ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Giới Thiệu về Khí Công Y Đạo Việt Nam


Thầy Đỗ Đức Ngọc

Thầy Đỗ Đức Ngọc là người sáng lập ra môn khí công tự chữa bệnh riêng của người Việt Nam lấy tên là Khí Công Y Đạo Việt Nam và đã dạy môn này ở Saigon, từ năm 1980 và đã truyền bá môn học này từ năm 1993 khi sang định cư tại Canada.

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.

Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện khí công y đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh khí thần theo phương pháp tự nhiên của y học cổ truyền đông phương.

Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ Công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi hiểu lý thuyết biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực..

Mục đích, tôn chỉ KHÍ CÔNG Y ĐẠO VIỆT NAM

Khí Công Y Đạo là một phương pháp tổng hợp của đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.

Để tránh hiểu lầm môn Khí Công Y Đạo với các loại khí công khác như Tài Chi, Khí Công Võ Thuật hoặc cách chữa bệnh bằng Trường Sinh Nhân Điện, chúng tôi cho phổ biến rộng rãi trong cộng đồng để qúy đồng hương hiểu biết Khí Công Y Đạo là gì và mục đích, tôn chỉ hoạt động của Hội Khí Công Y Đạo VN như sau :

Khí Công Y Đạo: Là một phương pháp tổng hợp của đông y học cổ truyền bao gồm cách điều chỉnh bệnh bằng ăn uống thuộc tinh, cách điều chỉnh bệnh bằng tập luyện cơ thể để chuyển tinh lực ra khí lực thuộc khí, và cách điều chỉnh bệnh bằng phương pháp tập thở thiền là điều dưỡng tinh thần an vui hòa hợp thuộc thần. Vì tất cả nguyên nhân gây bệnh đều do xáo trộn chức năng thần kinh do ăn uống sai lầm làm tinh sai, kém tập luyện cơ thể làm khí thiếu, hoặc xáo trộn tâm lý bất thường như giận hờn, ghen ghét, lo âu, sợ hãi, buồn chán, làm việc căng thẳng qúa độ khiến thần kinh suy nhược gọi là thần suy.

Tinh sai, khí thiếu, thần suy là do tự mình làm ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh do sai lầm ăn ngủ nghỉ không điều độ và không tập luyện thân thể làm rối loạn chức năng thần kinh thì mình phải biết cách tự điều chỉnh lại những sai lầm ấy. Vì thế tập luyện khí công y đạo để tự chữa bệnh chính là cách điều chỉnh lại tinh khí thần theo phương pháp tự nhiên của y học cổ truyền đông phương.

Định nghĩa từng chữ Khí Công Y Đạo thì Khí là hơi thở, là sự khí hoá, sinh hóa và chuyển hóa tinh thành khí, chuyển khí hóa thần. Chữ công là công phu luyện tập hơi thở, công phu học hỏi hiểu lý thuyết biết thực hành cách chuyển tinh hoá khí, khí hóa thần. Chữ Y là tìm hiểu y lý nguyên nhân gây bệnh và cách điều chỉnh cho khỏi bệnh. Chữ Đạo là con đường hướng dẫn y lý đông phương và là con đường tu tâm dưỡng tánh nhu hòa để bảo tồn nội lực của tinh khí thần, nội lực của tinh là tinh lực, nội lực của khí là khí lực và nội lực của thần là thần lực..

Mục đích của Hội Khí Công Y Đạo: Là muốn truyền bá phương pháp tự chữa bệnh giúp mọi người biết cách điều chỉnh tinh-khí-thần hòa hợp để có tinh lực, khí lực, thần lực, vừa giúp mình khỏe mạnh không bệnh tật vừa giúp được tha nhân là những người bệnh khác với tinh thần nhẫn nhục, từ bi, bác ái, vị tha, không vụ lợi .

Tôn chỉ hoạt động của hội : Là tổ chức những khóa học, những buổi sinh hoạt chuyên môn về y lý đông y khí công để giúp đỡ mọi người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, và tuổi tác cùng nhau tập luyện tinh khí thần hòa hợp giúp cho thân thể khỏe mạnh,tu tâm dưỡng tánh được nhu hòa để bảo tồn nguyên khí, và tự nguyện dấn thân phục vụ tha nhân.

Hội Khí công y đạo sẵn sàng mở rộng vòng tay thân ái đón chào tất cả các qúy vị có nhiệt tâm mong muốn trau giồi khí công y đạo để trở thành thiện nguyện viên hầu giúp đỡ cho những người bệnh khác khi họ cần đến chúng ta.

Môn Khí Công Y Đạo được giảng dạy đầu tiên ở Chùa Huyền Không từ năm 1997 cho một số người giới hạn để phụ giúp trong các buổi thực tập chữa bệnh bằng khí công vào mỗi chiều Chủ Nhật, sau đó chúng tôi có được địa điểm rộng rãi tại nhà thờ của cộng đồng Công Giáo VN ở Montréal nên đã chính thức mở mỗi năm hai khóa học được thông báo trên báo chí từ ngày 19-4-2003 đến nay, chương trình gồm ba phần: Phần tập luyện cơ thể bằng động công, phần tập thở thuộc tĩnh công, phần y lý đông phương chỉ cách ăn uống và sử dụng khí công day vuốt huyệt để đả thông kinh mạch huyệt đạo được chia thành nhiều đề tài chuyên môn như bệnh tim mạch, cao áp huyết, phong thấp đau nhức, sốt hàn nhiệt, đau đầu chóng mặt, bệnh tiêu hóa bao tử và ruột,bệnh thuộc hô hấp, bệnh tiểu đường, bệnh đường niệu, cách sử dụng hà đồ lạc thư, cách bắt mạch và phương pháp tứ chẩn, quy kinh chẩn pháp...

Đỗ Đức Ngọc, Chưởng Môn Sáng Lập Khí Công Y Đạo Việt Nam
Nguồn Khí công Y Đạo
Phật thủ


Để sử dụng làm thuốc, sau khi bày trên mâm ngũ quả, nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:
                                       Phật thủ

                                        
      Chữa ho nhiều đờm: Phật thủ tươi 30g (khô 10g), đường phèn 15g, hấp cách thuỷ khoảng nửa giờ, chia hai ba lần, ăn trong ngày. Cũng có thể chỉ cần nhai cùi liền cả vỏ, nuốt dần nước, đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho.
     Chữa nấc, phiên vị (ăn vào nôn ngược trở ra): Vỏ quả phật thủ tươi, cắt nhỏ, trộn đều với đường; ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng- nhai kỹ và nuốt dần.
     Chữa ăn không tiêu, vùng gan và dạ dày đau tức: Dúng trái phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
      Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Hoặc có thể tự chế loại rượu thuốc như sau: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), thái nhỏ ngâm với một lít rượu trắng, khoảng 15 ngày là có thể dùng. Hàng ngày uống hai lần, mỗi lần nửa chén con (15-20ml).

TRƯỜNG GIANG

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Kim ngân hoa- vị thuốc kháng sinh quí 

Kim ngân là loại dây leo, thân có thể bò hoặc leo trên diện rộng. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì cho rằng hoa kim ngân có công hiệu hơn lá, cành. Lá, cành chỉ cần thái nhỏ 1 - 2cm, rửa sạch phơi khô là dùng được.
Kim ngân có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh: phế, vị, tâm, tỳ; có công năng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa cảm sốt, lở ngứa, mụn nhọt, ác sang, đinh độc...
Theo kinh nghiệm dân gian, Kim ngân hoa được coi là thánh dược trong việc chữa trị lở ngứa, mụn nhọt, ác sang, thũng độc kể cả đinh độc, giải dị ứng rất tốt. Do tính hàn lương (mát) nên có thể đun nước như nước chè, nước vối để uống. Tuy nhiên do tính hàn nên người tỳ vị hư hàn khi dùng phải thận trọng.
Có thể dùng dây,lá  Kim ngân đun nước uống hàng ngày để chữa mụn nhọt, lở ngứa, phong thấp, giải độc.
Liều dùng: Hoa:Người lớn dùng 10- 15 gr , trẻ em dùng 5- 10 gr trong ngày.
Dây, lá: Người lớn dùng ngày 20-30 gr, trẻ em 10- 12 gr, đun uống thay nước, mỗi lần 1 chén nhỏ, trẻ dưới 1 tuổi uống giảm liều – mỗi lần vài thìa cà phê.
Trả lời thư về tách dầu trứng gà
Hỏi:
Cháu chào chú Liêu,
Cháu có đọc bài viết của chú trên blogspot về cách làm dầu trứng gà và cháu
thấy thực sự rất hấp dẫn.
Cháu có tìm hiểu và được biết, trứng gà hoặc trứng vịt muối sẽ còn tiết ra
nhiều dầu hơn. Vậy cháu mong chú giúp cháu trả lời câu hỏi là: làm thế nào
để tách được dầu trứng từ lòng đỏ trứng gà muối mà vẫn giữ nguyên được hình
dạng lòng đỏ.
Cháu cám ơn chú nhiều ạ.

Phạm Trung Kiên
090.8.243.986

Trả lời:
    Muốn tách được dầu từ trứng gà hoặc trứng vịt muối thì phải luộc chín trứng, sau đó bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ dầm cho nát ra trong xoong, vừa đun vừa đảo liên tục. Đun một lúc, trứng nổ lép bép, toàn bộ trứng biến thành một khối bùng nhùng và dầu bắt đầu chảy ra. Gạt khối bùng nhùng đó, bỏ ra ngoài, trong nồi còn lại dầu. Để nguội, đổ dầu trứng ra lọ dùng dần.
Còn giữ nguyên hình dạng lòng đỏ trứng gà như ban đầu thì không thể.
Thân
VV Liêu

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Bài thuốc chữa kiết lỵ

     Nếu là kiết nhiệt( đi ngoài ra phân với máu tươi nhiều, mót rặn, ngồi lâu,đau quặn bụng): lấy rau sam 1 nắm to, giã vắt nước cốt, cho 1 cục đường phèn bằng ngón tay cái vào,phơi sương cho uống. Nếu là kiết hàn( mót rặn nhiều, phân có mũi nhiều hơn máu) thì giã 3 lát gừng vào bài thuốc trên, không phải phơi sương.
Kiêng các chất ngọt, chua, béo.
  Nấu cháo trắng với tỏi, ăn thay cơm 2 bữa là lành.
L.Y Nguyễn Trung Hòa
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em kéo dài
Đặc điểm:Ỉa phân xanh kéo dài
Bài thuốc:
-Hạt sen sao vàng đậm 100gr
-Cốc nha sao thơm 100 gr
- Lá mơ vừa đủ để lấy nước cốt
Cách chế:
Hạt sen, cốc nha sao chế xong, tán bột mịn. Lá mơ giã vắt nước cốt, lấy bột thuốc tẩm nước lá mơ, phơi khô rồi lại tẩm, lại phơi 3-4 lần cho hết nước lá mơ. Sau cùng sấy khô tán bột, sao thơm cho vào lọ.
Cách dùng: cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa canh,ngày 2 lần.
Nếu nhỏ quá hãm lấy nước cho uống

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Chữa ứ huyết,sưng tấy, cử động khó khăn, đau rức do bị chấn thương va đập, đòn đánh
 Thành phần:
- Cua đồng 30 con
- Rượu trắng 1 chén con
Cách làm: bóc yếm cua, ngâm nước muối 1 lúc, rửa sạch, giã nhỏ, cho 1 ít nước sôi để nguội, lọc lấy nước nguyên chất khoảng 1 bát con, hòa rượu vào uống 1 lần

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012

Gan lợn chữa bệnh đau gan
1. Chữa bệnh đau gan
    Gan lợn mỗi lần dùng 200 gr, nghệ vàng tươi 100 gr.
Tán nhỏ nghệ tươi trộn đều với gan lợn, sau đó sào ăn vào bữa ăn chính. Ăn như thế 10 lần khỏi bệnh.
2. Chữa xơ gan
     Dùng 1 quả đu đủ xanh, cắt ngang 1/3 quả theo chiều thẳng đứng, bỏ hết hạt ra, cho 200 gr gan lợn thái nhỏ vào, đậy lại, chằng dây thép cho khỏi bật ra, để thẳng đứng đốt củi xung quang cho đến khi vỏ quả cháy đen thành than là được. Lấy ra dùng dao gọt bỏ vỏ đen, ăn hết gan và ruột đu đủ. Ăn như thế 10 lần là khỏi.

    Theo sách "Thức ăn bài thuốc" của LY Nguyễn Kiều.
Nhận xét: Đây là bài thuốc hỗ trợ, còn vẫn phải theo dõi huyết áp hàng ngày để ăn uống cho hợp lý và tập luyện thì mới khỏe mạnh được.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Uống trà nóng cũng có thể gây ung thư

Trà là loại thức uống quen thuộc của mọi gia đình Việt, uống trà đúng cách sẽ có lợi cho sức khoẻ và tinh thần sảng khoái, nhưng nếu bạn uống trà quá nóng có thể gây ung thư.
Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, trong lá trà xanh có chứa đa dạng các thành phần chống oxy hóa như: Catechin, vitamin... có tác dụng bảo vệ tế bào, chống lại sự xâm hại của các tế bào tạo ung thư.

Trong lá trà có chứa selenium, nó có tác dụng kháng oxy hóa làm sạch cơ thể, ức chế sự hình thành tế bào ung thư vì thế nó rất có tác dụng trong việc phòng ung thư.

Thế nhưng, một số người có thói quen thích uống trà quá nóng và điều này có thể gây nên ảnh hưởng xấu. Theo nghiên cứu của những năm gần đây cho thấy, uống nước trà đặc ở nhiệt độ quá cao không tốt, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Nếu nhiệt độ cao trên 80 độ C không những làm tổn hại đến thực quản, mà chất tannins có thể bị tích tụ, lắng làm tổn thương và không ngừng gây kích thích lên các tế bào ở đường ruột. Những chất kết lắng tích tụ dần dần có thể gây nên phát sinh đột biến, mà những tế bào đột biến tăng có thể biến thành các tổ chức gây ung thư.

Các bác sỹ chuyên khoa còn cho biết thêm rằng, trong lá trà xanh có hàm chứa thành phần chất phenol giúp chống oxy hóa và ức chế ung thư, giảm choletron. Và trong trà còn giàu trữ lượng vitamin C và chất chống oxy hóa tự nhiên, cũng có thể giúp cơ thể phòng tránh sự hình thành các phân tử tự do trong cơ thể, giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành tế bào ung thư, giúp phòng bệnh ung thu vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Nguồn tin: Theo Afamily.vn
ÂM DƯƠNG VÀ CƠ THỂ

   a) Trên là âm, dưới là dương
Theo cách phân chia này thì Đầu là âm và chân là Dương. Thực tế cho thấy, đầu (cụ thể là trán) sờ vào lúc nào cũng thấy mát và chân (dưới) luôn thấy ấm. Khi cơ thể bệnh (có rối loạn thăng bằng âm dương) thì đầu (phía trên) sờ vào thấy nóng (trán nóng, mắt đỏ, mặt đỏ bừng...) thay vì mát, và chân (phía dưới) thấy lạnh (ẩm, ra mồ hôi, đau ê ẩm...) thay vì nóng. Cách chữa bệnh đơn giản nhất là dùng khăn lạnh đắp vào trán (thêm âm vào để đẩy dương ra) hoặc ngâm chân vào nước nóng (thêm dương vào để đẩy âm ra). Cách điều trị trên chủ yếu nhằm thực hiện lại thế quân bình (điều hòa âm dương) đã bị xáo trộn vì bệnh gây ra, vì thế, đã có một nhận xét hết sức lý thú : "Hãy giữ cho đầu bạn  mát (âm) và chân bạn luôn ấm (dương) thì bạn sẽ không cần đến thầy thuốc".
Theo các nhà nghiên cứu : Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn. Có thể hiểu như sau : Máu (âm) dồn về đầu (âm) tức tăng thêm âm, giúp cho dễ nhớ hơn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng ở tư thế này rất dễ buồn ngủ, vì âm mang tính tĩnh.
Xét về 2 quẻ "Thủy hỏa ký tế" và "Thủy hỏa vị tế" ta thấy :
Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức hỏa giao xuống dưới, thủy thăng lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.
Ngược lại, khi bị bệnh, trên nóng (dương) dưới lạnh (âm) là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.


b) Bên trái là Dương, Bên phải là Âm
Vấn đề quy định bên phải, bên trái thuộc Âm hay Dương, chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách sâu xa và giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, dựa vào 1 số công trình nghiên cứu và quan sát tự nhiên, ta thấy :
- Khi khởi động 1 cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên 1 dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - Địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng tên đẩy nhau, khác tên hút nhau. Lực của trái đất là âm, do đó sẽ hút lực dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính dương.
- Theo giáo sư Hirasawa, chuyên viên nghiên cứu sinh lý học thể dục Trường đại học bách khoa Tokyo, sau 35 năm chuyên nghiên cứu về bàn chân đã nhận xét rằng : "từ 6-50 tuổi, diện tích tiếp xúc mặt đất của chân trái phái nam và nữ đều lớn hơn so với chân phải và diện tích tiếp xúc với mặt đất khi đứng của bàn chân trái lớn hơn. Thời gian chạm đất khi đi phía bên trái cũng nhiều hơn. Cảm giác ổn định khi đứng 1 chân bằng chân trái cũng tốt hơn. Vết chân người cổ đại cách đây 3000 năm cũng cho thấy vết chân trái in sâu hơn xuống đất hơn là chân phải. Các vận động viên, diễn viên... cũng đều dùng chân trái làm trục chống đỡ cơ thể, còn chân phải dùng để biểu diễn các động tác".
- Các vận động viên điền kinh, đua xe, chạy... bao giờ cũng phải rẽ về bên trái.
- Hình ảnh người chèo đò cho thấy, bao giờ mái chèo cũng nằm bên trái.
- Bác sĩ Nogier (tác giả môn châm trị liệu loa tai), khi nghiên cứu về 2 bình tai cũng đã nhận xét : "Với các nhà châm cứu, Nhâm mạch (quản lý các kinh Âm) nằm trên bình tai Phải, của người thuận phải và Đốc mạch (thống xuất các kinh Dương), nằm trên bình tai Trái (Pour les acupuntures le RenMo se trouve sur le tragus droigt du droigtier, le Tu Mo sur le tragus gauche)".
- Viện vật lý và sinh hóa ở Leningrat (Liên Xô) khi tiến hành thí nghiệm về độ nhạy của tai người đã nhận thấy rằng : tai trái nhạy cảm hơn tai phải.
Qua các nhận xét trên, tạm thời nêu lên nhận định là bên trái thuộc Dương và bên phải thuộc Âm. Điều này rất có giá trị trong việc điều trị bằng châm cứu khi phải chọn huyệt để châm.
c) Trong (bụng, ngực) là Âm, Ngoài (lưng) là Dương
Thiên 'Ngũ Tạng Sinh Thành Luận' (TVấn 10) ghi : "Phù ngôn chi Âm Dương, Nội vi âm, ngoại vi Dương, Phúc vi âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm Dương, trong thuộc âm, ngoài thuộc dương, bụng thuộc âm, lưng thuộc dương).
+ Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ : Bào thai nam, dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó, bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ, âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.
+ Hình ảnh người chết đuối trên sông cho thấy, xác nam bao giờ cũng nằm sấp vì dương khí tụ ở lưng, còn xác nữ bao giờ cũng nằm ngửa vì âm khí tụ ở ngực.
d) Âm Dương và Tạng Phủ
+ Thiên "Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi : "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc dương. Tâm Bào, được coi như 1 tạng mới, do đó thuộc âm.
+ Giáo sư Ohsawa (tác giả phương pháp dưỡng sinh, người Nhật), trong sách "Phương Pháp Dưỡng sinh", lại có 1 số nhận xét hơi khác trong việc phân chia Tạng phủ và Âm Dương. Theo đó, Tâm, Can, Thận thuộc dương (thay vì thuộc âm) còn Phế, Vị thuộc âm. Ohsawa cho rằng Tim, Gan và Thận có hình dáng đặc và nặng nên thuộc dương, còn Phổi và Dạ dầy rỗng, nhẹ nên thuộc âm.
Có gì mâu thuẫn giữa 2 quan điểm phân chia Âm Dương giữa sách Nội Kinh và Ohsawa không " Sách Nội Kinh là sách kinh điển, tích chứa kinh nghiệm bao đời của người xưa, Gs. Ohsawa là nhà nghiên cứu có tiếng trên thế giới, như vậy cả 2 quan điểm đều có lý do của nó.
Có thể tạm hiểu như sau : Theo "Kinh Dịch", mỗi vật thể, hiện tượng... đều do 2 yếu tố : THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là âm nhưng lại có công dụng là dương hoặc ngược lại, Thể là dương nhưng Dụng là âm.
Thí dụ : Tạng Tâm, xét về hình thể là 1 quả tim, đặc nặng, nên mang đặc tính dương tức là dương về Thể, nhưng Tâm lại có nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn cơ thể, máu thuộc âm, do đó Tâm mang đặc tính âm xét về Dụng.
Thí dụ : Quả Ớt, xét về hình thể, quả ớt có màu đỏ, do đó thuộc dương, nhưng ớt có vị cay, khi vào ruột, làm nở các mao trạng ruột, tiêu thức ăn nhanh, như vậy, ớt có đặc tính âm nếu xét về công dụng.

Vương Văn Liêu st

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Dây mảnh bát chữa trĩ
DS. Đỗ Huy Bích
                                          Dây mảnh bát

                             
Dây mảng bát (Coccinia cordifolia (L.) Cogn.) thuộc họ bí (Cucurbitaceae), tên khác là rau mảnh bát, hoa bát, dây bình bát, dưa dại, người miền Nam gọi là dây miểng bát, là một dây leo, sống dai. Rễ củ dài. Thân nhẵn có rãnh dọc. Tua cuốn đơn, mọc đối diện với lá. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, khía 5 thùy nông, mép có răng cưa. Mặt trên lá lấm tấm những hạt nhỏ màu trắng, gân 5 tỏa đều hình chân vịt hoa có 5 cánh màu trắng. Quả thuôn dài 5cm, khi chín màu đỏ.
Theo sách thuốc cổ Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng dây mảnh bát để chữa trúng độc bằng cách lấy rễ củ của cây để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc rễ phơi khô 30 - 50g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá mảnh bát để tươi, giã đắp chữa mụn nhọt, lở loét, vết cắn do rết hoặc côn trùng; nếu giã nát lá, thêm nước, gạn uống, rồi lấy bã hơ nóng, xoa miết khắp người chữa cảm sốt, đau đầu. Thân và lá mảnh bát 50 - 100g, nấu với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ; đợi khi nước ấm, đem tắm dùng bã xát mạnh để chữa ghẻ. Ngày làm một lần.
Dây mảnh bát 50g, phối hợp với rễ cây chùm ngây 30g, cam thảo dây 20g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa đái rắt hoặc bí đái.
    Để chữa trĩ, lấy lá mảnh bát tươi 50g, rau diếp cá tươi 50g, hoa mào gà 5g, xơ mướp đốt tồn tính 5g, sắc uống trong ngày (Kinh nghiệm của Phòng chẩn trị Đông y dân lập Phan Thiết).
      Theo tài liệu nước ngoài, nước ép từ thân lá dây mảnh bát và rễ thủy xương bồ có tác dụng chữa sốt cao, đau đầu, chóng mặt. Uống dịch ép từ quả mảnh bát chín với liều 5ml, cách nhau 6 giờ một lần làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Có thể dùng dạng bột quả mảnh bát chín phơi khô với liều 10g, ngày 3 lần. Người ta cho rằng dạng bột có tác dụng tốt hơn dạng dịch ép. Tác dụng hạ đường máu chính là do các pectin đã được phát hiện có trong quả mảnh bát.
Hạt mảnh bát nghiền nát, trộn với dầu dừa, bôi hàng ngày có tác dụng chữa ghẻ.
Thư bạn đọc:
Cháu ở Bình Dương, hiện cháu đang tìm mua giống Cây Kim vàng hoặc Cây Kim vàng nhưng tìm đã lâu nhưng không được. Hôm nay tình cờ tìm đọc được bài viết của Chú, không biết Chú có thể hướng dẫn cháu có thể tìm mua cây này ở đâu ạh !..Mong Chú giúp...Cháu cám ơn !..Đây là số điện thoại của cháu 0909129904. Mong hồi âm của Chú..!
ck_buiproduction@yahoo.com>
Trả lời: Tuần tới chú sẽ gửi cho cháu. Nhà chú có rất nhiều. Mùa này chỉ cần dâm cành, cành sẽ ra rễ. Cây mọc rất khỏe, chữa được nhiều bệnh.
Thân
Liêu

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Chữa Gout bằng thức ăn
     TP - Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn vừa phải chất đạm, nhất là thịt, theo nghĩa chỉ cần đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
     Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thống phong hay còn gọi là gout (gút) đang có chiều hướng tăng ở nước ta.
      BV Bạch Mai (Hà Nội) mỗi tháng tiếp nhận 15- 20 bệnh nhân thống phong. Riêng hai Bệnh viện Chợ Rẫy và Chấn thương Chỉnh hình (TPHCM) trung bình mỗi tháng tiếp nhận 30 - 40 bệnh nhân.
Bệnh thường gặp ở những người uống rượu, bia nhiều, hoặc lạm dụng thức ăn nhiều đạm, hải sản, phủ tạng động vật. Có tới 90% bệnh nhân là nam giới và 95% trong số đó là người khỏe mạnh.
Với những người thích uống chất cồn, cần lưu ý là bia gây nguy cơ gout cao hơn rượu. Đáng chú ý, thời gian gần đây, gout bắt đầu tấn công cả người trẻ với độ tuổi chỉ 30.
Đây là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa Acid Uric, được mô tả ngay từ thời Hy Lạp cổ. Thế kỷ thứ tư trước công nguyên, Hipocrates mô tả và gọi là “bệnh của vua” (vì thời xưa chỉ có vua mới được ăn nhiều đồ cao lương mỹ vị) hay “vua của các bệnh” (vì bệnh này rất đau).
Khi bị thống phong, nồng độ Acid Uric trong máu thường tăng. Bệnh khớp do chuyển hóa này là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Người ta thấy tỷ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có liên quan tỷ lệ Acid Uric trong máu.
Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận. Cần lưu ý, bệnh nhân mắc bệnh thống phong thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não. Ngược lại, bệnh nhân mắc bệnh trên cũng dễ mắc thống phong.
Ăn gì
Các nhà dinh dưỡng khuyên nên ăn vừa phải chất đạm, nhất là thịt, theo nghĩa chỉ cần đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhu cầu người lớn chỉ cần 1g đạm/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Để giảm Acid Uric máu, nên hạn chế ăn tim, gan, thận, trứng cá, cá trích, cá đối, đậu nành, súp lơ, rau cần, đậu phụ, lạc. Đấy là những thực phẩm có nhiều chất purin có thể làm tăng Acid Uric máu.
Tóm lại, hạn chế tối đa rượu, bia, tăng ăn rau xanh, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước, nhất là nước khoáng có gas. Bicarbonate có tác dụng kiềm hóa máu và nước tiểu, làm tăng đào thải Acid Uric.
Với người đã mắc thống phong, chế độ ăn cần ngặt nghèo hơn. Giới đông y thường lưu truyền mấy chế độ ăn đặc biệt cho người thống phong như sau:
     - Chè táo gừng gồm đại táo (12 quả), sinh khương (gừng tươi) 5 lát, quế chi (10g), đường trắng (50g), và nước (500ml).
   Cho đại táo, sinh khương quế chi vào nước, đun sôi trong 10 - 15 phút. Sau đó, cho đường vào, bỏ bã, lấy nước uống mỗi lần 100ml. Món này có tác dụng thông tắc, hoạt lạc làm giảm đau.
     - Chè mộc nhĩ trắng gồm mộc nhĩ trắng (20g), đường (100g), và nước (800ml). Dùng nước sạch ngâm mộc nhĩ trắng một đêm, thái nhỏ cho vào nước nấu nhừ, cho đường cát vào. Mỗi ngày ăn ba lần.
     - Lá lốt xào trứng gồm lá lốt (50g), trứng gà (1 quả), dầu thực vật (2g), và muối (2g). Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Cho dầu vào chảo đun nóng cho lá lốt vào đảo đều, đập trứng vào, cho muối, đảo đều, bắc ra ăn nóng.
 Lương y Vũ Quốc Trung

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Chữa tưa lưỡi trẻ nhỏ
Bài 1:
Lá chua me đất, rửa sạch, vắt lấy nước, bôi vào miệng hoặc lọc nước chua me cho trẻ uống vài thìa cũng khỏi.
Bài 2:
Xác Ve sầu( nam 7 cái, nữ 9 cái) bỏ đầu, bỏ cánh, Cam thảo 4 gr, Đăng tâm thảo( cây Cỏ bấc) 2 gr. Tất cả cho vào bát với 1 tách con nước, đun cách thủy.
Cách dùng: uống mỗi lần 2- 3 thìa cà phê, ngày uống 2-3 lần. Uống từ 2 đến 3 ngày là khỏi.

Vương Văn Liêu

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Trẻ hay bị đỏ mặt - Nguyên nhân do đâu?

       Có những trẻ khi bị trêu hoặc khi cảm thấy xấu hổ thì hay bị đỏ mặt nhưng những trẻ khác lại không? Thực ra đó là do các giác quan chi phối và đóng góp một phần không nhỏ tuỳ thuộc vào mức độ cholesterol ở mỗi trẻ.
Mức độ cholesterol cao (LDL>200) và các protein tập trung nhiều trong máu (tức là mật độ lipo-protein thấp hoặc LDL>130) sẽ tạo nên các mảng mỡ bám trong mạch máu gây xơ vữa động mạch, bệnh tim hoặc đột quỵ

Mức độ cholesterol cao ở trẻ có thể do di truyền, ăn nhiều thức ăn chứa chất béo bão hoà và cholesterol xấu hoặc trẻ bị béo phì.

Mỡ trong máu không chỉ có ở người già mà kể cả những người trưởng thành và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng xơ vữa động mạch có thể bắt đầu ngay khi bạn còn đang ở tuổi thơ ấu.

Vì vậy kiểm tra mức độ cholesterol/LDL ở trẻ và để điều trị mức độ LDL cao càng sớm càng tốt để tránh hậu quả sau này và ngăn cản sự phát triển của bệnh tim và xơ vữa động mạch.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Nói chung khoảng gần một nửa số trẻ có chỉ số cholesterol cao lúc nhỏ sẽ trở lại trạng thái bình thường khi trưởng thành.

Hầu hết điều trị bằng thuốc đều cho kết quả tốt, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ không nên lạm dụng thuốc hoặc điều trị trong thời gian dài có thể gây rối loạn hoóc môn. Trẻ có thể phát triển sớm về tình cảm, dễ bị ảnh hưởng từ bạo lực, thuốc phiện và những tác nhân xấu ngoài xã hội.

Tốt nhất, bạn nên theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu trẻ chỉ bị chỉ số cholesterol cao hơn bình thường mà không có dấu hiệu bệnh nào khác thì cũng đừng nên lo lắng quá.

Để bảo vệ sức khoẻ con bạn

Cha mẹ không nên tạo gánh nặng, áp lực cho trẻ về bệnh tật của chúng, hãy để tinh thần trẻ được thoải mái. Nhưng cũng nên dạy cho trẻ biết những điều gì tốt cho sức khoẻ và những gì không nên làm.

Hãy điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho trẻ, tránh ăn nhiều đường, mỡ động vật, thức ăn rán, thức ăn có chứa cholesterol xấu. Đồng thời tăng cường tập thể dục đều đặn hàng ngày và những trò chơi thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Ăn nhiều rau và hoa quả, hạn chế ăn những thức ăn ướp sẵn và món tráng miệng bằng đồ ngọt, cũng không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt nhất là nước ngọt có ga.

Không chỉ có trẻ mà thực sự tất cả các thành viên trong gia đình bạn nên giữ lối sống tốt cho sức khoẻ như lời khuyên ở trên để tránh bị mắc cholesterol cao. Điều đó cũng dễ dàng tạo cho trẻ thói quen và đạt hiệu quả hơn là bắt buộc trẻ phải thực hiện một mình.
Nguồn :Dân Trí
Minh Anh
Theo WebMD

Bạn đọc chia sẻ

 
Cùng chia sẻ chữa bệnh xoang mũi
     Trước đây tôi cũng bị như mọi người vậy ! nhưng từ khi tìm được một loại thuốc đông y uống một thời gian bây giờ đã khỏi hẳn không còn bị xoang mũi nữa ! tôi rất muốn chia sẻ loại thuốc này tới các bạn cùng bị xoang như tôi trước đây. thuốc này tôi đặt mua rất rẻ chỉ có 10 nghìn / goi. ngày uống 2 lần mỗi lần 1 gói chỉ trong khoảng 1 tháng là khỏi .ai nhiệt tình muốn biết hãy gọi cho tôi để cùng chia sẻ kinh nghiệm chữa cái bệnh quá khó chịu này . Trước đây ngày nào tôi cũng bị nào là mũi tắc tịt hoặc chảy nước mũi . Lúc thì ngửi mùi vị rất thính nhưng nhiều khi chẳng ngửi thấy gì cả thành ra ăn cơm không cảm thấy ngon nên ăn được ít và chán ăn người ngày càng gầy còm hơn. Có nhiều đêm đang ngủ thì tỉnh dậy và mũi đã tắc tịt phải thở bằng mồm từ khi nào rồi nên bị khô cứng hết cổ họng . Bệnh xoang nặng như của tôi tưởng như không thể khỏi thế mà nay đã khác hẳn thật là rất mừng . Nếu quý vị nào có bị xoang như tôi trước đây thì hãy liên hệ để cùng chia sẻ cách chữa bệnh xoang mũi này .tôi rất vui nếu có thêm những người cùng khỏi như mình . LH : Xuân Hải 0977944144.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

Chữa thối tai cho trẻ nhỏ

     Các cháu thối tai thường kèm theo ỉa chảy, sốt vặt, hạch cổ nổi, thường ốm đau lặt vặt. Có 2 thể:
- Thể nhẹ: tai chảy mủ, vàng, thối.
- Thể nặng: tai chảy mủ nặng, màu xanh, thối như cóc chết.
Cách chữa:
Lau sạch tai trẻ, nhỏ mật các mè vào, mỗi lần 2- 3 giọt. Cứ 2 ngày lau sạch và rỏ 1 lần; làm 2- 3 ngày là khỏi.
Bài thuốc này tôi đã chỉ dẫn nhiều cho các gia đình áp dụng từ năm 1982 đến giờ, qua theo dõi đều có kết quả tốt.
Vương Văn Liêu

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Chữa bệnh hen sữa trẻ em

Triệu chứng: trẻ dưới 1tuổi thường bị thở khò khè, hay quấy khóc, thường bị mất ngủ.
Cách chữa: Lấy cơm tẻ, vắt chặt( ta hay gọi là cơm nắm) to bằng quả cam cho vào than hồng( không được dùng than đá) nung cháy gần hết; cho vào ấm sắc trong 2 bát nước lã còn 1 bát.
Cách dùng: Mỗi lần cho trẻ uống 1 thìa canh, dùng 1 - 2 lần có kết quả.

Vương Văn Liêu
Nguồn:Sách chữa bệnh trẻ em, NXB Nghệ Tĩnh 1986

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Bài thuốc chữa trẻ nhỏ đái đục

    Triệu chứng: Trẻ dưới 1 tuổi thỉnh thoảng đái ra như nước vo gạo, có khi như nước vôi trắng. Nên theo dõi cho trẻ. nếu ngày nào trẻ cũng đái đục như vậy trong 2- 3 hôm thì dùng bài thuốc sau:
    Cây Vảy ốc 1 năm to, sắc cho trẻ uống là khỏi.
    Cây Vảy ốc thường mọc hoang ở đồng ruộng. Có 2 loại: 1 loại lá cọng tím, 1 loại lá cọng xanh, loại tím hoa tím, loại trắng hoa trắng( loại nào dùng cũng được). Đặc điểm của cây là  chỉ có 1 gốc, mặc dù có  rất nhiều cành tỏa lan ra xa.
Vương văn Liêu st
Nguồn: Chữa bệnh trẻ em bằng thuốc Nam, Châm cứu, NXBNT 1986
                                 Cây Vảy ốc
              





  
PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH GOUT RẤT ĐƠN GIẢN & RẺ TIỀN

   Mua cải bẹ xanh (lá cải có vị nhẩn nhẩn mà người ta gọi là cải đắng, thường được dùng để cuốn bánh xèo ăn, ngon hơn là cuốn bánh xèo với lá xà lách) Cải bẹ xanh vị nhẩn nhẩn chứ không phải là cải ngọt, xin hãy phân biệt đúng. Mỗi ngày đều nấu cải bẹ banh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gout để ta sẽ không còn bị bệnh gout này hành hạ nữa. Kiên trì nấu uống mỗi ngày, còn xác cải thì ăn để khỏi phí. Vẫn tiếp tục dù thấy bệnh đã khả quan. Tiếp tục uống nước cải bẹ xanh này để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.

     Rất nhiều người Á Châu ở Mỹ & Canada đã chữa lành được bệnh gout bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này.
BK Lê T. Sơn sưu tầm

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Cây Lược vàng còn quý hơn vàng

      Một thời gian dài Báo Người cao tuổi đăng các bài viết về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, sau đó Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa chủ biên phối hợp với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành cuốn sách: “Cây Lược vàng quý như vàng”.

     Việc làm này được đồng bào trong cả nước hoan nghênh và nhiều gia đình coi cuốn sách như một “thầy thuốc trứ danh”, “Thần y” trong nhà. Bản thân tôi đã trồng và sử dụng Lược vàng gần bốn năm nay.
Theo sổ khám bệnh từ năm 2005 đến nay, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thì tôi bị các bệnh: Viêm dạ dày, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng rối loạn tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, viêm khớp, dị ứng cơ địa toàn thân v.v… Như vậy là từ đầu xuống chân, chỗ nào cũng mang bệnh!
Trước đây, hầu như tháng nào tôi cũng phải đi viện. Có tháng phải đi khám 2-3 lần nhưng uống thuốc các bệnh chỉ đỡ một thời gian rồi tái phát chứ không khỏi. Năm 2007, tôi phải điều trị ở bệnh viện huyện, tỉnh từ 15 - 3 đến 28 - 4 - 2007 những bệnh trên vẫn không khỏi.
Cuối năm 2010 và đầu năm 2011 Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành vẫn kết luận tôi bị các bệnh trên…
    Đọc sách “Lược vàng quý như vàng” tôi quyết định sẽ dùng Lược vàng để chữa bệnh. Trước đó tôi cũng đã dùng Lược vàng nhưng chỉ dùng từng đợt 10-15 ngày kết hợp thuốc do bệnh viện cấp và khi thấy đỡ là dừng. Từ đầu tháng 4- 2007, mỗi ngày tôi dùng 6 lá chia 2 lần sáng và chiều, trước bữa ăn từ 20-30 phút. Khi những lá già hết, tôi lấy những vòi dài 7 - 8 đốt trở lên, mỗi lần dùng 6 - 8 đốt vòi. Hoặc lấy cây có thân cao 0,6 m trở lên, mỗi lần dùng 2-3 đốt. Tất cả đều rửa sạch để ráo nước, nhai kĩ, nuốt nước.
Trong giai đoạn bệnh nặng phải dùng gấp rưỡi liều trên. Hoặc khi thấy cơn đau có thể xuất hiện thì dùng ngay một liều để ngăn chặn.
Thật kì diệu, bệnh viêm phế quản đeo đẳng mấy năm nay giờ đã khỏi hẳn. Đau dạ dày hành hạ khổ sở từ năm 1976 đến nay không thấy có biểu hiện gì của bệnh nữa. Huyết áp thấp từ 80/50 đã lên 110/60, hằng ngày ăn, ngủ tốt. Sức khỏe được nâng lên rõ rệt.
Tôi năm nay 72 tuổi, nếu không có Lược vàng thì ít nhất cũng đã có 5 chiếc răng phải nhổ. Có những răng đau nhức, có răng lung lay đến mức có thể giật nhẹ là rụng, nhưng nhờ nhai, ngậm Lược vàng mà hết đau và hàm răng chắc lại.
Hiện tại tôi vẫn dùng Lược vàng thường xuyên và sẽ dùng mãi vì chỉ thấy các bệnh biến mất mà không thấy có tác dụng phụ nào cả.
Dùng Lược vàng chữa bệnh, tôi rút ra một số điểm:
Liều lượng: Ngày 6 lá dài 25-30 cm, lá dày rộng 6-7 cm trở lên. Những lá nhỏ phải tính 2-4 lá thành  một lá tiêu chuẩn. Vòi ngắt 6-8 đốt hoặc 2-3 đốt, tùy cây to hay nhỏ, dài hay ngắn.
Thời gian: Những bệnh kinh niên, mạn tính phải kiên trì dùng đến lúc nào thấy bệnh khỏi hẳn, có thể từ 2-5 tháng hoặc lâu hơn, sau đó tiếp tục điều trị củng cố với liều bằng 2/3.
Điều cốt lõi nhất là phải có niềm tin tuyệt đối vào Lược vàng có thể chữa được bệnh. Để làm được việc này người bệnh phải được cung cấp đầy đủ thông tin trong cuốn sách “Cây Lược vàng quý như vàng” và các bài viết về tác dụng Cây Lược vàng đăng trên Báo Người cao tuổi.
Để chứng minh cây Lược vàng quý như vàng hay quý hơn vàng, tôi xin lấy bản thân để chứng minh. Trước đây, hằng năm tôi phải đi khám bệnh 10-15 lần và như thế ngành bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền không nhỏ, chưa nói đến những lần phải nhập viện ngoài tốn tiền bảo hiểm, gia đình cũng mất nhiều công sức, tiền bạc… mà trong cơ thể vẫn mang 3-4 bệnh kinh niên mãn tính. Gần đây, mỗi năm tôi chỉ đi khám 1-2 lần để kiểm tra sức khỏe chứ không có bệnh gì đáng lo ngại cả. Trong phạm vi cả nước, nếu dùng Lược vàng chữa bệnh và mọi người có kết quả như tôi thì sẽ tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ. Rõ ràng vàng không thể đối trọng để so sánh với cây thuốc quý Lược vàng, vì Lược vàng đem lại sức khỏe cho con người, mà: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe”. Cho nên mỗi gia đình nên có một vị “Thần y” là sách “Cây Lược vàng quý như vàng”.
Phan Xuân Duân
(Xóm Phan Đăng Lưu,xã Hoa Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0386649332)
Nguồn: báo Người cao tuổi

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Bàn về ho khan và ho đờm trẻ em

  Trẻ em  ho phần nhiều do cảm phong hàn, lúc mới bị nên dùng Hạnh Tô tiễn, đờm loãng gia Bán hạ, gừng sống, đờm đặc gia Xuyên bối mẫu, Hoa phấn, Qua lâu nhân, tùy thêm bớt.
    Hạnh Tô tiễn gồm các vị: Hạnh nhân, Tô ngạnh, Tiền hồ, Xích thược, Kinh giới, Trần bì đều 5gr, Cát cánh, Cam thảo 2 gr. Đó là theo cổ phương. Hiện tại có thể dùng thuốc nam sau: Tía tô, trần bì, bán hạ, kinh giới, Chỉ thiên, Xạ can đều 5 gr, Cam thảo lá 2gr đun uống thay nước hàng ngày.
    Phế có hỏa tà, dùng tả bạch tán: Tang bì( vỏ trắng rễ cây Dâu), Địa cốt bì 2 gr. Hiện nay có thể dùng Tang bì, Dấp cá 5gr đun nước uống.
   Mùa thu, mùa đông khí hậu khô ráo, phổi bị khô ráo thì hay ho khan, không đờm, quá lắm ho ra máu, nên dùng thang Bối mẫu Qua lâu tán làm cho nhuận phế( khí mát mẻ dẫn xuống mà ho sẽ khỏi). Bối mẫu Qua lâu tán gồm: Xuyên bối 8gr, Qua lâu nhân 6 gr, Chi tử 4, Quất hồng bì 4 gr Cam thảo 2 gr, nhiệt nhiều thêm Hoàng liên 3 gr, đờm nhiều thêm bán hạ chế 4 gr. Có thể dùng bài thuốc nam gia giảm sau: Mạch môn, Thổ linh, Chi tử, vỏ rế Dâu tẩm mật sao, Hoài sơn, Ý dĩ đều 5 gr, Cam thảo lá 2 gr sắc uống.
   Vương Văn Liêu

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Bàn về trị bệnh nhi khoa

      Bệnh trẻ con điều trị khó trăm lần người lớn, bởi vì đau khổ, ngứa ngáy chẳng biết nói ra, người nuôi trẻ cũng không biết mà kể bệnh được, nên toàn nhờ thầy thuốc lấy ý mà xét bệnh tình, nếu sai lầm là nguy cơ đến tính mạng.
     Trẻ con vốn thuần dương( dương khí luôn luôn non yếu, nhưng mạnh hơn âm khí) cho nên dễ hư mà dễ thực, dùng thuốc mà quá liều là biến sinh trăm chứng. Cho nên thầy thuốc không sáng suốt, không học sâu rộng để mà hiểu ý thì khó chữa được bệnh trẻ con.
      Xong phép biện chứng luận trị của nhi khoa cũng không ngoài biện rõ biểu, lý, hư, thực, hàn ,nhiệt. Tuy nhiên trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ, cách gia thuốc cho trẻ con không phải như gia thuốc cho người lớn, vì vậy người biết chữa bệnh người lớn chưa chắc đã chữa được bệnh nhi khoa.
     Trẻ dưới 3 tuổi, nếu hình thể gầy yếu, không nên bằng cứ vào mạch, chỉ nên xem mạch mạnh hay yếu, hoãn hay cấp mà thôi. Ngoài ra nên xem chỉ tay ở ngón tay trỏ, gọi là phép xem Tam quan hổ khẩu, nam xem bên tả, nữ xem bên hữu. Chỉ tay là một tia máu bắn lên từ gốc ngón tay trỏ. Đốt gốc của ngón tay là cung Dần, đốt tiếp theo là cung Mão, đốt trên cùng là cung Thìn. Nếu chỉ tay ở cung Dần là bệnh dễ chữa, nếu đến cung Mão là khó chữa, nếu lại đến cung Thìn thì là nguy. Xem màu sắc chỉ tay để biết bệnh thuộc loại gì:
- Sắc xanh là phong.
- Sắc tía là tả lỵ.
- Sắc xanh tía là can mộc lấn tỳ thổ.
- Sắc hồng đỏ là nhiệt.
Kết hợp với môi miệng, sắc mặt thì đã biết đại khái bệnh.
     Trên 3 tuổi nếu thấy mạch tay đi 6- 7 lần 1 hơi thở ra hít vào là mạch bình thường, 4-5 lần động là hàn, 9-10 lần động là nhiệt. Mạch huyền cấp là khí không hòa, trầm hoãn là thương thực, súc kết là hư kinh.
      Phù là phong, trầm tế là hàn, mạch tán loạn là không trị được.
Các phương thuốc sẽ bàn sau.
Vương Văn Liêu

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Táo đỏ bổ dưỡng




Táo đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh. Trong Đông Y thường dùng táo đỏ để trị các chứng “hư”.

Đông Y quy táo đỏ vào loại thuốc bổ khí, vì táo đỏ có tính hoà, vị ngọt, có tác dụng ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng “hư”. Khi chức năng nhu động dạ dày đường ruột yếu và chức năng tiêu hoá hấp thụ kém, có thể thường xuyên ăn táo đỏ để cải thiện chức năng không tốt của dạ dày đường ruột và tăng cường thể lực. Người hay có chứng đầy bụng có thể thêm một ít gừng tươi vào nấu lên cùng uống, bụng lập tức sẽ hết “trướng khí”.


Táo đỏ và táo đen có thành phần và công hiệu giống nhau nhưng táo đen có thêm chức năng bổ máu. Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, táo đỏ có tác dụng tăng cường thể chất, làm khoẻ cơ lực. Táo đỏ có chứa hàm lượng đường cao có thể sản sinh ra nhiệt lượng lớn, ngoài ra cũng chứa phong phú protein, chất béo và nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng lớn vitamin C trong táo đỏ có thể được gọi là “quán quân” trong các loại hoa quả.
Điều đặc biệt nhất là táo đỏ có chứa lượng quercetin (một chất tự nhiên có trong hoa quả) cao, flavonoid và phytocbemicals trong táo còn giúp đẩy nhanh quá trình chống oxy hóa, và ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chất quercetin có thể khuếch trương động mạch vành, tăng cường lực thu co cho cơ tim. Ngoài ra, chất phytocbemicals giúp chống lại các chất gây ung thư, ngăn chặn nguy cơ ung thư ngay từ khi chưa hình thành. Điều đó có nghĩa là việc ăn táo mỗi ngày sẽ phòng trừ nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi hay các bệnh ung thư khác.
     Khi tinh thần hoảng loạn, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì trong các loại thuốc sắc của Đông y luôn có vị táo đỏ. Đó là do táo đỏ có tác dụng an thần. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi và áp lực với công việc thì nên cho ít táo đỏ vào trong thức ăn hàng ngày.
Theo Dương Hằng
Dân trí/163jk

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Dược thiện trị viêm tuyến tụy

     Đông y cho rằng viêm tuyến tụy thuộc phạm trù "đau bụng", "triệu chứng quyết". Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính, đều nên tránh phàm ăn tục uống, cấm uống nhiều rượu, nên ăn lượng ít, nhiều bữa.
Nguyên tắc ăn uống của người viêm tuyến tụy cấp tính:

Người bệnh viêm tuyến tụy loại xuất huyết hoại tử, đồng thời với tích cực cứu chữa, nên hoàn toàn cấm ăn, giảm bớt acid dạ dày, để tránh thúc đẩy tuyến tụy phân tiết.

    Người bệnh loại thủy thũng nhẹ, có thể cho ăn lượng ít, nhiều lần, chất lỏng ít mỡ, như nước cơm, bột ngó sen, nước quả, canh rau, sữa đậu, sữa trâu bò tách mỡ, cứ 2 giờ một lần.

    Người bệnh nặng loại thủy thũng, lúc mới phát hiện khoảng 2-3 ngày, nên kiêng ăn, sau khi triệu chứng thuyên giảm, bắt đầu ăn từ dạng lỏng, từng bước dần tăng lượng ăn uống.

Trường hợp tình trạng bệnh đã khống chế ổn định, có thể ăn lượng ít, nhiều lần, ăn thức ăn nửa lỏng, như cháo, óc đậu, rau nghiền...

Nguyên tắc ăn uống của người viêm tuyến tụy mạn tính:

Người bệnh viêm tuyến tụy mạn tính, nên ăn lượng ít, nhiều lần, ăn thức ăn mềm ít mỡ.

Người bệnh giai đoạn tái phát cấp tính, nguyên tắc ăn uống giống như viêm tuyến tụy cấp tính.

Trường hợp tiêu chảy, nên hạn chế ăn mỡ.

Bài thuốc chọn lựa chữa trị bằng món ăn:

- Xích đậu 150g, đậu xanh 150g, sinh ý dĩ nhân 50g, thêm nước vừa đủ, nấu canh uống nhạt, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy cấp tính loại phù và viêm tuyến tụy mạn tính phát cơn tái phát cấp tính, có công dụng giải nhiệt, giải độc thông ẩm.

- Mướp già 1.500g, rửa sạch giã lấy nước, mỗi giờ uống 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính, người bệnh loại xuất huyết hoại tử, nếu không nôn mửa nghiêm trọng, đều có thể chọn dùng, có công hiệu giải nhiệt cầm máu.

- Lông ngỗng 20g, cho vào nồi nhôm sao xém (không cho mỡ), nghiền bột, đậu phụ 50g, sắc nước, chia 2 lần uống hết, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính.

- Tụy lợn 500g rửa sạch, không cần thêm muối và gia vị, thêm nước cùng nấu nhừ, uống nước, cứ 2 giờ uống 50ml, dùng cho người viêm tuyến tụy cấp tính, nếu người bệnh loại xuất huyết hoại tử giai đoạn thuyên giảm, nếu không có cấm kỵ, cũng có thể dùng ăn, có công dụng mát tụy.

- Dầu vừng mới 500g, đun nóng trong nồi nhôm (không để bốc khói), đợi ấm, uống mỗi lần 10ml, số lần tùy mức nghiêm trọng của bệnh mà xác định, nếu có thể cùng ăn với tụy lợn thì hiệu quả chữa trị càng tốt, dùng cho người viêm tuyến tụy cấp, loại xuất huyết hoại tử giai đoạn thuyên giảm, có tác dụng giải độc tiêu mủ.

- Miết giáp (mai ba ba) 1 cái, đốt tồn tính, nghiền bột mịn, uống với dầu vừng, mỗi lần 0,3g, ngày 3 lần, sau bữa ăn, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy mạn tính.

- Khoai môn 250g, rửa sạch, giã sống lấy nước, dùng nước sôi ngâm nóng, mỗi lần uống 50ml, số lần dựa theo tình trạng bệnh mà xác định. Hoặc khoai môn thêm nước đun nhạt, uống cũng được, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy cấp, mạn tính, loại xuất huyết hoại tử giai đoạn thuyên giảm, nếu không có cấm kỵ, cũng có thể chọn dùng.

Nguyên nhân viêm tuyến tụy là do tuyến tụy bị tổn thương, men tụy bị kích hoạt trong tuyến tụy, đồng thời tràn ra ống tụy, khiến cho tuyến tụy và các tổ chức lân cận tổn thương, tạo thành thủy thũng, hoại tử và xuất huyết tuyến tụy. Do vậy cần kiên quyết loại trừ các nguyên nhân dẫn tới thúc đẩy phân tiết tuyến tụy như phàm ăn, tục uống và nát rượu, nguyên tắc ăn uống là nhiều bữa, lượng ít.
 Trần Nga (Theo KTNT/SKĐS)

Tổng số lượt xem trang