Chữa Hen suyễn bằng Tắc Kè
Bài thuốc: một đôi Tắc Kè, rượu trắng 1000 gr.
Cách điều chế:
Chặt bỏ bàn chân, bóc vẩy, bỏ mắt, bỏ nội tạng, rửa sạch Tắc Kè bằng rượu nặng hoặc cồn thực phẩm, lau khô. Nhớ không được để mất đuôi( chất bổ tập trung ở đuôi nhiều nhất). Cho Tắc Kè và rượu vào bình, bịt kín miệng , để vào chỗ mát 30 ngày, thỉnh thoảng lắc bình.
Công hiệu: Bổ phổi, bổ thận, ích khí, khỏi suyễn.
Công dụng: Bồi bổ cơ thể mệt mỏi, làm việc nhanh mệt, yếu sinh lý, liệt dương, khi lao động thì bị suyễn, ho; viêm khí quản mãn tính do thận dương hư.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20 ml vào bữa ăn.
Chú ý: Không dùng cho người đang bị sốt nóng.
Vương Văn Liêu
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE
PHONG BENH HON CHUA BENH
TRI THUC LA SUC MANH
TRI THUC LA SUC MANH
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Nghệ có thể giúp tái tạo não sau đột quỵ
Nghệ có thể giúp tái tạo não sau đột quỵ
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học Cedars-Sinai (Mỹ) cho biết, một loại thuốc mới được làm từ cây nghệ có thể giúp tái sản sinh các tế bào não sau đột quỵ.
Đó là nhờ hợp chất phân tử CNB-001, được làm từ curcumin - chất màu vàng tự nhiên có trong cây nghệ, BBC dẫn lời chuyên gia Paul Lapchak - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết.
Theo nhà khoa học Lapchak, những con thỏ được cho dùng loại thuốc này trong khoảng thời gian tương đương với ba giờ đồng hồ ở người, đã giảm đột quỵ. Thuốc mới này dễ dàng làm tan biến những cục máu vón và phục hồi dòng máu chảy lên não ở bệnh nhân đột quỵ, từ đó giúp giảm các rắc rối có thể xảy ra đối với cơ bắp và khả năng cử động chân tay.
Mai Duyên
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y học Cedars-Sinai (Mỹ) cho biết, một loại thuốc mới được làm từ cây nghệ có thể giúp tái sản sinh các tế bào não sau đột quỵ.
Đó là nhờ hợp chất phân tử CNB-001, được làm từ curcumin - chất màu vàng tự nhiên có trong cây nghệ, BBC dẫn lời chuyên gia Paul Lapchak - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết.
Theo nhà khoa học Lapchak, những con thỏ được cho dùng loại thuốc này trong khoảng thời gian tương đương với ba giờ đồng hồ ở người, đã giảm đột quỵ. Thuốc mới này dễ dàng làm tan biến những cục máu vón và phục hồi dòng máu chảy lên não ở bệnh nhân đột quỵ, từ đó giúp giảm các rắc rối có thể xảy ra đối với cơ bắp và khả năng cử động chân tay.
Mai Duyên
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
CỎ MÀN TRẦU
( ELEUSINE INDICA )
Tên cây : Cỏ Mần trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao).
Mô tả : Cỏ sống hàng năm, cao 30 - 60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, hẹp, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5 - 7 bông xếp hình nan hoa và 1 - 2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.
Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học : Toàn cây chứa muối nitrat.
Công dụng : Cỏ Mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60 - 100g dưới dạng thuốc sắc.
Chúng ta nên tận dụng cây này để chữa bệnh vì dễ kiếm, mùa hè đang mọc nhiều ở khắp các miền quê.
Đơn thuốc cụ thể:
1.Chữa huyết áp cao:
Cỏ Mần trầu tươi 50 gr, rễ cây Dứa dại 20 gr đun nước uống hàng ngày.
2. Chữa mẩn ngứa, gan nóng, táo bón:
Cỏ Mần trầu tươi 50 gr, cây Nhọ nồi tươi 30 gr, lá cây Kinh giới 20 gr đun nước uống hàng ngày.
Cỏ Mần trầu đun nước gội đầu làm tóc đen, óng mượt.
( ELEUSINE INDICA )
Tên cây : Cỏ Mần trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma (Tày), hìa xú xan (Dao).
Mô tả : Cỏ sống hàng năm, cao 30 - 60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, hẹp, xếp thành hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5 - 7 bông xếp hình nan hoa và 1 - 2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần như 3 cạnh.
Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi.
Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học : Toàn cây chứa muối nitrat.
Công dụng : Cỏ Mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60 - 100g dưới dạng thuốc sắc.
Chúng ta nên tận dụng cây này để chữa bệnh vì dễ kiếm, mùa hè đang mọc nhiều ở khắp các miền quê.
Đơn thuốc cụ thể:
1.Chữa huyết áp cao:
Cỏ Mần trầu tươi 50 gr, rễ cây Dứa dại 20 gr đun nước uống hàng ngày.
2. Chữa mẩn ngứa, gan nóng, táo bón:
Cỏ Mần trầu tươi 50 gr, cây Nhọ nồi tươi 30 gr, lá cây Kinh giới 20 gr đun nước uống hàng ngày.
Cỏ Mần trầu đun nước gội đầu làm tóc đen, óng mượt.
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Am Mỵ Châu thờ ai?
Am Mỵ Châu thờ ai?
Lúc sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng rất hay được mời đi nói chuyện ở nơi này nơi khác. Với giọng nói đầy tự tin, giàu hình ảnh và hơi ngang ngang, giáo sư Vượng có cách truyền đạt ý tưởng rất thuyết phục, khiến cho người nghe chưa tin lắm mà vẫn phải tin, đặc biệt với người không theo học ngành sử, hiểu biết sử liệu rất ít mà cũng trở thành rất “am hiểu” về lịch sử. Xin kể đôi điều câu chuyện ông giải thích về am Mỵ Châu ở thành Cổ Loa như sau.
Trong một dịp ngày 8 tháng 3, chúng tôi được nghe một bài giảng của giáo sư Trần Quốc Vượng về tầm quan trọng của Cổ Loa Thành và am thờ nàng Công Chúa Mỵ Châu đối với Thủ đô của chúng ta.
Giọng đầy vẻ bí mật, giáo sư Vượng hỏi:
- Các cô có hiểu tại sao hơn 2000 năm qua, nhân dân ta, kể từ vua chúa đến thường dân đều thành kính thờ một người con gái cụt đầu có tên là Công chúa Mỵ Châu trong một cái am nho nhỏ ở Đền Cổ Loa hay không?
- Dạ không
Đó chính là ta thờ Người Mẹ Tổ Quốc của chúng ta đó. Chuyện tình duyên của Mỵ Châu Trọng Thuỷ là chuyện bịa đặt, nhưng chuyện dân tộc ta vì quá nhân hậu và thiếu cảnh giác nên trót đặt trái tim lên đầu để Triệu Đà cướp mất nước là có thật. Đạo gốc của dân tộc ta là Đạo Mẫu. Bản chất người mẹ là bản chất nhân hậu và dễ bị lừa.
Xưa kia dân tộc ta đã từng bị lừa, bởi vậy nàng Công Chúa Mỵ Châu cụt đầu là hiện thân của Người mẹ Tổ quốc đã và đang đau khổ nhắc ta phải luôn cảnh giác.”
- Vậy câu chuyện nỏ thần là có thật hay không?
- Không! Ta có một bí mật quốc gia quý hơn nỏ thần nhiều nhưng không ai ăn cắp được. Từ 2000 năm trước bí mật đó đã không còn là bí mật nữa rồi, nhưng kẻ thù đã từng ra sức phá. Ta đừng quên ta đang có báu vật trong tay.
- Vậy làm cách nào để khắc phục?
- Thiên cơ bất khả lộ. À, có cô nào thích xem tử vi không?
- Có ạ, có ạ!
- Tốt, tôi sẽ lập lá số cho từng người và sẽ có lời khuyên riêng từng người.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng rất giỏi khoa tử vi, ông chỉ hỏi ngày sinh tháng đẻ rồi bấm bấm ngón tay mấy cái là phán như thánh phán.
Ông cười nhạo, nói: “Tử vi liên quan đến số phận riêng của từng người thì ai cũng quan tâm, nhưng cứ giấu giấu giếm giếm như kẻ ăn vụng. Còn có cái khác quan trọng hơn Tử vi liên quan đến vận mệnh đất nước thì hễ ai quan tâm đều bị coi là nhảm nhí. Thế mới khổ!”
Trần Thanh Vân
Nguồn:
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu
Lúc sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng rất hay được mời đi nói chuyện ở nơi này nơi khác. Với giọng nói đầy tự tin, giàu hình ảnh và hơi ngang ngang, giáo sư Vượng có cách truyền đạt ý tưởng rất thuyết phục, khiến cho người nghe chưa tin lắm mà vẫn phải tin, đặc biệt với người không theo học ngành sử, hiểu biết sử liệu rất ít mà cũng trở thành rất “am hiểu” về lịch sử. Xin kể đôi điều câu chuyện ông giải thích về am Mỵ Châu ở thành Cổ Loa như sau.
Trong một dịp ngày 8 tháng 3, chúng tôi được nghe một bài giảng của giáo sư Trần Quốc Vượng về tầm quan trọng của Cổ Loa Thành và am thờ nàng Công Chúa Mỵ Châu đối với Thủ đô của chúng ta.
Giọng đầy vẻ bí mật, giáo sư Vượng hỏi:
- Các cô có hiểu tại sao hơn 2000 năm qua, nhân dân ta, kể từ vua chúa đến thường dân đều thành kính thờ một người con gái cụt đầu có tên là Công chúa Mỵ Châu trong một cái am nho nhỏ ở Đền Cổ Loa hay không?
- Dạ không
Đó chính là ta thờ Người Mẹ Tổ Quốc của chúng ta đó. Chuyện tình duyên của Mỵ Châu Trọng Thuỷ là chuyện bịa đặt, nhưng chuyện dân tộc ta vì quá nhân hậu và thiếu cảnh giác nên trót đặt trái tim lên đầu để Triệu Đà cướp mất nước là có thật. Đạo gốc của dân tộc ta là Đạo Mẫu. Bản chất người mẹ là bản chất nhân hậu và dễ bị lừa.
Xưa kia dân tộc ta đã từng bị lừa, bởi vậy nàng Công Chúa Mỵ Châu cụt đầu là hiện thân của Người mẹ Tổ quốc đã và đang đau khổ nhắc ta phải luôn cảnh giác.”
- Vậy câu chuyện nỏ thần là có thật hay không?
- Không! Ta có một bí mật quốc gia quý hơn nỏ thần nhiều nhưng không ai ăn cắp được. Từ 2000 năm trước bí mật đó đã không còn là bí mật nữa rồi, nhưng kẻ thù đã từng ra sức phá. Ta đừng quên ta đang có báu vật trong tay.
- Vậy làm cách nào để khắc phục?
- Thiên cơ bất khả lộ. À, có cô nào thích xem tử vi không?
- Có ạ, có ạ!
- Tốt, tôi sẽ lập lá số cho từng người và sẽ có lời khuyên riêng từng người.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng rất giỏi khoa tử vi, ông chỉ hỏi ngày sinh tháng đẻ rồi bấm bấm ngón tay mấy cái là phán như thánh phán.
Ông cười nhạo, nói: “Tử vi liên quan đến số phận riêng của từng người thì ai cũng quan tâm, nhưng cứ giấu giấu giếm giếm như kẻ ăn vụng. Còn có cái khác quan trọng hơn Tử vi liên quan đến vận mệnh đất nước thì hễ ai quan tâm đều bị coi là nhảm nhí. Thế mới khổ!”
Trần Thanh Vân
Nguồn:
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Chữa viêm Tiền Liệt Tuyến, hóc xương bằng cây Lược vàng
Chữa viêm Tiền Liệt Tuyến, hóc xương bằng cây Lược vàng
Đọc một số tài liệu và các bài báo nói về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, tôi rất tin và muốn áp dụng ngay. Từ Hà Tĩnh, tôi ra Hà Nội tìm cây giống.Sau một đêm đi tàu, trời lạnh nên ra đến nhà người em trai thì tôi bị bí tiểu tiện, mót tiểu nhiều lần mà rất khó đi. Con trai tôi đang học bác sĩ, đã đưa tôi đến bệnh viện nhà trường để khám. Bệnh của tôi được chẩn đoán là viêm tuyến tiền liệt - đường tiết niệu và kê cho đơn thuốc trị giá 900.000 đồng, vì số tiền lớn nên tôi chưa mua thuốc. Về lại nhà người em, chú ấy tìm được cho tôi 3 đoạn vòi của cây lược vàng có cả ngọn và lá. Tôi nghĩ mình sẽ thử nghiệm xem sao, lấy mấy lá và một đoạn vòi, chia làm mấy lần để nhai nuốt cả nước và bã. Dần dần hiện tượng bí tiểu được thuyên giảm, đi tiểu dễ hơn, ít lần hơn. Ngày hôm sau tôi trở về quê, sức khỏe bình thường không dùng đến đơn thuốc của bệnh viện.
Về nhà tôi thử nghiệm chữa đau răng cho vợ. Bà ấy đau răng đã nhiều năm. Mỗi khi nhai gặp thức ăn cứng là nhăn mặt, đau ê ẩm. Tôi đem mấy đoạn cọng lược vàng giã dập, bỏ vào lọ ngâm rượu, bảo bà ấy lấy ít một ngậm súc miệng. Ngậm được vài ngày thấy đỡ đau nhiều, tiếp tục ngậm mấy ngày nữa thì lành hẳn. Cho đến nay đã hơn 5 tháng mà vợ tôi không còn đau răng. Bản thân tôi trước đây ê răng một bên, nên chỉ nhai một bên. Tôi đã dùng nhai, ngậm lá lược vàng và rượu ngâm cọng lược vàng nay đã khỏi hẳn.
Đặc biệt hết sức bất ngờ là tôi đã thử nghiệm chữa thành công 2 ca hóc xương.
Ca thứ nhất: Anh Nguyễn Đình Vịnh, hơn 50 tuổi, người cùng thôn, bị hóc xương cá. Anh đã đi bệnh viện huyện và đến một thầy lang. Thấy có một đoạn xương nhỏ đã nuốt được vào bụng, nên cả thầy thuốc và anh đều an tâm. Nhưng về nhà, anh Vịnh vẫn đau, họng ngày càng sưng to, ăn nuốt không được, nói không rõ, dùng kháng sinh liên tục cũng không kết quả. Cách 10 ngày sau, tôi đến thăm, thấy vậy tôi về nhà lấy 3 lá lược vàng đưa cho anh dùng thử. Tôi hướng dẫn anh nhai lá lược vàng, ngậm, nuốt cả nước lẫn bã, cứ khoảng 20 phút thì dùng 1 lá và theo dõi nếu có tác dụng thì sau một giờ sẽ biết.
Sáng hôm sau tôi đến thăm anh Vịnh. Mới vào đến sân, vợ chồng anh đã hớn hở cảm ơn. Anh Vịnh lấy gói giấy nhỏ trong túi ra, mở cho xem một đoạn xương nhỏ như đầu tăm, dài khoảng 2cm và kể lại: "Em làm đúng như lời bác dặn, sau khi nhai lá thứ nhất, rồi lá thứ 2, khoảng hơn một giờ, đang định nhai lá thứ 3 thì tự nhiên thấy nôn oẹ, khạc ra đoạn xương này. Hôm nay em nhai, nuốt, nói gần như bình thường rồi". Rồi anh hỏi: Cây thuốc gì mà hay vậy bác?
Tôi tiện miệng nói vui: thuốc tiên đấy!
Ca thứ hai: Hơn một tháng sau, cháu Hoàng Khiêm, 10 tuổi, học lớp 4, cùng thôn. Ăn cơm trưa, cháu hóc xương gà. Há miệng nhìn thấy đầu xương, cháu khạc mãi không được. Bố mẹ cháu thay nhau thò ngón tay vào gỡ cũng không được. Máu chảy ra cả mồm cháu. Được anh Vịnh mách bảo, mẹ cháu giục chồng đi hỏi. Được tin, tôi cho 3 lá lược vàng và hướng dẫn cách dùng. Tôi bảo: nếu sau một giờ nhai lá mà không có kết quả thì phải đưa cháu đi bệnh viện cấp cứu, đừng để chậm nguy hiểm.
Trưa hôm sau, anh Toại đến báo tin vui. Sau khi nhai lá thứ hai hết 1 giờ 5 phút thì cháu lợm mửa, khạc ra cả đờm, máu và cục xương gà. Cháu súc miệng, nghỉ ngơi rồi đi học buổi chiều luôn.
Trên đây là những áp dụng dùng cây lược vàng chữa bệnh thành công của tôi, xin thông tin, trao đổi để mọi người cùng tham khảo vận dụng.
Nguyễn Đình Lộc
(Thôn 1, xã Tân Hương, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 039.2214490)
Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn
Đọc một số tài liệu và các bài báo nói về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, tôi rất tin và muốn áp dụng ngay. Từ Hà Tĩnh, tôi ra Hà Nội tìm cây giống.Sau một đêm đi tàu, trời lạnh nên ra đến nhà người em trai thì tôi bị bí tiểu tiện, mót tiểu nhiều lần mà rất khó đi. Con trai tôi đang học bác sĩ, đã đưa tôi đến bệnh viện nhà trường để khám. Bệnh của tôi được chẩn đoán là viêm tuyến tiền liệt - đường tiết niệu và kê cho đơn thuốc trị giá 900.000 đồng, vì số tiền lớn nên tôi chưa mua thuốc. Về lại nhà người em, chú ấy tìm được cho tôi 3 đoạn vòi của cây lược vàng có cả ngọn và lá. Tôi nghĩ mình sẽ thử nghiệm xem sao, lấy mấy lá và một đoạn vòi, chia làm mấy lần để nhai nuốt cả nước và bã. Dần dần hiện tượng bí tiểu được thuyên giảm, đi tiểu dễ hơn, ít lần hơn. Ngày hôm sau tôi trở về quê, sức khỏe bình thường không dùng đến đơn thuốc của bệnh viện.
Về nhà tôi thử nghiệm chữa đau răng cho vợ. Bà ấy đau răng đã nhiều năm. Mỗi khi nhai gặp thức ăn cứng là nhăn mặt, đau ê ẩm. Tôi đem mấy đoạn cọng lược vàng giã dập, bỏ vào lọ ngâm rượu, bảo bà ấy lấy ít một ngậm súc miệng. Ngậm được vài ngày thấy đỡ đau nhiều, tiếp tục ngậm mấy ngày nữa thì lành hẳn. Cho đến nay đã hơn 5 tháng mà vợ tôi không còn đau răng. Bản thân tôi trước đây ê răng một bên, nên chỉ nhai một bên. Tôi đã dùng nhai, ngậm lá lược vàng và rượu ngâm cọng lược vàng nay đã khỏi hẳn.
Đặc biệt hết sức bất ngờ là tôi đã thử nghiệm chữa thành công 2 ca hóc xương.
Ca thứ nhất: Anh Nguyễn Đình Vịnh, hơn 50 tuổi, người cùng thôn, bị hóc xương cá. Anh đã đi bệnh viện huyện và đến một thầy lang. Thấy có một đoạn xương nhỏ đã nuốt được vào bụng, nên cả thầy thuốc và anh đều an tâm. Nhưng về nhà, anh Vịnh vẫn đau, họng ngày càng sưng to, ăn nuốt không được, nói không rõ, dùng kháng sinh liên tục cũng không kết quả. Cách 10 ngày sau, tôi đến thăm, thấy vậy tôi về nhà lấy 3 lá lược vàng đưa cho anh dùng thử. Tôi hướng dẫn anh nhai lá lược vàng, ngậm, nuốt cả nước lẫn bã, cứ khoảng 20 phút thì dùng 1 lá và theo dõi nếu có tác dụng thì sau một giờ sẽ biết.
Sáng hôm sau tôi đến thăm anh Vịnh. Mới vào đến sân, vợ chồng anh đã hớn hở cảm ơn. Anh Vịnh lấy gói giấy nhỏ trong túi ra, mở cho xem một đoạn xương nhỏ như đầu tăm, dài khoảng 2cm và kể lại: "Em làm đúng như lời bác dặn, sau khi nhai lá thứ nhất, rồi lá thứ 2, khoảng hơn một giờ, đang định nhai lá thứ 3 thì tự nhiên thấy nôn oẹ, khạc ra đoạn xương này. Hôm nay em nhai, nuốt, nói gần như bình thường rồi". Rồi anh hỏi: Cây thuốc gì mà hay vậy bác?
Tôi tiện miệng nói vui: thuốc tiên đấy!
Ca thứ hai: Hơn một tháng sau, cháu Hoàng Khiêm, 10 tuổi, học lớp 4, cùng thôn. Ăn cơm trưa, cháu hóc xương gà. Há miệng nhìn thấy đầu xương, cháu khạc mãi không được. Bố mẹ cháu thay nhau thò ngón tay vào gỡ cũng không được. Máu chảy ra cả mồm cháu. Được anh Vịnh mách bảo, mẹ cháu giục chồng đi hỏi. Được tin, tôi cho 3 lá lược vàng và hướng dẫn cách dùng. Tôi bảo: nếu sau một giờ nhai lá mà không có kết quả thì phải đưa cháu đi bệnh viện cấp cứu, đừng để chậm nguy hiểm.
Trưa hôm sau, anh Toại đến báo tin vui. Sau khi nhai lá thứ hai hết 1 giờ 5 phút thì cháu lợm mửa, khạc ra cả đờm, máu và cục xương gà. Cháu súc miệng, nghỉ ngơi rồi đi học buổi chiều luôn.
Trên đây là những áp dụng dùng cây lược vàng chữa bệnh thành công của tôi, xin thông tin, trao đổi để mọi người cùng tham khảo vận dụng.
Nguyễn Đình Lộc
(Thôn 1, xã Tân Hương, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 039.2214490)
Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
Mười đối tượng không được dùng nhân sâm
Mười đối tượng không được dùng nhân sâm
Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, lại có một phản ứng phụ rất đáng chú ý, mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng:
1. Bị cảm mạo, phát sốt
Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên trong thời gian bị cảm mạo không nên uống nhân sâm.
2. Bị bệnh gan, mật cấp tính
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, đều là triệu chứng gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, vì thế khí không lưu thông thanh thoát được. Trị liệu là lấy thanh lợi thấp nhiệt, lí khí đạo trệ làm chính. Nếu uống nhân sâm vô hình chung trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
3. Viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài.
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần thực đạo trệ, hòa vị thanh trường, không nên ăn bồi bổ, càng không nên dùng nhân sâm; nếu không, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.
4. Bị viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết
Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Trung y gọi là do khí trệ vị hỏa mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lí khí hòa vị, lương huyết chí huyết. Nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm đau và làm hết đau.
5. Bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu
Khi bị cảm nhiễm giãn phế quản, bị bệnh lao... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu nặng thêm.
6. Bị cao huyết áp
Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Trị liệu cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa. Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.
7. Bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là do gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư là nhiều, thuỷ không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như sex hóc-môn, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục, những thanh niên bị di tinh và sớm xuất tinh, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.
8. Có bệnh về hệ thống miễn dịch
Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọn, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữ thanh niên bị mắc nhiều hơn, thấy nhiều ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, do đó kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Nhân sâm không thích hợp với những bệnh nói trên.
9. Phụ nữ ở thời kì mang thai
Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống nhân sâm vào, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
10. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lí của trẻ trong thời kì sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kị uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ Trung y
BS Xuân Lục
(Theo Tạp chí Đông y Trung Quốc)
Nhân sâm có mặt tốt là một loại thuốc bổ dưỡng, làm cho cường tráng cơ thể, lại có một phản ứng phụ rất đáng chú ý, mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng:
1. Bị cảm mạo, phát sốt
Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm vi-rút hay nhiễm khuẩn, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu, để trừ bỏ ngoại tà. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Cho nên trong thời gian bị cảm mạo không nên uống nhân sâm.
2. Bị bệnh gan, mật cấp tính
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, đều là triệu chứng gan mật bị thấp nhiệt tăng chứa làm trở ngại, vì thế khí không lưu thông thanh thoát được. Trị liệu là lấy thanh lợi thấp nhiệt, lí khí đạo trệ làm chính. Nếu uống nhân sâm vô hình chung trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
3. Viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài.
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần thực đạo trệ, hòa vị thanh trường, không nên ăn bồi bổ, càng không nên dùng nhân sâm; nếu không, dạ dày và ruột càng bị lấp nhét thêm làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.
4. Bị viêm loét hốc dạ dày cấp tính và xuất huyết
Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên. Trung y gọi là do khí trệ vị hỏa mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lí khí hòa vị, lương huyết chí huyết. Nhân sâm thì lại bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm đau và làm hết đau.
5. Bị giãn phế quản, bị lao, ho ra máu
Khi bị cảm nhiễm giãn phế quản, bị bệnh lao... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Trung y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm có thể làm thương âm động hỏa, càng làm hiện tượng nôn ra máu nặng thêm.
6. Bị cao huyết áp
Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù, nôn nóng hấp tấp, cuống cuồng, dễ nổi nóng, mạch huyền, đó là can dương lên cao, can hoả viêm tấy lên. Trị liệu cần phải bình can tiền dương, thanh tiết can hỏa. Nhân sâm thì có cả 2 tác dụng đối với huyết áp: Liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn thì làm hạ huyết áp. Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hỏa. Hơn nữa liều thuốc rất khó nắm vững được, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống nhân sâm.
7. Bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là do gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư là nhiều, thuỷ không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như sex hóc-môn, thúc đẩy kích thích tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục, những thanh niên bị di tinh và sớm xuất tinh, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.
8. Có bệnh về hệ thống miễn dịch
Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọn, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữ thanh niên bị mắc nhiều hơn, thấy nhiều ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Nhân sâm có thể tăng cường miễn dịch, làm cho kháng thể tăng lên nhiều, do đó kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Nhân sâm không thích hợp với những bệnh nói trên.
9. Phụ nữ ở thời kì mang thai
Trong trường hợp bình thường, những người mang thai không cần phải uống thuốc gì cả. Nếu uống nhân sâm vào, thành phần của nhân sâm sẽ có thể thông qua tuần hoàn huyết dịch được thai nhi hấp thu một phần, làm tăng thêm thai hỏa, rất bất lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
10. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lí của trẻ trong thời kì sinh trưởng), âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí của chúng. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục. Những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 năm, lại càng cần kị uống nhân sâm, ngay kể cả thanh niên cũng không nên uống nếu không có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ Trung y
BS Xuân Lục
(Theo Tạp chí Đông y Trung Quốc)
Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011
Thuốc bổ, thức ăn và bệnh tật
Thuốc bổ, thức ăn và bệnh tật
Nhiều người cứ thích uống thuốc bổ khi chẳng có bệnh tật gì. Hải Thượng Lãn Ông viết rằng:” Bổ- tức là bổ vào chỗ hư yếu trong cơ thể, ví như áo rách ở trước ngực mà lại lấy mụn gấm(tuy có đẹp) để vá vào sau lưng thì phỏng có ích gì?". Do đó khi khí hư thì bổ khí, huyết hư thì bổ huyết, âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương v.v. để lập lại thế quân bình trong cơ thể. Vạn vật lấy sự cân bằng làm gốc, cơ thể con người cũng thế thôi.
Trước có chị y sỹ làm cùng cơ quan. Con gái chị thận âm kém, tôi bày chị đi mua thuốc bổ thận âm cho cháu uống. Nhưng khi đi mua thuốc chị lại mua thuốc bổ thận dương. Một hôm tôi đến chơi, thấy con gái chị nói :” Bác ơi, cháu uống thuốc vào thấy khó chịu lắm”. Tôi xem thuốc và bảo sao chị lại mua thuốc này?. “ Em tưởng thuốc bổ thận thì thuốc nào chả như thuốc nào” – chị trả lời. !!!. Âm, dương chỉ hai chữ mà khác nhau là vậy.
Trong ăn uống cũng vậy. Có thức ăn lợi cho người này, nhưng chẳng lợi cho người kia, vì vậy khi ăn uống phải nghe ngóng. Không ai hiểu mình hơn mình,” hãy lắng nghe cơ thể bạn”.
Sau đây nêu một số ví dụ:
- Thịt chó rất bổ, nóng, tăng cường ham muốn tình dục. Thịt chó hầm với đậu đen là thuốc bổ thận dương, chống đau lưng.
Nhưng người bị cholesterol máu cao, bệnh gút thì ăn vào bệnh càng tăng.
- Thịt gà rất bổ dưỡng. Tuy nhiên người đang bị phong ngứa mà ăn vào thì bệnh phong ngứa càng nặng.
- Khoai lang rất tốt cho cơ thể, có lợi nhiều mặt. Nhưng người bị viêm dạ dày, người hay bị đi ngoài thì ăn khoai lang có hại, tiết mất chân khí.
- Chuối tiêu chín sách báo hay ca ngợi, nó có nhiều chất bổ dưỡng, hạ huyết áp cao, lợi cho tim mạch. Nhưng người bị viêm dạ dày ăn vào bệnh càng nặng thêm.
- Hải sản là thức ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn hải sản nhiều cùng với uống bia thì rất dễ mắc bệnh gút.
- Trái cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, báo chí chỉ hay nêu mặt tốt của nó, nào là hàng ngày cần uống nước cam để tăng cường sức khỏe, cho da đẹp v.v. Đi thăm người ốm mọi người thường mua túi cam. Nhưng những người tim đập yếu, huyết áp thấp, cơ thể hàn, sau khi mổ chớ có ăn. Những ai sau mổ mà ăn cam, vết mổ rất lâu khô.
Nhiều, nhiều lắm kể sao cho hết. Sách báo thường hay ca ngợi đặc tính tốt của một loại thực phẩm hoặc hoa quả nào đó, nhưng ít khi lưu ý cho bạn đọc những mặt trái của nó.
Do vậy trong cuộc sống hàng ngày, ta hãy lắng nghe cơ thể ta.
“ Bệnh từ mồm mà vào, họa từ mồm mà ra”. Không có cái gì là hoàn hảo cho tất cả mọi người.
Vương Văn Liêu
Nhiều người cứ thích uống thuốc bổ khi chẳng có bệnh tật gì. Hải Thượng Lãn Ông viết rằng:” Bổ- tức là bổ vào chỗ hư yếu trong cơ thể, ví như áo rách ở trước ngực mà lại lấy mụn gấm(tuy có đẹp) để vá vào sau lưng thì phỏng có ích gì?". Do đó khi khí hư thì bổ khí, huyết hư thì bổ huyết, âm hư thì bổ âm, dương hư thì bổ dương v.v. để lập lại thế quân bình trong cơ thể. Vạn vật lấy sự cân bằng làm gốc, cơ thể con người cũng thế thôi.
Trước có chị y sỹ làm cùng cơ quan. Con gái chị thận âm kém, tôi bày chị đi mua thuốc bổ thận âm cho cháu uống. Nhưng khi đi mua thuốc chị lại mua thuốc bổ thận dương. Một hôm tôi đến chơi, thấy con gái chị nói :” Bác ơi, cháu uống thuốc vào thấy khó chịu lắm”. Tôi xem thuốc và bảo sao chị lại mua thuốc này?. “ Em tưởng thuốc bổ thận thì thuốc nào chả như thuốc nào” – chị trả lời. !!!. Âm, dương chỉ hai chữ mà khác nhau là vậy.
Trong ăn uống cũng vậy. Có thức ăn lợi cho người này, nhưng chẳng lợi cho người kia, vì vậy khi ăn uống phải nghe ngóng. Không ai hiểu mình hơn mình,” hãy lắng nghe cơ thể bạn”.
Sau đây nêu một số ví dụ:
- Thịt chó rất bổ, nóng, tăng cường ham muốn tình dục. Thịt chó hầm với đậu đen là thuốc bổ thận dương, chống đau lưng.
Nhưng người bị cholesterol máu cao, bệnh gút thì ăn vào bệnh càng tăng.
- Thịt gà rất bổ dưỡng. Tuy nhiên người đang bị phong ngứa mà ăn vào thì bệnh phong ngứa càng nặng.
- Khoai lang rất tốt cho cơ thể, có lợi nhiều mặt. Nhưng người bị viêm dạ dày, người hay bị đi ngoài thì ăn khoai lang có hại, tiết mất chân khí.
- Chuối tiêu chín sách báo hay ca ngợi, nó có nhiều chất bổ dưỡng, hạ huyết áp cao, lợi cho tim mạch. Nhưng người bị viêm dạ dày ăn vào bệnh càng nặng thêm.
- Hải sản là thức ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn hải sản nhiều cùng với uống bia thì rất dễ mắc bệnh gút.
- Trái cam có rất nhiều chất dinh dưỡng, báo chí chỉ hay nêu mặt tốt của nó, nào là hàng ngày cần uống nước cam để tăng cường sức khỏe, cho da đẹp v.v. Đi thăm người ốm mọi người thường mua túi cam. Nhưng những người tim đập yếu, huyết áp thấp, cơ thể hàn, sau khi mổ chớ có ăn. Những ai sau mổ mà ăn cam, vết mổ rất lâu khô.
Nhiều, nhiều lắm kể sao cho hết. Sách báo thường hay ca ngợi đặc tính tốt của một loại thực phẩm hoặc hoa quả nào đó, nhưng ít khi lưu ý cho bạn đọc những mặt trái của nó.
Do vậy trong cuộc sống hàng ngày, ta hãy lắng nghe cơ thể ta.
“ Bệnh từ mồm mà vào, họa từ mồm mà ra”. Không có cái gì là hoàn hảo cho tất cả mọi người.
Vương Văn Liêu
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
Tìm hiểu bệnh tật:Dấu hiệu của ung thư vòm họng
Dấu hiệu của ung thư vòm họng
Chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu... là những biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh là cơ hội sống tốt nhất cho bạn.
Tế bào ung thư vòm họng phát sinh từ các lớp trên của niêm mạc mũi họng, giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trong quá trình chẩn đoán lâm sàng cũng rất khó phát hiện ra bệnh. Các triệu chứng sớm của ung thư vòm họng, ngoài hiện tượng ù tai hoặc đau nửa đầu, cơ bản không có hiện tượng khác. Khi đã di căn, khối u lấn sang các vùng xung quanh, bề mặt khối u bị loét, chảy máu, chảy mũi nhầy lẫn máu; hoặc khối u làm tắc nghẽn mũi, gây ngạt mũi, ù tai, tức như bị nút ráy tai, nghe kém. Một số bệnh nhân bị nhức đầu, đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương, đau từng cơn hoặc âm ỉ, các triệu chứng ở tai và mũi xuất hiện nhiều hơn. Do triệu chứng của người mắc ung thư vòm họng không điển hình và tương đối giống với các bệnh tai mũi họng thông thường, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là tương đối khó khăn.
Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:
1. Chảy máu cam
Là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.
2. Nghẹt mũi
Sau khi xuất hiện khối u, sẽ có hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.
3. Ù tai và nghe kém
Khối u cản trở và đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.
4. Nhức đầu
Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vàog não và dây thần kinh sọ. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.
5. Nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ muộn hơn phát triển vào trong, xuống dưới, ra phía trước và hai bên. Khi phát triển số lượng càng nhiều , tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.
6. Hội chứng nội sọ
Khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.
7. Di căn
Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng nặng ở bộ phận nào, như một số bộ phận xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn .
Hạnh Phúc (Theo 39jk)
Chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nhức đầu... là những biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị sớm bệnh là cơ hội sống tốt nhất cho bạn.
Tế bào ung thư vòm họng phát sinh từ các lớp trên của niêm mạc mũi họng, giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trong quá trình chẩn đoán lâm sàng cũng rất khó phát hiện ra bệnh. Các triệu chứng sớm của ung thư vòm họng, ngoài hiện tượng ù tai hoặc đau nửa đầu, cơ bản không có hiện tượng khác. Khi đã di căn, khối u lấn sang các vùng xung quanh, bề mặt khối u bị loét, chảy máu, chảy mũi nhầy lẫn máu; hoặc khối u làm tắc nghẽn mũi, gây ngạt mũi, ù tai, tức như bị nút ráy tai, nghe kém. Một số bệnh nhân bị nhức đầu, đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương, đau từng cơn hoặc âm ỉ, các triệu chứng ở tai và mũi xuất hiện nhiều hơn. Do triệu chứng của người mắc ung thư vòm họng không điển hình và tương đối giống với các bệnh tai mũi họng thông thường, vì vậy việc phát hiện bệnh sớm là tương đối khó khăn.
Nếu xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây, bạn hãy cảnh giác:
1. Chảy máu cam
Là một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng, nước mũi chủ yếu chảy ra từ một bên có kèm theo máu. Hầu hết bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng khiến vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.
2. Nghẹt mũi
Sau khi xuất hiện khối u, sẽ có hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.
3. Ù tai và nghe kém
Khối u cản trở và đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.
4. Nhức đầu
Thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vàog não và dây thần kinh sọ. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.
5. Nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ muộn hơn phát triển vào trong, xuống dưới, ra phía trước và hai bên. Khi phát triển số lượng càng nhiều , tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.
6. Hội chứng nội sọ
Khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.
7. Di căn
Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng nặng ở bộ phận nào, như một số bộ phận xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn .
Hạnh Phúc (Theo 39jk)
Những tác hại khi ăn quá nhiều đậu phụ
Những tác hại khi ăn quá nhiều đậu phụ
Nếu không có chế độ ăn hợp lý, đậu phụ sẽ là tác nhân gây ra các bệnh như xơ cứng động mạch, suy chức năng thận và ảnh hưởng tới đường tiêu hóa...
1. Thiếu Iốt
Trong đậu có chứa saponins, nếu được hấp thu vào cơ thể một lượng lớn chúng sẽ đào thải lượng I ốt trong cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng thiếu I ốt.
2. Xơ cứng động mạch
Protein trong đậu phụ dưới tác dụng của các chất xúc tác, enzym trong dạ dày sẽ dễ dàng bị chuyển hóa. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn các chất protein và không hấp thụ hết nó sẽ trở nên dư thừa, làm tăng lượng cholesterol trong máu gây sơ cứng động mạch.
3. Tiêu hóa không tốt
Protein khi được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
4. Suy chức năng thận
Trong đậu có hàm lượng nhỏ chất Nitơ, với những ai thận yếu hoặc người cao tuổi khi ăn nhiều đậu phụ đồng nghĩa với việc lượng Nitơ nạp vào cơ thể cũng tăng theo, gây áp lực lên thận khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc thải Nitơ. Lâu ngày, do thường xuyên phải làm việc quá sức thận của bạn sẽ suy yếu.
TrangMT
Tổng hợp từ ST
Nếu không có chế độ ăn hợp lý, đậu phụ sẽ là tác nhân gây ra các bệnh như xơ cứng động mạch, suy chức năng thận và ảnh hưởng tới đường tiêu hóa...
1. Thiếu Iốt
Trong đậu có chứa saponins, nếu được hấp thu vào cơ thể một lượng lớn chúng sẽ đào thải lượng I ốt trong cơ thể bạn, dẫn đến tình trạng thiếu I ốt.
2. Xơ cứng động mạch
Protein trong đậu phụ dưới tác dụng của các chất xúc tác, enzym trong dạ dày sẽ dễ dàng bị chuyển hóa. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn các chất protein và không hấp thụ hết nó sẽ trở nên dư thừa, làm tăng lượng cholesterol trong máu gây sơ cứng động mạch.
3. Tiêu hóa không tốt
Protein khi được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
4. Suy chức năng thận
Trong đậu có hàm lượng nhỏ chất Nitơ, với những ai thận yếu hoặc người cao tuổi khi ăn nhiều đậu phụ đồng nghĩa với việc lượng Nitơ nạp vào cơ thể cũng tăng theo, gây áp lực lên thận khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc thải Nitơ. Lâu ngày, do thường xuyên phải làm việc quá sức thận của bạn sẽ suy yếu.
TrangMT
Tổng hợp từ ST
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Bây giờ chỉ còn loài cây mới biết... xấu hổ?
Bây giờ chỉ còn loài cây mới biết... xấu hổ?
Minh họa: A Sáng
"…Thực lòng tôi không muốn kể tiếp vì những chuyện này kể ra xấu hổ lắm. Con người ta khác đi quá nhiều, biến tướng đi thật nhiều! Có lẽ lối tư duy biết tự trọng, biết xấu hổ không còn nữa, hoặc lạc hậu mất rồi. Người ta “tự tin” tuyệt đối! Hết sức “tự tin”, đến nỗi chẳng còn gì để sợ, kể cả tù đày, đừng nghĩ đến lương tâm hoặc sự hối hận nào đó. Tất cả những quy chuẩn của đạo đức, của văn hóa mà ngàn đời nay vun đắp hình như không còn ý nghĩa…"
1. Chuyện ngày xưa
Thời đi học ở trường Dân tộc nội trú, tôi có đứa bạn tên là Du – Nông Văn Du, dân tộc Tày, nhà nó cách thị xã Cao Bằng chừng 100 km. Tôi nhớ mãi cái hôm nó đến nhập học cùng bọn tôi. Nó mặc bộ quần áo cũ mèm, đi đôi dép nhựa Tiền phong vá chằng vá đụp. Và đặc biệt nhất là cái “hòm” đựng quần áo của nó. Sở dĩ được gọi là hòm vì nó đựng quần áo, đó thực chất là cái thùng người ta dùng để đựng xà phòng – loại xà phòng 72% của thời bao cấp. Những bộ quần áo nhàu nát được vón lại rồi nhét vào cái thùng gỗ được đóng thưa thớt ấy. Điều đặc biệt ở cái hòm đó không phải là quần áo nhàu nát, cũng không phải ở sự sơ sài đến thảm hại mà trong đó lộ ra bộ tiểu thuyết Thủy Hử nổi tiếng. Nó bảo, đó là món quà quý nhất của pa nó tặng trước khi lên đường đi học xa.
Đêm nào nó cũng chong đèn đọc sách, những đoạn gay cấn vẫn đọc to lên để cả phòng cùng nghe. Tính nó vui vẻ, hoạt bát, thích văn chương, nhường nhịn bạn bè…, nói chung nó là thằng bạn dễ chịu. Hồi ấy chúng tôi học nội trú nên được bao cấp hoàn toàn: một năm hai bộ quần áo, cơm ăn hai bữa, sách vở phát không… Tuy thế nhưng vẫn đói – cái đói chung của học sinh thời đó. Hàng tuần tôi vẫn phải đạp xe hơn 60 km về nhà để lấy thêm đồ ăn. Tôi nhớ, thằng Du chẳng bao giờ về cuối tuần. Nó bảo nhà xa, không có xe đạp, mới lại về cũng chẳng có cái gì để xin, ở lại đọc truyện còn hơn. Cứ cuối tuần nó lên thư viện đọc sách và nhịn đói.
Có lần tôi thấy dưới gầm giường nó toàn khoai lang sống, nó bảo thỉnh thoảng mẹ gửi khoai lang từ nhà ra để ăn thay bữa sáng. Và cứ thể hai năm liền, tôi thấy buổi sáng nó ăn khoai, cuối tuần lên thư viện đọc sách cho đỡ đói. Trong phòng chúng tôi có đầy đủ các bạn của nhiều dân tộc khác nhau. Cũng có nhiều người con gia đình khá giả. Trong đó có một cậu bạn thuộc dạng phong lưu nhất vì có đôi giày Tây. Đó là đôi giày da màu nâu, khóa mạ kền bóng loáng. Buổi sáng cậu ta thường lấy khăn lau cẩn thận mới xỏ vào chân và bao giờ cũng lượn một vòng ngắm nghía đôi giày của mình. Còn bọn tôi thì cứ trố mắt nhìn vì đôi giày đẹp quá. Phải, đó là đôi giày Tây đầu tiên tôi được nhìn thấy, còn trước kia thỉnh thoảng có bộ đội về làng chiếu phim mới thấy người ta đi giày da thế nào.
Cậu bạn phong lưu ấy, ngoài đôi giày sang trọng kia còn nhiều đồ đạc đắt tiền khác mà bọn tôi và thằng Du chẳng bao giờ dám mơ. Vì thích đôi giầy quá, cứ mỗi lần cậu bạn đi vắng, tôi và thằng Du thường mang ra ướm thử, đi lại ngắm nghía, cười với nhau. Không ai nói ra, nhưng cả tôi và thằng Du đều mơ có một đôi giày như thế. Chỉ có điều cái hành động ướm trộm đôi giày kia làm cậu bạn phong lưu khó chịu. Thế rồi cậu ta cẩn thận cất vào hòm khóa lại mỗi khi không dùng đến.
Rồi cho đến một hôm, cậu ta kêu đã mất đôi giày quý báu ấy, cả phòng nháo nhác, ngơ ngác và sợ hãi nữa. Cậu bạn phong lưu cấp tốc báo cáo cô giáo chủ nhiệm, và một cuộc “điều trần” diễn ra ngay cái phòng ký túc chật hẹp. Cô giáo quắc mắt, dọa nạt, trách móc, dạy đạo đức một hồi rồi ra một quyết định quan trọng: khám hòm từng người một. Quả thực, lúc đó chúng tôi không biết trị giá đôi giày kia là bao nhiêu, sự quan trọng của nó như thế nào, nhưng cứ nhìn thái độ của cô giáo chủ nhiệm thì sợ không còn hồn vía. Tính tôi hay tưởng tượng, nhỡ mở hòm mình ra mà đôi giày bóng lộn ấy nằm ở trong thì chết. Cứ nghĩ thế mà chân tay đã bủn rủn. Lại thêm cái cậu bạn phong lưu ấy nói rằng, thỉnh thoảng vẫn thấy bạn A Sáng và bạn Du xỏ trộm thì cái sợ lại càng tăng lên gấp bội. Mọi đôi mắt nghi vấn đều đổ dồn vào tôi và Du.
Rồi cô giáo ra lệnh: “A Sáng mở hòm ra!”, tôi như người mất hồn, hai tai ù đặc, lập cập mở cái hòm tôn hoa mà mẹ tôi mua lúc nhập học. Mọi thứ: sách vở, quần áo, đồ đạc được bới tung – không có đôi giày nào – tôi thở phào nhẹ nhõm. Đến lượt cái “hòm” của thằng Du, nó òa khóc và tự mở hòm - đôi giày Tây bóng lộn với cái khóa mạ kền ấy xuất hiện. Thằng Du đã lấy đôi giày ấy, nó rũ xuống, mếu máo xin lỗi mọi người, xin lỗi cậu bạn phong lưu – nó khóc tức tưởi. Tôi nhớ mãi nó mếu máo trả lời cô giáo khi cô hỏi: tại sao cậu ăn cắp giầy của bạn? Nó bảo: Thưa cô em thích quá ạ!
Đương nhiên, nó phải viết bảng kiểm điểm, đọc trước lớp. Buổi sáng hôm đó, cả lớp im phắc, thằng Du run run đọc bảng kiểm điểm. Tưởng chuyện chỉ dừng ở mức giải quyết “nội bộ” thế thôi. Nhưng cái bảng kiểm điểm đó, theo yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm phải được đọc ở sáng thứ hai (chào cờ) trước toàn trường. Cái lý lẽ của cô giáo, để làm gương cho những ai ăn cắp đồ của bạn. Cái buổi sáng thứ hai chào cờ tồi tệ ấy, thằng Du như một tên tội phạm, run run đọc lại bản kiểm điểm, nó gần như ngã khuỵu khi đọc đến câu cuối cùng: “…Em xin hứa với toàn trường lần sau sẽ không ăn cắp giày của bạn K nữa”. Nó đứng ngơ ngác hết nhìn cô giáo, rồi lại nhìn các bạn.
Một buổi chiều, đang đá bóng ở sân trường, tôi thấy thằng Du vác cái “hòm” thất thểu đi từ ký túc xuống. Tôi có chạy theo hỏi, nó bảo: “…Tao về thôi, không học nữa, xấu hổ lắm…”. Nó khóc, nước mắt lã chã, nó muốn nói gì đó với tôi nhưng không nên lời. Mãi rồi nó cũng quay lại nói: “Dưới gầm giường tao còn nhiều khoai lang lắm, mày lấy mà ăn…”. Thế rồi nó đi, cái tội ăn cắp đôi giày không đến mức phải đuổi học, nhưng nó tự bỏ học với một lý do rất đơn giản: xấu hổ lắm!
Bây giờ ngẫm lại chuyện này, trong tôi lại dâng lên nỗi buồn. Có một cái gì đó không ổn và rất sai ở người lớn. Thú thật, xưa kia cứ mỗi lần tôi nhìn thấy cậu bạn phong lưu đi đôi giày Tây sáng bóng, tôi đã khát thèm, đã mơ mình cũng có một đôi giày như thế. Cũng đôi lần, trong đầu tôi lóe lên cái ý định trộm đôi giày ấy. Thằng Du đã nói thật, quả đúng vì thích quá mà thôi. Hồi ấy những đứa trẻ như tôi và Du không thể có ý định trộm đôi giày của bạn để bán lấy tiền tiêu xài. Chúng tôi chưa biết làm điều đó. Vật chất không thể quyến rũ chúng tôi, nhưng vẻ đẹp lạ lẫm của đôi giày kia lại khác. Và thằng Du đã không thắng được sự quyến rũ của đôi giày – sản phẩm văn minh mà thời đó ở miền núi nó thật lạ lùng, chỉ có những đứa trẻ như chúng tôi và sống ở thời đó mới hiểu rõ sự quyến rũ của nó.
Cách chiếm đoạt đó được gọi là ăn trộm, nó có lỗi và đã nhận lỗi rất thật thà rằng, vì em thích quá ạ! Đây là điểm quan trọng, cũng nói lên nguyên nhân của hành vi ăn trộm đó. Nhưng sự sai lầm là của người lớn – cụ thể là cô giáo chủ nhiệm tôi. Việc bắt một cậu bé quê mùa, đầy tự ti như nó đọc một bảng kiểm điểm trước cả lớp đã gần như hạ gục nó. Nhưng còn phải đứng trước toàn trường để đọc tiếp cái bản “cáo trạng” dở hơi ấy là cả một sự “tra tấn” quá đáng! Không đến nỗi phải như thế! Nó đã nói thật, thích thật, lấy đôi giày ấy thật và nó đã thú nhận! Không cần thiết phải như thế!
Và hậu quả của việc đó: nó bỏ học! Nó cũng đã nói thật với tôi: xấu hổ quá! Ừ, quả đúng vì không thể vượt qua được mặc cảm là một kẻ ăn trộm, hay đúng hơn nó đã không thể vượt qua buổi “tra tấn” kia mà phải ra đi. Tâm hồn nó bị tổn thương, và lòng tự trọng ít ỏi trong tâm hồn nó thôi thúc việc rời bỏ ngôi trường này. Cũng có nghĩa cơ hội hiếm hoi được học tập của nó đã kết thúc vì một việc rất nhỏ. Nhưng ít ra nó còn có lòng tự trọng vì nó bảo: xấu hổ lắm!
Sau này, có lần đi công tác tôi có nhìn thấy Du ở một phiên chợ. Tôi gọi rất to, nhưng nó đã lỉnh đi, nó cúi mặt đi rất nhanh như không muốn gặp tôi, dù câu chuyện về đôi giày Tây đã xảy ra gần 10 năm. Sự mặc cảm vẫn đeo đẳng nó, đặc biệt khi nhìn thấy tôi, Du đã không muốn gặp cũng vì hai từ: xấu hổ, mà người miền núi thường dùng. Tôi chỉ biết, bây giờ Du sống bằng nghề xẻ gỗ trên rừng, cứ đến phiên chợ lại thồ xuống bán. Tôi nghĩ, cuộc đời nó sẽ khác nếu trong cái vụ trộm giày ấy, những người lớn biết cách cư xử. Nó là một người thông minh, ham đọc sách, có khát vọng học tập. Và dứt khoát nó không phải là người ăn trộm vặt, chuyện đôi giày ấy chỉ một lần duy nhất, không phải riêng nó, cả tôi và nhiều cậu bạn khác khi nhắc lại chuyện này đều thú nhận đã rất muốn lấy đôi giày ấy. Và tất cả đều cùng một suy nghĩ rất trẻ con: thích quá. Chỉ có Du là người không kiềm chế được, hoặc có cơ hội khi cậu bạn phong lưu ấy sơ hở. Cái hòm của cậu ấy lúc nào cũng khóa chặt cơ mà. Hơn nữa khi mở hòm cậu phong lưu ấy ra có một số tiền khá lớn ở đó. Du đã không dám lấy tiền, chỉ lấy đôi giày Tây, điều đó nói lên tất cả. Nó không phải một tên ăn trộm!
2- Chuyện bây giờ kể ra xấu hổ lắm…
Thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi: bây giờ con người ta còn biết xấu hổ không nhỉ? Một câu hỏi khá ngớ ngẩn ở nơi phố phường này. Tôi làm nghề báo, nên tiếp xúc với rất nhiều người. Từ trí thức cho đến lưu manh, từ lãnh đạo cho đến người bình thường… Chỉ có điều hình như tôi thấy cái lòng tự trọng, hay còn gọi một cách dân dã là biết xấu hổ ấy, không còn nhiều.
Có vị được gọi là trí thức vì có đầy đủ bằng cấp, học hành rất công phu nhưng chẳng bao giờ thấy anh ta làm việc gì ngoài việc ông ổng chửi thiên hạ. Anh ta luôn cho rằng mình là người tài nhưng không được trọng dụng, những kẻ ngu si đã giành mất cơ hội cống hiến của anh ta. Nhắc đến công việc là anh ta nhăn mặt tỏ vẻ khinh bỉ đồng nghiệp theo kiểu: cái thằng kia, đứa kia, con kia dốt lắm, nó chỉ giỏi nịnh sếp có biết làm gì đâu… Sống với một lũ như thế thử hỏi tôi làm việc sao được, tôi khinh bỉ họ v.v…
Cũng có lần tôi ngây thơ hỏi anh ta rằng, chán thế, coi thường họ thế anh còn làm việc với họ làm gì? Bỏ đi làm chỗ khác có phải đỡ mệt hơn không? Anh ta nhếch mép cười cười mà rằng, việc gì phải đi, cứ ở lại xem chúng nó làm trò… Đúng là cao thủ, sự ngụy biện này thật sự quá cao thủ - nó trơ như tảng đá dưới lòng suối! Nói là thế, mắng là thế, khinh bỉ là thế nhưng lương thì tháng nào anh ta cũng lĩnh, bất cứ chế độ nào anh ta cũng không bỏ qua, miệng la mắng coi thường nhưng tay không quên vơ vật chất, ấy vậy mà vẫn cứ mắng, vẫn cứ coi thường và khinh bỉ. Kiểu đó rất thường gặp ở những tay tự coi là trí thức và có đầu óc trên cả thiên hạ.
Một kiểu thường gặp nữa là kiểu nịnh trước, chửi sau. Khi gặp một vị lãnh đạo, hoặc người có uy tín nào đó anh vẫn xun xoe nịnh nọt, tâng bốc ngất trời, dành những mỹ từ để làm mát mặt người đó. Nếu một lần nghe anh ta “ngoại giao” kiểu đó thì thật sự cứ tưởng lòng tôn kính của anh ta dành cho người trước mặt là tuyệt đối. Nhưng khi người đó vừa đi, lập tức anh ta bĩu môi, xì ra một chàng những từ khinh miệt, coi thường, theo kiểu: cái tay đó mèo mù vớ phải cá rán, nông dân khôn lỏi bỏ ruộng đồng lên buôn bán ở hè phố… biết cái cóc khô gì… số nó đỏ nên có lộc trời ban chứ ngu lắm! Cứ thế anh ta mắng, đay nghiến, chì chiết, chửi rủa, coi thường, bêu xấu… như không đáng một xu.
Thực sự khi chứng kiến cảnh này tôi đã trố mắt kinh ngạc và tự hỏi tại sao người ta có thể hành xử như thế nhỉ!? Những lời nói cùng từ một cái miệng, được cái lưỡi dẻo quẹo ấy đưa ra, từ cái thanh quản trơn tru ấy đẩy lên thế mà trước đang nở hoa rực rỡ, lập tức ngay sau đó là rác, là phân là tất cả những gì bẩn thỉu nhất được xổ ra. Kỳ lạ thật! Có người nói rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, cứ thế mà diễn. Tôi lại nhớ đến câu nói của đạo diễn Doãn Hoàng Giang: đời diễn giỏi, sao sân khấu diễn tồi thế!? Điều này đúng trăm phần trăm. Cũng đơn giản thôi vì cái dây thần kinh xấu hổ của họ bị đứt hoặc thoái hóa hết rồi. Nói cho đúng hơn, lòng tự trọng của cá nhân ấy đã không còn, hoặc chẳng bao giờ tồn tại.
Lại có vị nữ diễn viên trẻ, mới nứt mắt vào làng nghệ thuật đã xì – căng – đan ầm ĩ. Ngoài đời người ta bàn tán, truyền tụng nhau chưa hết nóng. Nếu là người biết tự trọng, còn chút thần kinh xấu hổ có lẽ phải “ẩn” thật lâu mới dám ló mặt ra trước thiên hạ. Đằng này ra đường, vào quán cà phê cứ như không, có ai đó nhìn mình vì tò mò thì trợn mắt mắng ngay: xem trên mạng chưa chán hay sao mà còn nhìn!? Làm cho cái vị hay tò mò ấy còn đỏ mặt xấu hổ hơn cái vụ ầm ĩ nọ. Đúng là không còn biết xấu hổ, chẳng sợ ai, cũng mất luôn sự tự trọng. Họ sống theo kiểu: không điếc, không sợ - việc ta, ta cứ làm.
Còn một kiểu nữa cũng trơ mặt không kém. Họ có tội, bị luật pháp xử hẳn hoi, đi tù hẳn hoi, hoặc bị thải hồi hẳn hoi. Nhưng lúc nào họ cũng cười, nhếch mép cười và hình như họ chẳng bao giờ hối hận về cái tội của mình. Tôi đã từng chứng kiến một vị bị kết tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, bị kết án ba năm tù giam. Trước khi nhận lệnh thi hành án, anh ta vẫn lang thang ngoài phố, uống bia tán phét với mọi người như không có gì xảy ra. Thế rồi, nếu ai có hỏi đến cái chuyện nhạy cảm đó anh ta phì cười: ừ thì cứ đi tù một thời gian, chạy chọt, lo lót cho tốt thì lại ra ngay ấy mà, có gì đâu mà phải lo, có tiền thì sợ gì… Khuôn mặt điển trai của anh ta vẫn tươi như hoa, có vẻ như thách thức với tất cả. Anh ta còn bảo, tôi “hi sinh” cho chúng nó ấy chứ, nếu khai ra hết thì một lũ đi theo, bây giờ nhiều thằng nhìn thấy tôi sợ chết khiếp… Rồi anh ta ngửa cổ tu một ngụm bia đánh ực một cái khà ra vẻ khoan khoái.
Thực lòng tôi không muốn kể tiếp vì những chuyện này kể ra xấu hổ lắm. Con người ta khác đi quá nhiều, biến tướng thật nhiều! Có lẽ lối tư duy biết tự trọng, biết xấu hổ không còn nữa, hoặc lạc hậu mất rồi. Người ta “tự tin” tuyệt đối! Hết sức “tự tin” đến nỗi chẳng còn gì để sợ, kể cả tù đày, đừng nghĩ đến lương tâm hoặc sự hối hận nào đó. Tất cả những quy chuẩn của đạo đức, của văn hóa mà ngàn đời nay vun đắp hình như không còn tác dụng. Hình như ai cứ muốn sống trong những quy chuẩn đạo đức ấy lại trở nên lạc hậu và ngờ nghệch trước thiên hạ thì phải.
Và tôi lại nhớ đến thằng Du – bạn tôi – cái thằng chỉ vì biết xấu hổ ấy bây giờ sống bằng nghề xẻ gỗ. Hình ảnh nó thất thểu vác cái “hòm” đi từ ký túc xá vẫn ám ảnh tôi. Nó là một đứa dại dột khi tự kết thúc niềm khát khao học tập của mình, nhưng ở chừng mực nào đó, nó rất sòng phẳng với chính lương tâm nó. Một cậu bé quê mùa, rừng rú đã không tự tha thứ cho mình chỉ vì một hành động dại dột. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của ngày xưa – cái ngày xưa xa tắp ở mãi miền rừng quê tôi. Còn bây giờ, khác lắm rồi Du ơi! Việc đánh cắp một đôi giày thật quan trọng với bạn, nhưng chẳng quan trọng với người đời. Vì người ta còn tự bán cả lương tâm mình cơ mà!
A Sáng (báo điện tử VietNamNet)
Minh họa: A Sáng
"…Thực lòng tôi không muốn kể tiếp vì những chuyện này kể ra xấu hổ lắm. Con người ta khác đi quá nhiều, biến tướng đi thật nhiều! Có lẽ lối tư duy biết tự trọng, biết xấu hổ không còn nữa, hoặc lạc hậu mất rồi. Người ta “tự tin” tuyệt đối! Hết sức “tự tin”, đến nỗi chẳng còn gì để sợ, kể cả tù đày, đừng nghĩ đến lương tâm hoặc sự hối hận nào đó. Tất cả những quy chuẩn của đạo đức, của văn hóa mà ngàn đời nay vun đắp hình như không còn ý nghĩa…"
1. Chuyện ngày xưa
Thời đi học ở trường Dân tộc nội trú, tôi có đứa bạn tên là Du – Nông Văn Du, dân tộc Tày, nhà nó cách thị xã Cao Bằng chừng 100 km. Tôi nhớ mãi cái hôm nó đến nhập học cùng bọn tôi. Nó mặc bộ quần áo cũ mèm, đi đôi dép nhựa Tiền phong vá chằng vá đụp. Và đặc biệt nhất là cái “hòm” đựng quần áo của nó. Sở dĩ được gọi là hòm vì nó đựng quần áo, đó thực chất là cái thùng người ta dùng để đựng xà phòng – loại xà phòng 72% của thời bao cấp. Những bộ quần áo nhàu nát được vón lại rồi nhét vào cái thùng gỗ được đóng thưa thớt ấy. Điều đặc biệt ở cái hòm đó không phải là quần áo nhàu nát, cũng không phải ở sự sơ sài đến thảm hại mà trong đó lộ ra bộ tiểu thuyết Thủy Hử nổi tiếng. Nó bảo, đó là món quà quý nhất của pa nó tặng trước khi lên đường đi học xa.
Đêm nào nó cũng chong đèn đọc sách, những đoạn gay cấn vẫn đọc to lên để cả phòng cùng nghe. Tính nó vui vẻ, hoạt bát, thích văn chương, nhường nhịn bạn bè…, nói chung nó là thằng bạn dễ chịu. Hồi ấy chúng tôi học nội trú nên được bao cấp hoàn toàn: một năm hai bộ quần áo, cơm ăn hai bữa, sách vở phát không… Tuy thế nhưng vẫn đói – cái đói chung của học sinh thời đó. Hàng tuần tôi vẫn phải đạp xe hơn 60 km về nhà để lấy thêm đồ ăn. Tôi nhớ, thằng Du chẳng bao giờ về cuối tuần. Nó bảo nhà xa, không có xe đạp, mới lại về cũng chẳng có cái gì để xin, ở lại đọc truyện còn hơn. Cứ cuối tuần nó lên thư viện đọc sách và nhịn đói.
Có lần tôi thấy dưới gầm giường nó toàn khoai lang sống, nó bảo thỉnh thoảng mẹ gửi khoai lang từ nhà ra để ăn thay bữa sáng. Và cứ thể hai năm liền, tôi thấy buổi sáng nó ăn khoai, cuối tuần lên thư viện đọc sách cho đỡ đói. Trong phòng chúng tôi có đầy đủ các bạn của nhiều dân tộc khác nhau. Cũng có nhiều người con gia đình khá giả. Trong đó có một cậu bạn thuộc dạng phong lưu nhất vì có đôi giày Tây. Đó là đôi giày da màu nâu, khóa mạ kền bóng loáng. Buổi sáng cậu ta thường lấy khăn lau cẩn thận mới xỏ vào chân và bao giờ cũng lượn một vòng ngắm nghía đôi giày của mình. Còn bọn tôi thì cứ trố mắt nhìn vì đôi giày đẹp quá. Phải, đó là đôi giày Tây đầu tiên tôi được nhìn thấy, còn trước kia thỉnh thoảng có bộ đội về làng chiếu phim mới thấy người ta đi giày da thế nào.
Cậu bạn phong lưu ấy, ngoài đôi giày sang trọng kia còn nhiều đồ đạc đắt tiền khác mà bọn tôi và thằng Du chẳng bao giờ dám mơ. Vì thích đôi giầy quá, cứ mỗi lần cậu bạn đi vắng, tôi và thằng Du thường mang ra ướm thử, đi lại ngắm nghía, cười với nhau. Không ai nói ra, nhưng cả tôi và thằng Du đều mơ có một đôi giày như thế. Chỉ có điều cái hành động ướm trộm đôi giày kia làm cậu bạn phong lưu khó chịu. Thế rồi cậu ta cẩn thận cất vào hòm khóa lại mỗi khi không dùng đến.
Rồi cho đến một hôm, cậu ta kêu đã mất đôi giày quý báu ấy, cả phòng nháo nhác, ngơ ngác và sợ hãi nữa. Cậu bạn phong lưu cấp tốc báo cáo cô giáo chủ nhiệm, và một cuộc “điều trần” diễn ra ngay cái phòng ký túc chật hẹp. Cô giáo quắc mắt, dọa nạt, trách móc, dạy đạo đức một hồi rồi ra một quyết định quan trọng: khám hòm từng người một. Quả thực, lúc đó chúng tôi không biết trị giá đôi giày kia là bao nhiêu, sự quan trọng của nó như thế nào, nhưng cứ nhìn thái độ của cô giáo chủ nhiệm thì sợ không còn hồn vía. Tính tôi hay tưởng tượng, nhỡ mở hòm mình ra mà đôi giày bóng lộn ấy nằm ở trong thì chết. Cứ nghĩ thế mà chân tay đã bủn rủn. Lại thêm cái cậu bạn phong lưu ấy nói rằng, thỉnh thoảng vẫn thấy bạn A Sáng và bạn Du xỏ trộm thì cái sợ lại càng tăng lên gấp bội. Mọi đôi mắt nghi vấn đều đổ dồn vào tôi và Du.
Rồi cô giáo ra lệnh: “A Sáng mở hòm ra!”, tôi như người mất hồn, hai tai ù đặc, lập cập mở cái hòm tôn hoa mà mẹ tôi mua lúc nhập học. Mọi thứ: sách vở, quần áo, đồ đạc được bới tung – không có đôi giày nào – tôi thở phào nhẹ nhõm. Đến lượt cái “hòm” của thằng Du, nó òa khóc và tự mở hòm - đôi giày Tây bóng lộn với cái khóa mạ kền ấy xuất hiện. Thằng Du đã lấy đôi giày ấy, nó rũ xuống, mếu máo xin lỗi mọi người, xin lỗi cậu bạn phong lưu – nó khóc tức tưởi. Tôi nhớ mãi nó mếu máo trả lời cô giáo khi cô hỏi: tại sao cậu ăn cắp giầy của bạn? Nó bảo: Thưa cô em thích quá ạ!
Đương nhiên, nó phải viết bảng kiểm điểm, đọc trước lớp. Buổi sáng hôm đó, cả lớp im phắc, thằng Du run run đọc bảng kiểm điểm. Tưởng chuyện chỉ dừng ở mức giải quyết “nội bộ” thế thôi. Nhưng cái bảng kiểm điểm đó, theo yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm phải được đọc ở sáng thứ hai (chào cờ) trước toàn trường. Cái lý lẽ của cô giáo, để làm gương cho những ai ăn cắp đồ của bạn. Cái buổi sáng thứ hai chào cờ tồi tệ ấy, thằng Du như một tên tội phạm, run run đọc lại bản kiểm điểm, nó gần như ngã khuỵu khi đọc đến câu cuối cùng: “…Em xin hứa với toàn trường lần sau sẽ không ăn cắp giày của bạn K nữa”. Nó đứng ngơ ngác hết nhìn cô giáo, rồi lại nhìn các bạn.
Một buổi chiều, đang đá bóng ở sân trường, tôi thấy thằng Du vác cái “hòm” thất thểu đi từ ký túc xuống. Tôi có chạy theo hỏi, nó bảo: “…Tao về thôi, không học nữa, xấu hổ lắm…”. Nó khóc, nước mắt lã chã, nó muốn nói gì đó với tôi nhưng không nên lời. Mãi rồi nó cũng quay lại nói: “Dưới gầm giường tao còn nhiều khoai lang lắm, mày lấy mà ăn…”. Thế rồi nó đi, cái tội ăn cắp đôi giày không đến mức phải đuổi học, nhưng nó tự bỏ học với một lý do rất đơn giản: xấu hổ lắm!
Bây giờ ngẫm lại chuyện này, trong tôi lại dâng lên nỗi buồn. Có một cái gì đó không ổn và rất sai ở người lớn. Thú thật, xưa kia cứ mỗi lần tôi nhìn thấy cậu bạn phong lưu đi đôi giày Tây sáng bóng, tôi đã khát thèm, đã mơ mình cũng có một đôi giày như thế. Cũng đôi lần, trong đầu tôi lóe lên cái ý định trộm đôi giày ấy. Thằng Du đã nói thật, quả đúng vì thích quá mà thôi. Hồi ấy những đứa trẻ như tôi và Du không thể có ý định trộm đôi giày của bạn để bán lấy tiền tiêu xài. Chúng tôi chưa biết làm điều đó. Vật chất không thể quyến rũ chúng tôi, nhưng vẻ đẹp lạ lẫm của đôi giày kia lại khác. Và thằng Du đã không thắng được sự quyến rũ của đôi giày – sản phẩm văn minh mà thời đó ở miền núi nó thật lạ lùng, chỉ có những đứa trẻ như chúng tôi và sống ở thời đó mới hiểu rõ sự quyến rũ của nó.
Cách chiếm đoạt đó được gọi là ăn trộm, nó có lỗi và đã nhận lỗi rất thật thà rằng, vì em thích quá ạ! Đây là điểm quan trọng, cũng nói lên nguyên nhân của hành vi ăn trộm đó. Nhưng sự sai lầm là của người lớn – cụ thể là cô giáo chủ nhiệm tôi. Việc bắt một cậu bé quê mùa, đầy tự ti như nó đọc một bảng kiểm điểm trước cả lớp đã gần như hạ gục nó. Nhưng còn phải đứng trước toàn trường để đọc tiếp cái bản “cáo trạng” dở hơi ấy là cả một sự “tra tấn” quá đáng! Không đến nỗi phải như thế! Nó đã nói thật, thích thật, lấy đôi giày ấy thật và nó đã thú nhận! Không cần thiết phải như thế!
Và hậu quả của việc đó: nó bỏ học! Nó cũng đã nói thật với tôi: xấu hổ quá! Ừ, quả đúng vì không thể vượt qua được mặc cảm là một kẻ ăn trộm, hay đúng hơn nó đã không thể vượt qua buổi “tra tấn” kia mà phải ra đi. Tâm hồn nó bị tổn thương, và lòng tự trọng ít ỏi trong tâm hồn nó thôi thúc việc rời bỏ ngôi trường này. Cũng có nghĩa cơ hội hiếm hoi được học tập của nó đã kết thúc vì một việc rất nhỏ. Nhưng ít ra nó còn có lòng tự trọng vì nó bảo: xấu hổ lắm!
Sau này, có lần đi công tác tôi có nhìn thấy Du ở một phiên chợ. Tôi gọi rất to, nhưng nó đã lỉnh đi, nó cúi mặt đi rất nhanh như không muốn gặp tôi, dù câu chuyện về đôi giày Tây đã xảy ra gần 10 năm. Sự mặc cảm vẫn đeo đẳng nó, đặc biệt khi nhìn thấy tôi, Du đã không muốn gặp cũng vì hai từ: xấu hổ, mà người miền núi thường dùng. Tôi chỉ biết, bây giờ Du sống bằng nghề xẻ gỗ trên rừng, cứ đến phiên chợ lại thồ xuống bán. Tôi nghĩ, cuộc đời nó sẽ khác nếu trong cái vụ trộm giày ấy, những người lớn biết cách cư xử. Nó là một người thông minh, ham đọc sách, có khát vọng học tập. Và dứt khoát nó không phải là người ăn trộm vặt, chuyện đôi giày ấy chỉ một lần duy nhất, không phải riêng nó, cả tôi và nhiều cậu bạn khác khi nhắc lại chuyện này đều thú nhận đã rất muốn lấy đôi giày ấy. Và tất cả đều cùng một suy nghĩ rất trẻ con: thích quá. Chỉ có Du là người không kiềm chế được, hoặc có cơ hội khi cậu bạn phong lưu ấy sơ hở. Cái hòm của cậu ấy lúc nào cũng khóa chặt cơ mà. Hơn nữa khi mở hòm cậu phong lưu ấy ra có một số tiền khá lớn ở đó. Du đã không dám lấy tiền, chỉ lấy đôi giày Tây, điều đó nói lên tất cả. Nó không phải một tên ăn trộm!
2- Chuyện bây giờ kể ra xấu hổ lắm…
Thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi: bây giờ con người ta còn biết xấu hổ không nhỉ? Một câu hỏi khá ngớ ngẩn ở nơi phố phường này. Tôi làm nghề báo, nên tiếp xúc với rất nhiều người. Từ trí thức cho đến lưu manh, từ lãnh đạo cho đến người bình thường… Chỉ có điều hình như tôi thấy cái lòng tự trọng, hay còn gọi một cách dân dã là biết xấu hổ ấy, không còn nhiều.
Có vị được gọi là trí thức vì có đầy đủ bằng cấp, học hành rất công phu nhưng chẳng bao giờ thấy anh ta làm việc gì ngoài việc ông ổng chửi thiên hạ. Anh ta luôn cho rằng mình là người tài nhưng không được trọng dụng, những kẻ ngu si đã giành mất cơ hội cống hiến của anh ta. Nhắc đến công việc là anh ta nhăn mặt tỏ vẻ khinh bỉ đồng nghiệp theo kiểu: cái thằng kia, đứa kia, con kia dốt lắm, nó chỉ giỏi nịnh sếp có biết làm gì đâu… Sống với một lũ như thế thử hỏi tôi làm việc sao được, tôi khinh bỉ họ v.v…
Cũng có lần tôi ngây thơ hỏi anh ta rằng, chán thế, coi thường họ thế anh còn làm việc với họ làm gì? Bỏ đi làm chỗ khác có phải đỡ mệt hơn không? Anh ta nhếch mép cười cười mà rằng, việc gì phải đi, cứ ở lại xem chúng nó làm trò… Đúng là cao thủ, sự ngụy biện này thật sự quá cao thủ - nó trơ như tảng đá dưới lòng suối! Nói là thế, mắng là thế, khinh bỉ là thế nhưng lương thì tháng nào anh ta cũng lĩnh, bất cứ chế độ nào anh ta cũng không bỏ qua, miệng la mắng coi thường nhưng tay không quên vơ vật chất, ấy vậy mà vẫn cứ mắng, vẫn cứ coi thường và khinh bỉ. Kiểu đó rất thường gặp ở những tay tự coi là trí thức và có đầu óc trên cả thiên hạ.
Một kiểu thường gặp nữa là kiểu nịnh trước, chửi sau. Khi gặp một vị lãnh đạo, hoặc người có uy tín nào đó anh vẫn xun xoe nịnh nọt, tâng bốc ngất trời, dành những mỹ từ để làm mát mặt người đó. Nếu một lần nghe anh ta “ngoại giao” kiểu đó thì thật sự cứ tưởng lòng tôn kính của anh ta dành cho người trước mặt là tuyệt đối. Nhưng khi người đó vừa đi, lập tức anh ta bĩu môi, xì ra một chàng những từ khinh miệt, coi thường, theo kiểu: cái tay đó mèo mù vớ phải cá rán, nông dân khôn lỏi bỏ ruộng đồng lên buôn bán ở hè phố… biết cái cóc khô gì… số nó đỏ nên có lộc trời ban chứ ngu lắm! Cứ thế anh ta mắng, đay nghiến, chì chiết, chửi rủa, coi thường, bêu xấu… như không đáng một xu.
Thực sự khi chứng kiến cảnh này tôi đã trố mắt kinh ngạc và tự hỏi tại sao người ta có thể hành xử như thế nhỉ!? Những lời nói cùng từ một cái miệng, được cái lưỡi dẻo quẹo ấy đưa ra, từ cái thanh quản trơn tru ấy đẩy lên thế mà trước đang nở hoa rực rỡ, lập tức ngay sau đó là rác, là phân là tất cả những gì bẩn thỉu nhất được xổ ra. Kỳ lạ thật! Có người nói rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, cứ thế mà diễn. Tôi lại nhớ đến câu nói của đạo diễn Doãn Hoàng Giang: đời diễn giỏi, sao sân khấu diễn tồi thế!? Điều này đúng trăm phần trăm. Cũng đơn giản thôi vì cái dây thần kinh xấu hổ của họ bị đứt hoặc thoái hóa hết rồi. Nói cho đúng hơn, lòng tự trọng của cá nhân ấy đã không còn, hoặc chẳng bao giờ tồn tại.
Lại có vị nữ diễn viên trẻ, mới nứt mắt vào làng nghệ thuật đã xì – căng – đan ầm ĩ. Ngoài đời người ta bàn tán, truyền tụng nhau chưa hết nóng. Nếu là người biết tự trọng, còn chút thần kinh xấu hổ có lẽ phải “ẩn” thật lâu mới dám ló mặt ra trước thiên hạ. Đằng này ra đường, vào quán cà phê cứ như không, có ai đó nhìn mình vì tò mò thì trợn mắt mắng ngay: xem trên mạng chưa chán hay sao mà còn nhìn!? Làm cho cái vị hay tò mò ấy còn đỏ mặt xấu hổ hơn cái vụ ầm ĩ nọ. Đúng là không còn biết xấu hổ, chẳng sợ ai, cũng mất luôn sự tự trọng. Họ sống theo kiểu: không điếc, không sợ - việc ta, ta cứ làm.
Còn một kiểu nữa cũng trơ mặt không kém. Họ có tội, bị luật pháp xử hẳn hoi, đi tù hẳn hoi, hoặc bị thải hồi hẳn hoi. Nhưng lúc nào họ cũng cười, nhếch mép cười và hình như họ chẳng bao giờ hối hận về cái tội của mình. Tôi đã từng chứng kiến một vị bị kết tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, bị kết án ba năm tù giam. Trước khi nhận lệnh thi hành án, anh ta vẫn lang thang ngoài phố, uống bia tán phét với mọi người như không có gì xảy ra. Thế rồi, nếu ai có hỏi đến cái chuyện nhạy cảm đó anh ta phì cười: ừ thì cứ đi tù một thời gian, chạy chọt, lo lót cho tốt thì lại ra ngay ấy mà, có gì đâu mà phải lo, có tiền thì sợ gì… Khuôn mặt điển trai của anh ta vẫn tươi như hoa, có vẻ như thách thức với tất cả. Anh ta còn bảo, tôi “hi sinh” cho chúng nó ấy chứ, nếu khai ra hết thì một lũ đi theo, bây giờ nhiều thằng nhìn thấy tôi sợ chết khiếp… Rồi anh ta ngửa cổ tu một ngụm bia đánh ực một cái khà ra vẻ khoan khoái.
Thực lòng tôi không muốn kể tiếp vì những chuyện này kể ra xấu hổ lắm. Con người ta khác đi quá nhiều, biến tướng thật nhiều! Có lẽ lối tư duy biết tự trọng, biết xấu hổ không còn nữa, hoặc lạc hậu mất rồi. Người ta “tự tin” tuyệt đối! Hết sức “tự tin” đến nỗi chẳng còn gì để sợ, kể cả tù đày, đừng nghĩ đến lương tâm hoặc sự hối hận nào đó. Tất cả những quy chuẩn của đạo đức, của văn hóa mà ngàn đời nay vun đắp hình như không còn tác dụng. Hình như ai cứ muốn sống trong những quy chuẩn đạo đức ấy lại trở nên lạc hậu và ngờ nghệch trước thiên hạ thì phải.
Và tôi lại nhớ đến thằng Du – bạn tôi – cái thằng chỉ vì biết xấu hổ ấy bây giờ sống bằng nghề xẻ gỗ. Hình ảnh nó thất thểu vác cái “hòm” đi từ ký túc xá vẫn ám ảnh tôi. Nó là một đứa dại dột khi tự kết thúc niềm khát khao học tập của mình, nhưng ở chừng mực nào đó, nó rất sòng phẳng với chính lương tâm nó. Một cậu bé quê mùa, rừng rú đã không tự tha thứ cho mình chỉ vì một hành động dại dột. Nhưng đó chỉ là câu chuyện của ngày xưa – cái ngày xưa xa tắp ở mãi miền rừng quê tôi. Còn bây giờ, khác lắm rồi Du ơi! Việc đánh cắp một đôi giày thật quan trọng với bạn, nhưng chẳng quan trọng với người đời. Vì người ta còn tự bán cả lương tâm mình cơ mà!
A Sáng (báo điện tử VietNamNet)
Cách đi tiểu có lợi cho sức khỏe tình dục
Cách đi tiểu có lợi cho sức khỏe tình dục
Theo y học cổ truyền, tiểu tiện có liên quan đến sự mạnh yếu của tạng thận, trong đó có công năng sinh lý tình dục. Cách thức đi tiểu cũng góp phần không nhỏ trong việc bổ thận, cường tinh, trợ dục. Vậy, theo phép dưỡng sinh cổ truyền, đi tiểu như thế nào để có lợi cho sức khỏe tình dục?
Tập luyện cơ đáy chậu giúp cải thiện hoạt động tình dục.
Bí quyết là ở chỗ, khi đi tiểu phải sử dụng mũi bàn chân. Với nam giới, chọn tư thế đứng bằng mũi chân, lưng thẳng, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, co cơ mông, dùng lực ép của khoang bụng để tống nước tiểu ra ngoài. Với nữ giới, chọn tư thế ngồi mà hai mũi chân đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó ngón cái và ngón thứ hai chịu áp lực mạnh nhất. Theo cổ nhân, nếu như mỗi ngày đi tiểu 5 - 6 lần trong tư thế như vậy thì chỉ sau vài tháng công năng của tạng thận sẽ được cải thiện, hoạt động tình dục trở nên mạnh mẽ hơn, phòng chống tích cực được các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lãnh cảm, suy giảm ham muốn tình dục...
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo y học cổ truyền, tiểu tiện có liên quan đến sự mạnh yếu của tạng thận, trong đó có công năng sinh lý tình dục. Cách thức đi tiểu cũng góp phần không nhỏ trong việc bổ thận, cường tinh, trợ dục. Vậy, theo phép dưỡng sinh cổ truyền, đi tiểu như thế nào để có lợi cho sức khỏe tình dục?
Tập luyện cơ đáy chậu giúp cải thiện hoạt động tình dục.
Bí quyết là ở chỗ, khi đi tiểu phải sử dụng mũi bàn chân. Với nam giới, chọn tư thế đứng bằng mũi chân, lưng thẳng, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, co cơ mông, dùng lực ép của khoang bụng để tống nước tiểu ra ngoài. Với nữ giới, chọn tư thế ngồi mà hai mũi chân đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó ngón cái và ngón thứ hai chịu áp lực mạnh nhất. Theo cổ nhân, nếu như mỗi ngày đi tiểu 5 - 6 lần trong tư thế như vậy thì chỉ sau vài tháng công năng của tạng thận sẽ được cải thiện, hoạt động tình dục trở nên mạnh mẽ hơn, phòng chống tích cực được các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lãnh cảm, suy giảm ham muốn tình dục...
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
Lấy độc trị độc
Lấy độc trị độc
Hải Thượng Lãn Ông viết rằng:” Đối với thầy thuốc giỏi thì không có vị thuốc nào là vị thuốc độc”.
Trong thực tiễn chữa bệnh từ ngàn đời nay quả đúng như vậy. Vấn đề là ở chỗ bào chế và sử dụng các vị thuốc đó như thế nào mà thôi.
Sau đây xin nêu một số ví dụ minh họa:
- Cây Trúc đào là cây cực độc. Chỉ cần lấy một mẩu gỗ làm nút chai có chứa rượu, người uống rượu này có thể bị ngộ độc, nguy đến tính mạng. Nhưng chính cây Trúc đào lại được bào chế thành thuốc trợ tim.
- Hạt cây Mã tiền cực độc. Người ta cho chó ăn một miếng nhỏ hạt này, chó chết ngay. Tuy nhiên sau khi bào chế nó lại là vị thuốc chữa thấp khớp rất tốt.
- Củ Ấu tàu là thuốc cực độc. Người chỉ cần ăn 1 vài gr là nguy đến tính mạng. Nhưng sau khi bào chế nó lại là thuốc quí. Từ Ấu tàu chế ra Phụ tử. Sâm, Phụ tử lại là thuốc hồi dương cứu nghịch, rất cần thiết trong việc cấp cứu chứng thoát dương.
- Bán hạ( củ chóc rất độc), vô ý nhấm 1 tý là ngứa móc họng. Tuy nhiên Bán hạ lại kỵ Sinh khương( gừng tươi), khi bào chế xong lại là vị thuốc tốt, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y.
- Củ Ráy rất ngứa. Nhưng nếu biết sử dụng thì nó lại là vị thuốc chữa ngứa rất tài tình. Tôi đã sử dụng củ Ráy nhiều để chữa những bệnh ngứa rất nặng( ngứa gãi đến toạc da, chảy máu).
- Nước giải theo như Y học hiện đại phân tích thì rất độc vì nó là chất cặn bã thải ra từ cơ thể. Tuy nhiên người xưa đã dùng nước giải để cứu sống bao người qua cơn hiểm nghèo. Ngày nay trong bào chế Đông dược vẫn sử dụng nước giải, ví như vị thuốc Hương phụ tứ chế( Hương Phụ- củ Gấu chia ra làm 4 phần: 1 phần tẩm muối để dẫn vào Thận, 1 phần tẩm dấm để dẫn vào Gan, 1 phần tẩm rượu để tản ra ngoài da, 1 phần tẩm nước tiểu trẻ em để hạ hỏa).
Tôi đã 2 lần sử dụng nước giải để cấp cứu bỏng đạt kết quả mỹ mãn. Hai cháu gọi tôi bằng chú, rán mỡ lợn trên chảo, khi bắc ra dùng đũa xâu vào 2 quai chảo, không may đổ ụp chảo mỡ đang sôi vào chân( thời kỳ những năm 80 của thế kỷ 20), tôi liền bảo người nhà đái trực tiếp vào chân. Thật là kỳ diệu, 2 cháu( 2 thời điểm khác nhau) không hề bị rộp chân, sau 3 giờ đồng hồ nóng rát dịu dần và khỏi.
Trong cuốn sách “ Cấp cứu chiến thương và rắn độc cắn” của LY Cao Văn Nhị cũng nói khi bị bỏng Napan, thì hãy cho nạn nhân uống ngay 1 bát nước tiểu rồi sau đó hãy đưa đến bệnh viện để hỏa độc không công vào trong, sẽ dễ cứu chữa sau này.
- Nọc độc rắn Hổ Mang Chúa là chất kịch độc. Người bị rắn Hổ Mang Chúa cắn chỉ sau 3 phút là đi gặp tử thần. Nhưng con người sử dụng nọc độc này để chế ra bao thuốc quí phục vụ lại con người.
Còn nhiều, nhiều lắm, kể sao cho hết. Ấy vậy mà có lần 1 vị “ Tiến sỹ dược học” nói cây Lược vàng có độc, với liều … tiêm vào chuột, chuột sẽ chết. Dân tình đang sử dụng Lược vàng đành nhổ bỏ( thực tế cây Lược vàng có thể chữa được nhiều bệnh).Khoa học sao đơn giản vậy?. Thế Nhân sâm có độc không?. Nhân sâm mà dùng không đúng chỉ định cũng chết đấy. Sách xưa đã chẳng ghi:” Phúc thống phục Nhân sâm tắc tử” là gì.
Lan mam vài tý, hôm nào bàn tiếp, thưa bạn đọc yêu quí.
Vương văn Liêu
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011
Gieo gì hôm nay
Gieo gì hôm nay:
Nghệ thuật sống gắn với Luật nhân quả ở nơi cửa Phật Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin
Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện
Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng
Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng
Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận
Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công
Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải
Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật
Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác
Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màu
Nhưng:
Nếu bạn gieo dối trá bạn sẽ gặt ngờ vực
Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn
Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt
Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muội
Nếu bạn gieo lười biếng bạn sẽ gặt mụ mẫm
Nếu bạn gieo đắng cay bạn sẽ gặt cô lập
Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại
Nếu bạn gieo tầm phào bạn sẽ gặt kẻ thù
Nếu bạn gieo lo lắng bạn sẽ gặt lo âu
Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi
Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn
Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt
Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muội
Nếu bạn gieo lười biếng bạn sẽ gặt mụ mẫm
Nếu bạn gieo đắng cay bạn sẽ gặt cô lập
Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại
Nếu bạn gieo tầm phào bạn sẽ gặt kẻ thù
Nếu bạn gieo lo lắng bạn sẽ gặt lo âu
Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi
Vì vậy, hãy cẩn thận những gì bạn gieo HÔM NAY,
nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI
nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI
Sưu tầm
PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
BÀI TẬP THỂ DỤC ĐA NĂNG
Tương truyền rằng bài tập phất thủ hay phẩy tay do Đức Đạt Ma tổ sư, vương tử thứ ba của vương quốc nước Thiên Trúc (ngày nay thuộc Ấn Độ), vị tổ của nền võ học Trung Hoa nghiên cứu ra sau giai đoạn tiềm tu “Cửu niên diện bích” (9 năm quay mặt vào tường để quán tưởng và tinh tấn để đạt đạo), nhằm hồi phục sinh lực sau một thời gian luyện võ mệt mỏi của môn đệ. Nhận thấy bài tập có lợi trong việc phòng và trị bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe, người đời truyển nhau tập luyện cho đến ngày nay. Là người đã thực hành và hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân tập luyện trong nhiều năn qua, chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và mong các bật cao niên nhiều kinh nghiệm chỉ giáo thêm.
CÁC ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TẬP PHẨY TAY
• Đứng thẳng, hai bàn chân hơi dạng ra rộng bằng vai. Ngón chân bám chặt vào đất hoặc ván gỗ. Hai tay buông thẳng tự nhiên. Năm ngón tay khép kín nhưng nhẹ nhàng. Lòng bàn tay úp theo tư thế tự nhiên .
• Từ từ đưa hai bàn tay ra phía trước, như có ai buộc giây vào hai cổ tay mình mà kéo lên. Bản thân như không dùng sức. Lòng bàn tay úp xuống, cong tự nhiên, các ngón tay khép nhẹ. Khi hai tay lên cao ngang vai song song với nhau thì dừng lại. Lưng bàn tay hướng lên trời, lòng bàn tay hướng xuống đất. Hít vào từ từ trong quá trình này .
• Dùng sức thật mạnh (như cố giật đứt sợi giây đang buột cổ tay) phẩy mạnh hai tay xuống dưới và ra sau lưng. Khi di động ra sau hết cỡ tự nhiên, hai cánh tay lập thành một hình thang mà đáy lớn là khoảng cách giữa hai đầu mút các ngón tay, rộng hơn vai một chút theo tỷ lệ ước định 6/5. Ví dụ hai vai rộng 40 cm thì hai bàn tay cách nhau cỡ 48 cm .Thở ra từ từ.
Chú ý : Hai tay vẫn thẳng tự nhiên (nghĩa là hơi cong ở khủy tay), không co cẳng tay lại. Không bắt chéo hai tay vào nhau hoặc hướng nhau ở sau lưng. Lòng bàn tay ngửa lên trời khi động tác vừa chấm dứt.
• Từ từ bị kéo hai tay ra trước như động tác 2. Sau đó lập lại động tác 3, 4 ... Cứ thế, hai tay đong đưa lui tới, như quả lắc (Có lẽ vì thế, có người gọi bài tập này là lắc tay chàng ?).
Sau vài lần đong đưa theo động tác mẫu, hai tay sẽ tự nhiên đong đưa lui tới theo quán tính, không cần gắng sức. Tuy có vẻ dễ thực hành, song cũng xin ghi ra dưới đây :
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
• Suốt quá trình tập : Miệng khép tự nhiên, hai hàm răng khít, nhưng không cắn chặt, môi kín, lưỡi cong lên, và luôn luôn áp sát vào vòm khẩu cái (hốc trên của miệng) nhằm nối hai mạch Nhâm và Đốc để khí luân lưu toàn thân.
Rất dể quên động tác ép lưỡi này. Không sao cả, cứ nhẩm đi nhẩm lại trong đầu, lỡ quên thì làm lại chớ đừng ngưng tập vì sợ hải, sau nhiều lần tự nhiên quen.
• Suốt quá trình tập : Các ngón chân bấm chật vào đất hoặc ván gỗ, không tập trên sàn xi măng hoặc gạch hoa cách đất. Tốt nhất, tập trên ván gỗ kên nghiêng cách mặt đất chừng 15 độ. Truớc cao sau thấp.
• Suốt quá trình tập : Hậu môn luôn thót lại để bế dương khí, không cho thoát ra : Nếu không thót hậu môn, cứ để tự nhiên mà tập, sẽ có thể bị trĩ hoặc sa thực tràng (lòi dom) do khí bị dồn ép xuống Đan điền, tăng sức ép vùng chậu hông. Hô hấp tự nhiên (nhẹ và đều) nhằm giải thoát này một phần. Bế khí lành, trục khí độc.
Rất hay quên động tác này. Cố ghi nhớ khi quên sực nhớ ra cứ làm lại và cứ tập. Sau vài buổi tập, tự nhiên điều khiển được. Nhưng phải nhớ hai chân luôn đứng rộng bằng vai.
Người đang bị trĩ, sa trực tràng, sỏi tiết niệu, đại tiện lỏng do rối loạn tiêu hoá hoặc bệnh đường ruột không nên tập. Hết đi lỏng, tập như thường - Lời khuyên dè dặt.
Người táo bón kinh niên, tập bài nay rất tốt nếu bị trĩ hoặc sa thực tràng - Lời khuyên theo kinh nghiệm lâm sàng thực tế.
• Ngoài ba động tác cố nhớ và cố sức trên đây, toàn bộ các tác động còn lại (trừ động tác phẩy tay ra sau) đều tuân thủ nguyên tắc : tự nhiên, nhẹ nhàng, mềm mại.
• Khi phẩy tay, các khớp xương tay thỉnh thoảng cong lại rồi duỗi thẳng ra, nhất là khớp cổ tay.
• Khi phẩy tay, mắt luôn nhìn thẳng về một điểm tưởng tượng hoăc có thật ở phía trước. Tập trung tư tưởng vào các việc : hô hấp đều, ép lưỡi, bấm ngón chân, thót hậu môn và đếm số lần phẩy tay. Không nghĩ vu vơ.
• Khi phẩy tay một hồi, cảm thấy mệt mỏi, phải dừng lai ngay. Hôm sau tập tăng dần. Những buổi đầu, tập phẩy tay từ vài chục lần/buổi. Dần dần nâng lên 1000 lần đến vài ngàn lần/buổi. Theo kinh nghiệm bản thân, một buổi tập phẫy 1000 lần mất chừng 30 phút. Tốc độ phẫy tay tương đương tốc độ đong đưa tay (đánh đường xa) khi ta bước nhanh.
• Tập mỗi ngày 1-2 lần. Buổi sáng, sau khi đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh thân thể. Buổi tối, sau khi làm vệ sinh thân thể, tập xong lên giường ngủ luôn. Nhớ kỹ : sau khi tập, không được dùng nước lạnh hoặc nước ấm để lau rửa thân thểvì sẽ làm tiêu hao nguyên khí.
• Vấn đề phản ứng : Mới tập ít buổi, giai đoạn khí huyết đang lưu chuyển, biến hoá sẽ sinh ra một số phản ứng của cơ thể (người có, người không) : hắt hơi, trung tiện nhiều, tê đầu ngón tay, đau đầu ngón chân, cảm giác nóng lạnh bất thường, cảm giác kiến bò, chấn động trong mình.
Đó là do lâu nay khí huyết uế, huyết trọc bị ứ đọng, kinh lạc có chỗ bất thông. Nay do tập luyện đúng cách, khí huyết được thanh lọc, khí uế huyết trọc được trục dần ra ngoài, xuống dưới, kinh lạc được khai thông lưu chuyển tạo nên các triệu chứng trên. Đó là các dấu hiệu tốt. Tập lâu dần, tự nhiên khí huyết bình hoà, kinh lạc thông suốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh, không còn các dấu hiệu trên.
KẾT LUẬN
Đặc điểm cơ bản của phẩy tay là : Thượng hư – Hạ thực. Làm cho trên rỗng, dưới đầy. Trên nhẹ, dưới nặng, động tác nhu hòa, tinh thần tập trung, hai tay đong đưa mền dẻo theo đường cong của Thái cực làm cho có thể cải thiện được tình trạng Thượng thực – Hạ hư của những người có thể chất yếu, tiên thiên bất túc, hậu thiên bất tục, những người lao tâm khổ trí, uẩn ức ưu phiền, quân hỏa suy, tướng hỏa vượng, gây nên chứng trên nặng dưới nhẹ, đầu váng, mắt hoa, đau nhức mình mẩy, mất ngủ về đêm, buồn ngủ lúc làm việc, chân tay uể oải, đại tiện táo kết, tiểu tiện đỏ, đi đứng liêu xiêu, tai ù, mắt mờ.
Tình trạng trên được cải thiện, phần dưới được kiên cố nên nặng, phần trên cần linh hoạt nên nhẹ, đều được như ý. Bệnh tật sẽ tự tan biến đi.
CHỈ ĐỊNH
• Các chứng đã nêu trong phần yếu luận.
• Bồi bổ chân nguyên, thanh lọc khí huyết, tăng cường sinh lực và sự mền dẻo, độ bền của cơ lực và trí nhớ.
• Tự nhiên chữa được các chứng đau lưng, đau cơ khớp, đau mỏi vai gáy, cánh tay, uể oải mệt nhọc, biếng ăn ...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH (theo thực tế lâm sàng) :
• Trĩ nặng, sa trực tràng, sỏi tiết niệu.
• Bệnh tim mạch nặng, có dấu hiệu suy tim.
• Thận trọng với các chứng : Cao huyết áp kịch phát, động kinh, rối loạn tiền đình, u não, glaucome ...
• Tạm dừng tập khi : Bị đi lỏng, thai cuối kỳ, đang hành kinh.
KINH NGHIỆM BẢN THÂN
• Gần 50 tuổi, đọc chữ nhỏ không cần đeo kính.
• Mất ngủ (ngủ ít, ngủ không sâu, hay mơ loạn, tỉnh dậy hồi hộp đánh trống ngực, nặng đầu, trí nhớ kém sút, chán ăn, sức làm việc giảm) hàng tháng trời. Tập bài này, ngay lần đầu tiên đã có một giấc ngủ say, sáng dậy thấy sảng khoái. Nay có thể thức thâu đêm làm việc.
• Táo bón : Hay bị táo bón, tập đến ngày thứ 3, khi đi ngoài phân nhuyễn, cảm giác êm ái. Nay hết táo bón đã nhiều năm.
• Đau lưng : Trước đây, ngồi hay đứng lâu độ một giờ, thấy lưng đau ê ẩm. Nay có khả năng ngồi đọc sách và viết liên tục 4-5 giờ đồng hồ không thấy đau lưng.
CHI CHÚ
Các chỉ định và chống chỉ định trên đây là dực vào thưc tế hướng dẫn cho người bệnh tập luyện rồi đúc rút lại. Cũng chỉ mới dừng ở mức kinh nghiệm lâm sàng. Cần và mong được tạo điều kiện pháp lý để tiến hành nghiên cứu nhiêm túc bởi nhiều nhà y học, nhà võ học, để tổng kết thành một công trình NCKH Y học hẳn hoi.
Đôi điều tâm đắc và sở nguyện, xin được tỏ bày.
Bs PHẠM XUÂN PHỤNG
LỜI CA TRUYỀN KHẦU VỀ 16 YẾU LĨNH & LỜI KHUYÊN LỢI ÍCH CỦA PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
Đứng vững chuyển mãi các khớp xương
Gân cốt giản ra, hơi độc tiêu
Hư thực đổi thay hơi khép mở
Khí đều tay chân trăm mạch sống
Trên ba dưới bảy có trọng tâm
Hai chân đứng vững vai trì xuống
Khử bệnh đầu nặng chân nhẹ đó
Tinh khí tràn trề thân nhẹ nhõm
Phẩy tay trị bệnh đúng nguyên nhân
Hơn cả xoa bóp và châm cứu (*)
Khí huyết không thông nảy trăm bệnh
Khí hoà tâm bình bệnh khó sinh.
(*) Xin thưa rõ để tránh hiểu lầm : Đây là lời ca truyền khẩu, người viết ghi lại đầy đủ, không nhằm chê bai môn xoa bóp và châm cứu, vì người viết cũng yêu thích hai môn này.
BÀI TẬP THỂ DỤC ĐA NĂNG
Tương truyền rằng bài tập phất thủ hay phẩy tay do Đức Đạt Ma tổ sư, vương tử thứ ba của vương quốc nước Thiên Trúc (ngày nay thuộc Ấn Độ), vị tổ của nền võ học Trung Hoa nghiên cứu ra sau giai đoạn tiềm tu “Cửu niên diện bích” (9 năm quay mặt vào tường để quán tưởng và tinh tấn để đạt đạo), nhằm hồi phục sinh lực sau một thời gian luyện võ mệt mỏi của môn đệ. Nhận thấy bài tập có lợi trong việc phòng và trị bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe, người đời truyển nhau tập luyện cho đến ngày nay. Là người đã thực hành và hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân tập luyện trong nhiều năn qua, chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và mong các bật cao niên nhiều kinh nghiệm chỉ giáo thêm.
CÁC ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TẬP PHẨY TAY
• Đứng thẳng, hai bàn chân hơi dạng ra rộng bằng vai. Ngón chân bám chặt vào đất hoặc ván gỗ. Hai tay buông thẳng tự nhiên. Năm ngón tay khép kín nhưng nhẹ nhàng. Lòng bàn tay úp theo tư thế tự nhiên .
• Từ từ đưa hai bàn tay ra phía trước, như có ai buộc giây vào hai cổ tay mình mà kéo lên. Bản thân như không dùng sức. Lòng bàn tay úp xuống, cong tự nhiên, các ngón tay khép nhẹ. Khi hai tay lên cao ngang vai song song với nhau thì dừng lại. Lưng bàn tay hướng lên trời, lòng bàn tay hướng xuống đất. Hít vào từ từ trong quá trình này .
• Dùng sức thật mạnh (như cố giật đứt sợi giây đang buột cổ tay) phẩy mạnh hai tay xuống dưới và ra sau lưng. Khi di động ra sau hết cỡ tự nhiên, hai cánh tay lập thành một hình thang mà đáy lớn là khoảng cách giữa hai đầu mút các ngón tay, rộng hơn vai một chút theo tỷ lệ ước định 6/5. Ví dụ hai vai rộng 40 cm thì hai bàn tay cách nhau cỡ 48 cm .Thở ra từ từ.
Chú ý : Hai tay vẫn thẳng tự nhiên (nghĩa là hơi cong ở khủy tay), không co cẳng tay lại. Không bắt chéo hai tay vào nhau hoặc hướng nhau ở sau lưng. Lòng bàn tay ngửa lên trời khi động tác vừa chấm dứt.
• Từ từ bị kéo hai tay ra trước như động tác 2. Sau đó lập lại động tác 3, 4 ... Cứ thế, hai tay đong đưa lui tới, như quả lắc (Có lẽ vì thế, có người gọi bài tập này là lắc tay chàng ?).
Sau vài lần đong đưa theo động tác mẫu, hai tay sẽ tự nhiên đong đưa lui tới theo quán tính, không cần gắng sức. Tuy có vẻ dễ thực hành, song cũng xin ghi ra dưới đây :
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
• Suốt quá trình tập : Miệng khép tự nhiên, hai hàm răng khít, nhưng không cắn chặt, môi kín, lưỡi cong lên, và luôn luôn áp sát vào vòm khẩu cái (hốc trên của miệng) nhằm nối hai mạch Nhâm và Đốc để khí luân lưu toàn thân.
Rất dể quên động tác ép lưỡi này. Không sao cả, cứ nhẩm đi nhẩm lại trong đầu, lỡ quên thì làm lại chớ đừng ngưng tập vì sợ hải, sau nhiều lần tự nhiên quen.
• Suốt quá trình tập : Các ngón chân bấm chật vào đất hoặc ván gỗ, không tập trên sàn xi măng hoặc gạch hoa cách đất. Tốt nhất, tập trên ván gỗ kên nghiêng cách mặt đất chừng 15 độ. Truớc cao sau thấp.
• Suốt quá trình tập : Hậu môn luôn thót lại để bế dương khí, không cho thoát ra : Nếu không thót hậu môn, cứ để tự nhiên mà tập, sẽ có thể bị trĩ hoặc sa thực tràng (lòi dom) do khí bị dồn ép xuống Đan điền, tăng sức ép vùng chậu hông. Hô hấp tự nhiên (nhẹ và đều) nhằm giải thoát này một phần. Bế khí lành, trục khí độc.
Rất hay quên động tác này. Cố ghi nhớ khi quên sực nhớ ra cứ làm lại và cứ tập. Sau vài buổi tập, tự nhiên điều khiển được. Nhưng phải nhớ hai chân luôn đứng rộng bằng vai.
Người đang bị trĩ, sa trực tràng, sỏi tiết niệu, đại tiện lỏng do rối loạn tiêu hoá hoặc bệnh đường ruột không nên tập. Hết đi lỏng, tập như thường - Lời khuyên dè dặt.
Người táo bón kinh niên, tập bài nay rất tốt nếu bị trĩ hoặc sa thực tràng - Lời khuyên theo kinh nghiệm lâm sàng thực tế.
• Ngoài ba động tác cố nhớ và cố sức trên đây, toàn bộ các tác động còn lại (trừ động tác phẩy tay ra sau) đều tuân thủ nguyên tắc : tự nhiên, nhẹ nhàng, mềm mại.
• Khi phẩy tay, các khớp xương tay thỉnh thoảng cong lại rồi duỗi thẳng ra, nhất là khớp cổ tay.
• Khi phẩy tay, mắt luôn nhìn thẳng về một điểm tưởng tượng hoăc có thật ở phía trước. Tập trung tư tưởng vào các việc : hô hấp đều, ép lưỡi, bấm ngón chân, thót hậu môn và đếm số lần phẩy tay. Không nghĩ vu vơ.
• Khi phẩy tay một hồi, cảm thấy mệt mỏi, phải dừng lai ngay. Hôm sau tập tăng dần. Những buổi đầu, tập phẩy tay từ vài chục lần/buổi. Dần dần nâng lên 1000 lần đến vài ngàn lần/buổi. Theo kinh nghiệm bản thân, một buổi tập phẫy 1000 lần mất chừng 30 phút. Tốc độ phẫy tay tương đương tốc độ đong đưa tay (đánh đường xa) khi ta bước nhanh.
• Tập mỗi ngày 1-2 lần. Buổi sáng, sau khi đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh thân thể. Buổi tối, sau khi làm vệ sinh thân thể, tập xong lên giường ngủ luôn. Nhớ kỹ : sau khi tập, không được dùng nước lạnh hoặc nước ấm để lau rửa thân thểvì sẽ làm tiêu hao nguyên khí.
• Vấn đề phản ứng : Mới tập ít buổi, giai đoạn khí huyết đang lưu chuyển, biến hoá sẽ sinh ra một số phản ứng của cơ thể (người có, người không) : hắt hơi, trung tiện nhiều, tê đầu ngón tay, đau đầu ngón chân, cảm giác nóng lạnh bất thường, cảm giác kiến bò, chấn động trong mình.
Đó là do lâu nay khí huyết uế, huyết trọc bị ứ đọng, kinh lạc có chỗ bất thông. Nay do tập luyện đúng cách, khí huyết được thanh lọc, khí uế huyết trọc được trục dần ra ngoài, xuống dưới, kinh lạc được khai thông lưu chuyển tạo nên các triệu chứng trên. Đó là các dấu hiệu tốt. Tập lâu dần, tự nhiên khí huyết bình hoà, kinh lạc thông suốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh, không còn các dấu hiệu trên.
KẾT LUẬN
Đặc điểm cơ bản của phẩy tay là : Thượng hư – Hạ thực. Làm cho trên rỗng, dưới đầy. Trên nhẹ, dưới nặng, động tác nhu hòa, tinh thần tập trung, hai tay đong đưa mền dẻo theo đường cong của Thái cực làm cho có thể cải thiện được tình trạng Thượng thực – Hạ hư của những người có thể chất yếu, tiên thiên bất túc, hậu thiên bất tục, những người lao tâm khổ trí, uẩn ức ưu phiền, quân hỏa suy, tướng hỏa vượng, gây nên chứng trên nặng dưới nhẹ, đầu váng, mắt hoa, đau nhức mình mẩy, mất ngủ về đêm, buồn ngủ lúc làm việc, chân tay uể oải, đại tiện táo kết, tiểu tiện đỏ, đi đứng liêu xiêu, tai ù, mắt mờ.
Tình trạng trên được cải thiện, phần dưới được kiên cố nên nặng, phần trên cần linh hoạt nên nhẹ, đều được như ý. Bệnh tật sẽ tự tan biến đi.
CHỈ ĐỊNH
• Các chứng đã nêu trong phần yếu luận.
• Bồi bổ chân nguyên, thanh lọc khí huyết, tăng cường sinh lực và sự mền dẻo, độ bền của cơ lực và trí nhớ.
• Tự nhiên chữa được các chứng đau lưng, đau cơ khớp, đau mỏi vai gáy, cánh tay, uể oải mệt nhọc, biếng ăn ...
CHỐNG CHỈ ĐỊNH (theo thực tế lâm sàng) :
• Trĩ nặng, sa trực tràng, sỏi tiết niệu.
• Bệnh tim mạch nặng, có dấu hiệu suy tim.
• Thận trọng với các chứng : Cao huyết áp kịch phát, động kinh, rối loạn tiền đình, u não, glaucome ...
• Tạm dừng tập khi : Bị đi lỏng, thai cuối kỳ, đang hành kinh.
KINH NGHIỆM BẢN THÂN
• Gần 50 tuổi, đọc chữ nhỏ không cần đeo kính.
• Mất ngủ (ngủ ít, ngủ không sâu, hay mơ loạn, tỉnh dậy hồi hộp đánh trống ngực, nặng đầu, trí nhớ kém sút, chán ăn, sức làm việc giảm) hàng tháng trời. Tập bài này, ngay lần đầu tiên đã có một giấc ngủ say, sáng dậy thấy sảng khoái. Nay có thể thức thâu đêm làm việc.
• Táo bón : Hay bị táo bón, tập đến ngày thứ 3, khi đi ngoài phân nhuyễn, cảm giác êm ái. Nay hết táo bón đã nhiều năm.
• Đau lưng : Trước đây, ngồi hay đứng lâu độ một giờ, thấy lưng đau ê ẩm. Nay có khả năng ngồi đọc sách và viết liên tục 4-5 giờ đồng hồ không thấy đau lưng.
CHI CHÚ
Các chỉ định và chống chỉ định trên đây là dực vào thưc tế hướng dẫn cho người bệnh tập luyện rồi đúc rút lại. Cũng chỉ mới dừng ở mức kinh nghiệm lâm sàng. Cần và mong được tạo điều kiện pháp lý để tiến hành nghiên cứu nhiêm túc bởi nhiều nhà y học, nhà võ học, để tổng kết thành một công trình NCKH Y học hẳn hoi.
Đôi điều tâm đắc và sở nguyện, xin được tỏ bày.
Bs PHẠM XUÂN PHỤNG
LỜI CA TRUYỀN KHẦU VỀ 16 YẾU LĨNH & LỜI KHUYÊN LỢI ÍCH CỦA PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
Đứng vững chuyển mãi các khớp xương
Gân cốt giản ra, hơi độc tiêu
Hư thực đổi thay hơi khép mở
Khí đều tay chân trăm mạch sống
Trên ba dưới bảy có trọng tâm
Hai chân đứng vững vai trì xuống
Khử bệnh đầu nặng chân nhẹ đó
Tinh khí tràn trề thân nhẹ nhõm
Phẩy tay trị bệnh đúng nguyên nhân
Hơn cả xoa bóp và châm cứu (*)
Khí huyết không thông nảy trăm bệnh
Khí hoà tâm bình bệnh khó sinh.
(*) Xin thưa rõ để tránh hiểu lầm : Đây là lời ca truyền khẩu, người viết ghi lại đầy đủ, không nhằm chê bai môn xoa bóp và châm cứu, vì người viết cũng yêu thích hai môn này.
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011
Hịch... Khoa học công nghệ!
Thư giãn Chủ nhật: Hịch... Khoa học công nghệ!
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ …
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau "dô dô".
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết "Thần đèn" chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe "Hai lúa" chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện "u ét đê"
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên
"Tạp chí hay" mà bán chẳng ai mua
"Công nghệ tốt" mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
…
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
…
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn chưa thoát nghèo
Tài giỏi thông minh, sao vẫn còn lạc hậu
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
.....
Theo
Hịch của Khoa học Đại vương Trần Công Nghệ
Ngày 15 tháng 6 năm 2011
Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Pháp dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ …
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau "dô dô".
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết "Thần đèn" chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe "Hai lúa" chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện "u ét đê"
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên
"Tạp chí hay" mà bán chẳng ai mua
"Công nghệ tốt" mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
…
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ
…
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn chưa thoát nghèo
Tài giỏi thông minh, sao vẫn còn lạc hậu
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chẳng phải là to
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ
.....
Theo
Hịch của Khoa học Đại vương Trần Công Nghệ
Ngày 15 tháng 6 năm 2011
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Chữa giun chui ống mật
Chữa giun chui ống mật
Cuối những năm 80 của thế kỷ 20, phương tiện đi lại chủ yếu ở Việt Nam là bằng xe đạp. Từ Hà Nội lên Sơn Tây chỉ 40 km thôi nhưng đi ô tô có khi mất cả nửa ngày trời vì chờ đợi.
Một chiều mùa thu tháng 9, tôi đứng dọc đường vẫy xe từ 13 giờ mà đến 16 giờ chẳng có xe nào đỗ cả. May có mấy bà buôn vẫy đòn gánh mới lên được chiếc xe tải.
Xe chạy được hơn chục km đến Bún Thượng( huyện Phúc Thọ) thì thấy mấy người đứng ra vẫy chặn xe. Một chị nông dân chạc 30 tuổi bế con nhỏ nhảy lên ca bin, người đàn ông đi theo nhảy lên thùng xe.
- Có việc gì đó anh?. Tôi hỏi.
- Dạ, cháu bị giun chui ống mật đã nằm bệnh viện Huyện 5 ngày nhưng vẫn chưa khỏi - người đàn ông đáp.
- Nếu anh gần tôi, tôi cho 1 liều thuốc là khỏi- tôi nói.
- Anh cho em địa chỉ, em sẽ đến.
Tôi ghi cho anh địa chỉ.
Sau khi cho con nhập viện, anh tìm đến khu tập thể chỗ tôi ở. Tôi cho anh 2 vị thuốc sau:
Hạt Xuyên tiêu 5 gr
Hạt Cau khô 8 gr
và dặn về lấy 1 chén dấm tốt( 40 ml) với 1 chén nước lã, đổ 2 thứ thuốc trên vào đun kỹ còn khoảng 1 chén, để nguội lấy cho cháu bé uống từng ngụm ( khoảng 3- 4 thìa cà phê), mỗi lần uống cách nhau nửa giờ.
Sáng sớm hôm sau anh đến tìm tôi cám ơn và báo tin cháu đã khỏi, sáng nay xin ra viện. Tôi thật sự sung sướng và dặn dò anh cách cho cháu bé ăn uống phục hồi sức khỏe bằng cháo hạt Ý dĩ, Hoài sơn, Biển đậu.
Ghi chú:
Bài thuốc trên đặc trị chữa giun chui ống mật, tôi đã áp dụng nhiều, đều cho kết quả rất tốt.
Vương Văn Liêu
Muốn giảm cân, hãy ăn... ớt!
Muốn giảm cân, hãy ăn... ớt!
Không những giúp bạn giảm béo, quả ớt còn góp phần cải thiện nhiều bệnh khác như đau đầu, nhức mỏi cơ thể...
Quả ớt chứa nhiều tiền vitamin A, vitamin B1 và B2, vitamin C. Ớt tính nóng, tác dụng tiêu đờm, giải cảm, giảm đau, sát trùng, tốt cho tiêu hóa. Lá ớt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Việc ăn ớt ở mức độ vừa phải trong nhiều ngày có tác dụng giảm cân, giảm mỡ trong gan, bảo vệ lá phổi, giảm sự nhạy cảm với khói thuốc lá. Ngoài ra, ớt còn trị được bệnh viêm đại tràng mãn tính, tiêu chảy, nôn mửa, đầy trướng bao tử, ăn không tiêu.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy giảm cân bằng ớt bột, tương ớt hoặc nước sốt có ớt cũng cho bạn một hiệu quả lớn bởi trong ớt có thành phần “capsaicin” (C9H14O2) vị cay nên làm giảm mỡ trong cơ thể. Thành phần cay của ớt có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo. Mỗi ngày ăn đều đặn 3 bữa và trong hai bữa nên ăn những món ăn có chứa ớt.
Khi cơ thể hấp thụ chất cay có thể tăng cường hoạt động của não, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh làm cho thận tiết ra các dịch thể đốt cháy chất béo dẫn đến tác dụng giảm béo.
Ngoài ra, ăn ớt còn giúp bạn ngủ ngon hơn và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Các nhà khoa học từ Đại học Tasmania, Australia, đã tìm hiểu lợi ích của ớt trên 10 người tình nguyện trong vòng 18 tháng. Một nửa số này ăn 15 g ớt mỗi ngày, số còn lại tẩy chay vị cay của thứ gia vị này.
Kết quả cho thấy, ớt giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và do đó loại bỏ những yếu tố đe dọa sức khỏe tim mạch. Nguyên nhân của hiện tượng này, theo trưởng nhóm nghiên cứu Dominic Geraghty, có thể là do trong ớt có một số chất tự nhiên tác động tích cực lên lượng insulin và đường glucose, giúp điều hòa giấc ngủ.
Ngọc Anh
Tổng hợp từ Health
Không những giúp bạn giảm béo, quả ớt còn góp phần cải thiện nhiều bệnh khác như đau đầu, nhức mỏi cơ thể...
Quả ớt chứa nhiều tiền vitamin A, vitamin B1 và B2, vitamin C. Ớt tính nóng, tác dụng tiêu đờm, giải cảm, giảm đau, sát trùng, tốt cho tiêu hóa. Lá ớt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Việc ăn ớt ở mức độ vừa phải trong nhiều ngày có tác dụng giảm cân, giảm mỡ trong gan, bảo vệ lá phổi, giảm sự nhạy cảm với khói thuốc lá. Ngoài ra, ớt còn trị được bệnh viêm đại tràng mãn tính, tiêu chảy, nôn mửa, đầy trướng bao tử, ăn không tiêu.
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy giảm cân bằng ớt bột, tương ớt hoặc nước sốt có ớt cũng cho bạn một hiệu quả lớn bởi trong ớt có thành phần “capsaicin” (C9H14O2) vị cay nên làm giảm mỡ trong cơ thể. Thành phần cay của ớt có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo. Mỗi ngày ăn đều đặn 3 bữa và trong hai bữa nên ăn những món ăn có chứa ớt.
Khi cơ thể hấp thụ chất cay có thể tăng cường hoạt động của não, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh làm cho thận tiết ra các dịch thể đốt cháy chất béo dẫn đến tác dụng giảm béo.
Ngoài ra, ăn ớt còn giúp bạn ngủ ngon hơn và phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Các nhà khoa học từ Đại học Tasmania, Australia, đã tìm hiểu lợi ích của ớt trên 10 người tình nguyện trong vòng 18 tháng. Một nửa số này ăn 15 g ớt mỗi ngày, số còn lại tẩy chay vị cay của thứ gia vị này.
Kết quả cho thấy, ớt giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và do đó loại bỏ những yếu tố đe dọa sức khỏe tim mạch. Nguyên nhân của hiện tượng này, theo trưởng nhóm nghiên cứu Dominic Geraghty, có thể là do trong ớt có một số chất tự nhiên tác động tích cực lên lượng insulin và đường glucose, giúp điều hòa giấc ngủ.
Ngọc Anh
Tổng hợp từ Health
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
Cách lấy dị vật(chông, gai, kim loại còn mắc ở chỗ bị thương)
Cách lấy dị vật(chông, gai, kim loại còn mắc ở chỗ bị thương)
1.
Hành khô hoặc tươi 10%, muối ăn 2%.
Nếu là hành khô thì bóc vỏ ngoài, 2 thứ giã nát trộn cho thật đều. Rửa sạch vết thương, đắp thuốc lên vết thương băng lại( băng lỏng tay) để cách một đêm.
Chú ý: Khi đắp thuốc này có cảm giác dấm dứt khó chịu ở chỗ vết thương, bình tĩnh chịu đựng qua một đêm các dị vật mắc sẽ được hút ra.
(Theo LY Nguyễn Văn Ngạn, hội Đông Y Việt Nam)
2.
Vỏ 1 quả Đu đủ xanh, lông con Nhím 3 cái.
Lông con Nhím đốt cháy tán nhỏ với vỏ quả Đu đủ, dịt vào vết thương băng lại, để cách đêm, các dị vật sẽ được hút ra.
( Theo Tỉnh hội Đ Y Thái Nguyên)
1.
Hành khô hoặc tươi 10%, muối ăn 2%.
Nếu là hành khô thì bóc vỏ ngoài, 2 thứ giã nát trộn cho thật đều. Rửa sạch vết thương, đắp thuốc lên vết thương băng lại( băng lỏng tay) để cách một đêm.
Chú ý: Khi đắp thuốc này có cảm giác dấm dứt khó chịu ở chỗ vết thương, bình tĩnh chịu đựng qua một đêm các dị vật mắc sẽ được hút ra.
(Theo LY Nguyễn Văn Ngạn, hội Đông Y Việt Nam)
2.
Vỏ 1 quả Đu đủ xanh, lông con Nhím 3 cái.
Lông con Nhím đốt cháy tán nhỏ với vỏ quả Đu đủ, dịt vào vết thương băng lại, để cách đêm, các dị vật sẽ được hút ra.
( Theo Tỉnh hội Đ Y Thái Nguyên)
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
Cúc mốc làm thuốc
Cúc mốc làm thuốc
Cúc mốc còn tên gọi là nguyệt bạch. Là loại cây phổ biến trong nước, thường có hoa quả vào mùa xuân khoảng từ tháng giêng đến tháng ba. Cúc mốc được trồng làm cảnh và thu hái chế biến làm thuốc chữa bệnh.
Theo đông y cúc mốc có vị cay, thơm, tính mát, không độc, tác dụng trị can hỏa, dương phế khí, làm tan màng nhầy, làm sáng mắt, trừ uế khí, chữa thổ huyết, chảy máu cam, cùng các chứng khác về huyết, chữa sởi, gầy lở, ù tai, trị ho, làm thuốc điều kinh.
Các bài thuốc ứng dụng cụ thể như sau:
- Chữa đầy hơi: Lá cúc mốc 15g, hạt mít 10g, vỏ quít 8g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn nóng.
- Làm thuốc điều kinh: Lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống 60 ml nước thuốc.
- Chữa thổ huyết: Lá cúc mốc 15g, cỏ nhọ nồi 5g, lá huyết dụ 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần dùng liên tục 7-10 thang.
- Chữa ho: Lá cúc mốc 15g, lá húng chanh 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong 5 ngày liền.
Theo Báo NNVN
Cúc mốc còn tên gọi là nguyệt bạch. Là loại cây phổ biến trong nước, thường có hoa quả vào mùa xuân khoảng từ tháng giêng đến tháng ba. Cúc mốc được trồng làm cảnh và thu hái chế biến làm thuốc chữa bệnh.
Theo đông y cúc mốc có vị cay, thơm, tính mát, không độc, tác dụng trị can hỏa, dương phế khí, làm tan màng nhầy, làm sáng mắt, trừ uế khí, chữa thổ huyết, chảy máu cam, cùng các chứng khác về huyết, chữa sởi, gầy lở, ù tai, trị ho, làm thuốc điều kinh.
Các bài thuốc ứng dụng cụ thể như sau:
- Chữa đầy hơi: Lá cúc mốc 15g, hạt mít 10g, vỏ quít 8g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn nóng.
- Làm thuốc điều kinh: Lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống 60 ml nước thuốc.
- Chữa thổ huyết: Lá cúc mốc 15g, cỏ nhọ nồi 5g, lá huyết dụ 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần dùng liên tục 7-10 thang.
- Chữa ho: Lá cúc mốc 15g, lá húng chanh 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong 5 ngày liền.
Theo Báo NNVN
Trị bệnh ra mồ hôi nhiều
Trị bệnh ra mồ hôi nhiều
Dùng lá dâu già, nếu có lá vàng úa càng tốt, sao vàng, sắc đặc uống. Lá dâu nên hái vào sáng sớm.
Nếu ra quá nhiều thì có thể thêm Ngũ bội tử, tán nhỏ,dịt vào rốn, rồi lấy khăn quấn lại, qua đêm có thể khỏi.
Trị bệnh tự nhiên ra mồ hôi: Lấy nghệ vàng tán thật nhỏ, lúc đi nằm dán vào vú.
Theo 500 bài thuốc gia truyền của Vũ Văn Kính
Dùng lá dâu già, nếu có lá vàng úa càng tốt, sao vàng, sắc đặc uống. Lá dâu nên hái vào sáng sớm.
Nếu ra quá nhiều thì có thể thêm Ngũ bội tử, tán nhỏ,dịt vào rốn, rồi lấy khăn quấn lại, qua đêm có thể khỏi.
Trị bệnh tự nhiên ra mồ hôi: Lấy nghệ vàng tán thật nhỏ, lúc đi nằm dán vào vú.
Theo 500 bài thuốc gia truyền của Vũ Văn Kính
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
Đọc và suy ngẫm
Xin đăng lại bài trên TuanVietnam để chúng ta đọc và suy ngẫm về cái thói háo danh của người Việt ở trong nước hiện nay. Khi giới thiệu một người trên hội nghị nào đó phải đọc ra hết các chức tước, bằng cấp mà người ấy có.Ví như đồng chí A chủ tịch tỉnh X,UVTW, tiến sỹ...,Trưởng ban.... Thật mỉa mai thay nạn học giả, bằng thật đầy rẫy trong xã hội ta ngày nay. Nguy thay cho Đất nước!
Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
26/06/2009
(TuanVietNam)- "Bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền... đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?"
Tôi chỉ là Ashkenazy
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề. Việc này tất nhiên được nhạc viện thành phố chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.
Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là: Ashkenazy là gì? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa ? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn: chắc một nghệ sỹ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! Lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu: Tôi chỉ là Ashkenazy!
Cách giới thiệu một cuộc hoà nhạc ngày nay và cái tên cha sinh mẹ đẻ
Trên thế giới thì hàng trăm năm nay, khi giới thiệu một buổi biểu diễn nhạc chuyên nghiệp (hoặc in trên bìa CD) chỉ đơn giản như sau, ví dụ:
1/Về tác giả : Sonate số 2, giọng Si giáng thứ của F.Chopin.
2/Về biểu diễn: Piano : V.Ashkenazy
Cách đây khoảng trên hai chục năm, ở Việt Nam ta cũng tương tự như vậy. Nhưng bây giờ thì khác xa rồi, thường họ sẽ giới thiệu theo công thức như sau:
1/ Về tác giả: Tên tác phẩm, của + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú). + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên tác giả
2/ Về biểu diễn: Độc tấu + tên nhạc cụ, do + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú) + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên người + biểu diễn
Mời bạn đọc thử lắp những chức danh, danh hiệu này trước những tên tuổi như: Mozart, Beethoven, Chopin ….. hoặc: Karajan, Rubinstein, Horowitz vv… bạn sẽ thấy nó hài hước tới mức nào ngay. Thêm bất cứ cái gì trước những cái tên đó, đều là một sự xúc phạm khó tha thứ. Bản thân nó đã là vàng mười. Sự sâu sắc luôn mộc mạc, giản dị. Ngược lại với sự son phấn loè loẹt, hàng mã.
Và không chỉ dừng lại ở các cuộc biểu diễn, mà ngay cả trong các cuộc họp hành, hiếu hỷ. Khi mời ai lên phát biểu, người ta cũng luôn luôn phủ đầu làm tối tăm mặt mũi cử toạ bằng một tràng dài các chức danh, học vị, chức vụ quản lý, chức vụ Đảng, cuối cùng mới đến tên người. Điều này dần dần đã thành thói quen, gây sự thiếu thân thiện và tủi phận với những kẻ chỉ có cụt lủn mỗi cái tên cha sinh mẹ đẻ. Họ cảm thấy hẫng như mình thiếu hẳn một cái đuôi.
Cuộc họp nội bộ ngày xưa thì giản dị: “Mời anh Trí” hay “Mời chị Tuệ” lên phát biểu. Chỉ vỏn vẹn có 3 từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết bao. Còn bây giờ thì phải khoảng trên dưới 30 từ. Cũng theo công thức trên, ta lại cùng nghép thử, ví dụ :
Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đã được phong + toàn bộ giải thưởng đã được tặng + toàn bộ chức vụ quản lý, chức vụ Đảng đang có + Ông(Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu.
Mời bạn tham khảo thêm tên và tước hiệu của cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) một đại thần triều Nguyễn phong kiến như sau: Hiệp biện Đại học sỹ, lãnh Lễ bộ thượng thư, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, sung Kinh diên giảng quan, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Văn thần phò mã đô uý, Phan Thanh Giản, tự Tĩnh Bá, hiệu Ước Phu. (50 từ)
Ôi, nếu cụ sống lại và đến dự một cuộc họp nội bộ của chúng ta ngày nay, và được ta giới thiệu cụ với đầy đủ chức danh như trên, thì chắc cụ rất hãnh diện. Vì lũ con cháu chúng ta sao mà giống thời các cụ thế! tiếp nối được truyền thống cha ông xưa. Và vẫn đang liên tục phát triển.
Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn quốc khoảng hai chục năm nay chứ không chỉ riêng ở một đơn vị nào, và nó vẫn còn đang phát triển theo hướng rườm rà hơn nữa. Tôi sợ với đà này, một ngày nào đó, ngay trong gia đình, bố mẹ, con cái, vợ chồng… hoặc bạn bè gặp nhau ngoài phố, khi gọi nhau cũng phải kèm theo những danh hiệu rườm rà đã kể trên thì thực là rồ dại.
Vậy bạn đọc nghĩ sao về những hiện tượng này? Bản chất của những hiện tượng này là gì?
Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc “trồng lúa thu hoạch khoai”
Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.
Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.
Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường... Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn.
Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai!
Hướng dẫn làm luận văn tiến sỹ chéo ngành chéo nghề
Ở hầu hết các trung tâm đào tạo đại học của Việt Nam trên toàn quốc hiện nay, để có được chức danh thạc sỹ, tiến sỹ, phải có người hướng dẫn viết luận văn, luận án. Đó là các giáo sư, phó giáo sư. Nhưng để đào tạo ra càng nhiều, càng nhanh và để “phổ cập” học vị thạc sỹ, tiến sỹ, người ta đã sử dụng các giáo sư hoặc phó giáo sư nghề này, hướng dẫn luận văn cho các thạc sỹ, tiến sỹ nghề khác.
Tuy cùng là một ngành, nhưng càng lên cao, càng phải chuyên sâu, và cùng một ngành nhưng rất nhiều nghề hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như trong ngành thể thao thì môn cờ tướng với bắn súng hoặc đấm bốc, không hề có liên quan đến nhau. Hoặc trong ngành điện ảnh thì nghề viết kịch bản và nghề tạo khói lửa, cũng không hề có liên quan. Nghề nào cũng vậy. Nên dù biện minh rằng, đó là “hướng dẫn phương pháp luận” thì cũng chỉ là ngụy biện, và không thể chấp nhận được.
Thử tưởng tượng trong cùng ngành y. Giáo sư chuyên nghề phụ khoa lại đi hướng dẫn luận văn cho tiến sỹ chuyên nghề nha khoa thì có được không? Bởi vì hai bộ phận này của cơ thể chúng ta là hoàn toàn khác nhau, có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Vậy mà chéo ngành chéo nghề vẫn vô tư hướng dẫn đã trở thành bình thường từ lâu.
Vậy xin hỏi cấp trên có biết vấn đề này không? Với những sự hướng dẫn như vậy, những bản luận văn đó có giá trị gì không? Và trong việc này liệu có thể tránh được tiêu cực không? Có được cái bằng cấp ấy, có đáng tự hào để mời mọi người đi khao “rửa bằng” không? Có lẽ sự “rửa bằng” nghĩa đen lại chính xác hơn vì nó vốn không được sạch sẽ cho lắm.
Theo chúng tôi, cấp bộ hãy cho dừng ngay kiểu hướng dẫn trái ngành trái nghề như hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Và cho rà soát lại tất cả các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ đã có. Nếu không phải do người hướng dẫn có cùng chuyên môn thì cho thu hồi lại, và các luận văn đó phải được làm lại, với sự hướng dẫn của các giáo sư cùng chuyên ngành và công khai việc này trong giới chuyên ngành.
Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
Vườn hoa chỉ có 2 loại hoa
Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê Nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…).
Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như: nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho?
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là: những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hãy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa ưu tú và nhân dân.
Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”.
Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn địa chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
6. Kết
Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng?
Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời.
Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: diặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt Nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà - nhất là âm nhạc - ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.
Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy - dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng - tôi vẫn muốn nói rằng: Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này) :
“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”
Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường
• Đặng Hữu Phúc
Xin đăng lại bài trên TuanVietnam để chúng ta đọc và suy ngẫm về cái thói háo danh của người Việt ở trong nước hiện nay. Khi giới thiệu một người trên hội nghị nào đó phải đọc ra hết các chức tước, bằng cấp mà người ấy có.Ví như đồng chí A chủ tịch tỉnh X,UVTW, tiến sỹ...,Trưởng ban.... Thật mỉa mai thay nạn học giả, bằng thật đầy rẫy trong xã hội ta ngày nay. Nguy thay cho Đất nước!
Tôi chỉ là Ashkenazy! Hay quốc nạn loạn chức danh, học vị
26/06/2009
(TuanVietNam)- "Bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền... đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?"
Tôi chỉ là Ashkenazy
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở TP Hồ Chí Minh vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sỹ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở TP HCM hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sỹ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc viện TPHCM và chủ yếu dành cho một công chúng hẹp, trong giới nhà nghề. Việc này tất nhiên được nhạc viện thành phố chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.
Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ nhân dân đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sỹ của nhạc viện TPHCM đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là: Ashkenazy là gì? Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa ? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn: chắc một nghệ sỹ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! Lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu: Tôi chỉ là Ashkenazy!
Cách giới thiệu một cuộc hoà nhạc ngày nay và cái tên cha sinh mẹ đẻ
Trên thế giới thì hàng trăm năm nay, khi giới thiệu một buổi biểu diễn nhạc chuyên nghiệp (hoặc in trên bìa CD) chỉ đơn giản như sau, ví dụ:
1/Về tác giả : Sonate số 2, giọng Si giáng thứ của F.Chopin.
2/Về biểu diễn: Piano : V.Ashkenazy
Cách đây khoảng trên hai chục năm, ở Việt Nam ta cũng tương tự như vậy. Nhưng bây giờ thì khác xa rồi, thường họ sẽ giới thiệu theo công thức như sau:
1/ Về tác giả: Tên tác phẩm, của + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú). + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên tác giả
2/ Về biểu diễn: Độc tấu + tên nhạc cụ, do + Chức danh (giáo sư, phó giáo sư) + học vị (tiến sỹ, thạc sỹ) + Danh hiệu (nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ ưu tú. Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo ưu tú) + Giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước) + Chức vụ quản lý (Chủ tịch, Giám đốc, Hiệu trưởng, Viện trưởng...) + tên người + biểu diễn
Mời bạn đọc thử lắp những chức danh, danh hiệu này trước những tên tuổi như: Mozart, Beethoven, Chopin ….. hoặc: Karajan, Rubinstein, Horowitz vv… bạn sẽ thấy nó hài hước tới mức nào ngay. Thêm bất cứ cái gì trước những cái tên đó, đều là một sự xúc phạm khó tha thứ. Bản thân nó đã là vàng mười. Sự sâu sắc luôn mộc mạc, giản dị. Ngược lại với sự son phấn loè loẹt, hàng mã.
Và không chỉ dừng lại ở các cuộc biểu diễn, mà ngay cả trong các cuộc họp hành, hiếu hỷ. Khi mời ai lên phát biểu, người ta cũng luôn luôn phủ đầu làm tối tăm mặt mũi cử toạ bằng một tràng dài các chức danh, học vị, chức vụ quản lý, chức vụ Đảng, cuối cùng mới đến tên người. Điều này dần dần đã thành thói quen, gây sự thiếu thân thiện và tủi phận với những kẻ chỉ có cụt lủn mỗi cái tên cha sinh mẹ đẻ. Họ cảm thấy hẫng như mình thiếu hẳn một cái đuôi.
Cuộc họp nội bộ ngày xưa thì giản dị: “Mời anh Trí” hay “Mời chị Tuệ” lên phát biểu. Chỉ vỏn vẹn có 3 từ thôi, mà sao thân mật, ấm cúng và hiệu quả biết bao. Còn bây giờ thì phải khoảng trên dưới 30 từ. Cũng theo công thức trên, ta lại cùng nghép thử, ví dụ :
Xin kính mời + chức danh + học vị + toàn bộ danh hiệu đã được phong + toàn bộ giải thưởng đã được tặng + toàn bộ chức vụ quản lý, chức vụ Đảng đang có + Ông(Bà) + họ tên đầy đủ + lên phát biểu.
Mời bạn tham khảo thêm tên và tước hiệu của cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) một đại thần triều Nguyễn phong kiến như sau: Hiệp biện Đại học sỹ, lãnh Lễ bộ thượng thư, kiêm quản Hộ bộ ấn triện, sung Kinh diên giảng quan, sung Cơ mật viện đại thần, kiêm Quốc tử giám sự vụ, kiêm quản Văn thần phò mã đô uý, Phan Thanh Giản, tự Tĩnh Bá, hiệu Ước Phu. (50 từ)
Ôi, nếu cụ sống lại và đến dự một cuộc họp nội bộ của chúng ta ngày nay, và được ta giới thiệu cụ với đầy đủ chức danh như trên, thì chắc cụ rất hãnh diện. Vì lũ con cháu chúng ta sao mà giống thời các cụ thế! tiếp nối được truyền thống cha ông xưa. Và vẫn đang liên tục phát triển.
Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn quốc khoảng hai chục năm nay chứ không chỉ riêng ở một đơn vị nào, và nó vẫn còn đang phát triển theo hướng rườm rà hơn nữa. Tôi sợ với đà này, một ngày nào đó, ngay trong gia đình, bố mẹ, con cái, vợ chồng… hoặc bạn bè gặp nhau ngoài phố, khi gọi nhau cũng phải kèm theo những danh hiệu rườm rà đã kể trên thì thực là rồ dại.
Vậy bạn đọc nghĩ sao về những hiện tượng này? Bản chất của những hiện tượng này là gì?
Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc “trồng lúa thu hoạch khoai”
Ta tự hào về chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn.
Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu Đảng viên, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực.
Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường... Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành hữu danh, vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được concert thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sỹ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn.
Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều tiến sỹ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng tiến sỹ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai!
Hướng dẫn làm luận văn tiến sỹ chéo ngành chéo nghề
Ở hầu hết các trung tâm đào tạo đại học của Việt Nam trên toàn quốc hiện nay, để có được chức danh thạc sỹ, tiến sỹ, phải có người hướng dẫn viết luận văn, luận án. Đó là các giáo sư, phó giáo sư. Nhưng để đào tạo ra càng nhiều, càng nhanh và để “phổ cập” học vị thạc sỹ, tiến sỹ, người ta đã sử dụng các giáo sư hoặc phó giáo sư nghề này, hướng dẫn luận văn cho các thạc sỹ, tiến sỹ nghề khác.
Tuy cùng là một ngành, nhưng càng lên cao, càng phải chuyên sâu, và cùng một ngành nhưng rất nhiều nghề hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như trong ngành thể thao thì môn cờ tướng với bắn súng hoặc đấm bốc, không hề có liên quan đến nhau. Hoặc trong ngành điện ảnh thì nghề viết kịch bản và nghề tạo khói lửa, cũng không hề có liên quan. Nghề nào cũng vậy. Nên dù biện minh rằng, đó là “hướng dẫn phương pháp luận” thì cũng chỉ là ngụy biện, và không thể chấp nhận được.
Thử tưởng tượng trong cùng ngành y. Giáo sư chuyên nghề phụ khoa lại đi hướng dẫn luận văn cho tiến sỹ chuyên nghề nha khoa thì có được không? Bởi vì hai bộ phận này của cơ thể chúng ta là hoàn toàn khác nhau, có những chức năng hoàn toàn khác nhau. Vậy mà chéo ngành chéo nghề vẫn vô tư hướng dẫn đã trở thành bình thường từ lâu.
Vậy xin hỏi cấp trên có biết vấn đề này không? Với những sự hướng dẫn như vậy, những bản luận văn đó có giá trị gì không? Và trong việc này liệu có thể tránh được tiêu cực không? Có được cái bằng cấp ấy, có đáng tự hào để mời mọi người đi khao “rửa bằng” không? Có lẽ sự “rửa bằng” nghĩa đen lại chính xác hơn vì nó vốn không được sạch sẽ cho lắm.
Theo chúng tôi, cấp bộ hãy cho dừng ngay kiểu hướng dẫn trái ngành trái nghề như hiện nay ở hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Và cho rà soát lại tất cả các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ đã có. Nếu không phải do người hướng dẫn có cùng chuyên môn thì cho thu hồi lại, và các luận văn đó phải được làm lại, với sự hướng dẫn của các giáo sư cùng chuyên ngành và công khai việc này trong giới chuyên ngành.
Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
Vườn hoa chỉ có 2 loại hoa
Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ Nhân dân và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sỹ Công Huân, nghệ sỹ Nhân dân, giải Xtalin, giải Lê Nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Xtalin năm 1953 vv…).
Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức dập theo kiểu Liên Xô cũ như: nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần đồng bộ trong tư duy cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin cho?
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là: những chính sách dập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sỹ, hãy để chính những nghệ sỹ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tỵ với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sỹ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa ưu tú và nhân dân.
Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”.
Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn địa chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
6. Kết
Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng?
Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời.
Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã nói, đó là: diặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt Nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh)
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà - nhất là âm nhạc - ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.
Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy - dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng - tôi vẫn muốn nói rằng: Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của : [Giáo sư, tiến sỹ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này) :
“Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”
Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường
• Đặng Hữu Phúc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)