ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013


 Mật ong bổ ngũ tạng

Mt ong b ngũ tng, cha ho cũng rt tt, ung vào không s tăng huyết áp mà li còn làm cho huyết áp n đnh. Trước đây khi còn công tác, tôi đã ch cho mt s người trong cùng đơn v, b táo bón kinh niên ung mt ong. Cách làm như sau:
Bui sáng va ng dy, pha ngay 1- 2 thìa cà phê vào cc nước đun sôi đ còn âm m, khong 250 ml, ung.
Thi gian trôi đi, có người sau 10 năm gp li, thy người khe mnh, da d mn màng, lin khoe nh cách ch dn ca tôi mà hết táo bón, ăn ng ngon.
Theo sách Cây thuc và v thuc ca GS Đ Tt Li:
1. Mt ong là mt v thuc b: Ti Liên Xô ( trước đây), Gs Undintsev đã cho mt s bnh nhân lao ung mi ngày t 100 đến 150 gr mt ong, thy sc khe bnh nhân ngày mt tăng tiến; th trng và máu bnh nhân tt hơn.
2. M
t ong có th làm gim đ axit ca dch v, đ axit d dày tr thành bình thường và làm cho hết các triu chng đau xót khó chu ca bnh loét d dy và rut.
3. Mt ong có th điu tr các chng bnh v gan, túi mt và mt vài bnh v thn kinh. Mt ong còn là th thuc an thn tt giúp cho gic ng được ngon và làm cho bnh nhân đ nhc đu.
4. Mt ong tiêu dit được mt s vi trùng.
.......
Theo sách Y hc Tùng Thư ca c T Siêu: rôm sy nga ngáy, mt ong hòa rượu ung khi ngay.
..........
- Cha bnh cao huyết áp: Ngày 2 ln vi nước đun sôi đ ngui, 1 chén khong 30 gr vào lúc đói.
- Cha táo bón: dùng vng đen nu chín, giã nát, trn vi mt ong đ ung.
- Cha thn kinh yếu: ly 60 gr mt ong, hòa vào nước m, ung trước khi đi ng và sáng ng dy.
- Đ ri khát nước: mt ong hòa nước ung s khi.
..............
Công dng còn nhiu lm, các bài khác đã đ cp đến ri.
Tôi đã s dng mt ong cha các vết thương, vết loét rt nhanh khi: bôi trc tiếp mt ong vào vết thương, vết thương nhanh khô, đóng vy và lên da non nhanh.

Vương Văn Liêu

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013


 Chữa đổ mồ hôi
Một số bài thuốc Nam trong sách của cụ Tuệ Tĩnh chữa chứng đổ mồ hôi (tự hãn, đạo hãn).
 1. Kinh trị chứng tỳ vị hư, ăn vào là đổ mồ hôi.
Gan heo một miếng, thái mỏng để trên miếng ngói, đốt lửa bên dưới cho khô, tán nhỏ. Nấu cháo lấy nước, hào bột gan lại làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với nước trà, ngày uống 5 lần, rất hiệu nghiệm.
2. Kinh trị chứng tự hãn( tự đổ mồ hôi) mãi không khỏi.
Củ nghệ mài với nước, phết lên vú là lành ngay.
3. Kinh trị chứng toàn thân không có mồ hôi, chỉ ở ngực mồ hôi ra không ngớt, gọi là tâm hãn, do lo nghĩ quá độ mà sinh ra.
Phục thần tán nhỏ, dùng nước ngải cứu sắc nước làm thang, uống vài lần là khỏi.
( phục linh- nấm mọc ký sinh trên rễ cây thông. Nếu nấm mọc xung quanh rễ, khi đào lên có rễ cây thông ở giữa gọi là phục thần)
4. Kinh trị vì gió lạnh mà đổ mồ hôi
Kinh giới sắc lấy nước uống, hiệu nghiệm.
Vương Văn Liêu

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là vị thuốc dân gian thông dụng, thường được dùng để thông kinh nguyệt, chữa bệnh lở ngứa, giã cây tươi lấy nước đắp lên mụn nhọt.
Làm thuốc dùng toàn cây tươi hay phơi khô.
Trước đây nhân dân châu Âu rất hay dùng vị thuốc này, coi như có khả năng chữa bách bệnh, hiện nay chỉ còn dùng làm thuốc xoa bóp.
Gần đây, nhiều cơ sở Trung y của Trung Quốc đã dùng các bài thuốc mà các vị chủ yếu là Cỏ roi ngựa ( Mã tiên thảo) chữa được nhiều bệnh đạt hiệu quả tốt, an toàn, không có tác dụng độc, chứng tỏ Cỏ roi ngựa là một cây thuốc quý.
Tôi cũng hay dùng cây này để làm thuốc.
Cây thường mọc hoang ở các bãi cỏ ven đường. Hiện tại dân ta dùng thuốc diệt cỏ tràn lan( điếc không sợ súng), nhìn những bãi Cỏ roi ngựa, Bồ công anh bị phun thuốc diệt cỏ cháy sém mà thấy xót xa.
1. Chữa mụn nhọt như sưng vú, hậu bối:
Cỏ roi ngựa tươi 1 nắm to, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên mụn nhọt.
2.Chữa đau bụng do khí trệ, bụng trướng:
Cỏ roi ngựa khô 12 gr, lá cây khổ sâm 12 gr, đun nước uống.
3.Trường hợp đau bụng kinh nhẹ:
Cỏ roi ngựa 30g
Ích mẫu thảo 30g
Sắc uống 3 thang trước khi thấy kinh, hiệu quả rất tốt. Cỏ roi ngựa chữa đau bụng kinh đạt hiệu quả tốt là do có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ.
4.Chữa ngứa âm hộ:
Cỏ roi ngựa 100g
Long đởm thảo 30g
Sắc lấy nước rửa âm hộ, trước và sau khi thấy kinh.
Mỗi ngày làm 1 lần, làm từ 3 đến 5 ngày.
Cỏ roi ngựa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng, nên chữa ngứa âm hộ đạt hiệu quả tốt.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia Sinh học, Trung Y nghiên cứu và công bố, cây này có khả năng chống ung thư.
Vương Văn Liêu

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013


Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch
Hình ảnh đẹp



Gia đình hòa thuận, xóm làng yên vui, nên quê hương thái bình
 





Biết yêu thương vạn vật là biết tô điểm tâm hồn mình








TỪ BI  VỚI MÌNH
                 Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc

            Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay ! Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú ! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.



           Từ ngày "thế giới phẳng", ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp ! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa ! Hiện tại thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.



           Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75 ! Vậy sao ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải....nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không ? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!



           Ta cũng có thể gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch... Cơ thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sãn của nó, không cần biết có ta ! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ. Trái lại nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Anh chàng Alexis Zorba nói: " Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi" (Nikos Kazantzaki).



             Từ ngày biết thương "con lừa" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá ! Một người cô tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương bà quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống ! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được? Giá nghèo một chút còn hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn bà ăn thấy ngon, thấy sướng ! Tôi cũng biết cho con lừa của mình ngủ hơn. Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ ma đòi pin ngon lành sao được !



             Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền!) trong bài Cư trần lạc đạo, (ở đời mà vui đạo)! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp !



           Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!



          Cũng nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi! Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe, không thì đóng lại mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy, không thì khép lại. Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần". Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!



           Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành. Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chỉnh cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.



           Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả ! Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Nhưng muốn vậy, phải... chuyển đổi cách thở. Thở ư ? Đúng vậy! Một bác sĩ có thể biết rất nhiều về bộ máy hô hấp, về cơ thể học, sinh lý học, bệnh lý học của bộ máy hô hấp nhưng chưa chắc đã biết thở !




Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013


Chữa viêm họng bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Dù là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì nhọ nồi là một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay... Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ nhọ nồi:
Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Chữa sốt cao: Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
Chữa sốt phát ban: Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 4 lần uống trong ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
Chữa bạch biến: Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
Trị eczema trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan
nguyenkhanh
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan


Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013



Món ăn - Bài thuốc dành cho người hay ngủ mê
Những người đêm ngủ hay mê theo đông y là “Tâm tàng thần, chủ thần chí” nên xảy ra hiện tượng ngủ mê nói sảng. Như vậy là bệnh chứng có quan hệ tới tạng tâm thuộc phạm trù chính xung do rối loạn nhịp tim hoặc do tâm thận bất giao (thủy hỏa vị tế), cần chú ý bồi bổ các loại thuốc có công hiệu bổ huyết, an thần. Về ăn uống bình thường phải bảo đảm đủ dinh dưỡng, vì vậy thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn thanh đạm bằng các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt... Lưu ý ăn các thức có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng... Tuy nhiên chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn trước khi ngủ. Tránh ăn các thức gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức béo ngậy, xào, rán, nướng...
Sau đây là một số món ăn bài thuốc có công hiệu trị chứng bệnh khi ngủ hay mê, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Bài 1: Nhân sâm 4g, đương quy 16g, bạch thược 16g, ngũ vị tử 4g, táo nhân 20g, mạch môn đông 20g, bạch truật 16g, bối mẫu 6g, liên tâm 8g, lạc tiên 20g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy 3 lần nước cô đặc lại), chia 3 lần uống.
Bài 2: Thục địa 20g, sơn thù 12g, nhân sâm 6g, đương quy 16g, táo nhân 12g, bạch giới tử 12g, mạch môn đông 16g, nhục quế 2g, hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy nước cho chung cô đặc lại còn 1,5 bát), chia 3-4 lần uống.
Bài 3: Cùi nhãn 15g, táo nhân chua 6g. Sắc uống ngày 1 thang, 1lần.
Bài 4: Ngọc trúc sâm 20g, tim lợn 200g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, một lần uống.
Bài 5: Ngũ vị tử 9g, bách tử nhân 9g, phục thần 12g. Sắc lấy nước bỏ bã và cho vào 30g mật ong và chia 2 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 6: Hạnh đào nhân 10g, vừng đen 10g, bầu dục 60g. Tất cả cho vào nấu thành dạng súp, cho chút đường đỏ vào ăn khi sắp đi ngủ. Ngày 1 lần.
Bài 7: Hạt sen 15g, khiếm thực 15g, thịt lợn nạc 100g, tất cả cho vào nồi nấu chín, tra đủ gia vị ăn. Cần ăn thường xuyên.    
Cùi nhãn, táo nhân cho bài thuốc trị ngủ hay mê.
BS. Hoàng Tuấn Linh

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013


8 công dụng bất ngờ của quả táo ta

 
Khi dùng làm thuốc mọi người thường hay sử dụng táo tàu, ít ai biết rằng táo ta cũng có nhiều tác dụng có thể phòng và chữa bệnh.


1. Chữa chứng suy giảm trí nhớ: một nắm quả táo đun trong 1/2 lít nước cho cạn còn khoảng 250ml, thêm ít mật ong hoặc đường cho vừa ngọt và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.

2. Chữa cảm cúm: một muỗng dịch ép tươi của quả táo, thêm một nhúm nhỏ bột hạt tiêu, uống một lần trong ngày sẽ ngăn ngừa được chứng cảm lạnh.

3. Rối loạn đường tiêu hóa: vỏ cây táo có tác dụng cầm tiêu chảy, kiết lỵ và chứng đau bụng. Dịch chiết của vỏ cây còn có tác dụng thông tiện và chống đầy hơi.

4. Chữa trĩ: lấy khoảng vài cành lá tươi cây táo đặt trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín, sau đó nghiền lá táo đã hấp chín trong một ít dầu thầu dầu hoặc dầu mè, lấy hỗn hợp này lúc còn ấm đắp lên búi trĩ. Mỗi ngày hai lần và liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả.


5. Bệnh đường miệng: nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.

6. Chữa viêm kết mạc: dịch chiết của lá táo được dùng để rửa mắt trong trường hợp viêm kết mạc hay viêm mắt đỏ.

7. Nuôi dưỡng tóc: Lấy bột lá táo trộn thành khối nhão rồi bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ làm sạch da đầu, ngừa được gàu cũng như các bệnh nhiễm da đầu. Nó còn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn và giữ tóc đen bóng.

8. Nhân hạt táo: khi sao đen được dùng làm thuốc an thần, chữa suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, trẻ em hay đổ mồ hôi trộm hoặc người lớn đổ nhiều mồ hôi. Liều dùng 2-3g/ngày sắc uống.

Có thể dùng táo ta thay thế táo tàu như một loại thuốc bổ, đặc biệt là bổ não và nhiều dược tính tốt. Tuy nhiên khi sử dụng hạt không nên dùng hạt sống, vừa không có tác dụng, vừa gây thêm chứng đầy trướng tì vị.

Theo TTOL

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013



                            Lời nói dối . . .

Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.

        Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy.

Tôi bắt đầu biết nói dối, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình. Tôi có ngừơi bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày.
 

Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội.
 

Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội.
 

Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.
 

Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bảo đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên cho biết đã tìm thấy mãnh vỡ của con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.
 

Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng sô vài mãnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao?
 

Các bác sĩ không kịp cản tôi.
 

Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê ghớm mà suốt đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu.
 

Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm sai lầm khủng khiếp.
 

                    
Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc lá đồng hồ số phận của cô.





Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khỏe mạnh mà không biết rằng chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá giả do một họa sỹ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.(Nhưng sau đó chính người họa sỹ đã chết vì bạo bệnh do suốt đêm đã vẽ chiếc lá ấy trong một đêm mưa gió...)

Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức. Nếu tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mãnh ván tàu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết.

Nếu như không có chiếc lá giả kia, cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuyệt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng...điều đó mới là sự thật.

Còn tất cả những hành động, những lời nói cho dù đúng với mẳt mình thấy, tai mình nghe, tri thức của mình hiểu nhưng chúng khiến cho người khác, hoặc cho niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc hủy hoại đời sống thì đều không phải là trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của một con quỷ không biết yêu thương con người.

Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết ngừơi. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn lời nối dối chân chính.

Tuy vậy để phân biệt khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tùy thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu thương con người?

Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại. 

Theo Internet









Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013




 Tản mạn cuối tuần
=================================
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Bài thơ đó của Bà Tôn Nữ Hỷ Khương sinh năm 1937 tại Vỹ Dạ (Huế)- bà là con của nhà thơ nổi tiếng ưng Bình Thúc Giạ Thị - một nhà viết tuồng nổi tiếng đã viết những câu hò mà nhiều người đã lầm tưởng là từ dân gian như " Chiều chiều trên bến Vân Lâu - Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm..."

Bà cũng có rất nhiều tập thơ được nhiều người biết đến và yêu mến. Chỉ có điều phần đông độc giả của bà là những người thuộc thế hệ lớn tuổi hay cùng làm trong ngành nghệ thuật, có liên quan đến nghệ thuật như Giáo sư Trần Văn Khê hay GS Hoàng Chương. Thế hệ trẻ không biết đến thơ bà nhiều, có lẽ bởi thơ bà chứa đựng những tâm tư và trải nghiệm với cuộc sống nhiều, dù thơ bà rất giản dị, dễ đi vào lòng người .

Cũng vậy, bài thơ " Còn gặp nhau thì hãy cứ vui" - giản dị, như một lời chân tình, nghe có chút gì âm hưởng của triết lý đạo Phật



Còn gặp nhau...                    

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
 
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.
 
Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời
 
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người
 
Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gởi tặng nhau
 
Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày
.
Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi
An nhiên tự tại trong thanh thản
Đời sống tâm linh rất diệu kỳ

Khi vui luôn có nhau trong tình tri kỷ. Lúc buồn cũng có nhau trong tình tương ái tương thân, nói với nhau những lời yêu thương dịu ngọt, cho nhau những nụ cười, những niềm vui, những ngọt bùi, để khi theo quy luật tự nhiên, luật vô thường, mọi vật đều có thể mất đi, thì “chỉ có Tình Thương để lại đời!”. ..
==========================================



Những năm còn lại trong cuộc đời ...
Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khuôn viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già !
Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nửa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống.

Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm “ Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…

Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái.

Ta vẫn biết khi ta ra đời ,ta đâu có mang nó đến và khi ra đi, chúng ta cũng không mang nó theo.
Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình.
Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống.
Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú .
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.

Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.
Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưỡng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…

Cuộc sống tuổi già thật đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe. Hãy tìm cách gặp gở bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nửa.
Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghỉ là: “ Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng.
Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không Bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được.
Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghỉ đến đồng tiền, đừng nghỉ đến giàu hay nghèo nửa và cũng đừng than trách hay hối hận vì những lầm lỗi trong quá khứ và cũng đừng tự hỏi là tại sao bây giờ ta không có nhiều tiền. Đừng nói ta không có tiền.

Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngu của chúng ta.

 Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già. 

Rồi ta tìm đến những người bạn cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại.
Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.
Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, ngủ, thể dục và du lịch.

Ăn được ngủ được là Tiên. Ăn và ngủ đi đôi với nhau. Người lớn tuổi có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn uống bổ dưỡng, cung cấp đủ calories cho cơ thể. Sự luyện tập thể dục là thỏi nam châm của cuộc sống và là kim chỉ nam của tuổi thọ. Đi du lịch để cho cuộc đời thoải mái, trí óc thanh thản và vui sống.

Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói, xa vời.
 Hẹn nhau trong những buổi họp mặt để ta có nhiều người bạn tâm tình, kể lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ…vui cười thích thú.
Vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau, luôn luôn yêu thương người bạn đời, gắn bó với nửa kia của mình, là điều mà chúng ta mong ước. Đưa các cháu đi học, đi ăn, chơi đùa với các cháu… là thú vui của tuổi già. Ta phải làm thế nào tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Nụ cười là liều thuốc bổ quí nhất.
Chúng ta cần tránh đi những sự cải vã, tranh dành hơn thua từng lời nói hoặc những tranh chấp vô ích với bất cứ ai.

Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi chúng ta, nhất là những người đang đau yếu. Chúng ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giử bình an trong tâm hồn.

Chúng ta có thể nói là mình có hạnh phúc thật sự khi có sức khỏe tốt, chịu đi tập thể dục, có cơ hội du lịch thường xuyên, ngủ ngon, ăn uống ít kiêng cử khi vào tuổi hoàng hôn.

Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc. Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.

Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp;
Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung.

Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.

SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là qui luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng, khônghổ thẹn với lương tâm cuối cùng cuộc đời của một người cũng chỉ là con số không .

CÁT BỤI.-Khánh Ly



 

Tổng số lượt xem trang