy tinh. Thật khó có thể tả rõ cảm tưởng của cha khi đó, nhưng không hiểu sao cha thấy trong mình dễ chịu, linh hoạt, thoải mái chứ không bị gò bó, ràng buộc như trước. Các con biết cha bị phong thấp nên đi đứng khó khăn, vậy mà lúc đó cha thấy mình có thể đi đứng, bay nhảy như hồi trai tráng. Cha có thể giơ tay giơ chân một cách thoải mái, không đau đớn gì. Đang vẫy vùng trong biển ánh sáng đó thì bất chợt cha nhìn thấy cái thân thể của cha đang nằm bất động trên giường. Cha thấy rõ mẹ và các con đang quây quần chung quanh đó và phía trên thân thể của cha có một hình thể lờ mờ trông như một lùm mây màu xám đang lơ lửng. Cả gia đình đều đang xúc động và không hiểu sao cha cứ thấy trong mình buồn bực, khó chịu. Cha lên tiếng gọi nhưng không ai trả lời, cha bước đến nắm lấy tay mẹ con nhưng mẹ con không hề hay biết và tự nhiên cha ý thức rằng mình đã chết. Cha bị xúc động mạnh, nhưng may thay lúc đó mẹ con và các con đều lên tiếng cầu nguyện, tự nhiên cha thấy mình bình tĩnh hẳn lại như được an ủi. Cái cảm giác được đắm chìm trong những lời cầu nguyện này thật vô cùng thoải mái dễ chịu không thể tả xiết. Lớp ánh sáng bao quanh cha tự nhiên trở nên sáng chói và cả một cuộc đời của cha từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành bỗng hiện ra rõ rệt như trên màn ảnh. Từ việc gần đến việc xa, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng đều hiện ra rõ rệt trong tâm trí của cha. Hơn bao giờ hết, cha ý thức tường tận các hành vi của mình, các điều tốt lành, hữu ích mà cha đã làm cũng như các điều xấu xa, vô ích mà cha không tránh được. Tự nhiên cha thấy sung sướng về những điều thiện đã làm và hối tiếc về những điều mà đáng lẽ ra cha không nên làm. Cả một cuốn phim đời hiện ra một cách rõ rệt cho đến khi cha thấy mệt mỏi và thiếp đi như người buồn ngủ.
Cha ở trong tình trạng vật vờ, nửa ngủ nửa thức này một lúc khá lâu cho đến khi tỉnh dậy thì thấy mình vẫn lơ lửng trong một bầu ánh sáng có màu sắc rất lạ không giống như màu ánh sáng lần trước. Cha thấy mình có thể di chuyển một cách nhanh chóng, có lẽ vì không còn xác thân nữa. Cha thấy cũng có những người đang di chuyển gần đó nhưng mỗi lần muốn đến gần họ thì cha lại có cảm giác khó chịu làm sao. Một lúc sau cha đi đến một nơi có đông người tụ họp. Những người này có rung động dễ chịu nên cha có thể bước lại hỏi thăm họ một cách dễ dàng. Một người cho biết tùy theo các rung động thích hợp mà cha có thể tiếp xúc được với những người ở cõi bên này. Sở dĩ cha không thể tiếp xúc với một số người vì họ có sự rung động khác với "tần số rung động" (frequency) của cha. Sự giải thích có tính cách khoa học này làm cha tạm hài lòng. Người nọ cho biết thêm rằng ở cõi bên này tần số rung động rất quan trọng, và tùy theo nó mà người ta sẽ lựa chọn nơi chốn mà họ sống. Cũng như loài cá ở ngoài biển, có loài sống gần mặt nước, có loài sống ở lưng chừng và có loài sống dưới đáy sâu tùy theo sức ép của nước thì ở cõi bên này, tùy theo tần số rung động mà người ta có thể tìm đến được các cảnh giới khác nhau. Sự kiện này làm cha cảm thấy vô cùng thích thú vì như vậy quả có một cõi giới bên kia cửa tử và cõi này lại có nhiều cảnh giới khác nhau nữa.
Khi xưa cha không tin những quan niệm như thiên đàng hay địa ngục nhưng hiện nay cha thấy quan niệm này có thể được giải thích một cách khoa học qua việc các tần số rung động. Những tần số rung động này như thế nào? Tại sao cha lại có những tần số rung động hợp với một số người? Người nọ giải thích rằng tùy theo tình cảm của con người mà họ có những sự rung động khác nhau; người có tình thương cao cả khác với những người tính tình nhỏ mọn, ích kỷ hay những người hung ác, không hề biết thương yêu. Đây là một điều lạ lùng mà trước nay cha không hề nghĩ đến. Cha bèn đặc câu hỏi về khả năng trí thức, phải chăng những khoa học gia như cha có những tần số rung động đặc biệt nào đó, thì người nọ trả lời rằng, khả năng trí thức hoàn toàn không có một giá trị nào ở cõi bên này cả. Điều này làm cho cha ít nhiều thất vọng. Người nọ cho biết rằng cái kiến thức chuyên môn mà cha tưởng là to tát chẳng qua chỉ là những mảnh vụn của một kho tàng kiến thức rất lớn mà bên này ai cũng có thể học hỏi được.
Người nọ nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là con người biết làm gì với những kiến thức đó. Sử dụng nó để phục vụ hay tiêu diệt nhân loại? Sử dụng nó vào mục đích vị tha hay ích kỷ? Sử dụng nó để đem lại niềm vui hay để gây đau khổ cho người khác? Thấy cha có vẻ thất vọng, người này bèn đưa cha đến một thư viện lớn, tại đây có lưu trữ hàng triệu cuốn sách mà cha có thể tham cứu, học hỏi. Chưa bao giờ cha lại xúc động như vậy. Có những cuốn sách rất cổ viết từ những thời đại xưa và có những cuốn sách ghi nhận những điều mà từ trước tới nay cha chưa hề nghe nói đến. Sau một thời gian nghiên cứu, cha thấy cái kiến thức mà mình vẫn hãnh diện thật ra chẳng đáng kể gì so với kho tàng kiến thức nơi đây. Đến khi đó cha mới thấm thía điều người kia nói về khả năng trí thức của con người và bắt đầu ý thức về tần số rung động của mình.
Nơi cha đang sống có rất đông người, đa số vẫn giữ nguyên tính nết cũ như khi còn sống ở thế gian. Có người hiền từ vui vẻ, có người tinh nghịch ưa chọc phá người khác, có người điềm đạm, có kẻ lại nóng nảy. Quang cảnh nơi đây không khác cõi trần bao nhiêu; cũng có những dinh thự đồ sộ, to lớn; có những vườn hoa mỹ lệ với đủ các loại hoa nhiều màu sắc; có những ngọn núi rất cao hay sông hồ rất rộng. Lúc đầu cha ngạc nhiên khi thấy những cảnh vật này dường như luôn luôn thay đổi, nhưng về sau cha mới biết cảnh đó hiện hữu là do sức mạnh tư tưởng của những người sống tại đây. Điều này có thể giải thích giống như sự tưởng tượng ở cõi trần. Các con có thể tưởng tượng ra nhà cửa dinh thự trong đầu óc mình, nhưng ở cõi trần sức mạnh này rất yếu, chỉ hiện lên trong trí óc một lúc mà thôi. Bên này vì có những rung động đặc biệt nào đó phù hợp với sự rung động của tư tưởng làm gia tăng thêm sức mạnh khiến cho những hình ảnh này có thể được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và lâu bền hơn.
Các con đừng nghĩ rằng những người bên này chỉ suốt ngày rong chơi, tạo ra các hình ảnh theo ý muốn của họ; mà thật ra tất cả đều bận rộn theo đuổi các công việc riêng để chuẩn bị cho sự tái sinh. Vì mọi tư tưởng bên này đều tạo ra các hình ảnh nên đây là môi trường rất thích hợp để người ta có thể kiểm soát, ý thức rõ rệt hơn về tư tưởng của mình. Vì đời sống bên này không cần ăn uống, làm lụng nên người ta có nhiều thời giờ theo đuổi những công việc hay sở thích riêng. Có người mở trường dạy học, có kẻ theo đuổi các nghành chuyên môn như hội họa, âm nhạc, kiến trúc, văn chương thơ phú v.v....
Tóm lại, đây là môi trường để họ học hỏi, trau dồi các khả năng để chuẩn bị cho một đời sống mai sau. Phần cha đang học hỏi trong một phòng thí nghiệm khoa học để sau này có thể giúp ích cho nhân loại. Càng học hỏi, cha càng thấy cái kiến thức khi xưa của cha không có gì đáng kể và nền y khoa mà hiện nay các con đang theo đuổi thật ra không lấy gì làm tân tiến lắm nếu không nói rằng rất ấu trĩ so với điều cha được biết nơi đây. Hiển nhiên khoa học phát triển tùy theo khả năng trí thức của con người, mỗi thời đại lại có những sự phát triển hay tiến bộ khác nhau nên những giá trị cũng vì thế mà thay đổi. Có những giá trị mà thời trước là "khuôn vàng thước ngọc" thì đời sau lại bị coi là "cổ hủ, lỗi thời"; và như cha được biết thì những điều mà ngày nay đang được người đời coi trọng, ít lâu nữa cũng sẽ bị đào thải. Tuy nhiên cái tình thương, cái ý tưởng phụng sự mọi người, mọi sinh vật thì bất kỳ thời đại nào cũng không hề thay đổi, và đó mới là căn bản quan trọng mà con người cần phải biết. Càng học hỏi cha càng thấy chỉ có những gì có thể tồn tại được với thời gian mà không thay đổi thì mới đáng được gọi là chân lý. Cha mong các con hãy suy ngẫm về vấn đề này, xem đâu là những giá trị có tính cách trường tồn, bất biến để sống theo đó, thay vì theo đuổi nhũng giá trị chỉ có tính cách tạm bợ, hời hợt.
Cha biết rằng mọi ý nghĩ, tư tưởng, hành động đều có những rung động riêng và được lưu trữ lại trong ta như một cuốn sổ. Dĩ nhiên khi sống ở cõi trần, con người quá bận rộn với sinh kế, những ưu phiền của kiếp nhân sinh, không ý thức gì đến nó nên nó khép kín lại; nhưng khi bước qua cõi bên này thì nó từ từ mở ra như những trang giấy phô bày rõ rệt trước mắt. Nhờ vậy mà cha biết rõ rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều do chính ta tạo ra và lưu trữ trong mình. Cuốn sổ lưu trữ này là bằng chứng cụ thể của những đời sống đã qua và chính nó kiểm soát tần số rung động của mỗi cá nhân. Tùy theo sự rung động mà mỗi cá nhân thích hợp với những cảnh giới riêng và sẽ sống tại đó khi bước qua cõi giới bên này. Do đó, muốn được thoải mái ở cõi bên này, các con phải biết chuẩn bị. Cha mong các con hãy bắt tay vào việc này ngay. Các con hãy rán làm những việc lành, từ bỏ những hành vi bất thiện. Khi làm bất cứ việc gì, các con hãy suy gẫm xem hậu quả việc đó như thế nào, liệu nó có gây đau khổ hay tổn thương cho ai không? Đừng quá bận rộn suy tính những điều hơn lẽ thiệt mà hãy tập quên mình. Đời người rất ngắn, các con không có nhiều thời giờ đâu.

Khi còn sống, đã có lúc cha dạy các con phải biết đầu tư thương mại để dành tiền bạc vào những trương mục tiết kiệm, những bất động sản, những chứng khoán... nhưng bây giờ cha biết rằng mình đã lầm. Một khi qua đến bên đây, các con không thể mang nhũng thứ đó theo được. Danh vọng, địa vị, tài sản vất chất chỉ là những thứ có tính cách tạm bợ, bèo bọt, đến hay đi như mây trôi, gió thổi, trước có sau không. Chỉ có tình thương mới là hành trang duy nhất mà các con có thể mang theo mình qua cõi giới bên này một cách thoải mái, không sợ hư hao mất mát. Tình thương giống như đá nam châm, nó thu hút những người thương nhau thực sự, để họ tiến lại gần nhau, kế hợp với nhau. Nó là một mãnh lực bất diệt, mạnh mẽ, trường tồn và chính nhờ lòng thương này mà người ta có thể tìm gặp lại nhau trải qua không gian hay thời gian. Chắc hẳn các con nghĩ rằng người cha nghiêm nghị đầy uy quyền khi trước đã trở nên mềm yếu chăng? Này các con, chỉ khi nào buông xuôi tay bước qua thế giới bên này, các con mới thực sự kinh nghiệm được trạng huống của mình, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay những nơi chốn thấp thỏi xấu xa. Hơn bao giờ hết, cha xác định rằng điều cha học hỏi nơi đây là một định luật khoa học thật đơn giản mà cũng thật huyền diệu. Nó chính là cái nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong cảnh giới mỹ lệ đẹp đẽ hay tăm tối u minh đều do những tần số rung động của mình mà ra cả và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình hay lựa chọn những nơi mà mình sẽ đến.
Khi còn sống cha tin rằng chết là hết, con người chỉ là sự cấu tạo của các chất hữu cơ hợp lại, nhưng hiện nay cha biết mình đã lầm. Cha không biết phân biệt phần xác thân và phần tâm linh. Sự chết chỉ đến với phần thân xác trong khi phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn tiếp tục mãi mãi. Hiển nhiên các nhân của cha không phải là cái thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh vẫn tiếp tục hoạt động này, do đó cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà cha đã hứa với các con khi xưa. Cha nghiệm được rằng sự sống giống như một giòng nước tuôn chảy không ngừng từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau nó sẽ bị ảnh hưởng những điều kiện khác nhau; và tùy theo sự học hỏi, kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thực sực của nó. Cũng như sống biển có đợt cao, đợt thấp thì đời người cũng có những lúc thăng trầm, khi vinh quang tột đỉnh, lúc khốn cùng tủi nhục, nhưng nếu biết nhìn lại toàn vẹn tiến trình của sự sống thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô, lăng xăng trên mặt biển đâu! Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được tính cách trường cửu của sự sống. Từ đó các con sẽ có một quan niệm rõ rệt rằng chết chỉ là một diễn tiến tất nhiên, một sự kiện cần thiết có tính cách giai đoạn chứ không phải một cái gì ghê gớm như người ta thường sợ hãi. Điều cần thiết không phải là trốn tránh sự chết hay ghê tởm nó, nhưng là sự chuẩn bị cho một sự kiện tất nhiên phải đến một cách thoải mái, ung dung vì nếu khi còn sống các con đã đem hết khả năng và phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì phải luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm cả. Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lạc chứ không hề khổ sở.

 Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt nam

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Chữa viêm khí quản mãn tính
1. Lá chè nấu với trứng gà:
   15 gr lá chè xanh, 2 quả trứng gà, 1  bát nước. Tất cả đun sôi. trứng chín vớt ra bỏ vỏ. Tiếp tục đun cho đến khi cạn nước. Ăn trứng.
  Tác dụng: tiêu đờm, khỏi ho.
2. Phổi lợn, rau Diếp cá:
   600 gr rau Diếp cá, 200 gr phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước. Cho nước vừa đủ, ninh nhừ, cho thêm gia vị. Ăn cái, uống nước.
   Tác dụng: chữa viêm khí quản mãn tính.
3. Nước gừng, Hạnh nhân và phổi lợn:
 200 gr phổi lợn, thái nhỏ, rửa sạch để ráo nước, cho vào 10 gr Hạnh nhân, nước vừa đủ, ninh nhừ, sau đó cho vào 1thìa cà phê nước gừng, 1 ít muối. Ăn cái, uống nước.
Tác dụng: Bổ phổi, tiêu đờm, khỏi ho.
   Dùng cho người cao tuổi viêm khí quản mãn tính, ho nhiều đờm, lạnh, ho lâu ngày không khỏi.
Vương văn Liêu

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Ẩm thực chữa mỡ nhiều trong máu
BS. Thu Hương
Chứng bệnh mỡ nhiều trong máu là chỉ một loại hoặc nhiều loại thành phần chất béo trong máu như cholesterol hay triglycerid hoặc cả hai tăng cao quá mức bình thường. Nó phát sinh thường là do ăn quá nhiều chất béo, do sự tổng hợp trong cơ thể quá nhiều hoặc do sự tiêu trừ của tổ chức ngoại vi suy giam. Bệnh có thể nguyên phát bẩm sinh hoặc do các bệnh khác dẫn tới.
Theo quan điểm Đông y
Đông y cho rằng, chứng bệnh này gốc ở việc trao đổi vận hóa phân bố nước bọt và mồ hôi khác thường, sinh ra đờm đục trong cơ thể, làm trở ngại sự vận hành, sinh ra và biến đổi của khí huyết. Chức năng của ngủ tạng có sự mất mát, lách mất đi sự vận động, thận mất đi sự biến đổi , gan mất đi sự sơ thông, phổi mất đi sự phân bố, tim mất đi vai trò chủ trì. Nên nói chứng bệnh này thuộc gốc hư ngọn thực, phép trị có thể dùng phương pháp tiêu đờm, tiết đục, vận động kiện toàn, bổ thận, mềm gan hoạt huyết, trong đó việc kết hợp chữa trị bằng ăn uống rất quan trọng.
Nguyên tắc ăn uống
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn các loại thịt nạc, thịt thỏ, thịt dê… ăn nhiều đậu và các chế phẩm từ đậu.
Không ăn mỡ động vật và nội tạng mà thay bằng dầu thực vật.
Thay đổi cách chế biến các món ăn như: tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, chao, hầm, không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng…
Giảm ăn hoặc kiêng ăn đồ ngọt.
Món ăn bài thuốc
-Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo. Ngày ăn 1-2 bát
-Cháo bột ngô gạo tẻ: khuấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho bột ngô vào cháo khuấy đều, đun sôi thành cháo. Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên ăn thường xuyên.
-Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất. Dùng cho người mỡ máu cao nhất là cholesterol máu cao, gan dương huyết cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.
-Cháo cà rốt gạo tẻ: cà rốt tươi 2 củ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có lợi chữa và phòng bệnh huyết áp cao, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi, những người mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.
-Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người mỡ máu cao kèm cao huyết áp, bệnh van tim.
-Cháo gạo tẻ lá sen: dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bài thuốc này chữa bệnh huyết áp cao, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ.
-Nước sơn tra pha đường: mỗi lần dùng 15-30g sơn tra đã phơi khô. Sau khi sơn tra đã sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường uống thay nước trà hàng ngày, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.
-Hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, linh chi 15g, hổ trượng 30g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá trà 15g hãm với nước sôi. Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh huyết áp cao… còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, tiêu phù nề…
-Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, thích ăncao lương mỹ vị và kèm có huyết áp cao, gan dương quá mức bình thường.
-Vỏ lạc khô 50 - 100g rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao, lách hư.
-Sơn tra 25g, ngân hoa 25g, cúc hoa 25g nấu nước uống thay nước trà. Tác dụng thông kinh mạch, giảm mỡ máu.
nguyenkhanh
BS. Thu Hương

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012


Nguyên nhân đau tay vai so với kết qủa máy đo áp huyết
.....
Một bệnh nhân nữ 48 tuổi, áp huyết rất tốt đều cả 2 tay.
Đau tay đã lâu ở vùng cùi chỏ, cánh tay, vai. Có lúc đã khỏi, nhưng có khi lại bị tay yếu không có sức để cầm nhấc đồ vật nhẹ, dễ bị mỏi tay. Em đã cho tập co duỗi tay theo hơi thở ra vào nhưng không thấy bớt.
Xin Thầy hướng dẫn cách tập và dùng những huyệt nào để làm mạnh tay.
........

Trả lời :
Có 2 trường hợp để chữa khi xác định được bệnh thuộc thực chứng hay hư chứng về áp huyết, nên cần phải đo áp huyết 2 tay chính xác cả 3 số :
Từ số đo áp huyết sẽ có những trường hợp xảy ra như sau :
1-Chênh lệch ở 2 tay, một tay là thực chứng, số đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn, như 160/92mmHg mạch 80, một tay bình thường như 130/80mmHg mạch 70, lúc đó hỏi bệnh nhân đau tay nào bệnh nhân sẽ trả lời đau tay bên áp huyết cao, cần phải châm nặn máu 5 đầu ngón tay bên cao, rồi đo lại áp huyết sẽ xuống.
2-Chênh lệch mạch ở 2 tay, một bên áp huyết cao, như 150/95mmHg mạch 110 và một bên áp huyết bình thường 125/80mmHg mạch 75, bệnh này không phải áp huyết cao do thực chứng mà do hư chứng của suy tim. Đem mạch cao 110 trừ cho tiêu chuẩn như mạch bình thường là 75, thì tim đã phải đập nhanh hơn 35 lần. Lấy số đo áp huyết 150 trừ đi 35 thì áp huyết thực sẽ là 115.
3-Nếu áp huyết cao ở bên tay trái, thì do ảnh hưởng của chức năng bao tử, có liên quan đến bệnh của bao tử. Khi bao tử thực chứng thì áp huyết sẽ cao, bao tử hư chứng áp huyết sẽ thấp. Ngược lại, bên tay phải cũng vậy, áo huyết tay phải liên quan đến chức năng của gan, khi gan thực chứng áp huyết cao, gan hư chứng áp huyết thấp.
4-Mạch tim đập nhanh do đi hay chạy thì không kể, bình thường mạch tốt từ 70-80 nhịp trong 1 phút, còn mạch bệnh là mạch thường xuyên cao hay thấp. Mạch trên 90 là người bị nhiệt, từ 120 trở lên là đang bị sốt. Mạch dưới 65 là hàn, 55 trở xuống là sốt rét lạnh. Loại sốt âm là có mạch 120 do trong máu hay trong tạng phủ có virus, mà sờ ngoài da không nóng, đông y gọi là âm hư nội nhiệt. Áp huyết thấp mà mạch cao như 110/78mmHg mạch 120, là khí thiếu, âm hư thường gặp trong bệnh ung thư máu. Vì đây là áp huyết giả cơ thể tự điều chỉnh để duy trì mạng sống như ngọn đèn dầu sắp hết dầu sẽ bị tắt, muốn cứu nó cần phải châm thêm dầu, bệnh nhân có áp huyết như vậy cần phải bổ thêm máu cho đủ. Theo tây y áp huyết 110 tưởng là tốt, nhưng áp huyết thật, lấy mạch 120 trừ 80, vỉ thiếu máu, nên mạch phải đập nhanh hơn 40 lần. Lấy áp huyết giả 110 trừ đi 40, áp huyết thực bây giờ là 70. Áp huyết 70 là cơ thể thiếu khí lực, là người sắp chết, nếu không được tiếp máu.
5-Trường hợp đau tay vai ở trên phải biết mạch cao hay thấp, hàn hay nhiệt  
Cách tự làm hạ áp huyết nhanh nhất :
Tưởng tượng đứng trước bếp than, đang nhóm lửa, thổi làm sao 30 hơi thổi mạnh, sau mỗi hơi nghỉ 5-6 giây rồi thổi tiếp để bếp lửa cháy đỏ lên được. Thổi 3 lần như vậy. Trước khi thổi đo áp huyết, sau khi thổi xong 3 lần đo lại áp huyết thấy xuống rõ rệt. Nếu tiếp tục thổi nữa sẽ bị chóng mặt và té xỉu vì áp huyết xuống thấp đột ngột.
Tuy nhiên, có người hỏi, thổi xong một lúc áp huyết lên lại thì sao. Dĩ nhiên nó lên lại từ từ, vì hết hiệu lực của thuốc “khí công thổi”, phải thổi lại nữa, và thổi thường xuyên, khi đi đứng, nằm, ngồi, đi xe, đi làm, thỉnh thoảng thổi 5 hơi, thì suốt ngày áp huyết lúc nào cũng thấp. Hơi thở có giá trị hơn thuốc mà không làm hại sức khỏe, khỏi cấn uống thuốc khỏi cần bấm huyệt. Cũng có người hỏi khi đêm ngủ nó lên lại thì sao, khi lo nghĩ mất ngủ nó sẽ lên lại, còn khi ngủ an giấc, tức là tinh thần thư giãn thì áp huyết không lên.
 Còn bấm huyệt, có 1 huyệt mới  bệnh nhân tự bấm lấy. Huyệt Ế Phong, chỗ lõm sau tai, bấm mạnh day tả ngược  chiều kim đồng hồ 18 lần, sau khi day, sẽ khai khiếu mắt mũi tai, bệnh nhân  cảm thấy đầu nhẹ, mũi thông, mắt sáng, tai thính. Nếu áp huyết thấp thì day  bổ.
 Doducngoc
Nguồn: Khí công Y Đạo Việt Nam

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012


Chuyện Ơn Nghĩa, Nhân Quả

Tổng Thống Mỹ HOOVER và Thủ Tướng Ba Lan PADEREWSKI


Câu chuyện xảy ra năm 1892 tại Đại Học Stanford.  
Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn. Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã biểu diễn tại Stanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski.

Đây chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski.

Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : "Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: "Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?". Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng.
Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ.
Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.

Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn.
Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”
Nguồn: Internet

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Bài thuốc nam đặc trị cảm cúm sau lũ lụt

 Nước ta ở vào vùng khí hậu nóng ẩm, gió mùa thay đổi liên tục rất thuận lợi cho các loại côn trùng, vi khuẩn, virut phát triển. Khi sức đề kháng, miễn dịch yếu đi, người ta rất dễ lây nhiễm bệnh. Đặc biệt ở những vùng lụt lội người dân phải dầm mình trong nước lâu rất dễ bị cảm nhiễm một thứ bệnh dịch phổ biến đó là bệnh cúm.

Cát cánh.
Khi bị nhiễm cúm, cơ chế tự miễn dịch của cơ thể tiết ra bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh bắt đầu từ mũi làm cho mũi nóng lên, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Người bị cúm lúc tắc mũi phải thở bằng mồm, làm se môi, đắng lưỡi. Hiện tượng này khó chịu nhất và rất bất tiện cho những người làm công việc giao tiếp... Với người có cơ chế tự miễn dịch tốt thì có khi 3, 5, 7 ngày là bệnh tự lui. Người có cơ chế miễn dịch yếu, virut xâm nhập sâu vào thanh quản, phế quản. Cuộc chiến giữa bạch cầu với virut ác liệt hơn, hậu quả là xác virut với bạch cầu biến thành đờm và những cơn ho bắt đầu. Lúc này sốt có thể lên tới 39 – 41oC. Người bị cúm ho dữ dội hơn, đau mình mẩy, ớn lạnh, không muốn ăn. Sốt sinh ra mất nước, kèm theo kém ăn uống nên sức khỏe giảm sút nhanh. Ở trẻ em, nếu virut xâm nhập tới phế nang không chữa trị kịp thời sẽ sinh ra phù phổi (xưa gọi là bệnh sài khứ) rất dễ dẫn đến tử vong.
Xin giới thiệu bài thuốc nam gia truyền trị bệnh cúm để mọi người có thể áp dụng khi cần: trần bì 5g, thanh bì 5g, chỉ xác 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ 12g, cam thảo 3g, sinh khương 3 lát.
Cách dùng: Cho thuốc vào nồi đổ khoảng 600ml nước, đun sôi khoảng 20 – 30 phút còn khoảng 200ml. Uống khi thuốc còn ấm, sắc uống ngày 3 lần, trước khi ăn. Sau uống 30 phút nên ăn bát cháo hành nóng. Người mới bị cúm, hắt hơi, sổ mũi chỉ cần 1 – 2 thang, đun cấp tập uống trong ngày là khỏi, người bị ho nhiều 3 – 5 thang là chuyển.
Các vị thuốc trong bài hầu hết đều có dược tính sát khuẩn đường hô hấp cao không độc, dễ kiếm dễ tìm và có thể mua ở các cửa hàng thuốc Đông y.
Trần bì (vỏ quýt): Vị đắng cay, tính khoan khoái, không độc, khoan trung, tiêu đờm dãi, ích dạ dày, mạnh tì, trừ uất nhiệt. Kinh nghiệm dân gian thường lấy quýt với hoa hồng bạch, thêm tí mật ong hấp cơm cho trẻ em bị ho uống. Nếu mụn nhọt, chạm thương trầy xước, ta bóp cho tinh dầu vỏ quýt, chanh, bưởi xịt vào vết thương cũng có tác dụng sát khuẩn, lên da non nhanh.
Thanh bì (vỏ quýt xanh): Vị cay đắng, khí thơm, tính bình hòa, khai uất, chế được thấp, trị được đau, hành được khí vào tạng gan giúp gan thực hiện tốt các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Chỉ xác (quả chấp): Vị đắng, tính bình, không độc, long đờm, hạ khí, thanh phế, làm đỡ đau, phá hòn cục. Chỉ xác còn có tác dụng sát khuẩn đường ruột, trừ bệnh lỵ. Khi dùng bỏ ruột, xắt lát sao.
Cát cánh và cam thảo: Là hai vị thuốc trị ho, long đờm mà mọi người thường quen dùng. Cam thảo còn là vị sứ dẫn thuốc tới các kinh lạc.
Sinh khương (gừng sống): Vị cay, tính ấm, thông khí, mở 9 khiếu, khởi thần, trừ tà khí, là vị thuốc kích thích tiêu hóa giúp ăn uống được ngon miệng, tăng cường sức khỏe.

Tía tô.
Ma hoàng (thuốc bắc đã được di thực về trồng ở Sapa): Vị cay, đắng, tính ôn vào 4 kinh: tâm, đại tràng, bàng quang và phế. Là vị thuốc cho chất alcaloit (chất này gọi là ephedrin) có tác dụng làm giãn phế quản, tị đạo khiến người ta thở dễ hơn. Ma hoàng còn có tác dụng phá tích tụ, long đờm, khử ho và nhiều tác dụng khác giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng với những người suy tim, thì không được dùng, phụ nữ khí hư nhiều, người phổi nóng khi dùng phải cẩn trọng hoặc không nên dùng.
Hương phụ (củ cỏ gấu): Tính hơi hàn, không độc, khai uất, lợi tam tiêu làm cho người khoan khoái, dễ chịu.
Tô diệp (lá tía tô): Làm cho cơ thể “phát hãn giải biểu” hạ sốt và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.
Đây là bài thuốc cơ bản, tùy theo cơ địa và bệnh tạng của từng người mà gia giảm:
- Nếu ho nhiều, cơn ho dữ dội thì thêm tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo sạch vỏ ngoài).
- Cổ khản nhiều thì thêm kha tử 8g.
- Riêng với trẻ em sốt cao co giật thêm một nắm tinh tre (trúc nhự) hoặc công hiệu hơn dùng một đoạn măng tre hoặc tre non chưa có lá (trúc duẩn). Nếu không có tre non thì lấy tay tre non chưa có lá đốt trên lửa cho sùi nước ra rồi đập, giã, ép, vắt lấy nước (trúc lịch) cho uống sẽ cắt cơn sốt nhanh chóng.
Lương y Nguyễn Minh Đức


Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012



CHIẾC LÁ SẠCH

Lá sạch bồng bềnh nỗi nước trong
Những lời vu khống có như không
Ví như nước đổ lá liền động
Nhờ tiếng thị phi nhập Thánh dòng .



Hiểu Kỳ

Có một thanh niên từ ngàn dặm xa xôi tìm đến đại sư Thích Tế chùa Nhiên Đăng, thưa rằng :
- Con là một thư sinh luôn biết Tam cương-Ngũ thường.. từ xưa đến nay không bao giờ biết nói những lời vu khống bịa đặt, không gây ra chuyện thị phi, nhưng không hiểu vì sao luôn có người dùng lời ác độc chưởi bới con, dùng lời bịa đặt dơ bẩn hủy nhục con. Đến hôm nay, con thật sự không chịu nổi nữa, nên con muốn vào chùa cạo tóc làm tăng để xa lánh chốn bụi hồng, xin Đại sư hãy thâu nhận đệ tử !

Đại sư Thích Tế yên lặng nghe chàng trai nói xong, bèn mỉm cười bảo rằng :
- Thí chủ hà tất vội vã, đợi bần đạo vào trong sân nhặt một chiếc lá sạch, thí chủ sẽ có thể biết được tương lai của mình và mình nên sẽ làm gì.

Đại sư dẫn chàng trai đến bên một con suối nhỏ chảy ngang qua chùa, tiện tay hái một lá trên cây xuống và bảo với một chú tiểu đi lấy dùm cho mình một cái thùng và một cái gáo múc nước.

Chú tiểu vội vàng mang thùng gỗ và chiếc gáo hồ lô đến trao cho Đại sư.
Thích Tế kẹp lấy chiếc lá sạch trong tay và bảo chàng trai :
- Thí chủ không gây ra chuyện thị phi, xa rời bụi trần, cũng giống như chiếc lá sạch trong tay bần đạo vậy.

Vừa nói, Thích Tế vừa đặt chiếc lá vào trong thùng, xong chỉ vào thùng nói :
- Nhưng hôm nay thí chủ không may gặp phải những lời chưởi bới, hủy nhục vây hãm vào trong giếng sâu khổ đau trần thế, có phải giống như chiếc lá sạch bị bỏ vào trong tận đáy thùng này hay không ?
Chàng trai thở dài gật đầu thưa :
- Thưa vâng, con chính là chiếc lá dưới đáy thùng.

Đại sư Thích Tế đặt thùng nước lên trên một tảng đá bên cạnh bờ suối, khom người múc một gáo nước dưới suối lên, nói :
- Đây là một câu chưởi bới dành cho thí chủ, với ý đồ muốn nhấn chìm thí chủ.

Vừa nói, vừa dội gáo nước lên trên chiếc lá trong thùng, chiếc lá chao động mạnh, sau đó lặng lẽ nổi lại lên mặt nước.
Đại sư khom lưng múc thêm một gáo nước kế tiếp, bảo rằng :
- Đây là câu chưởi bới độc ác của loại người thô lỗ thấp hèn dành cho thí chủ, vẫn với một mưu đồ là muốn nhấn chìm thí chủ như trước, vậy thí chủ hãy nhìn xem lần này chiếc lá sẽ như thế nào ?


Theo cách đã làm, Đại sư dội gáo nước lên chiếc lá, nhưng chiếc lá chỉ lắc lư và lại nổi lên trên mặt nước như cũ.
Chàng trai hết nhìn nước trong thùng, rồi lại nhìn chiếc lá nổi bềnh bồng, thưa với Đại sư :
- Chiếc lá không hề bị tổn hại, chỉ là nước trong thùng sâu, chiếc lá theo mực nước mà cách miệng thùng càng lúc càng gần..

Đại sư Thích Tế nghe xong, mỉm cười gật đầu, lại múc thêm một gáo dội lên chiếc lá, bảo chàng trai rằng :
- Lời nói bịa đặt hay xỉ mạ thấp hèn..không có cách nào đánh chìm được một chiếc lá sạch. Chiếc lá sạch bị chao động bởi những lời nói vu khống, hủy báng dội lên thân nó, nhưng nó không những không bị chìm xuống dưới đáy, ngược lại tùy theo mức gia tăng của nước ( những lời nói vô bổ, tùy tiện và thô lỗ ), khiến nó càng nổi lên cao, từng bước từng bước xa rời đáy thẳm.

Đại sư vừa nói, vừa tiếp tục đổ nước vào thùng, thoáng chốc nước tràn đầy, chiếc lá rốt cuộc đã nổi lên trên mặt thùng.
Chiếc lá rực rỡ, giống như một chiếc thuyền lá nhỏ, nhẹ nhàng nhấp nhô, lắc lư theo dòng nước.

Đại sư Thích Tế ngắm nhìn chiếc lá cảm thán rằng :
- Nếu lại có thêm những lời vu khống thô lậu, hủy báng thấp hèn, thì càng tuyệt.

Chàng thanh niên nghe xong, không hiểu thâm ý, bèn thưa với Đại sư rằng :
- Vì sao Ngài lại nói như thế ?

Thích Tế cười, múc thêm hai gáo nước, dội lên chiếc lá trong thùng, nước trong thùng tràn ra bốn phía, lôi theo chiếc lá xuống tới dòng suối, chiếc lá nhập dòng ung dung trôi đi.
Đại sư bảo chàng trai :
- Những lời bịa đặt, vu khống, xỉ mạ thấp hèn bỉ ổi ..rốt cuộc sẽ giúp cho chiếc lá vượt thoát được vòng kiềm tỏa, hướng đến sông dài, biển lớn và những phương trời cao rộng thênh thang.

Chàng thanh niên hốt nhiên tỏ ngộ, vui mừng khấu tạ Thích Tế :
- Thưa Đại sư, con đã hiểu rõ rồi, một chiếc lá sạch sẽ không bao giờ bị nhấn chìm xuống đáy nước. Những lời nói vu khống bịa đặt, hủy báng sỉ nhục chỉ có thể giúp gội rửa một tâm hồn vốn đã trong sạch, lại càng trong sạch thêm mà thôi.

Đại sư Thích Tế mỉm cười hoan hỷ.
Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt Nam

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012


Ân Oán Cõi Đời
Tác giả: Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
(Tập san Phật Học Tịnh Quang CANADA
Số 18 Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2-2012)
Trên cõi đời này, có rất nhiều nguyên nhân gây phiền não và khổ đau cho mọi người. Một trong những nguyên nhân đó chính là: chuyện Ân Oán, tức là chuyện ân nghĩa và chuyện oán thù trên cõi đời. Theo thói thường, con người chóng quên chuyện ân nghĩa, nhưng chuyện oán thù thì nhớ đời đời, sống để dạ chết mang theo! Có người quan niệm: Ân đền oán trả! Hoặc là: Mười năm sau báo thù cũng chẳng muộn! Mười năm thù hận! Mối thù truyền kiếp! Kẻ thù không đội trời chung! Có thù không báo không phải là người!
Một nguyên nhân khác cũng thường đem lại sự bất an trong nội tâm của con người, cùng một nghĩa, hay tương đương, đó là: chuyện thương ghét. Con người thường đem lòng thương yêu những người đem lại ích lợi, đem lại an vui hạnh phúc cho mình và ghét bỏ những người gây ra thiệt hại, hoặc đem phiền não khổ đau đến cho mình. Trên cõi đời này, con người thương yêu người khác thì rất ít, nhưng ghét bỏ thì rất nhiều. Tại sao vậy?
Bởi vì, con người vốn có tự ái rất cao, coi trọng bản ngã, cho nên chỉ cần một lời nói khó nghe, hoặc một việc làm bất như ý, con người chuyển đổi từ thương yêu trở nên ghét bỏ, thậm chí oán hờn thù hận, một cách dễ dàng. Những chuyện như vậy thường xảy ra trong xã hội, ngay cả trong gia đình cũng không tránh khỏi. Bởi thế cho nên, phiền não khổ đau tràn lan khắp trên cõi đời này. Chúng ta nên biết rằng: chuyện ân oán và chuyện thương ghét chính là những nguyên nhân, dẫn dắt chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi, nhận chìm chúng sanh trong biển khổ đau, không bao giờ dứt, nếu không biết tìm cách thoát ra.
Trong kinh sách, có câu:
Ái hà thiên xích lãng. Khổ hải vạn trùng ba.
Dục thoát luân hồi khổ. Tảo cấp niệm Di Ðà.
Nghĩa là:
Những chuyện yêu thương, những nỗi khổ đau trên thế gian, nhiều ví như sông dài, như biển cả mênh mông, với hàng vạn ngọn sóng cao ngất, liên tiếp đổ ập lên đầu con người, như muốn nhận chìm những tâm hồn yếu đuối, không có đủ nghị lực vươn lên, để tự giải thoát khỏi sự đau khổ của kiếp luân hồi, để sống một cuộc đời an nhiên tự tại. Nếu muốn xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải gấp rút niệm Di Ðà, nghĩa là lập tức dừng nghiệp và chuyển nghiệp, sống trở về với bản tâm thanh tịnh, cố gắng tìm hiểu cách ứng xử với chuyện ân oán và tìm hiểu cách dẹp bỏ chuyện thương ghét.
* * *
Trong phạm vi bài này, chúng ta tìm hiểu chuyện ân nghĩa và oán thù, hay chuyện thương yêu và ghét bỏ, qua giáo pháp của đạo Phật mà thôi. Trên cõi đời này, có nhiều người làm ơn cho người khác, giúp đỡ một việc nào đó, từ việc nhỏ đến việc lớn, vật chất cũng như tinh thần, chẳng hạn như tìm kiếm công ăn việc làm, cho mượn một số tiền, đăng giúp một bài báo, viết giùm một lá thư, nhắn tin hộ một chuyện, làm chủ hôn một đám cưới, rồi chấp chặt vào việc ơn nghĩa đã làm, nghĩ rằng người kia phải có bổn phận luôn luôn nhớ ơn đã nhận, cho nên có dịp thì kể lể công ơn, có dịp thì nhắc nhở tới hoài, khiến cho người thọ nhận ơn đâm ra khó chịu, bực bội, tìm cách tránh né, không còn muốn gặp mặt người đã làm ơn giúp đỡ mình trước kia nữa. Khi đó người đã ra ơn giúp đỡ, chẳng những không nhận thấy lỗi lầm của mình, lại còn trách cứ người kia là đồ vô ơn bạc nghĩa. Kết cuộc, tình cảm bị sứt mẻ, mối giao hảo bị cắt đứt, quan hệ không còn tốt đẹp như xưa, không khí bắt đầu ngột ngạt khó thở, chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh bắt đầu, cả hai đều chìm đắm trong phiền não khổ đau, không sao thoát ra nổi. Trong cuộc sống gia đình cũng vậy, nếu cha mẹ luôn luôn kể lể công ơn nuôi dưỡng con cái, khổ nhọc thế này, đắng cay thế nọ, gian truân thế kia, nhọc nhằn thế đấy, lặp đi lặp lại, quanh năm suốt tháng, khiến cho con cái, bực bội khó chịu, đâm ra phản ứng, chẳng thèm chịu nghe. Quan niệm “dưỡng nhi đãi lão” của đông phương ngày trước, tức là nuôi dưỡng con cái từ lúc còn bé thơ, với tâm mong cầu đến ngày con khôn lớn, sẽ nuôi lại mình lúc tuổi già, có lẽ không còn mấy thích hợp ở các xứ tây phương ngày nay. Nuôi con với tâm từ bi thì được cảm ứng. Nuôi con với tâm mong cầu thì gặp phản ứng. Bậc làm cha mẹ, phải biết hy sinh, nuôi con vì tình, vì nghĩa cao cả, không nên trả giá, kể lể công ơn, như lời cổ nhơn, đã từng có dạy: “Thi ân bất cầu báo đáp”, chính là nghĩa đó vậy.
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
“Nhược Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp bố thí. Bồ Tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng. Nhược Bồ Tát bất trụ tướng bố thí, kỳ phước đức bất khả tư lượng”.
Nghĩa là:
Nếu chúng ta không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả, và không chấp sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, mà thực hành hạnh bố thí, nghĩa là bố thí với tâm lượng rộng lớn, không kỳ thị, không cố chấp, không trụ tướng, không mong cầu được đền đáp, bất tùy phân biệt, bố thí chỉ vì ích lợi của chúng sanh, không vì bất cứ điều gì khác, thì phước đức không thể nghĩ, không thể bàn, không thể đo, không thể lường được. Tại sao như vậy? Bởi vì, tâm lượng như vậy đồng với tâm Phật, không khác. Người làm ơn quên ngay chuyện đã làm thì có phước báu vô cùng. Tuy nhiên, khi đã thọ nhận sự giúp đỡ, sự quan tâm, sự chiếu cố, bất cứ từ đâu đến, bất cứ do ai làm, dù lớn lao hay nhỏ nhặt đến đâu, người biết tu tâm dưỡng tánh, phải biết tri ân và báo ân, tức là biết ơn và đền ơn. Một lời nói ân nghĩa chí tình, một lời khuyên lơn dịu dàng, trong cơn nhiệt não, quí hơn bất cứ món quà nào khác, trong lúc bình thường. Miếng khi đói bằng gói khi no. Trên cõi đời này, chuyện ân nghĩa biến thành oán thù rất dễ dàng, như trở bàn tay. Ngược lại, chuyện oán thù trở thành ân nghĩa thực là khó khăn vô cùng, chỉ có những bực thánh hiền, hoặc những người biết tu tâm dưỡng tánh, tức là những người muốn sống an lạc hạnh phúc, mới có thể thực hành được mà thôi.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhứt là cuộc sống của người tại gia, rất dễ đụng chạm, dễ sinh oán thù, từ những việc lớn, đến việc nhỏ mọn, từ việc cố tình, đến việc vô ý. Chẳng hạn như việc, cạnh tranh nghề nghiệp, thường đưa đến chỗ, thanh toán lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, lấy thịt đè người, gài bẫy hại nhau, chẳng kể thương đau, của bao người khác, tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, lắm khi tù tội, đến nỗi thiệt mạng. Chẳng hạn như việc, va chạm quyền lợi, lỡ lời nói chơi, đụng chạm tự ái, nói năng vụng dại, chẳng biết tán dương, tâng bốc mọi đường, đâm ra thù oán. Con người chất chứa, thù oán trong lòng, sâu như lòng sông, rộng như biển cả, suốt đời quyết trả, những mối hận thù, làm sao cuộc sống, yên vui cho được?
Nhiều khi có người, nói ra những lời, vô thưởng vô phạt, vô ý vô tứ, chẳng có dụng tâm, chẳng có tà ý, chẳng ám chỉ ai, hoặc là chẳng may, trời cho có tài, hơn nhiều người khác, khiến cho những kẻ, có tâm ganh tị, đố kỵ quá cao, tự ái mấy sào, bảo sao chẳng tức, chẳng giận cho được. Con người thường hay, trả thù báo oán, nên tìm mọi cách, trả đủa cho hơn, cho thỏa tâm tham, cho vừa tâm sân, cho hợp tâm si, người cha bị giết, người con trả thù, giết hại người kia, người con bên đó, lại cũng báo thù, thử hỏi như vậy: bao giờ oán thù, mới được chấm dứt, cuộc đời mới được, bình yên vui vẻ?
Nếu người ta chửi mình một tiếng, mình trả lại một miếng, có khi nặng hơn, thực ra quá dễ. Người ta mắng mình một tiếng, mình kham nhẫn được, không trả đũa lại dưới bất cứ hình thức nào, mới thực là khó. Người ta gửi thư chửi mình, lá thư bị quăng vào thùng rác là lẽ thường tình. Nhưng đừng lưu trữ lời lẽ khó nghe đó trong kho tàng tâm thức của mình, tức là quên luôn đi, bỏ qua luôn, không nhớ tới nữa, mới thực là khó. Tại sao như vậy? Bởi vì, lúc đó công phu tu tập của mình đã khá lắm rồi, chứ không phải mình ngu đâu! Nếu mình trả đủa, công bố lá thư, ưu tư trằn trọc, hằn học hỗn hào, nhào vô quyết chiến, khiến cho lời qua, đâm ra tiếng lại, văng bút văng mực, khổ cực tấm thân, khởi tâm nóng giận, đến chỗ đánh nhau, thưa gửi kiện tụng, kẻ bị nhức đầu, kẻ bị thương đau, người vào ngồi khám, mới đúng thực là: cả đám ngu vậy! Trong kinh sách thường gọi đó là: “vô minh”.
Cổ nhân có dạy: “Một sự nhịn chín sự lành”, chính là nghĩa đó vậy.
Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan.
Bị người thù ghét, dù thực vô cớ, vô lý quá chừng, chúng ta cũng đừng, khởi tâm tức giận, nên hiểu nguyên do, hiểu sâu nhân quả, chắc chắn phải có, nhân duyên đời trước, duyên cớ đời này, chỉ vì chúng ta, không biết đó thôi. Chẳng hạn như là: lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, cũng có thể là, nguyên nhân của chuyện, thù ghét oán hờn. Cạnh tranh nghề nghiệp, hay tâm ganh tị, đố kỵ gièm pha, đó cũng là những, nguyên nhân dễ hiểu. Tuy nhiên nếu ta, có dịp giúp đỡ, được những người đó, trong lúc họ gặp, hoàn cảnh khó khăn, hay đang hoạn nạn, chúng ta có nhiều, cơ hội hóa giải, thù hận oán hờn, biến thù thành bạn. Như vậy chắc chắn, tốt đẹp hơn là, tiếp tục tranh chấp, thù hận người ta, để rồi nơm nớp, sợ bị trả thù, phập phồng âu lo, đời sống bất an, không lúc nào yên.
Có những người lầm lạc, sa chân vào vòng tội lỗi. Một thời gian sau, nhờ gặp được thiện hữu tri thức, thầy lành bạn tốt, giúp đỡ hiểu biết Chánh Pháp, giác ngộ được Chánh Ðạo, cố gắng quay về đường ngay nẽo thẳng. Nhưng người đời vì tâm cố chấp, chấp chặt những oán thù xa xưa, nhứt quyết phục thù trả hận, nhứt định không tha thứ, đòi hỏi phạm nhân phải chịu những hình phạt tàn độc gấp trăm ngàn lần, phải chịu muôn ngàn đau đớn, phải chịu tan da nát thịt, người đời mới vui lòng, hả dạ. Thử hỏi: như vậy ai tàn ác hơn ai, ai có tâm độc ác hơn ai? Thử hỏi: ai đang muốn dừng nghiệp và chuyển nghiệp, còn ai đang muốn tạo tội và tạo nghiệp?
Một con ngựa hoang muốn trở về quê xưa, phải tắm sông nhẫn nhục, mới cảm thấy ân tình mở cửa ra với mình, sau đó mới có thể tắm trong dòng sông mơ màng mát trong thơm ngọt. Tuy con ngựa hoang, quên thù oán căm, từ nơi tối tăm, về miền tươi sáng, tới bến sông rồi, cởi mở cõi lòng, trông ra với đời, nhưng đời không tha, không mở cõi lòng, từ bi hỷ xả, đón ngựa hoang về, lại cố làm cho, ngựa hoang chết gục, một cách nhục nhằn, và trên lưng nó, hằn nguyên vết thù!
Cõi đời này thường, tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay, nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công bình, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau, cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, khắp các nơi nơi.
Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!
Trên cõi đời này, cũng có những người, phát tâm xin tha, cho phạm nhân đã, sát hại tàn nhẩn, thân nhân của mình, được khỏi tội chết. Tại sao như vậy? Bởi vì người đó, thấm thía hoàn cảnh, thấu rõ cảm giác, của sự mất mát, người thân thế nào, cho nên không muốn, gia đình người khác, dù là phạm nhân, tức là kẻ thù, lâm vào cảnh ngộ, đau thương tương tự.
Thường thường chỉ có, những người đã từng, rơi vào hoàn cảnh, khốn khổ khốn nạn, mới biết cảm thông, thương xót người khác. Những người có tâm, đại từ đại bi, dường ấy mới có, cuộc sống an lạc, không có hận thù, không có phiền não, và không khổ đau, đồng thời tạo được, an lạc hạnh phúc, cho người chung quanh. Ðó là những người, thụ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, luôn luôn cảnh giác, không sống tâm ma. Ðó chính là những, người biết sống với, Chân Tâm Phật Tánh, của chính thân mình.
Ngày xưa, vị Tổ sư thứ hai mươi bốn Aryasimha, trước khi bị vua Kế Tân chém đầu, đã phát nguyện: Ngay khi đắc thành đạo quả sau này, người đầu tiên tôi sẽ độ, chính là bệ hạ! Tại sao vậy? Bởi vì, có gặp tai nạn lớn lao, tai họa khủng khiếp, thậm chí mất mạng, mới có thể chứng minh trình độ tu tập của con người. Không phải chúng ta mong cầu khổ nạn đến để thử thách công phu tu tập của mình. Tuy nhiên, một khi khổ nạn xảy ra, do hiểu sâu nhân quả, chúng ta biết ngay: đã đến lúc phải trả nghiệp quả, từ nghiệp nhân, do chính mình tạo tác, từ nhiều kiếp trước hoặc kiếp này. Cho nên, chúng ta vẫn giữ được thái độ bình tĩnh thản nhiên, chấp nhận đền trả quả báo, mới là đáng quí, chứ van xin cầu nguyện, có được gì đâu? Phân biệt thiện ác chỗ này chỉ làm loạn tâm mà thôi!
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dù trốn lánh lên non,
xuống biển hay vào hang,
nếu nghiệp báo đã mang,
không ai tránh thoát được.
Người thế gian thường nói rằng: “trời kêu ai nấy dạ!”, hoặc “lưới trời tuy thưa mà không lọt”, chính là nghĩa đó vậy.
Tuy nhiên có người thắc mắc: có thù không trả sao đáng làm người? Chúng ta nên biết: Không có việc gì, trên thế gian này, tự nhiên sanh ra, hoặc là xảy ra, ngoài luật nhân quả. Nói một cách khác:
Tất cả mọi sự việc đều do nhân duyên sanh ra.
Tất cả mọi sự việc đều do nhân duyên diệt đi. Có người ngày nay gặp vạn sự may mắn, tốt đẹp yên vui, làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, nhà cao cửa rộng, con cháu hiếu thảo, bạn bè thân thiết, mọi người mến thương. Ðó chính là phước báo, là kết quả của cái nghiệp nhân thiện lành, người đó gieo từ nhiều kiếp trước, và trong kiếp này, cho nên bây giờ được hưởng kết quả tốt đẹp đó.
Có người ngày nay gặp nhiều xui xẻo, tai nạn liên miên, thậm chí chết người, tàn tật suốt đời, trục trặc trắc trở, thưa gửi kiện tụng, làm ăn thất bại, nợ nần tứ tung, nhà tan cửa nát, con cái hoang đàng, bạn bè phản phúc, mọi người ghét bỏ. Ðó chính là nghiệp báo, là hậu quả của cái nghiệp nhân bất thiện, người đó gieo từ nhiều kiếp trước, và trong kiếp này, cho nên bây giờ lãnh đủ hậu quả không tốt đó.
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy:
Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là:
Muốn biết kiếp trước mình đã làm gì, hãy nhìn việc mình đang nhận hiện tại.
Muốn biết kiếp sau mình sẽ ra sao, hãy nhìn việc mình đang làm hiện tại.
Nếu hôm nay mình dốt nát nghèo nàn khốn khổ, gặp tai nạn oán thù liên miên, thì đó là hậu quả của cái nhân tạo ác nghiệp và không biết làm việc phước thiện trước đây, chứ không có chuyện ân oán, thương ghét tùy tiện của thượng đế nào cả. Nếu hôm nay mình thông minh, đủ ăn đủ mặc, gặp thực nhiều ân đức, thì đó là kết quả của cái nhân tu tâm dưỡng tánh, tích phước tích đức nhiều đời trước và đời này. Hôm nay mình được bình an là quả của cái nhân mình không tạo sự bất an cho kẻ khác, dù đó là kẻ thù. Hôm nay mình được hạnh phúc là quả của cái nhân mình không phá hoại hạnh phúc kẻ khác, dù đó là kẻ thù.
Người biết tu tâm dưỡng tánh, giác ngộ được luật nhân quả một cách chắc chắn, không bao giờ nghĩ đến chuyện trả thù, đừng nói đến chuyện thực hiện việc trả thù. Tại sao vậy? Bởi vì, những oán thù mình gặp hôm nay, chính là hậu quả của cái nhân xấu ác, do chính mình đã tạo đã gây ra trước đây, chứ chẳng phải ai khác làm, bây giờ mình phải gánh chịu. Nếu không sáng tỏ được điều này, con người cứ mãi chìm đắm trong oán thù khổ đau, trong vòng sinh tử luân hồi, biết đến bao giờ mới thoát ra được? Chỉ cần giác ngộ, biết quay đầu lại, thì bến bờ giải thoát là đây, phiền não khổ đau chấm dứt!
Chúng ta cũng không nên bi quan với số phận đã an bài, chấp nhận cái gọi là định mệnh, hay định mạng, hay số mạng. Trái lại, chúng ta có thể tích cực chuyển hóa cuộc đời của mình, sửa đổi cái nhân đã gieo, đã tạo trước kia. Tùy theo “cái nhân” là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống đất, phải chờ đủ thời tiết nhân duyên, mới gặt hái “cái quả” của nó, có khi sớm tức thời, cũng có khi trổ muộn. Có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Ðó là trường hợp chúng ta đã “lỡ” gieo nhân xấu, kiếp trước hay kiếp này, nhưng nhờ gặp được thiện tri thức nhắc nhở, khai ngộ, khuyến khích, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý xấu ác, thành ba nghiệp thanh tịnh thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt “quả tốt”, hay ít ra cũng giảm bớt được “quả xấu”. Chẳng hạn như: chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Ví như gieo nhân biết tiết kiệm, con người có thể gặt quả giàu có, hay ít ra cũng giảm bớt được nợ xưa đó vậy. Ví như biết chịu khó học hành, cũng có ngày đỗ đạt, thành danh, hay ít ra cũng bớt ngu dốt hơn trước, trí tuệ nhờ đó sáng tỏ hơn.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”.
Nghĩa là tất cả mọi sự mọi việc trên thế gian đều do tâm của chúng ta tạo ra. Muốn có quả thiên đàng trong tâm, chúng ta hãy gieo nhân từ bi hỷ xả, bác ái vị tha, thi ân bố đức, dĩ ân báo oán. Gieo nhân ích kỷ, hận thù, tham lam, sân hận, si mê, nhứt định gặt quả địa ngục trong tâm, phiền não khổ đau, chắc chắn không sai, chỉ có sớm hay muộn mà thôi.
Trong sách có câu:
Thiên đàng địa ngục hai bên.
Ai ngộ thì nhờ, ai mê thì sa.
Thiên đàng chẳng chứa quỉ ma.
Ai người tâm thiện tìm ra thiên đàng.
Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh. Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.
Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta mà thôi. Cũng ví như biển động hay biển lặng, đều là hai trạng thái của biển mà thôi vậy. Có điều thắc mắc quan trọng, đó là:
“Con người thương ai nhiều nhứt và ghét ai nhiều nhứt?”.
Nếu như được hỏi: mình thương ai nhiều nhứt, thường thường con người sẽ đáp: thương cha mẹ nhiều nhứt, hoặc thương vợ hay chồng nhiều nhứt, hoặc thương con cái nhiều nhứt. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu những người thân đó làm chuyện gì mích lòng trái ý, hoặc không có tình thương yêu đáp lại như mình mong muốn, thậm chí còn đem lòng thương yêu kẻ nào khác, con người sẽ đổi lòng thương yêu nhiều nhứt thành ra thù ghét nhiều nhứt! Như vậy, thực sự con người trên thế gian này thương chính bản thân mình nhiều nhứt, chứ không phải người nào khác!
Còn nếu như được hỏi: mình thù ghét ai nhiều nhứt, thường thường con người sẽ đáp: thù kẻ này hại mình, ghét người kia hơn mình, nhiều nhứt. Tuy nhiên, trên thực tế, con người thù ghét chính bản thân mình nhiều nhứt, chứ không phải người nào khác! Tại sao vậy? Bởi vì, con người vì lòng tham lam vô hạn, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả không tốt sẽ đến với mình. Bởi vì, con người vì lòng sân hận vô biên, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả hiểm nguy sẽ đến với mình. Bởi vì, con người vì lòng si mê vô cùng, vẫn tạo tội tạo nghiệp, dù biết hậu quả khó lường sẽ đến với mình. Nghĩa là con người thù ghét chính bản thân mình nhiều nhứt, bởi vì sự vô minh từ nhiều đời nhiều kiếp, cho nên luôn luôn duyên theo cảnh trần, tạo tội tạo nghiệp không ngừng, do đó lãnh đủ nghiệp báo, hậu quả nặng nề, trầm luân sanh tử, mà vẫn không thức tỉnh tìm đường giải thoát!
Trong sách có câu: “Giáo đa tất oán”. Nghĩa là dạy nhiều sinh thù oán. Trong đạo cũng như ngoài đời, thường khi những người có lòng, muốn chỉ dạy nhiều cho thế hệ sau, muốn truyền dạy tất cả những điều cần thiết, muốn những người nối dõi đạt được những thành tích khả quan. Tuy nhiên, chính vì muốn quá nhiều như vậy, cho nên chỉ dạy quá nhiều, kỷ luật nghiêm khắc, rèn luyện khổ công, kiểm soát chặt chẽ, sách tấn thường xuyên, nhiều người thế hệ sau chẳng những đã không biết ơn, đã không hiểu thấu tấm lòng của thế hệ trước, trái lại, còn sanh tâm oán trách, hờn giận, tệ hơn nữa là, sanh tâm thù hận! Ðúng là “làm ơn mắc oán” đó vậy!
Cổ nhơn có dạy: “Người chê ta mà chê phải tức là thầy ta. Người khen ta mà khen phải tức là bạn ta”. Ðối với người đời, quan niệm này quả là kim chỉ nam cho bực quân tử, trong việc xử thế ở đời. Tuy nhiên, đối với người biết tu tâm dưỡng tánh, theo quan điểm của đạo Phật, người khác khen hay chê, dù phải hay không phải, chúng ta đều tôn trọng họ như bực thầy lành hoặc bạn tốt.
Còn hơn thế nữa, chúng ta nhìn họ như những bực bồ tát. Tại sao vậy? Bởi vì, người giúp đỡ phương tiện cho mình tu tập, hoằng pháp lợi sanh, cũng như người chuyên phá rối, bằng hành động cũng như bằng lời nói, đều là bực “thiện hữu tri thức” của mình.
Hạng người thứ nhứt được ví như bồ tát thuận hạnh, chẳng hạn như thầy dạy học hay bạn hữu hằng giúp đỡ chúng ta, thường ban cho những lời khen thưởng thực tình, đúng lúc, để khuyến khích, động viên tinh thần, hoặc chê trách hay quở phạt với tất cả tấm lòng từ bi, vì sự tiến bộ của chúng ta, chứ không vì bản ngã của họ. Hạng người thứ hai được ví như bồ tát nghịch hạnh, chẳng hạn như giám khảo trường thi hay trường đời. Những người này nhiều khi khen chê không phải lúc, không phải vì thiện tâm, lại có dụng ý, ác tâm, không phải vì chúng ta, mà vì bản ngã của họ.
Nhờ hạng người thứ nhứt, chúng ta có được sự hiểu biết, có được kiến thức, đạt được giác ngộ, vững tâm tu học, biết đường ngay lẽ phải để noi theo. Nhờ hạng người thứ hai, chúng ta có được bằng cấp ở đời, nếu vượt qua được sự khảo hạch và thi đậu, hoặc chúng ta biết được trình độ tu tâm dưỡng tánh của mình đã đến đâu, đạt được trình độ nào, chăn trâu tới giai đoạn thứ mấy.
Trong các chùa luôn luôn có thờ tôn tượng của cả hai hạng người trên đây: tượng đức Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện Ðại Sĩ. Tượng đức Hộ Pháp với khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, tay cầm kiếm trí tuệ cắt đứt phiền não, vượt qua khổ đau, đạp lên trên con rắn độc có ba đầu dưới chân, biểu tượng của tam độc: tham sân si, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công với Chánh Pháp, là hạng người thứ nhứt nói trên.
Tiêu Diện Ðại Sĩ với khuôn mặt dữ dằn, lè lưỡi phun lửa máu, đầu có đội ba ngọn núi, khẩu phún xuất hỏa, đầu thượng tam sơn, không phải là một vị, mà tượng trưng cho tất cả những người có công giúp đỡ Chánh Pháp được sáng tỏ hơn, là hạng người thứ hai nói trên. Bởi vậy cho nên, chúng ta luôn luôn chân thành cảm niệm ơn đức của cả hai hạng người nói trên, đã giúp đỡ chúng ta tiến tu trên mọi phương diện.
Theo kinh điển nhà Phật, sống ở trên cõi đời này, người nào cũng thọ nhận bốn thứ ơn lớn, lúc nào cũng phải nên biết lo đền đáp, bằng sự cung kính, cúng dường và phụng sự. Bốn thứ ơn lớn, cũng gọi là tứ trọng ân, đó là:
1. Ơn cha mẹ 2. Ơn chúng sanh 3. Ơn quốc gia 4. Ơn Tam Bảo.
1. Cha mẹ sanh thành dưỡng dục rất khổ công, cực nhọc, trong nhiều năm tháng dài, chúng ta mới có được như ngày nay. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn cha mẹ, bằng sự cung kính, phụng dưỡng vật chất cũng như tinh thần, nhưng quan trọng hơn cả, chính là giúp đỡ cha mẹ hiểu biết Chánh Pháp, sớm ngộ Chánh Ðạo, vĩnh viễn thoát ly phiền não khổ đau, sống đời an lạc hạnh phúc. Chỉ vì bênh vực vợ con, bênh vực chồng con, hoặc chỉ vì một lời khiển trách, một sự bất như ý, chẳng hạn như cha mẹ chia của cải không đồng đều như ý muốn, nhiều người trên thế gian này phủi sạch tất cả những ân nghĩa của cha mẹ từ xưa đến nay, từ cha bỏ mẹ, không nuôi không dưỡng, không thèm săn sóc, không hề thăm viếng, không muốn nhìn nhận, đôi khi còn trở mặt oán thù, thậm chí sát hại, tranh giành tài sản! Ðó là trọng tội hàng đầu trong ngũ nghịch tội.
2. Chúng ta đang sống trong xã hội, tức là có vô số chúng sanh sống chung quanh, giúp đỡ chúng ta đủ mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần. Chẳng hạn như nhờ người nông dân chúng ta có cơm ăn, nhờ người công nhân chúng ta có áo mặc, có xe đi, có đồ dùng, có nhà ở. Chẳng hạn như nhờ người thầy thuốc, y tá, sức khỏe chúng ta được chăm sóc, nhờ người thầy giáo, kiến thức chúng ta được mở mang, trí tuệ sáng suốt. Ðó là chưa kể trâu bò cày ruộng, con ngựa kéo xe, con chó giữ nhà, lạc đà vận chuyển. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn xã hội, bằng sự siêng năng làm việc, giúp người giúp đời, làm tất cả mọi sự mọi việc ích lợi cho mọi người, không phung phí thực phẩm, sản phẩm, của cải, vật dụng, dù do chính mình bỏ tiền ra mua. Tại sao vậy? Bởi vì, đó là công lao của xã hội, và nhiều người khác đang thiếu thốn, nhiều chúng sanh khác đang cần những thứ đó, dùng không hết thì đem cho, không nên phí của!
3. Chúng ta sống trong một quốc gia thái bình thạnh trị, có nhiều phúc lợi xã hội, cơm no áo ấm, sung túc tiện nghi, an cư lạc nghiệp. Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn quốc gia, bằng sự cố gắng làm một người dân lương thiện, làm người có lương tâm chức nghiệp, góp phần xây dựng đất nước, không phá rối trật tự trị an của xã hội, không gây đau khổ cho những người khác sống chung quanh, không làm những chuyện lợi mình hại người, không lợi dụng kẽ hở của luật pháp để hại người, kiếm tiền bạc triệu, sống cho sung sướng, không viết thư rơi, không đâm bị thóc, không chọc bị gạo, không tạo tranh chấp, không gây oán thù. Mình muốn sống đời an lạc hạnh phúc, nên giúp đỡ người khác cũng sống an lạc hạnh phúc như mình. Nhờ đó tâm trí được thanh tịnh, sống được an vui, thác về cõi lành, cực lạc thiên đàng, khỏi sợ địa ngục, không cần chúc tụng, ở trên mặt báo!
4. Sau hết trên hết, những người trải đời, dù già hay trẻ, thấy được vô thường, hiểu biết nhân quả, tội nghiệp phước báu, có được chánh kiến, hành bát chánh đạo, do ơn Tam Bảo, chỉ dạy thực rành, giúp đỡ chúng sanh, thoát ly sanh tử, luân hồi nghiệp báo, tránh khỏi khổ đau, hãy mau thức tỉnh, tu tâm dưỡng tánh, đừng đợi đến ngày, nhắm mắt xuôi tay, chẳng may phải đọa, vào ba đường ác, địa ngục ngạ quỉ, hoặc là súc sanh, không ai cứu được, dù có niệm Phật, cho đủ mười tiếng, hoặc mười ngàn tiếng, cũng vậy mà thôi, đã quá muộn rồi! Người biết tu tâm dưỡng tánh, phải báo đáp ơn Tam Bảo, bằng sự tinh tấn tu tập, cung kính cúng dường, bằng cách dừng nghiệp và chuyển nghiệp, chấm dứt tạo tội tạo nghiệp, bằng cách giúp đỡ người khác tu tâm dưỡng tánh, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
Chúng ta thử suy gẫm câu chuyện sau đây:
Có một đàn bò đang đi trên đường vào lò sát sinh để bị giết làm thịt. Những con bò đó vẫn báng nhau, húc nhau, chen nhau, lấn nhau, nghinh nhau, nghịch nhau. Chúng không biết rồi đây, chỉ trong phút giây, cuộc đời của chúng sẽ bị kết thúc thê thảm biết là dường nào. Chúng không biết gì cả, chỉ biết đấu tranh, giành giựt, hơn thua, cho đến giây phút cuối cùng của mạng sống.
Người đời thường nói: đồ ngu như bò! Tuy nhiên người đời có thông minh hơn chăng? Thử xét cõi đời được bao năm, mà con người vẫn sống trong cơn mê: bon chen, đấu tranh, giành giựt, chèn ép, chà đạp, chửi bới, thưa gửi, kiện tụng, đụng độ, hơn thua nhau từng lời nói, ghìm nhau từng cử chỉ, thù oán nhau từng hành động, chấp chặt từng chuyện làm ơn nhỏ nhặt, chất chứa từng chuyện thù oán lặt vặt, đến chuyện hận thù không đội trời chung. Con người thường có tâm chấp ngã, cho nên ích kỷ, chỉ muốn chính mình, gia đình mình, bà con mình, giòng họ mình, tổ chức mình, dân tộc mình, bất cứ cái gì dính tới mình, đều đứng hạng nhứt! Ngoài ra thì mặc kệ, sống chết mặc bây, tụi này sung sướng, như vậy đủ rồi! Thực là hởi ôi, cõi đời nổi trôi, vô cùng vô tận!
* * *
Tóm lại, chuyện ân oán là chuyện dài của con người, của cõi đời phiền não khổ đau, nói mãi không bao giờ cùng. Cho dù suốt đời, chúng ta luôn luôn, làm chuyện ân nghĩa, cho bất cứ ai, nhưng nếu chỉ cần, một lần mà thôi, từ chối giúp người, lập tức chúng ta, gặp ngay oán thù! Người đời phủi sạch tất cả những gì tốt đẹp người khác đã làm cho họ, trong suốt một khoảng thời gian dài, chỉ ghi nhớ một việc bất như ý sau cùng mà thôi, xong rồi dứt đẹp!
Trên cõi đời này, chữ “Ân” ít gặp, chữ “Oán” khắp nơi. Chính vì những quan niệm như vậy, cho nên con người luôn luôn lăn lộn trong sanh tử luân hồi, trong phiền não khổ đau, vay trả trả vay, triền miên suốt đời, không bao giờ dứt.
Trong kinh sách, Chư Tổ có dạy:
Tác hữu nghĩa sự. Thị tỉnh ngộ tâm.
Tác vô nghĩa sự. Thị cuồng loạn tâm.
Cuồng loạn tùy tình niệm. Lâm chung bị nghiệp khiên.
Tỉnh ngộ bất do tình. Lâm chung năng chuyển nghiệp
Nghĩa là:
Làm việc có nghĩa, đem lại an lạc hạnh phúc, cho mình và cho người. Là tâm tỉnh ngộ.
Làm việc vô nghĩa, đem lại phiền não khổ đau, lợi mình hại người. Là tâm cuồng loạn.
Cuồng loạn theo tình niệm: thương ghét ân oán. Lâm chung bị nghiệp lôi.
Tỉnh ngộ không theo tình, tâm bình tĩnh thản nhiên. Lâm chung chuyển được nghiệp.
Nguồn: Khí Công Y Đạo Việt Nam

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012


Cách Chữa :
bệnh đầu gối có gai, virus trong tai đi đứng mất thăng bằng,
đau cột sống, tê ngón tay.
Câu hỏi:
Hỏi cách chữa bệnh đầu gối có gai, virus trong tai đi đứng mất thăng bằng, đau cột sống, tê ngón tay.
Kính Chào thầy.
Em là Hoài Sơn ở Vancouver đây. Trước tiên xin được hỏi thăm sức khoẻ của thầy, kế đến em xin thầy giúp. Em xin kể một tí về quá khứ. Em qua đây lúc 21 tuổi, vào những năm đầu còn ăn học và đi làm, sau đó em bắt đầu ăn chơi. Em thường hay thức đêm chơi bời rượu chè cho tới năm 33 tuổi thì em cưới vợ. Từ đó em làm lại từ đầu, lo làm và tập thể dục nhưng em nghĩ là cơ thể của em bắt đầu lão hóa. 2 cái đầu gối của em bắt đầu đau và càng ngày càng đau hơn. Em đã đi chụp X-ray thì bác sĩ nói là đầu gối bị lên vôi ( có gai ). Em bắt đầu chạy bộ nhiều hơn, mặc dù sau khi chạy thì đau lắm nhưng sau đó thì bớt đau nhưng có một điều là sau khi gần gủi với vợ thì hôm sau đầu gối bị rêm và đau hơn. rồi sau một thời gian xương cột sống ở thắt lưng cũng bị đau nhưng lần này em không dám đi chụp X-ray và em bắt đầu chạy bộ nhiều hơn. Sau một thời gian chạy thì hết đau (cách đây 2 năm ) Bây giờ em 38, nhưng cách đây 3 tháng vào một buổi tối em đang tập vung tay (từ đằng trước ra đằng sau ) thì em cảm thấy có một cơn gió lạnh thổi tới và em bị rùng mình, nổi da gà và cảm thấy lạnh cho nên không tập nữa đi vào nhà ngủ nhưng buổi sáng hôm sau thì em không đứng dậy được vì cái đầu của em quay vòng vòng và bắt đầu ói mửa ra, nhịp tim tăng. Vợ em gọi xe cứu thương chở em vào bịnh viện. Họ làm đủ thức test nhưng cuối cùng thì họ công bố kết quả là bị virus tấn công vào lỗ tai. Họ chỉ cho thuốc uống chống say. Và bắt đầu từ đó em không thể nào đứng quá lâu nhìn một chỗ vì có những cảm giác mất thăng bằng đến. Có nhiều lần em mém bị té. Và lổ tai của em bắt đầu ù, tiếng ringing sound (tiếng e…. ) rất lớn và nó đến từng cơn ( xin nói với thầy là lúc trước khi cơ thể yếu thì cũng nghe tiếng e nhưng nhỏ hơn ). Và tiếp theo sau hai triệu chứng đó là phần cột sống ở gần cổ, giữa 2 bả vai bắt đầu đau và nó làm mấy đầu ngón tay bị tê. Dạo này em bận quá không có thời gian đi bác sĩ và một phần cũng hơi sợ. Em có đọc qua những bài viết của thầy thì em có cảm giác là em bị Mal Formation Arnold Chiari . Thưa thầy có phải là em bị bịnh đó không ? Mong tin thầy. Xin thầy giúp em. Cám ơn thầy nhiều lắm .
Bước sang thềm năm mới em xin kính chúc thầy khang an trường thọ và tràn đầy hạnh phúc. Thưa thầy em có đo áp huyết 2 tay rồi. Cả hai bên đều khoảng trên một tí 100/80 và nhịp tim khoảng 78 vậy thưa thầy em phải nên làm sao ? Em có nên đi chụp hình X-ray ở cột sống của em không ? để xác định bịnh hay không ? Mong thầy giúp. Cảm ơn thầy.
Trả lời
1-Nguyên nhân :
Không phải là bệnh Mal Formation Arnold Chiari, không cần phải chụp cột sống. Bệnh do thiếu khí và huyết từ lâu không đủ máu trong gan để phân phối đi khắp nơi nuôi gân cơ da thịt xương cốt, các sợi dây thần kinh là những ống dẫn máu nhỏ li ti bị teo khô rút lại từ từ làm thoái hoá các đốt xương khớp. Bệnh của em là hậu qủa tất yếu của bệnh thiếu máu sẽ có nhiều biến chứng tệ hơn nữa nếu không bổ sung máu cho cơ thể, thì chụp hình hay không chụp hình cũng có kết qủa xấu là hiển nhiên, và theo tây y hư chỗ nào cắt chỗ đó. Một cây khô không tưới nước, các cành khô héo hết nhựa, lá sâu, tây y đi tìm nguyên nhân virus, hay cắt bỏ, nhưng vẫn không tưới nước cho cây, cành khác cũng khô gẫy tiếp. Còn đông y, hiện tại cành khô, nó đã khô không để ý đến nó, cần tưới nước bón phân mỗi ngày đều đặn, cây sẽ có nhựa sống tự phục hồi, cành cây sẽ hết khô, lá mới sẽ ra, lá khô sẽ rụng bị đào thải. Như vậy, nếu máu có đủ thông vào khe kẽ xương khớp sẽ phục hồi làm ngưng sự thoái hóa, các đĩa đệm khi không được máu nuôi dưỡng sẽ khô và dẹp mỏng xuống làm dính hai đốt với nhau, chìa ra ngoài thành gai, đụng vào dây thần kinh làm đau.
Biến chứng của bệnh thiếu máu khi đo áp huyết thấp dưới 105 trong thời gian lâu, bệnh mãn tính, sẽ gây ra nhiều bệnh nan y như mệt mỏi, suy nhược thần kinh, chán ăn, mất ngủ, đau nhức, mất trí nhớ, rụng tóc, nặng hơn là đang tiềm ẩn một bệnh ung thư cục bộ, nặng hơn nữa là ung thư máu, tủy bất sản không sinh ra máu nữa, lúc đó cần phải chờ người hiến tủy phù hợp để thay tủy
Cách khám bệnh và định bệnh của khí công y đạo cần phải đo khí huyết cơ thể bằng máy đo áp huyết để biết khí huyết dư hay thiếu ( thực chứng hay hư chứng) và hàn hay nhiệt, do đó bệnh nổi mụn cũng phải biết do âm chứng hay dương chứng, máy đo áp huyêt cũng còn cho biết âm hay dương chứng tại gan hay tại tỳ vị khi áp huyết khác nhau giữa tay trái thuộc tỳ vị hay bên tay phải thuộc gan…Từ đó đông y khí công có thể kết luận do tỳ vị hư hay thực, do gan hư hay thực, hay do cả 2 gan tỳ hư hay thực…
Nếu không có kết qủa của số đo áp huyết, thì đông y khí công dựa vào dấu hiệu lâm sàng. Bệnh đi tiểu đêm là chức năng thận duơng hư không kiểm soát được van tiểu, theo lý thuyết đông y, phế chủ bì mao, chức năng phế mạnh sẽ bảo vệ được da lông và nuôi được con là thận thủy.
Như vậy theo ngũ hành phế hư không bảo vệ được da, phế kim không nuôi thận thủy, thận thủy hư không nuôi gan, gan mộc hư không nuôi tâm hỏa, tâm hỏa hư không nuôi tỳ vị thổ. Cả 5 hành đều bệnh thuộc hư chứng, chắc chắn áp huyết thấp, cơ thể không đủ khí huyết.
Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Để tránh những biến chứng nguy hiểm sắp xảy ra, ngay từ bây gỉờ cần phải bổ máu, uống sirop Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) mỗi trước bữa ăn 5 phút, pha 2 muổng lớn sirop với 1 ly nước nóng uống như rượu khai vị. Kỵ những thức ăn có chất chua, lạnh làm mất máu, co rút gân. Uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi nào áp huyết đo được 130/80mmHg mạch 70-80 mới đủ.
Khí :
Bây giờ có đủ máu, tập Bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần, bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 20 lần. Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần. Tập mỗi ngày 2-3 lần, để khớp giữa 2 đốt được thông có lối cho máu lọt vào sẽ lại làm nở điã đệm dầy cao lên, tự tách hai đốt không bị dính liền và gai sẽ thu vào, dẻo dai chứ không còn khô cứng sẽ hết chạm đến thần kinh cột sống nữa.
Tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng khí, tăng áp huyết, tăng tâm hỏa. Vỗ Tay 4 Nhịp làm mạnh tâm phế. Như vậy là chữa bổ 3 hành liền nhau là tâm hỏa, tỳ vị thổ và phế kim. Phế kim mạnh sẽ nuôi thận. khi thận chưa đủ khí huyết để nuôi gan thì làm mạnh hỏa bằng bài tập khí công Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực, tâm hỏa sẽ mạnh, gan mộc sẽ không mất năng lượng để nuôi con, sẽ tự phục hồi, gọi là con được khỏe thì mẹ được tự dưỡng. Như vậy 5 hành được khôi phục. sẽ hết bệnh tật.
Uống thuốc và tập khí công song song trong 3 tháng liên tục không nghỉ sẽ có kết qủa.
Thần :
Tối trước khi đi ngủ tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau đó tập thở thiền ở Đan Điền Thần để tăng thân nhiệt, tăng áp huyết, hồng cầu, oxy, giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon
Nằm tập thở tĩnh công hai bàn tay đặt tại mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, nam tay trái ở dướI, tay phải ở trên, cuốn lưỡi, nhắm mắt, ngậm miệng, thở bằng mũi, chỉ chú ý theo dõi hơi thở ra, khí và nhiệt sẽ chuyển động trong bụng, bàn tay có thể cảm nhận được nhiệt độ ở bụng tăng từ từ, nếu đo nhiệt kế ở bàn tay trước khi tập là 30 độ C, đến 30 phút sau, nhiệt kế tăng lên 37 độ.
Cần theo dõi kết qủa chữa bệnh bằng máy đo áp huyết mỗi ngày.
 Thầy Đỗ Đức Ngọc (Khí công Y Đạo Việt Nam)

Tổng số lượt xem trang