ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

4 loại nước nghiêm cấm uống buổi sáng

Một cơ thể khỏe mạnh luôn cần một lượng nước nhất định mỗi ngày để cân bằng và duy trì nước trong cơ thể. Người bình thường, mỗi ngày nên uống 7 - 8 cốc nước, đặc biệt là bạn gái, mỗi ngày uống đủ nước sẽ giúp phe XX sở hữu làn da đẹp, sáng mịn hơn.
Uống nước quan trọng nhất là buổi sáng, nhưng cũng cần chú ý vì không phải uống nước nào cũng được. Đặc biệt là 4 loại nước dưới đây, buổi sáng nhất định không nên uống.
1. Nước đun sôi từ hôm trước

Nước đun sôi sau khi để quá lâu, chất hữu cơ nitơ sẽ không ngừng phân giải thành nitrit. Uống nước này sẽ khiến cho huyết sắc tố và nitrit kếp hợp với nhau, ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy. Hơn nữa, nước đun sôi để quá lâu, ô nhiễm vi khuẩn cũng vì thế mà khó tránh khỏi.
Cho nên, nước để nhiều ngày trong bình giữ nhiệt, nước đun sôi liên tiếp để dự trữ, nước đun sôi liên tục trong phích điện đều không tốt cho sức khỏe. Thay vì thế, bạn nên uống một cốc nước đun sôi không để quá 24 tiếng. Ngoài ra, nước đóng chai, các loại nước tinh khiết, nước khoáng cũng không nên để quá lâu. Tốt nhất nước trong chai hoặc trong bình lớn, nước khoáng đã mở nắp đều không nên để quá 3 ngày.
2. Nước muối

Uống nước muối pha loãng có lợi cho sức khỏe - Câu này quả không sai, đặc biệt là mùa hè, sau khi cơ thể bị ra nhiều mồ hôi, một cốc nước muối loãng cho cơ thể là rất cần thiết. Nhưng vấn đề là nếu bạn uống vào buổi sáng, nó sẽ phản tác dụng nghiêm trọng.
Các nghiên cứu sinh lý học cho thấy, cơ thể sau một đêm ngủ, thở, bài tiết, đi tiểu... Sáng dậy sẽ cần một lượng nước bổ sung khá lớn. Với lại, buổi sáng ngủ dậy, máu đặc hơn bình thường, lúc này uống một cốc nước to sẽ nhanh chóng giúp máu được pha loãng, đồng thời cơ thể cân bằng lượng nước đã mất sau một đêm hoạt động. Nếu bạn uống nước muối, chẳng những nó sẽ làm mất nước ưu trương, mà còn khiến bạn khô miệng thêm. Đặc biệt, buổi sáng là đỉnh điểm huyết áp tăng cao, uống nước muối sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn, gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe.
3. Nước trái cây

Một cốc nước tốt nhất cho buổi sáng không phải là thức uống như sữa, cà phê, coca, nước có ga, nước trái cây… Nước có ga và coca có chứa axit citric, trong quá trình trao đổi chất, nó sẽ tăng tốc bài tiết canxi, làm giảm lượng canxi trong máu, thời gian dài dùng sẽ dẫn đến thiếu canxi. Ngoài ra, các đồ uống còn lại cũng không thể bổ sung sự thiếu nước tức thời của cơ thể, trái lại, nó còn gia tăng nhu cầu cần nước của, tạo nên sự thiếu nước nghiêm trọng, không tốt cho sức khỏe chút nào.
4. Nước lã trong vòi

Một số người có thói quen sáng ngủ dậy, tiện tay lấy cốc nước trực tiếp từ vòi nước ra uống, "sự tiện thể" này không tốt một chút xíu nào cả. Nước để qua đêm không dùng trong vòi nước và ống nước, khiến cho nước và kim loại sinh phản ứng hóa học, nước sẽ bị nhiễm kim loại. Hơn nữa, trong nước lã, các vi sinh vật lưu lại cũng không ngừng sinh sôi phát triển. Vậy nên, nước này gồm chất nhiều chất không tốt cho sức khỏe, thậm chí còn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe con người, vì vi khuẩn gây hô hấp cấp tính - chứng viêm phổi nhiễm khuẩn legionella sẽ luôn rình rập.
Cách uống nước tốt nhất

Buổi sáng sau khi ngủ dậy: Mỗi sáng sau khi ngủ dậy, trước khi ăn sáng uống một cốc nước trắng to, để nhu động đường ruột sau một đêm ngủ được rửa sạch và bài tiết tốt hơn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn loại bỏ những mùi khó chịu không mong muốn.
Trước bữa trưa: Trước bữa trưa uống một cốc nước vừa phải, một phần nó sẽ giúp bạn tăng cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn, phần khác nó có thể bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, gia tăng tốc độ trao đổi chất.
Buổi tối: Để đảm bảo lượng nước cho cơ thể hoạt động, trao đổi chất cả đêm, tốt nhất bạn nên uống một cốc nước vừa phải trước khi đi ngủ nhé!
Thế Đan
http://ione.net

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Tuyệt đối không dùng Linh chi ngâm rượu

    Nhiều người ngâm nấm Linh chi vào rượu để uống như một loại thuốc bổ. Thực ra Linh chi khi ngâm rượu sẽ mất hết tác dụng.
     Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết, đã là Linh chi thì bắt buộc phải mọc trên cây lim hoặc trên chất liệu của gỗ lim. Nấm linh chi có nhiều màu sắc như trắng, đỏ, xanh, vàng, tím và đen. Nhân dân thường dùng loại trên đỏ, dưới vàng.

ThS.BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, Linh chi là một vị thuốc đã sử dụng trên 2.000 năm, là một thảo dược vốn được người xưa coi là thượng phẩm. Cấu trúc độc đáo của Linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch.

Thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Trung xôn xao về Nấm lim xanh có tác dụng chữa ung thư gan, đây chỉ là những tin đồn. Thực tế Nấm lim xanh là một loại nấm mọc trên cây Lim xanh rất hiếm có và chưa ai nói đến tác dụng của nó dùng để chữa ung thư gan. Nấm Linh chi hay Lim xanh chỉ có tác dụng lợi tiểu, giải độc gan như một loại trà.
     Cách thông thường và tác dụng nhất là dùng nấm Linh chi pha trà, thay nước uống hằng ngày. Bạn có thể làm trà Linh chi bằng cách sấy nấm Linh chi, nghiền thành bột. Mỗi lần dùng lấy khoảng 2 - 4 gr, thêm 200 ml nước sôi, hãm 10 phút rồi uống hoặc Linh chi nấu nước uống, lấy khoảng 4 - 12 gr đã thái thành lát mỏng, thêm ba bát nước sạch, đun to lửa cho đến sôi, hạ bớt lửa để sôi riu riu đến khi còn khoảng một bát nước, chiết nước riêng ra. Bã còn lại thêm nước, nấu thêm hai lần nữa. Sau đó, trộn chung cả ba bát sắc, chia làm ba lần uống mỗi ngày. Đối với người già, người trung tuổi dùng Linh chi rất tốt, tuy nhiên đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì không nên dùng.
       Mặt khác, nhiều người dùng Linh chi thái mỏng, ngâm rượu hoặc để thành miếng to ngâm lâu ngày, với mong muốn chữa một số bệnh như gan, thận, khớp... Không nên ngâm Linh chi với rượu, sẽ phản tác dụng bởi rượu rất nóng, hại gan. Còn Linh chi thì mát, có tính thải độc, mát gan, khi ngâm rượu sẽ ngấm vào nấm, làm mất tác dụng này của Linh chi.
Theo Khoa Học & Đời Sống

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

 UỐNG MẬT GẤU, MỘT NGƯỜI
   bỗng đen thui như Bao Công

Con nuôi gấu, tặng bố 1 cc mật gấu uống tẩm bổ. Ông bố pha mật gấu với rượu, uống xong người bỗng trở nên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân...
Muôn nẻo nạn nhân của mật gấu

Trong quãng đời làm bác sĩ của mình, BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch hội Đông y vẫn không thể nào quên một bệnh nhân, vốn là đồng nghiệp ở Bệnh viện y học cổ truyền (Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội). Con của bác sĩ này nuôi gấu và tặng cho bố 1 cc mật gấu để uống. Nhưng sau khi uống xong rượu pha với mật gấu, ông bác sĩ bỗng nhiên đen thui như Bao Công, đen đến tận móng tay, móng chân. Cả nhà rồng rắn đi khắp nơi chữa bệnh nhưng đều không khỏi. Sau khi được BS Nguyễn Xuân Hướng chữa bệnh, mặc dù da dẻ hồng hào trở lại nhưng bệnh nhân đặc biệt này đã phải "từ biệt" cả bộ móng tay móng chân.

Bệnh nhân thứ hai, phải bỏ mạng vì uống mật gấu với hi vọng tăng cường năng lực đàn ông, chính là một giám đốc sở ở Quảng Ninh. Mặc dù đã được các bác sĩ cấp cứu nhưng bệnh nhân này đã tử vong vì bị suy gan, suy thận do uống quá nhiều rượu pha mật gấu.

Thêm một nạn nhân tử vong vì việc tin mật gấu giúp khoẻ mạnh hơn, đó là một phụ nữ vốn là cán bộ trong một cơ quan nhà nước. BS Hướng cho biết: "Tôi được cử đến khám cho chị thì thấy chị còn khoẻ mạnh và bảo chúng tôi cho mấy thang thuốc uống cho khoẻ. Nhưng tuần sau chúng tôi đến thấy chị bị phù, da trắng bệch, nằm mệt mỏi trên võng. Tôi bắt mạch xong và hỏi: Tại sao tuần trước vẫn khoẻ mạnh mà bây giờ chị lại ra nông nỗi này. Chị trả lời là không biết. Tôi bảo với y tá chăm sóc là khi nào thấy chị vô niệu thì hãy báo chúng tôi để đi cấp cứu ngay, nhưng lúc đó chị y tá bảo từ sáng tới giờ chị đã không thấy chị ấy đi tiểu được nữa. Ngay lập tức chúng tôi đưa chị đi cấp cứu tại viện 108. Bác sĩ hỏi mãi thì chị mới nói là chị uống một tí mật gấu bằng hạt gạo, nhưng mật gấu của chị là loại rất tốt. Thế là chúng tôi hiểu chị đã bị suy thận suy gan vì mật gấu. Ngày hôm sau thì chị mất".

Ngoài ra, cũng có những người bị ảnh hưởng chức năng sinh lý, đứng trước nguy cơ vô sinh vì suy giảm chất lượng tinh trùng sau khi dùng hàng loạt các bài thuốc bổ dương, trong đó có mật gấu. Các bác sĩ Đông y cho răng, đó là hiện tượng "cực dương sinh ra cực âm", dùng quá nhiều kiểu bài thuốc bổ dương gây ra liệt dương.

Mật gấu nóng và cực độc

Hầu hết các bác sĩ đều tỏ ra bức xúc khi thấy nhiều đàn ông vẫn thản nhiên uống những bài thuốc truyền miệng giúp khoẻ chuyện ấy từ mật gấu. Vì đây là một quan niệm hết sức sai lầm. BS Hướng khẳng định: "Mật gấu rất nóng và độc. Gấu ăn hàng yến thịt sống mà vẫn tiêu hoá được trong khi con người không ăn được thịt sống, dù chỉ là một miếng cỏn con. Hay gấu uống được hàng lít mật ong, trong khi con người không thể làm được điều đó. Đó là nhờ mật con gấu tiêu hoá tốt. Còn con người, nếu uống mật gấu vào, sẽ bị phá tế bào gan và thận, gây suy gan suy thận dẫn tới tử vong".

BS đông y Vũ Quốc Trung lý giải thêm: "Mật gấu làm tan huyết, làm cho các mạch máu lưu thông mạnh. Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp những vết thương sau khi ngã xe, tụ máu... Còn nếu uống vào, mật gấu sẽ làm cho máu lưu thông nhanh, khiến vỡ các mạch máu, gây ra chảy máu dạ dày, bục dạ dày và tử vong. Có người còn bị sung huyết khắp nơi vì vỡ các mạch máu, phù nề toàn thân. Và chắc chắn là đông y không hề có tài liệu nói mật gấu tốt cho chuyện ấy".

Là người được cấp bằng sáng chế độc quyền về phương pháp lấy mật không cần giết gấu, PGS Đỗ Khắc Hiếu, nguyên Trưởng bộ môn công nghệ tế bào động vật, Viện Công nghệ sinh học đã từng khẳng định, chỉ có mật gấu ngựa chữa được xơ gan vì có chứa axit ursodeoxycholic (UDC). Nhưng trong thị trường hiện nay, chủ yếu là mật gấu chó, thứ mà gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC). Ngược lại với UDC, CDC không có tác dụng chữa xơ gan mà lại gây viêm gan vì vi khuẩn trong đường ruột sẽ ăn CDC và sản sinh ra axit lithocholic - tác nhân gây viêm gan. Điều này dẫn tới phần lớn người bệnh sẽ bị xơ gan nếu uống nhiều mật gấu chó.

Bất cứ mật của động vật nào cũng nguy hiểm

Rất nhiều người còn uống mật vịt để chữa sỏi thận, sỏi gan, uống mật cá trắm để giúp khoẻ chuyện ấy mà không biết rằng nguy hiểm đang rình rập mình. Ông Hiếu từng cho biết, mật vịt có thể giúp khỏi sỏi gan nhưng sau đó có người đã phải chết vì bị viêm gan có nguyên nhân từ mật vịt.

Riêng quan điểm nuốt mật cá trắm để khoẻ chuyện ấy đã cướp đi sinh mạng của không ít đàn ông. BS Hướng cho biết, ông từng biết một đại uý hăm hở về thăm vợ. Vợ nấu canh chua cá trắm cho chồng ăn, thấy chồng về liền đưa mật cá trắm cho chồng nuốt. Trưa nuốt mật, chiều anh này bí đái, vào viện các bác sĩ đã phải chạy thận nhân tạo nhưng đã không qua khỏi vì suy gan suy thận.

Mới đây, khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng phải vất vả cấp cứu cho bệnh nhân Thành (29 tuổi, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) vì đã nuốt sống bộ mật của con cá trắm nặng hơn 3 kg.
Sau 1h nuốt mật cá trắm, anh Thành đã bị nôn, đau bụng, đi tiểu ít. Khi vào viện, anh đã bị tổn thương gan nặng, suy thận, đau dạ dày. Sau hơn một tuần điều trị, các chức năng thận đang được phụ hồi, chỉ số thận đang tốt lên nhưng anh vẫn phải nằm viện để theo dõi tình trạng suy gan, suy thận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, thuộc Trung tâm chống độc khuyến cáo, người dân không nên nghe theo các bài thuốc truyền miệng rằng uống mật cá có lợi cho sức khỏe vì chưa có bất cứ tài liệu nào chứng minh mật cá là tốt, trong khi nhiều người đã bị ngộ độc nặng do nuốt mật cá trắm.
BS Hướng khẳng định: "Tất cả các con vật, mật đều độc và không hợp với con người. Con người nấu chín thức ăn mới ăn được, nên mật của con người khác. Mật của con vịt cũng độc với người, vì vịt ăn cua sống, ăn sỏi vào vẫn tiêu hoá được. Nhưng người thì làm sao ăn được những thứ đó? Do vậy, việc ăn mật các loại khác đều rất nguy hiểm cho con người".
 Theo vietbao.vn

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Sự thật về sự đồn thổi- Giảo cổ lam

(VTC News) - Các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.

Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong nước chế biến các sản phẩm từ cây giảo cổ lam, phổ biến là các sản phẩm dưới dạng trà, viên nén, dung dịch và có tới cả trăm thầy thuốc tư nhân chế biến loại trà này để bán.

Các doanh nghiệp, thầy thuốc đều đua nhau quảng cáo công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam, khiến cây thuốc này nhuốm màu huyền bí, tạo sự quan tâm đặc biệt với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tác dụng “thần kỳ” với cả trăm loại bệnh cũng không thể sánh được với một tác dụng duy nhất, đó là trị bệnh ung thư.

Trong các lời quảng cáo, họ trích dẫn rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khẳng định loài cây này có tác dụng “hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”, có khả năng “ức chế khối u” và phòng ngừa ung thư.

Còn tác dụng hỗ trợ được đến mức nào, và ức chế, phòng ngừa được bao nhiêu phần trăm khối u thì có… trời mới biết được, vì chưa có một cuộc thử nghiệm thực tế nào trên cơ thể hàng loạt bệnh nhân ung thư.

Lợi dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khả năng “hỗ trợ điều trị” và “ức chế khối u”, một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây này và đặc biệt là các ông lang, đã tung hô giảo cổ lam lên tận trời xanh về khả năng “trị ung thư”, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Và thế là, hàng vạn bệnh nhân ung thư trên khắp đất nước bỏ tiền mua các loại sản phẩm chế biến từ cây thuốc này sử dụng. Tuy nhiên, kết quả “điều trị” ung thư của các sản phẩm chế biến từ giảo cổ lam với bệnh nhân ung thư thế nào, đã có ai khỏi bệnh hay chưa thì có trời mới biết được.

Một điểm “chết người” nữa, có thể nói là lừa bịp, đó là, các doanh nghiệp, các ông lang đều quảng cáo rằng, giảo cổ lam được bán với giá 4 triệu đồng/kg tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (?!). Những lời quảng cáo này luôn được các ông lang nói ra đằng miệng khi tư vấn, khám chữa cho bệnh nhân. Còn trang web của các doanh nghiệp thì không bao giờ quên trích dẫn câu đó.

Có thể chắc chắn rằng, chuyện các doanh nghiệp quảng cáo giảo cổ lam được bán ở Nhật Bản và Trung Quốc với giá 4 triệu đồng là hoàn toàn bịa tạc. Nếu thực sự giảo cổ lam đắt kinh khủng như vậy, thì các doanh nghiệp đã thuê người vặt sạch loài cây này rồi đem bán sang đó, vừa đỡ vất vả lại đạt siêu lợi nhuận, chứ tội gì mất công chế biến, quảng cáo, tiếp thị cho mệt người. Trong khi đó, một gói trà giảo cổ lam do các doanh nghiệp bán ra chỉ có giá trên dưới 50.000 đồng. Và thực sự, nếu loại cây này có giá trị như thế ở Trung Quốc, thì người dân đã nhổ hết đem bán sang bên kia biên giới, tạo ra cơn sốt còn khủng khiếp hơn cả gỗ sưa.

Cứ cho là các doanh nghiệp Việt Nam, các ông lang chế biến các sản phẩm từ giảo cổ lam đặt tinh thần yêu nước, sức khỏe nhân dân, lợi ích quốc gia trên cả lợi ích bản thân, nhưng thực sự giá trị của cây giảo cổ lam có đến mức như thế?

Đem thắc mắc này gặp ông Trần Ngọc Lâm, người phát hiện đầu tiên và rất hiểu biết về cây giảo cổ lam, ông Lâm khẳng định, thông tin người Trung Quốc thu mua giảo cổ lam với giá vài triệu đồng/kg là hoàn toàn bịa đặt, lừa đảo.

Còn việc các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, cây giảo cổ lam không hiếm như người ta tưởng, mà chúng mọc như cỏ dại khắp đất Sapa, tràn ngập trong rừng Hoàng Liên Sơn, thậm chí mọc thành bụi ven ruộng bậc thang. Loài cây này cũng mọc bạt ngàn bên Trung Quốc và họ không thèm mua loại cây này chứ đừng nói với giá bạc triệu.

Ông Lâm kể chuyện vui rằng, có một doanh nghiệp, tưởng người Trung Quốc thu mua với giá trên trời như lời đồn đại, liền thu gom cả xe tải chở lên Hà Khẩu, tính bán kiếm lời bạc tỷ. Tuy nhiên, đem sang bên kia, người Trung Quốc bảo: “Cây này mọc như cỏ khắp Trung Quốc, chúng tôi phải thu gom làm phân bón ruộng, nếu người Việt Nam dùng, chúng tôi nhổ cho không!”. Thế là doanh nghiệp này chở ngược lại Việt Nam, đổ thối cả góc núi.

Nghĩ tôi không tin, ông Lâm đã dẫn tôi về nhà ông và cho tôi xem một gian phòng chứa đầy giảo cổ lam. Ông Lâm bảo, ông thuê vài người Mông ở Sapa hái một ngày có mà được mấy tạ.

Những ngày đầu, ông Lâm thu mua với giá 1.000đồng/kg, nhưng thương đồng bào lặn lội vất vả nên nâng lên 2.000đồng/kg. Giờ loài này hiếm hơn một chút, phải đi xa hơn, nên ông mua với giá 3-4 ngàn đồng/kg, tùy chất lượng.

Ông Lâm tiết lộ rằng, từ khi các nhà khoa học công bố giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa, điều trị ung thư, khiến người dân cả nước như phát sốt với loại cây này, nên ông cũng có cơ hội kiếm chút tiền. Một số doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến đã giàu lên nhanh chóng vì sản xuất không kịp đáp ứng thị trường.

Cách đây mấy tháng, người bạn rất thân của ông Lâm ở Hà Nội, là một quan chức, đã lên Lào Cai gặp ông Lâm và đề nghị ông cung cấp nguyên liệu giảo cổ lam để ông này phân phối cho hàng vạn cán bộ trong đơn vị dùng… tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.

Ông Lâm đã nói thật rằng giảo cổ lam không phải “thần dược” chữa ung thư như người ta đồn đại, mà phải kết hợp với nhiều thảo dược khác nữa, mới có tác dụng, song vị này đã gạt đi và đề nghị ông Lâm cứ cung cấp cho ông ta với giá 150 ngàn đồng/kg khô, còn tác dụng đến đâu thì… thây kệ.

Thế là, chỉ băm chặt mấy tháng, gia đình ông Lâm đã kiếm được cả trăm triệu đồng, sắm được mấy cái xe máy đẹp cho con cái.

Ông Trần Ngọc Lâm bảo: “Tôi cứ băm chặt loài cây mọc nhiều như cỏ này rồi bán với giá cắt cổ như vậy nên mỗi tháng kiếm mấy chục triệu đồng ngon ơ. Tuy nhiên, tôi không muốn người dân mù quáng tin vào khả năng thần kỳ của loài cây này để rồi bị các ông lang băm, các doanh nghiệp lừa bán với giá cắt cổ, trong khi người bệnh mất tiền mà tật vẫn mang. Tôi muốn nói thẳng cho nhà báo viết lên sự thật, dù tôi không còn kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng nữa”. Con người ông Trần Ngọc Lâm luôn kỳ lạ, chẳng màng giàu sang, tiền bạc.

Sau nhiều ngày lang thang ở Sapa đi tìm các loài cây thuốc quý, tôi thực sự ngạc nhiên vì thấy giảo cổ lam ở đây quá nhiều và quá rẻ, cho dù giảo cổ lam ở Sapa được xác định là có chất lượng cao nhất.

Lang thang ở thị trấn Sapa, ghé vào các cửa hàng buôn bán lá lẩu, thuốc thang, thứ bày bán nhiều nhất, chất đống chính là giảo cổ lam. Giảo cổ lam được người ta phơi hoặc sấy khô, đóng trong các túi 0,5-1kg.

Bà lang Phạm Thị Thành, 70 tuổi, ở đường Thạch Sơn, thị trấn Sapa có cửa hàng thuốc Nam khá lớn. Bà Thành bảo, nguồn giảo cổ lam ở Sapa rất nhiều, muốn bao nhiêu tấn cũng có, giá rẻ hơn cả trà thường.

Nói rồi, bà Thành lôi ra mấy túi giảo cổ lam khô và bảo: “Chả biết dưới xuôi quý cái này thế nào, chứ ở trên đây, tôi chỉ bán 50 ngàn đồng/kg. Chủ yếu khách du lịch dưới xuôi lên mua, chứ người dân ở đây chỉ cần ra bờ dậu hái là có”. Theo bà Thành, để có được 1kg giảo cổ lam khô, cần tới 10kg lá tươi. Đồng bào H’Mông thường gùi đến bán cho bà với giá 2.000 đồng/kg lá tươi.

Như vậy, thực tế, giá giảo cổ lam ở Sapa chỉ có 2.000 đồng/kg, chứ không đến mức 4 triệu đồng như các doanh nghiệp tuyên truyền. Và người Trung Quốc, Nhật Bản cũng chả thèm mua loại cây cỏ này, chứ đừng nói bán cho họ được với giá đó.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là, không chỉ vùng Sapa, mà khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn… giảo cổ lam nhiều như cỏ dại.

Mới đây, GS. Phạm Thanh Kỳ cũng công bố tìm thấy giảo cổ lam ở rất nhiều vùng núi của tỉnh Hòa Bình từ độ cao vài trăm mét trở lên. Như vậy, có thể nói, giảo cổ lam không là thứ đặc biệt quý hiếm.

Tôi tìm đến vườn thuốc của Viện Dược liệu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vào khu vườn dược liệu, thứ tôi thấy mọc nhiều nhất, um tùm, tốt nhất, rậm rạp nhất là mấy luống giảo cổ lam. Loài dây leo này mọc như cỏ dại, trùm lên bờ dậu, chiếm không gian, đè bẹp các loài cây khác.

Cán bộ vườn dược liệu cho biết, người ta cứ đồn thổi ầm ĩ giá trị của giảo cổ lam, chứ thực chất nó có đắt đỏ như vậy đâu. Vườn dược liệu ở Tam Đảo và ở Sapa đủ sức cung cấp cho nhiều doanh nghiệp chế biến, song bán rất khó. Theo các cán bộ ở đây, thi thoảng cũng bán được một ít, song giá đắt lắm thì cũng chỉ 40 ngàn đồng/kg, chứ không đến bạc triệu như những lời quảng cáo của các doanh nghiệp.

Qua các kết quả nghiên cứu khoa học, có thể thấy lợi ích của giảo cổ lam với sức khỏe con người là có, tuy nhiên, công dụng của nó có “thần kỳ” và giá trị của nó có “trên trời” như lời quảng cáo hay không thì người tiêu dùng đã rõ. Người tiêu dùng nên sử dụng giảo cổ lam đúng với bệnh tật của mình, chứ không nên tin rằng đây là một loại thần dược quý hiếm chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.

Phạm Ngọc Dương
Thuốc vờ -hiệu quả placebo
 (Tiếp theo và hết)

Bác sỹ Nguyễn Ý Đức
Texas- Hoa Kỳ

Placebo tác động ra sao?

Nguyên lý chính xác của hiệu quả placebo chưa được biết rõ. Một số giả thuyết cho rằng placebo có tác động sinh hóa và tâm lý.

Decartes (1596 A.D.-1650 A.D.) có nói “I think, there for, I am”- nghĩ sao, là vậy.
Đức Phật Thích Ca (560B.C-480B.C.) cũng nói: “You are what you think, having become what you though”. Tất cả đểu từ tâm trí mà ra.

Tương tự như vậy, khi tiếp nhận một phương thức trị liệu nào đó, bệnh nhân đều ở trong tâm trạng “mong đợi”(expectation) và hy vọng có một mầu nhiệm giúp họ hết bệnh. Sự trông đợi này có thể thay đổi hành vi của họ, đồng thời cũng có thể tạo ra vài thay đổi sinh hóa học trong cơ thể, giúp giảm triệu chứng bệnh. Và bệnh nhân hài lòng, tương tự như niềm tin “cầu được, ước thấy”.

Theo Robert DeLap, Giám đốc Nghiên cứu của Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA): “Sự mong chờ là yếu tố rất mạnh. Càng đặt nhiều tin tưởng vào một trị liệu thì càng thấy trị liệu có vẻ hữu hiệu hơn”. Sự tin tưởng, hy vọng ở thuốc vờ có thể khích lệ bệnh nhân thay đổi nếp sống, chịu khó chăm sóc sức khỏe, vận động đều đặn, giữ gìn trong sự ăn uống.

Niềm hy vọng khỏi cũng thay đổi sự cảm nhận với bệnh. Họ sẽ diễn tả tình trạng bệnh nhẹ hơn. Nói chung, họ sẽ có nhiều ý nghĩ tích cực và ít ý nghĩ tiêu cực.

Tiêu cực khiến người quá ám ảnh, tập trung vào dấu hiệu khó khăn của mình. Trong khi đó, sự tích cực sẽ tạo ra động lực muốn thay đổi, đưa tới thay đổi sinh hóa trong cơ thể, như là tăng chất giảm đau endorphins, tăng khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch, giảm chất gây căng corticosteroid. Endorphins mang tín hiệu thần kinh, lưu hành trong máu, tới cơ quan nội tiết, hệ miễn dịch. Các cơ quan này lại sản xuất ra một số hóa chất có tác dụng giảm dấu hiệu bệnh.

Theo nhiều tác giả, đáp ứng của người bệnh với thuốc trơ cũng có thể là một phản xạ có điều kiện, được huấn luyện, theo thói quen. Trước đây, được cho uống loại thuốc thật thì thấy hết bệnh. Bây giờ cứ thấy có thuốc giống như vậy là đã cảm thấy nhẹ bớt. Phản ứng này tương tự như con chó trong thử nghiệm của khoa học gia Pavlov: khi cho ăn kèm theo tiếng chuông reo, chó nhỏ nước miếng. Lâu ngày, chỉ nghe tiếng chuông là nước miếng con chó đã tiết ra, dù không có thức ăn.

Tâm lý gia Irving Kirsch, Đại học Connecticut, cho rằng placebo là do “tin tưởng” ở sự điều trị hoặc cảm giác dễ chịu chủ quan khi dùng một chất nào đó.

Giáo sư Michael Jospe nhận thấy rằng khi dán một băng keo có một hình ảnh vui vui lên vết thương của em bé, thì em bé cảm thấy ít đau hơn, dù hình này không có tác dụng trị liệu nào.

Kỹ thuật chụp hình ảnh X-quang não cho thấy sự suy nghĩ và sự tin tưởng không những ảnh hưởng tới tâm trạng mà còn tạo ra sự thay đổi sinh hóa trong não bộ.

Theo nhà nghiên cứu Arthur Shapiro, placebo có mục đích làm bệnh nhân yên tâm nhiều hơn là trị bệnh vì:

-Bệnh có thể đột nhiên hết sau khi lên cao điểm, đúng vào lúc dùng giả dược

-Bệnh tăng giảm bất thường, dùng placebo đúng vào lúc bệnh thuyên giảm

-Bệnh khá hơn nhờ khả năng tự chữa qua hệ miễn dịch.

Một bằng chứng là bệnh cảm cúm nhiều khi không cần thuốc men mà chỉ cần nghỉ ngơi mươi ngày cũng hết. Trong bệnh ban đỏ lupus, có nhiều thời kỳ bệnh thuyên giảm dù có dùng thuốc hay không.

Có nhiều người, chỉ mới gặp bác sĩ gia đình thân quen đã cảm thấy dễ chịu, vì họ tin tưởng ở vị lương y này. Chỉ với một cử chỉ vỗ về thân thiện, một lời nói an ủi của bác sĩ đôi khi cũng làm bệnh khá hơn vì làm giảm lo âu, khó khăn của người bệnh.

Ngoài thuốc vờ, còn có phẫu thuật trị liệu vờ (Sham surgery). Cách đây hơn 40 năm, bác sĩ chuyên khoa tim Leonard Cobb tại Seattle thực hiện thử nghiệm rạch lồng ngực, nối hai động mạch để tăng máu tới tim. Kết quả là 90% bệnh nhân cho hay bớt đau ngực.Trong khi đó, một số bệnh nhân chỉ được rạch ngực mà không nối động mạch cũng cảm thấy bớt bệnh.

Một câu hỏi được nêu ra là nếu placebo hữu hiệu thì tại sao các bác sĩ không áp dụng trong trị liệu. Và khi nào bác sĩ có thể cho rằng placebo là phương thức trị liệu tốt cho bệnh nhân?

Thực tế ra, ngày nay, vô tình hoặc hữu ý, nhiều bác sĩ cũng dùng placebo để trị bệnh. Chẳng hạn, họ cho bệnh nhân bị cảm cúm uống kháng sinh, dù họ biết là kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Có phải vì trong lời thề Hippocrates có ghi thầy thuốc “sẽ áp dụng tất cả kiến thức hiện có vào phương thức trị liệu tốt nhất đối với bệnh nhân”.

Một triết gia Pháp viết “Nghệ thuật trị bệnh là làm vui lòng bệnh nhân để thiên nhiên chữa dứt bệnh”. Nhận xét này có liên hệ gì tới placebo không?

Liệu có hợp lý khi y giới cho một loại thuốc biết chắc là không công hiệu

Hiệu quả thuốc vờ thay đổi theo một vài hoàn cảnh:

-Thường thường, viên thuốc vờ lớn công hiệu hơn viên cùng loại nhưng nhỏ; viên mầu hồng mầu đỏ mạnh hơn viên mầu xanh; uống hai ba viên một lúc có hiệu quả hơn là uống một viên.

-Thuốc chích hữu hiệu hơn thuốc uống.

-Thái độ của bệnh nhân: lòng tin tưởng, sự tự nguyện và hy vọng có kết quả tốt khiến cho hiệu năng placebo cao hơn.

-Tương quan bác sĩ-bệnh nhân: tin tưởng ở thầy thì bệnh nhân mau khỏi (phúc chủ lộc thầy), bác sĩ cho thuốc thì tốt hơn là do người thường cho.

Hiệu quả placebo cũng nhận nhiều phản bác.

-Sử gia tôn giáo Lawrence Sullivan, Harvard Divinity School, có ý kiến rằng placebo là thùng rác độc hại mà không ai muốn nhận. Ngay cả các “lang băm” cũng cảm thấy bị nhục mạ khi có người nói “tài ba” trị bệnh của họ là do hiệu quả của thuốc vờ.

-Kết quả nghiên cứu của Asbjorn Hrobjartsson và Peter C. Gotzsche, Đan Mạch, công bố trên The New England Journal of Medicine tháng 5 năm 2001 cho hay có rất ít bằng chứng là placebo có tác dụng lâm sàng. Đi xa hơn, giáo sư Hrobjartsson còn kết luận rằng hiệu quả placebo được công bố đều có một nhầm lẫn nào đó trong phương thức nghiên cứu vì số người được thử nghiệm quá ít và nhiều khi bệnh nhân trả lời cho vui lòng nhà nghiên cứu.

-Có thắc mắc rằng hiệu quả placebo liệu còn tồn tại nếu liều lượng thuốc vờ tăng hoặc giảm, nếu dùng trong thời gian lâu ngày hoặc nếu nói cho người bệnh biết là họ đang dùng thuốc vờ.

Do đó, nhiều nhà chuyên môn không đồng ý việc bác sĩ dùng thuốc vờ để trị bệnh. Theo họ, làm như vậy là lừa dối bệnh nhân, chẳng khác chi ta khuyến khích người trồng nho cho rượu giả vào chai, nhà báo tường thuật nhẹ hơn về một vấn đề thời sự quan trọng.

Hội Y Học Hoa Kỳ (AMA) khuyến cáo là các bác sĩ chỉ cho dùng giả dược khi bệnh nhân biết và đồng ý, chứ không nên dùng để xoa dịu bệnh nhân.

Nocebo

Cùng với Placebo, có Nocebo, được miêu tả vào thập niên 1960. Nocebo có nghĩa “Tôi sẽ gặp rủi ro-I Shall be harmfull”..

Cô em song sinh nhưng tiêu cực của bà chị tích cực Placebo được Walter Kennedy đặt tên Nocebo vào năm 1961, để chỉ một cái gì đó được nói là đưa tới hậu quả xấu mà thực ra “cái đó” không có khả năng gây ra xấu như vậy.

Theo nhiều tác giả, Placebo và nocebo đều là giả trị liệu nhưng khác nhau ở sự giới thiệu và phản ứng. Placebo được giới thiệu một cách tích cực khiến cho bệnh nhân trông chờ tác dụng tốt, còn Nocebo thì được cho hay là có thể gây tác dụng xấu và bệnh nhân sẽ “báo cáo” là có chuyện xấu xảy ra. Đó là nghĩ sao, ra vậy, từ “cái đầu” mà ra: cứ cho là mình gặp khó khăn thì chuyện chẳng lành sẽ đến.

Trong dân gian, ta thường nghe nói “sợ muốn chết”, sợ chết khiếp đi -scared to death- khi gặp một sự việc kinh hoàng. Trong trường hợp mà sự việc xảy ra quá bất thình lình và quá khủng khiếp, nhiều người có thể đứng tim mà chết, vì quá sợ.

Một hiện tượng tương tự: chuyện tin ở bùa ngải, nguyền rủa chết (choc-woodo death-) của một vài sắc dân trên thế giới, rồi bệnh hoạn, đau đớn, tử vong. Họ tự thuyết phục rằng sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra và rủi ro xảy ra thật.

Người Á châu có tin tưởng là người có mạng “hỏa” hay thiệt mạng về bệnh tim còn mạng thổ thì hay bị ung thư hoặc tới năm tuổi thì gặp nhiều xui xẻo, bệnh hoạn.

Arthur J. Barsky, bác sĩ Thần Kinh Tâm Trí tại Boston, giải thích là những người này luôn luôn có thái độ tiêu cực, lo âu đến nỗi phát bệnh.

Kết quả một nghiên công bố trong Tạp san Hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) năm 1996 cho biết với cùng rủi ro nếp sống, những phụ nữ cứ nghĩ rằng mình dễ mắc bệnh tim thì bốn lần mắc bệnh tim hơn người vô tư, ít lo nghĩ. Đây không phải là do ảnh hưởng xấu của môi trường, dinh dưỡng như thuốc lá, chất béo, mập phì mà chỉ là do ám ảnh, nghĩ rằng mình đau thì mình sẽ đau (Think sick, be sick).

Nhà dịch tễ học Robert A. Haln, Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) có ý kiến “Placebo làm dịu các triệu chứng bệnh bằng cách tạo ra sự “trông chờ” khỏi bệnh, trong khi đó nocebo tác hại bằng cách tạo ra sự trông chờ chuyện xấu”.

Giáo sư Hebert Benson, Đại học Harvard, duyệt lại kết quả một số nghiên cứu, nhận thấy bệnh nhân được giải phẫu tim chữa bệnh mà cứ có ý nghĩ là muốn đoàn tụ với người thân ở bên kia thế giới thì đều được như ý muốn.

Ngoài ra khi đau ốm, con người có khuynh hướng để ý quá nhiều tới cơ thể của mình. Thấy một dấu hiệu nhỏ, họ cứ suy diễn, gán ghép tại đau cơ quan này, bộ phận kia hoặc do thuốc gây ra. Có người thường xuyên đau nhức nhưng không quan tâm, chú ý. Chỉ sau khi uống một thứ thuốc nào đó thì lại bảo đau nhức đó là do thuốc mà ra.Vì vậy bác sĩ Barsky nhắc nhở bác sĩ nên để ý tới các than phiền vu vơ này trước khi cho thuốc hoặc đổi thuốc.

Nocebo ít được giới y khoa để ý nghiên cứu mặc dù danh từ này đã được đặt ra từ năm 1960. Chỉ có một số rất ít tài liệu y học nói đến ảnh hưởng này. Lý do là các bác sĩ ngần ngại không muốn áp dụng, thử nghiệm một hậu quả xấu trên người bệnh. Chữa bệnh là làm hết bệnh bây giờ lại tạo ra ảnh hưởng xấu thì nghịch lý quá.

Vậy mà vào thập niên 1980, đã có một thử nghiệm với 34 sinh viên: họ được nói sẽ có một luồng điện chạy qua đầu và sẽ gây ra nhức đầu, nhưng thực ra không có điện, vậy mà 2/3 sinh viên kêu nhức đầu. Hoặc nhóm khác bị ngứa ngáy đối với một chất nói là gây dị ứng mà thực ra chỉ là nước đường.


Kết luận

Tuy là trị liệu trơ, thuốc vờ nhưng nhiều khi cũng có một vài công dụng. Placebo đã trải qua giai đoạn bị coi là ‘phỉnh gạt’ tới giai đoạn hữu ích để phân biệt tính cách chuyên biệt và không chuyên biệt của những hoạt chất trị liệu.

Gặp một bệnh nhân không dấu hiệu, triệu chứng nhưng đòi hỏi thuốc thì chắc là nhiều vị lương y cũng nghĩ tới việc trao cho bệnh nhân chục viên ‘thuốc’ vô thưởng vô phạt, để làm vui lòng con bệnh.

Và cũng để hy vọng, như các tác giả Petr Skrabanek và James McCormick đã viết trong tác phẩm Follies and Fallacies in Medicine: “Sự tin tưởng của bác sĩ trong trị liệu cộng với niềm tin của bệnh nhân đối với bác sĩ có tác động hỗ tương mạnh mẽ. Kết quả là một phương thức trị liệu có thể bảo đảm giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đôi khi lành hẳn”.

Vì ở đời, thực và giả, phúc và họa thường sánh đôi.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

 Thuốc vờ - hiệu quả placebo

Bác sỹ Nguyễn Ý  Đức( Texas - Hoa Kỳ)

1. Thuốc vờ - hiệu quả placebo
Người bệnh là nữ chủ nhân nhiều tiệm ‘Phở Gia Truyền”, ngoài 50 tuổi.

Từ hơn hai tháng nay, bà than phiền luôn luôn bị nhức đầu, đau bụng, ăn không tiêu và mau mệt mỏi, nhất là vào mỗi buổi sáng trên đường lái xe tới tiệm.

Vị bác sĩ khám bệnh thực hiện đủ mọi thử nghiệm đều không tìm thấy bất thường thể chất nào.

Trong khi hỏi về bệnh tình, bác sĩ nhớ là bà Lan có cho hay công việc nhà, việc cửa hàng gặp mấy điều bất ổn. Chú đầu bếp chính ngỏ ý muốn xin nghỉ, ra kinh doanh riêng. Một nhà hàng mới sắp khai trương cách tiệm của bà có mươi căn phố. Vợ chồng đứa con gái có chuyện bất hòa, đe dọa tới tình nghĩa phu thê sau hơn mười năm chung sống.

Bác sĩ nghĩ rằng bà Lan đang bị một chứng bệnh của thế kỷ: stress. Stress gây ra nhiều thương tổn không những cho thân xác mà còn cho cả tâm hồn.

Nếu nói cho bà Lan là không có bệnh gì, thì bà sẽ không tin. Mà nói chỉ bị căng thẳng tinh thần thì chắc là bà sẽ phủ nhận, “bộ bác sĩ bảo tôi khùng hay sao!?”.

Cho thuốc chống đau nhức thì lại sợ ảnh hưởng tới dạ dày. Mà cho thuốc chữa dạ dày thì có khó khăn tiêu hóa gì đâu mà biên toa. Bác sĩ bèn rất trang trọng đưa cho bà Lan một lọ thuốc viên mầu hồng, nói bà uống theo lời dặn trong vài tuần lễ rồi cho biết kết quả. Đồng thời vị bác sĩ cũng gợi ra một vài ý kiến để bà Lan cố gắng giải quyết ổn thỏa công việc làm ăn và khó khăn của con gái.

Hai tuần sau, bà Lan điện thoại cho hay bệnh tình đã khá hơn và hỏi có cần uống thêm thuốc mầu hồng. Bác sĩ nói uống hết số thuốc đó đi và chắc là không cần thêm thuốc nữa đâu.

Cả bệnh nhân lẫn bác sĩ đều hài lòng.

Riêng vị bác sĩ thì cảm thấy vui vui vì giải quyết được một trường hợp bệnh với lời khuyên tích cực và vài chục viên sinh tố mầu hồng. Tất nhiên những viên sinh tố này không chữa được nhức đầu đau bụng của nhà kinh doanh, nhưng đã góp phần giải quyết vấn đề.


Những viên “thuốc” không có hoạt chất, “vô thưởng vô phạt” tương tự như vậy được gọi là “Thuốc Vờ”,“Giả Dược”, “Thuốc Trơ”, tiếng Anh, tiếng Pháp gọi là “PLACEBO”.


Placebo

Trong ngôn ngữ La Tinh, PLACEBO có nghĩa là “Tôi sẽ hài lòng”.

Thánh Kinh có lời cầu xin “Placebo Domino: in regione vivorum- I will please our Lord in the country of the living”-Tôi sẽ làm hài lòng Chúa.

Placebo là một hiện tượng khá phức tạp, được nghiên cứu từ nhiều thế kỷ với nhiều tranh luận, bất đồng ý kiến về sự lợi hại và nguyên lý tác động.

Vào hạ bán thế kỷ 18, từ Placebo xâm nhập ngành y dược. Năm 1787, tự điển Quincy định nghĩa placebo như một phương thức có chủ đích làm vui lòng người bệnh hơn là chữa trị.

Từ điển y học định nghĩa placebo là bất cứ chất xoàng xĩnh, vô dụng nào đó có hình dạng dược phẩm được trao cho bệnh nhân với giới thiệu là có tác dụng chữa bệnh.

Theo nhiều tác giả, placebo lúc đầu là để chỉ một chất hoặc một phương thức “trơ” (inert), được dùng trong thử nghiệm lâm sàng hoặc trong y khoa học để kiểm chứng công hiệu của một loại dược phẩm hoặc để làm dịu một bệnh.

Khi thử nghiệm, một nhóm người được cho dùng dược phẩm thực, nhóm thứ hai nhận viên tương tự nhưng không có hoạt chất. Nếu nhóm dùng thuốc có kết quả tốt hơn so với nhóm kia thì thuốc có tác dụng trị bệnh. Người tham gia chương trình đều không biết mình dùng chất gì. Đôi khi chính người điều khiển thử nghiệm cũng không biết.

Thuốc “trơ”được dùng cho những người luôn luôn than phiền đau ốm (bệnh tưởng -hypochondria), luôn luôn đòi hỏi thuốc mà bác sĩ không tìm ra nguyên nhân, triệu chứng.

Hiện nay, hiệu quả placebo được hiểu rộng rãi hơn và bao gồm tất cả các phương thức được áp dụng để trị bệnh mặc dù từ bản chất chúng không có tác động nào. Đây có thể là một viên đường, một cục kẹo, một dung dịch nước pha muối, đường, một bữa ăn đặc biệt hoặc một phẫu thuật “cuội”.


Nghiên cứu về placebo

Đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của thuốc trơ.

Năm 1955, bác sĩ chuyên khoa tê mê Henry K. Beecher tại Đại học Harvard, Boston đã phân tích 26 nghiên cứu về thuốc trơ và thấy 35% trong số 1,082 bệnh nhân bị đau nhức, buồn rầu, đau bụng có đáp ứng thỏa mãn với loại thuốc vô thưởng vô phạt này. Ông đã công bố kết quả trên Tạp san của Hội Y Học Hoa Kỳ dưới tiêu đề “The Powerful Placebo”, được nhiều người tham khảo, nhắc nhở.

Năm 1960, một nghiên cứu khác cho hay khi bệnh nhân uống một chất được nói là có tác dụng kích thích thì huyết áp của họ lên cao, nhịp tim nhanh. Trái lại khi nói là thuốc ngủ thì có phản ứng ngược lại.

Trên báo The New York Times Magazine ngày 9 tháng 1 năm 2000, tác giả Margaret Talbot đã kể lại kết quả nhiều quan sát về thuốc trơ, trong đó có trường hợp một số bệnh nhân bị viêm đại tràng dùng thuốc vờ và 52% bệnh nhân cho biết họ cảm thấy khá hơn.

Hai khoa học gia Asbjorn Hrobjartsson và Peter C. Gotzsche phân tích 114 nghiên cứu từ năm 1946 tới 1998 với ba nhóm người có 40 loại bệnh khác nhau: nhóm 1 chữa bằng thuốc đặc nhiệm cho bệnh, nhóm 2 chữa với chất trơ, nhóm 3 không thuốc không giả dược. Kết quả là nhóm 3 có người cũng lành bệnh như nhóm thứ 2.

Một số nghiên cứu cho hay, người bị nhức đầu, đau lưng, viêm khớp, trầm cảm nói có thể thuyên giảm khi dùng giả dược. Hoặc placebo cũng có thể làm hạ cao huyết áp, nhiệt độ trên da, nhịp tim, cholesterol trong máu.

Ngày 4 tháng 1, 2008, nghiên cứu do bác sĩ John Hickner cho hay 45% bác sĩ tại ba bệnh viện ở Chicago đều cho bệnh nhân dùng giả dược và 95% các bác sĩ cho biết là bệnh nhân thấy dấu hiệu bệnh giảm rất nhiều.
 ( Còn nữa)


Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

 Cây lá con khỉ chữa thủng phổi

Một người phụ nữ bị xơ rỗ toàn bộ hai lá phổi, thậm chí phổi còn bị thủng 6 lỗ sau 18 tháng ăn lá cây con khỉ (hay còn gọi là cây hoàn ngọc) đã khỏi bệnh.
Thậm chí, bà còn phát hiện loại lá cây này chữa được nhiều loại bệnh khác.

Người "nổi tiếng"... chết hụt

Đó là bà Phạm Thị Tùng hiện trú tại khu chung cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) từng phải chuẩn bị hậu sự vì căn bệnh phổi quái ác. Bà Tùng sinh năm 1949 tại Thanh Ba, Phú Thọ. Năm 1965, bà đi làm thuê cho nhiều xí nghiệp khác nhau, rồi làm công nhân cho Công ty Xi măng Vĩnh Phú (tỉnh Vĩnh Phú cũ).


Đến năm 1987 thì bà ngã bệnh. Đi rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ đều kết luận bà bị xơ rỗ toàn bộ hai lá phổi. Trên phim chụp còn hiện rõ 6 lỗ thủng lớn mà các bác sĩ đều bó tay. Không tin, trong suốt hai năm sau ngày phát hiện ra bệnh, bà Tùng đi khắp các bệnh viện lớn và chỉ có thể cầm chừng mạng sống bằng các loại thuốc kháng sinh. Thậm chí, nhiều lúc vùng ngực bị đau dữ dội nên bà phải dùng thuốc giảm đau. Không những vậy, lượng đờm tiết ra ngày một nhiều khiến bà và gia đình hoảng hốt.

Năm 1990, người bạn của con gái bà biết một lang y người dân tộc trên mạn Hòa Bình với biệt tài chữa bệnh phổi bằng lá cây con khỉ nên bà đã ăn thử vì dù sao cũng sắp đến lúc... chết.

18 tháng ăn lá cây con khỉ

Bà Tùng cho hay, mỗi ngày bà ăn 27 lá và chia làm 3 lần, mỗi lần 9 lá. Lá cây con khỉ không mùi không vị nhưng rất nhớt gần giống với lá cây mùng tơi nên rất khó ăn. Tuy nhiên, vì bệnh nặng nên bà Tùng đã kiên trì ăn lá cây con khỉ trong vòng 18 tháng thì thấy người khoẻ lại. Vùng ngực không còn đau đớn và hết đờm. Một số triệu chứng của bệnh phổi cũng tan biến một cách nhanh chóng.


"Đợt ấy, tôi cứ mua 1 nghìn được 3 lá cây con khỉ và ăn đúng theo hướng dẫn của thầy lang. Nhiều người bảo, bệnh tôi sắp chết nên ăn lá cây con khỉ cũng chỉ để an tâm mà thôi", bà Tùng cho hay.

Bệnh viện kết luận đã khỏi bệnh

Sau 18 tháng kiên trì ăn lá cây con khỉ, bà Tùng thấy người khoẻ mạnh và quyết định đi bệnh viện khám lại. Thật ngạc nhiên, các bác sĩ đều kết luận bệnh phổi của bà đã khỏi và các vết thủng đã gần như phục hồi.

Mới đây nhất, vào ngày 10/8/2011, bà Tùng vào Bệnh viện phổi Hà Nội để khám lại lần cuối và kết quả cũng như những lần khám trước. Trên phim chụp phổi không còn thấy những lỗ thủng như ban đầu. Thậm chí, những phần xơ rỗ cũng đã trở lại bình thường.


"Thời gian đầu tôi đã nghi ngờ tác dụng của lá cây con khỉ trong điều trị bệnh phổi. Nhưng sau một thời gian sử dụng thì cảm thấy người khoẻ hơn. Sau khi khám, các bác sĩ đều hỏi tôi dùng loại thuốc gì mà có thể làm lành phổi. Tôi bảo, ăn lá cây con khỉ thì hầu như không ai tin", bà Tùng chia sẻ.


Không chỉ giúp bà Tùng khỏi bệnh phổi, trong thời gian sử dụng lá cây con khỉ để chữa bệnh bà Tùng còn phát hiện ra nhiều công dụng từ loại lá này như cầm máu tốt và giúp các vết thương nhanh lành. Thậm chí, lá cây con khỉ còn giúp ích trong trị bệnh đường ruột và chữa đau đầu rất hiệu quả.

Cây lá khỉ có ở nhiều nơi
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở miền Bắc từng có thời gian rộ lên phong trào mua và bán cây lá khỉ với những lời đồn đại như thần dược. Người ta mua loại lá cây này như mớ rau ngoài chợ với tin đồn chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Đặc biệt, có tin đồn lá cây con khỉ từng chữa khỏi cho một bệnh nhân thủng ruột và một cháu bé bị dập tinh hoàn. Thậm chí, lá cây con khỉ còn chữa được các bệnh như dạ dày, suy thận, viêm thận...
Một thời gian sau, các tin đồn lắng xuống và loài cây này cũng không còn tồn tại trên các sạp hàng bán thuốc Đông y. Theo tìm hiểu của phóng viên, cây lá khỉ có ở khá nhiều nơi như Hòa Bình, Sơn La và nhiều nhất là ở vùng núi Ba Vì, Hà Nội. Lương y Lều Văn Trọng, chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì cho biết: "Cây lá khỉ là một trong những danh mục thuốc mà chúng tôi vẫn sử dụng trong việc điều hòa thân nhiệt, mát gan. Tuy nhiên, cây lá khỉ rất nhiều và mọc như rau trong rừng nên không có giá trị về mặt kinh tế".

Ở TP Hà Nội hiện cũng còn một số nơi trồng cây lá khỉ với mục đích lấy bóng mát hoặc điều trị bệnh đường ruột và cầm máu cho bệnh nhân. Ngay gần đình làng Mễ Trì, Từ Liêm cũng còn một cây lá khỉ với chiều cao gần 3m và là cây thuốc quý cho người dân nơi đây mỗi khi bị đau bụng hoặc đau đầu.

Các ý kiến nhận định:

"Cây lá khỉ có khả năng cầm máu và làm lành vết thương khá tốt. Tất nhiên, đó mới chỉ ở phương diện dân gian còn khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào về công dụng của cây lá khỉ. Trường hợp bà Tùng ăn lá cây con khỉ khỏi bệnh phổi rất có thể chỉ một phần từ tác dụng làm lành vết thương của loại lá này mà thôi".
Lương y Lều Văn Trọng
(chủ nhiệm HTX thuốc Nam Ba Vì


"Đến nay chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về cây lá khỉ. Trường hợp người phụ nữ ăn lá cây con khỉ khỏi bệnh phổi chỉ là một trường hợp chưa được kiểm chứng. Có thể tự cơ thể người bệnh có khả năng phục hồi chứ không phải khỏi bệnh do loại lá này. Phải có những nghiên cứu nghiêm túc thì mới kết luận được giá trị của cây lá khỉ. Một trường hợp không thể thay cho hàng trăm trường hợp".
BS Hoàng Khánh Toàn
(chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện TƯ Quân đội 108)

Thái Hòa( nguồn Bee.net)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Suy ngẫm cuối tuần:
Kết thúc chế độ độc tài Gadhafi
                                                          Coi dân như con ong, cái kiến, bóp nghẹt dân chủ.




Đẩy thuyền và lật thuyền cũng là dân!
Nguồn:BauxitVN( Phạm  Toàn)

Dấu hiệu báo trước bệnh ung thư

Không sợ ung thư! Chỉ sợ bỏ qua các dấu hiệu được báo trước và nếu phát hiện muộn khó chữa, đau đớn đợi giờ phút…hấp hối, khổ mình, tội người thân… 

Mọi u ác đều có dấu hiệu báo trước

Đó là câu khẳng định từ các nghiên cứu y học và kinh nghiệm thực tế. Các dấu hiệu đều dễ nhận biết, song cũng dễ bị bỏ qua. Phần nữa, rất quan trọng là các báo trước này thường không được để ý vì không ảnh hưởng gì mấy đến sinh hoạt thường ngày.
Hậu quả là đến khi đưa vào bệnh viện khám, phát hiện ra thì ung thư đã ở giai đoạn cuối, di căn, cứu chữa chỉ mang ý nghĩa tinh thần, tâm lí. Người bệnh đòi mổ, vâng thì mổ, phanh… bụng ra, lại khâu lại! Trong y thuật gọi là “mổ vờ”, thuốc vờ (blacebo).
Báo trước như thế nào?
Trong văn y lâm sàng đã đúc kết, phân biệt, có thể ghi nhớ, tham khảo. Quan trọng nhất là rút kinh nghiệm “Tự làm bác sĩ” về các “điềm báo” sau đây ở mỗi cơ quan nội tạng.
Trên mặt da: Dù ở đâu, dưới dạng gì, nốt ruồi hay nốt sần, nổi cục cứng, cố định hay di động, hoặc các vết lở nhỏ lâu ngày không lành, đau, ngứa, dễ chảy máu khi chạm tới, phát triển nhanh… phải đến phòng khám sớm, có thể ung thư da.
Dưới da: Thường thấy ở hai bên cổ, ở chân, tay, thành bụng, quanh vú (cả nam giới), nhất là nữ đã sinh con, cho con bú, và trên 40 tuổi, mà có u cục tròn, hơi cứng, di động… nên nghĩ đến “điềm báo” đi thăm khám sớm. Nếu ở cổ, là lao hạch, bướu, ba-dơ-đô cũng cần được thăm khám phát hiện, chữa trị sớm.
Ở đường thở: Người nghiện rượu, thuốc lá, thuốc lào bị ho dai dẳng, nuốt vướng, đau cổ họng, nhất là không do viêm họng hay cảm lạnh mà khàn tiếng thường xuyên và kéo dài là điềm báo ung thư phổi, thanh quản.
Trong đường ruột: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa, khi táo bón, khi tiêu chảy, phân dính máu, đau bụng, ăn khó tiêu khác hẳn với trước đây, dù ăn uống luôn vệ sinh, giữ gìn thì hãy nghĩ đến ung thư đại tràng, trực tràng.
Vùng miệng họng: Người nghiện thuốc lá có vết loét lở trên bờ lưỡi khó lành dài ngày có thể là dấu hiệu ung thư. Ăn không tiêu, nuốt thức ăn khó, cảm giác vướng víu ở cổ khi nuốt nước bọt, nên nghĩ đến có vấn đề ở thực quản. Trong miệng có vùng loét lâu lành, dùng thuốc 2, 3 tuần không khỏi, vết loét dày lên có thể u ác đang tiến triển. Có người hai bên hoặc một bên má (trong miệng) có đường chỉ dài trắng kéo từ sát trong răng hàm ra sát mép đôi môi đã dùng lá lược vàng rửa sạch nhai, ngậm, nuốt mỗi tối, dài ngày, đường chỉ trắng biến mất.
Đường tiểu nam: Đi nhiều, đau, rát, khó – nếu không phải uống nhiều nước, bia, nhịn tiểu lâu, ngồi lâu (đi xe, ngồi bàn giấy, thợ may v.v…) đứng lâu…, cần đi khám, có thể bàng quang, tiền liệt tuyến có khối u xơ lành hoặc ác tính.
Nữ: Trên 30 tuổi, đẻ nhiều lần, thấy chảy máu sau quan hệ vợ chồng hoặc tắt kinh đã lâu, tự nhiên ra máu, có thể là ung thư tử cung. Đầu vú tiết dịch, rỉ máu dễ là ung thư vú.
Theo Người cao tuổi

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Uống nhiều cà phê sữa dễ hại gan

Cà phê sữa hay cà phê sữa đá là món "nghiền" của nhiều người mà không biết rằng nó rất độc hại với gan và gây nhiều bệnh lý cho cơ thể.
GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn liệu pháp cho biết, theo dõi trên nhiều bệnh nhân thì thấy có mối liên quan giữa bệnh sỏi túi mật, bệnh viêm gan vàng da vàng mắt, viêm gan siêu vi, nặng hơn là xơ gan với món cà phê sữa, cùng với cà phê sữa đá và món trứng sữa.
Trước năm 1975, có một cuốn sách viết về dinh dưỡng của DS Trương Kế An, có đoạn viết rằng: "Cà phê sữa là một thức uống rất khó tiêu đối với gan". Hợp chất cà phê và sữa phá hoại hoạt động của gan khiến gan không xử lý và phân hóa nổi nên tạo cho người uống cảm giác no giả, không thấy đói, chán ăn, nghĩa là rất giống triệu chứng của bệnh đau gan.
BS Phùng Hoàng Nam, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, chất cafein có tác dụng kích thích rõ rệt đối với hệ thống thần kinh nên sử dụng thường xuyên sẽ không chỉ gây nghiện, gây ngộ độc, dễ bị kích thích, bồn chồn, sợ hãi.
Cơ chế gây độc là chất cafein hấp thu rất nhanh và phân bố toàn cơ thể, đặc biệt là ở gan thành chất hoạt tính là methylxanthine có tác dụng dược lý trên não gây sảng khoái, làm tăng sự tỉnh táo và tăng hoạt tính tâm thần.
Ở người lớn, tác dụng của cafein kéo dài 6 - 12 giờ với thời gian bán hủy là 6 - 8 giờ. Ở trẻ nhỏ, thời gian chuyển hóa chậm hơn tùy theo lứa tuổi và thời gian bán hủy kéo dài hơn 24 giờ. Cơ thể nhậy cảm hơn với cafein nên cũng dễ nhiễm độc.
Đặc biệt hơn nữa, theo GS.TSKH Châu là thói quen uống cà phê sữa ở Việt Nam không giống như nước ngoài là uống với sữa gầy hoặc sữa tươi... mà uống với sữa đặc có đường. Yêu cầu bảo quản sữa đặc là không quá 10oC và hạn sữa không quá 2 năm.
Tuy nhiên, dù được bảo quản kỹ thì sau 12 tháng thường là sữa có hiện tượng sẫm màu, đặc hơn, có khi đóng thành bánh và khi pha nước nóng sữa không tan hoàn toàn vì có cặn, phốt pho, canxi...
Cà phê có độc, sữa khó tiêu cộng với đá lạnh gây xáo trộn nhiệt độ cơ thể một cách vô ích và làm cơ thể càng lúc càng suy yếu, đặc biệt mang nặng sức cản đối với các hoạt động của gan, khiến gan phải gồng mình ra xử lý, dẫn tới bị bệnh. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên, nên hạn chế uống cà phê đá với sữa đặc.
Nhật Hà
Nguon: Bee.net.vn
Tìm hiểu bệnh:Tâm huyết ứ trở

Biểu hiện: Tim đập mạnh, trong ngực bứt rứt không thoải mái, hoặc tim ngực đau
từng cơn, ngắn hơi, môi mặt tím tái, chất lưỡi có màu tím hoặc ban tím, mạch tế, sác (nhỏ,
nhanh) hoặc loạn nhịp.
Cách chữa: Hoạt huyết, hoá ứ, lý khí.
Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
Đương quy 3 đồng cân, Đan sâm 5 đồng cân,
Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 2 đến 3 đồng cân,
Xích thược 3 đồng cân, Khương hoàng 2 đến 3 đồng cân,
Chế hương phụ 3 đồng cân, Uất kim 3 đồng cân.
Gia giảm:
- Kèm có đàm trọc, ngực buồn bằn rõ rệt, rêu lưỡi trơn, gia Qua lâu 5 đồng cân, Ung bạch 3
đồng cân, Pháp bán hạ 3 đồng cân.
- Tâm dương bất chấn, sợ lạnh, chi mát, lưỡi nhạt, mạch chậm, gia Quế chi 1,5 đồng cân, Can
khương 1 đồng cân, Quế Phụ tử 1 đến 1,5 đồng cân.
- Kiêm có khí huyết hao hư, dùng chung với các vị thuốc bổ dưỡng khí huyết.
Bài thuốc một vị:
- Chu sa 1 đồng cân, cho vào trong một quả tim lợn, đun chín nhừ thì đem ăn, có thể uống như thế từ 6 đến 7 lần, chữa tim đập quá nhanh.
- Hổ phách 5 phân, Huyết kiệt 2 phân, nghiền nhỏ cả 2 thứ uống 1 lần, ngày uống 2 lần, trị hồi hộp, hay sợ vùng ngực buồn đau.
- Ngọc trúc 5 đồng cân, sắc đặc, chia làm 2 lần uống mỗi ngày một tễ, uống liền 10 ngày một liệu trình, trị bệnh tim có thấy chứng âm hư.
- Xương bồ 1 đồng cân, Viễn chí 2 đồng cân, Chu phục thần 3 đồng cân, sắc uống. Dùng ở chứng hồi hộp mất ngủ.

Nguồn: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Dầu trứng gà – vị thuốc quí
  
 Vương Văn Liêu

  Tôi  sử dụng dầu trứng gà từ lâu để chữa  bệnh. Nay xin phổ biến để bạn đọc có thể áp dụng . Dầu trứng gà rất bổ, không hề độc hại.
1.    Cách chế biến:
Luộc chín trứng gà, lấy lòng đỏ, bỏ lòng trắng. Cho lòng đỏ vào chảo, dầm nát vừa đun, vừa đảo. Khi thấy lòng đỏ sùi lên, kết dính và dầu trứng chảy ra thì tắt lửa. Lấy đũa gạt phần bã ra để bã khỏi hút dầu trở lại. Bắc xuống bếp, để nguội cho vào lọ dùng dần.
2.    Cách dùng:
a)    Phụ nữ đẻ xong bị nứt, lở núm vú:
Lấy Dầu trứng gà bôi, một vài lần là khỏi. Trẻ nhỏ bú vú có dính Dầu trứng cũng không sao.
b)    Chữa bệnh vẩy nến:
-         Hàng ngày lấy cây Chua me đất, lá cây Khế chua, cây rau Dệu đun nước tắm( thiếu 1 thứ lá cũng được), sau đó lấy Dầu trứng gà bôi vào chỗ da bị vẩy nến.
-         Thuốc uống: Huyền sâm 18 gr, Sinh địa 16 gr, lá cây Khổ sâm 15 g, Cam thảo lá 12 gr.
        Tôi đã ứng dụng  phương pháp này lâu năm để chữa bệnh vẩy nến, kết quả thu được rất khả quan.
c)    Làm khỏe tim:
   Lấy  10 quả trứng gà làm như hướng dẫn trên để nấu dầu. Hàng ngày uống 1 thìa cà phê Dầu trứng. Dầu này có tác dụng làm khỏe tim( theo Bs Lê Minh).
 Nếu có điều gì không rõ các bạn có thể gửi Email cho tôi: vvlieu@gmail.com
   

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Cỏ roi ngựa - Thuốc thông huyết, sát trùng


Tên khoa học Verbena offcifinalis L, họ cỏ roi ngựa verbenaceae. Còn có tên: mã tiên thảo, mã côn tiên. Cây sống lâu năm, thân hình vuông, mọc thành bụi, cao từ 70-120cm. Lá mọc đối, xẻ thùy hình lông chim có răng cưa, không bén, cuống lá ngắn hoặc dính sát cành.
Cụm hoa mọc đầu ngọn thân cây. Lá bắc có mũi nhọn. hoa mới trổ màu lam, dài, có lông măng với 5-7 răng nhỏ. Tràng hoa ống hình trụ uốn cong, mọc lông ở họng gồm 5 thùy bé, nhụy 4 thùy. Bầu nhẵn, dưới gốc có bầu đĩa tròn. Quả kết từ mùa xuân dài đến tháng 8. Thường mọc hoang khắp nơi, thu họach vào cuối thu cả cây và quả. Sử dụng tươi hoặc khô đều công hiệu.

Cỏ roi ngựa vị khá đắng, tính hàn, thường đi vào gan, lá lách và thận, chẳng những giải độc mà còn thanh nhiệt, hoạt huyết thông kinh mạch, sát khuẩn, cầm máu, trị sưng tấy, bạch đái, viêm mủ da, âm hộ, viêm thận mãn tính, sỏi thận và phù thủng ứ nước vàng.
Đơn thuốc:

Họng sưng đau: Cành và lá cỏ roi ngựa tươi một nắm to, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm một lượng sữa người vào, ngậm và nuốt dần từng ít một (Giang Tây Trung thảo dược học)
Bạch hầu: Dùng cỏ roi ngựa khô 30-50g, sắc lấy khoảng 300ml nước thuốc. Người lớn mỗi lần uống 150ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày, trẻ em 8 - 14 tuổi mỗi lần uống 100ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3-5 ngày; trẻ nhỏ dưới 8 tuổi mỗi lần uống 50ml, ngày uống 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày. Y dược vệ sinh khoa nghiên tư liệu 1/1972 thông báo: đã thử nghiệm điều trị 50 trường hợp, toàn bộ khỏi bệnh; thuốc viên và thuốc tiêm tác dụng kém thuốc sắc; cỏ tươi có tác dụng tốt hơn cỏ khô (Thảo mộc liệu pháp).
Sốt rét: Dùng cỏ roi ngựa khô 30-60g, sắc nước uống. Trước và sau lúc lên cơn sốt 1-2 giờ uống 1 lần. Đã tiến hành điều trị cho 236 ca, 216 ca có kết qủa tốt. Thuốc có tác dụng ức chế đối với nguyên trùng sốt rét (malarial parasite), khiến trùng bị biến hình và chết (Thảo mộc liệu pháp).
Ăn phải cá độc sinh cổ trướng: Cỏ roi ngựa một nắm to, sắc nước uống nhiều lần trong ngày (Tuệ Tĩnh - Nam dược thần hiệu).
Phòng viêm gan truyền nhiễm: Dùng cỏ roi ngựa 25g, cam thảo 5g, sắc với 150ml nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 40ml - đó là liều lượng 1 lần uống đối với người lớn, mỗi ngày uống 3 lần vào trước bữa cơm, liên tục trong 4 ngày. Trung y tạp chí 4/1960 thông báo: trong thời kỳ có dịch viêm gan truyền nhiễm, 74 người trong diện có nguy cơ bị nhiễm bệnh đã được sử dụng phương thuốc trên, theo dõi trong 4 tháng không thấy bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, nhóm đối chứng 35 người, có 3 người bị bệnh, như vậy sơ bộ có thể thấy mã tiên thảo có tác dụng dự phòng nhất định đối với bệnh viêm gan nhiễm trùng (Thảo mộc liệu pháp).
Hoàng đản (vàng da): Dùng rễ cỏ roi ngựa tươi hoặc toàn cây tươi 50g, sắc lấy nước, bỏ bã, pha thêm đường, chia thành 3 phần uống trong ngày; nếu vùng gan trướng đau thêm sơn tra 15g vào cùng sắc uống (Giang Tây Thảo dược thủ sách).
Đái ra máu và dưỡng chấp, kèm theo bí đái: Dùng cỏ roi ngựa 60g, sắc nước, chia thành 2 phần uống trong ngày. Phúc Kiến y dược tạp chí 3/1982 thông báo: có trường hợp đái dưỡng chấp 10 năm, sau đó lại thường bị bí đái; uống thuốc trên 2 ngày thì tiểu tiện thông, sau 3 ngày không còn đái ra máu, sau bốn ngày nước tiểu hết dưỡng chấp, tiếp tục theo dõi không thấy tái phát (Thảo mộc liệu pháp).
Trĩ nội: Dùng cỏ roi ngựa, rau dền gai, mỗi thứ 20g, sắc nước uống thay trà trong ngày, liên tục trong nhiều ngày. Tạp chí Quảng Tây trung dược học số 2/1977 thông báo: 1 nữ bệnh nhân 26 tuổi, bị trĩ nội xuất huyết đã 11 năm, sử dụng phương thuốc này trong nửa tháng đã khỏi bệnh, 2 năm sau không thấy tái phát (Thảo mộc liệu pháp).
Viêm khoang miệng: Dùng cỏ roi ngựa tươi 30g, sắc nước, uống thay trà trong ngày. Sách Thảo mộc liệu pháp cho biết trường hợp 1 bé gái 4 tuổi, khoang miệng bị viêm đã 4 tháng, nhiều điểm bị mưng mủ, chân răng hay chảy máu, miệng hôi, lưỡi đỏ; đã điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp với vitamin B2 và vitamin C nhưng không có kết quả. Dùng phương thuốc này trong 5 ngày bệnh đã khỏi, theo dõi một năm sau không thấy tái phát.

L/Y Huyên Thảo

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

CHỮA VIÊM TAI GIỮA CÓ MỦ 
 BẰNG PHÁC ĐỒ 6 VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT

Thầy (TS. Bùi Quốc Châu) dạy con 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết. Công dụng của nó nhiều lắm, nhiều đến nỗi con không tài nào nhớ hết được. Nhưng may quá, ít nhất con cũng còn nhớ là nó tiêu viêm tiêu độc rất mạnh, để ngay hôm sau có dịp đem ra sử dụng và cũng là kiểm tra xem thực tế có đúng như vậy không…
Đó là trường hợp đứa cháu họ của con (16 tuổi) mới ở quê vào, bị viêm tai giữa, đau và chảy mủ liên tục, lúc nào cũng phải bịt bông gòn nơi lỗ tai, chút xíu lại phải thay bông vì mủ thấm ướt hết. Uống thuốc Tây cả tuần lễ mà chỉ đỡ đau (nhờ thuốc giảm đau) chứ mủ vẫn chảy không bớt.

Nhớ lời thầy dạy: 6 vùng chiến thuật tiêu viêm tiêu độc rất mạnh, con áp dụng ngay, đánh mỗi vùng 40 lần. Con dò thêm sinh huyệt tai ở trán (vùng huyệt 197) thì tìm được một điểm đau ở ngay đúng huyệt 197, cùng bên với lỗ tai đau. Day ấn sinh huyệt đó trong 30 tiếng đếm, sau đó đánh thêm Bộ huyệt tiêu viêm, tiêu độc: 41, 143, 127, 19, 37, 38 (cũng dùng thủ pháp day ấn). Cuối cùng, dán Salonpas lên các huyệt vừa ấn. Xong!

Đánh buổi tối thì sáng hôm sau cháu báo 10 phần đã đỡ được 9 phần. Trời, con quá ngạc nhiên, sao lẹ vậy cà? Con làm thêm lần nữa, đến tối cháu lại báo: nó hết chảy mủ luôn rồi! Quả là thần kỳ vì con biết bệnh này đối với Tây y việc chữa trị không phải là đơn giản, mà Diện chẩn mình làm vỏn vẻn chỉ có 2 lần, mỗi lần chưa tới 5 phút.

Con nghĩ, với 6 vùng chiến thuật, Thầy thực sự đã trao cho chúng con một bảo bối. Cảm ơn Thầy rất nhiều. Các bạn ơi, bảo bối Thầy trao rồi, chúng ta hãy mạnh dạn sử dụng, nếu không sẽ uổng phí vô cùng (còn tới hơn 60 công dụng nữa lận). Bảo bối chỉ thực sự là bảo bối khi chúng ta biết dùng bảo bối.

Nguồn: dienchan.com
Trần Thị Thu Thủy
Khóa 112
542/22 Nguyễn Kiệm, P4, QPN
ĐT: 0908550029

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Tìm hiểu bệnh: TIM THỔN THỨC (hồi hộp)
A. Biện chứng luận trị
Tim hồi hộp là bệnh nhân tự thấy tim đập nhanh, mạnh, là chứng tâm hoảng không yên. Đông y cho rằng bệnh này phát sinh do thể chất yếu, hoặc bệnh lâu ngày thân thể hư, hoặc ưu tư, sợ hãi dẫn đến khí huyết hao tổn, không thể nuôi dưỡng được tim. Hoặc do âm hư hoả vượng, nung nấu dịch thành đàm, đàm hoả gộp lại dẫn đến tâm thần không yên, hoặc tâm huyết ứ trệ, làm cho tâm thần bất an. Y học hiện đại gọi là bệnh chức năng tim (như loạn nhịp tim, rối loạn
thần kinh tim), hoặc bệnh thực thể (như bệnh van tim, hoặc xơ vữa mạch vành), và các bệnh khác như cường tuyến giáp, thiếu máu. Tim mất chức năng điều hoà bao gồm cả chứng trạng hồi hộp đánh trống ngực.
B. Điểm chủ yếu để kiểm tra
1. Chú ý tình hình phát cơn hồi hộp đánh trống ngực, thường xuyên hay thành cơn, có quan hệ với các hoạt động tình cảm, tinh thần, khoảng thời gian giữa những cơn hồi hộp. Bệnh tim hồi hộp có nguyên nhân thực thể, phần nhiều do gắng sức thì xuất hiện hoặc nặng thêm. Bệnh tim hồi hộp do thần kinh chức năng thường có quan hệ với kích động (Stress) của tình cảm, tinh thần.
2. Chú ý các chứng trạng khác để phân biệt các bệnh dẫn đến tim hồi hộp như: Mất ngủ, nhiều mộng mị, choáng đầu, tai ù, mắt hoa, thường thấy ở bệnh rối loạn chức năng thần kinh tim, thiếu máu. Thở suyễn, ngắn hơi, ngực bứt rứt, đau ngực, ho hắng, đau khớp hoặc cao huyết áp, có thể thấy ở chứng phong thấp, xơ vữa động mạch, cao huyết áp hoặc bệnh tim có nguốn gốc từ phế.
3. Kiểm tra chú ý biến động của huyết áp, tiếng tim, sức co bóp cơ tim và nhịp tim, phổi có tiếng ran ẩm, gan to hay không, để phân biệt bệnh do cơ năng hay thực thể. Khi cần thiết thì phải chiếu điện và làm điện tâm đồ.
C. Cách chữa
1. Châm cứu
a. Thể châm: Thần môn, Nội quan, Tâm du, Cự khuyết.
Gia giảm:
- Huyết hư: Gia Cách du, Tỳ du.
- Đàm nhiệt: Gia Dương lăng tuyền, Phong long.
b. Nhĩ châm: Tâm, Bì chất hạ, Giao cảm, Thần môn.
c. Phụ: Kinh nghiệm chữa bệnh tim do phong thấp của thành phố An Sơn, khu Lập Sơn,
công xã Thự Quang số "6,26", như sau:
Chủ huyệt:
Nhóm a: Nội quan, Gian sử, Thiếu phủ.
Nhóm b: Nội quan, Khích môn, Khúc trạch.
Theo Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Món ăn, bài thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não

     Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi, là trạng thái bệnh lý do não bị thiếu máu nuôi dưỡng gây nên. Thiểu năng tuần hoàn não gây giảm khả năng lao động; nếu không dự phòng và điều trị tích cực sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não: Thiểu năng tuần hoàn não thường do hai nguyên nhân chính gây ra là xơ vữa động mạch và thoái hóa đốt sống cổ. Cả hai nguyên nhân trên đều dẫn đến hậu quả là giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não... gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, hoặc rối loạn giấc ngủ... thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng. Mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần, giảm khả năng lao động trí óc. Trí nhớ giảm, khả năng tập trung chú ý giảm. Chậm chạp, có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, dị cảm chân tay, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa...
Nếu không được điều trị tích cực, bệnh tiến triển không ngừng gây hậu quả nghiêm trọng như xơ hóa não, động kinh, Parkinson...
Hiện nay, y học hiện đại điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nguyên nhân như điều trị rối loạn lipid máu, thoái hóa đốt sống cổ với các thuốc tăng cường tuần hoàn não như duxit, tanakan, cavinton... Ngoài ra, cần điều trị tích cực các bệnh phối hợp như đái đường, tăng huyết áp, hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch.
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng y học cổ truyền: Nếu thấy bản thân mình có các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bạn cần đi khám bệnh để xác định nguyên nhân và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu chưa có điều kiện đi khám, bạn có thể tạm dùng một trong các loại thuốc sau:
- “Viên hoạt huyết dưỡng não”, thuốc có nguồn gốc thực vật, được bào chế từ bạch quả và đinh lăng, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.
- “Viên ích mẫu”, thuốc cũng có nguồn gốc thực vật, được bào chế từ một số dược liệu như ích mẫu, hương phụ... có tác dụng hoạt huyết (tăng cường lưu thông máu), nam giới cũng sử dụng được, phụ nữ có thai không được dùng.
- Viên dogarlic. Thuốc được bào chế từ tỏi, nghệ, có tác dụng giảm mỡ trong máu, điều hòa đường máu, tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ thành mạch, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên trước bữa ăn, uống từ 15-30 ngày.
Áp dụng y thực trị: Như trên đã nói, một trong những nguyên nhân gây bệnh là xơ vữa động mạch thường do mỡ trong máu cao, nên việc ăn uống chữa trị chủ yếu là chữa nguyên nhân. Sau đây là những món ăn – bài thuốc mà bạn đọc có thể áp dụng.
Bài 1: Ăn canh nấm hương, mộc nhĩ, tuần ăn 2-3 lần, có tác dụng giảm mỡ máu và tăng cường lưu thông máu lên não. Có thể sử dụng nấm linh chi xay nhỏ, hãm uống ngày 10g, do nấm linh chi không độc nên có thể dùng lâu dài.
Bài 2: Lấy phần dưới cuộng rau cần chừng 10cm liền rễ, khoảng 20 gốc, rửa sạch, thêm 500ml nước, sắc lấy 200ml nước đầu, uống. Cũng như vậy, sắc nước thứ hai, uống lúc đói là tốt nhất, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, huyết ứ, đờm ẩm nhiều.
Bài 3: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật, mỗi ngày ăn 100g, dùng cho người chứng bệnh mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Bài 4: Nước tỏi, uống cách nhật, lượng vừa đủ, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 5: Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g, sắc nước uống thay trà, dùng cho người mỡ máu cao, kèm huyết áp cao.
Bài 6: Vỏ lạc khô 50-100g, rửa sạch, đun nước uống, ngày 1 thang, dùng cho người mỡ máu cao.
Bài 7: Lá sen 50g, mỗi ngày sắc uống, dùng cho người mỡ máu cao ẩm đục nhiều.
BS. Thanh Quy

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Vô sinh có thể phòng ngừa?



Có nhiều nguyên nhân phức tạp làm cho đàn ông mắc vô sinh. Tuy nhiên, nếu duy trì nếp sống lành mạnh từ khi còn trẻ, bạn hoàn toàn có thể tránh được căn bệnh này.
1. Cần phải tiêm vắc xin phòng dịch đúng thời hạn; duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ để phòng ngừa các căn bệnh truyền nhiễm có hại đến khả năng sinh sản của đàn ông như các bệnh quai bị, viêm tuyến tiền liệt…

2. Phải biết một số kiến thức tình dục nhất định, hiểu được đặc trưng sinh lý của đàn ông, cũng như các kiến thức bảo vệ sức khoẻ. Nếu thấy tinh hoàn có những hiện tượng khác lạ như sưng to, cứng, đau buốt thì cần phải đi khám bác sỹ ngay.

3. Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất phóng xạ hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và có nhiều chất độc thì cần phải nghiêm túc thực hiện thao tác làm việc theo chế độ bảo hộ lao động. Đừng sao nhãng trong chốc lát là khổ cả đời.

Nếu muốn có con thì cần phải ra khỏi những môi trường làm việc như vậy trong vòng nửa năm rồi mới nghĩ đến chuyện sinh con.

4. Tinh hoàn là cơ quan quan trọng. Tinh hoàn hoạt động tốt nhất trong môi trường nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 độ. Nếu nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tinh trùng. Vì vậy mà mọi nguyên nhân khiến nhiệt độ tinh hoàn tăng cao đều cần phải tránh như đi xe đạp lâu, tắm ngâm nước nóng, mặc quần bò…

5. Không nên hút thuốc và uống rượu. Đàn ông cũng không nên ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Và cũng cần chú ý tránh tiếp xúc với những vật chất độc hại trong cuộc sống.

Quần áo mới lấy ở hiệu giặt là về đừng mặc ngay, vì bột giặt ngâm quần áo sẽ ảnh hưởng đến chức năng tình dục của đàn ông.

6. Chú ý đến những thay đổi khi chưa có gia đình, phát hiện sớm những biểu hiện bất thường sẽ tránh được nỗi đau khổ sau khi kết hôn.

Lấy vợ rồi nên thường xuyên nói chuyện với vợ về những vấn đề mắc mớ trong cuộc sống tình dục. Hiểu nhau, cùng nhau hợp tác thì sẽ tránh được các hiện tượng như xuất tinh sớm, liệt dương.

Theo Linh Bống
VTC

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

3 tuần giảm 5kg



Có nhiều cách giảm cân: nhịn ăn, đi hút mỡ... tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm được 5kg trong vòng 3 tuần mà chẳng cần dùng đến những biện pháp cực đoan như thế.
Những biện pháp giúp “giảm béo tức thì” mà bạn thường nghe thấy quảng cáo trên TV, báo đài – nếu thật sự giúp bạn giảm được cân nhanh chóng thì cũng rất có hại cho sức khoẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: Nếu bạn muốn giảm khoảng 5kg thì bạn cần tối thiểu là 3 tuần tập luyện và ăn kiêng chứ không phải chỉ vài ngày như quảng cáo. Bạn hãy áp dụng những biện pháp giảm cân dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ, chắc chắn bạn sẽ đạt được mong muốn của mình...
1. Chỉ uống nước trắng
Hãy tránh xa nước hoa quả, cà phê, chè, coca... bởi trong các loại nước đó uống có một hàm lượng calo nhất định. Vì thế, nếu bạn uống đều các loại nước này hàng ngày thì việc ăn kiêng của bạn sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn. Hãy chỉ uống nước trắng trong suốt thời gian ăn kiêng để số đo vòng eo giảm nhanh nhất.
2. Nên ăn những gì?
Bạn không cần phải theo một chế độ ăn kiêng “tàn khốc” toàn rau và hoa quả, hay cứ ăn những món bạn thích nhưng chỉ ăn một ít, bằng 1/2 hoặc 1/3 so với khẩu phần bình thường của bạn. Tất nhiên, cần phải chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi sống hơn. Nhiều bạn cho rằng, ăn càng ít thịt, cá, cơm, thậm chí không ăn sẽ nhanh giảm béo nhưng thực ra, đó là một biện pháp rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
Cơ thể bạn không thể khoẻ mạnh nếu như bạn kiêng những loại thức ăn giàu năng lượng đó. Thay vì ăn 3 bát cơm mỗi bữa, bạn nên giảm dần xuống 2 bát rồi 1 bát. Thời gian đầu, việc này khá khó khăn và bụng bạn sẽ “phản đối” kịch liệt. Hãy xoa dịu cơn đói bằng rau xanh, chuối, cam và một cốc sữa chua nhỏ sau mỗi bữa ăn.
3. Đi bộ để giảm size... đùi
Bắp chân to là nỗi khổ của tất cả phụ nữ. Để thu nhỏ kích cỡ của nó lại, bạn cần kiên trì đi bộ (nhanh) hàng ngày chứ không cần chạy. Đi bộ vừa không quá tốn sức mà vẫn giúp size bắp chân giảm nhanh chóng.
Hãy tưởng tượng, khi bạn đi bộ nhanh, cơ đùi sẽ chuyển động đều đặn theo mỗi bước đi của bạn và nó sẽ săn chắc lên. Nếu đi bộ nhanh mỗi ngày 45 phút. Nếu gần nhà bạn có một quả đồi nhỏ, hãy đi bộ lên và xuống quả đồi đó, sẽ hiệu quả hơn cả đi bộ bình thường.
4. Bài tập cho eo thon
Một bài tập rất đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay cả khi ở công sở đó là: Ngồi thẳng lưng trên ghế, hít vào thật sâu để cơ bụng co vào hết cỡ, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi mới thở mạnh ra, làm như vậy 30 lần liên tiếp và thực hiện bài tập đó 2 lần /ngày, bạn sẽ thấy vòng eo nhanh chóng trở nên thon thả.
Theo Lương Sơn (Gia Đình)

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bảo vệ hơi thở bằng lá ổi



Cuộc sống hiện đại khiến một số người có một hơi thở rất ư là dễ xa nhau do các yếu tố như rượu, bia, khói thuốc, stress, sử dụng dược phẩm...

Thường khi như vậy, người ta hay tìm đến các sản phẩm thuốc xịt thơm miệng, nước súc miệng thương mại. Thực ra những sản phẩm này sẽ càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn do có chứa độ cồn cao, dễ làm khô miệng mà hơi thở lạ thì vẫn “ăn dầm nằm dề”. Trong dân gian, người ta thường nhai một trái ổi xanh để trị hơi thở có mùi hôi.

Nhưng sẽ đặc biệt hơn nếu dùng lá ổi nhai hoặc bào chế thành nước súc miệng theo một quy trình cực kỳ đơn giản. Cụ thể: Đun sôi 3 chén nước, sau đó giảm lửa để nước sôi liu riu cho vào 10 lá ổi non rồi tiếp tục để sôi liu riu trong khoảng 10 phút. Đợi nước nguội hẳn rồi lọc bỏ lá, lấy nước. Dùng nước này súc miệng vừa loại bỏ được hơi thở hôi vừa bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe.

Trong những trường hợp bị đau cuống họng cũng có thể dùng nước lá ổi được pha chế theo cách trên để súc miệng.


Nguồn tin: Theo Người Lao Động

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Thư giãn cuối tuần: Thần đồng

Thần Đồng


Cu Tèo năm nay 9 tuổi, học lớp ba trường tiểu học . Nhưng được tiếng thông minh, như thần đồng tí hon. Mấy tuần lễ vừa qua, Tèo vào lớp chỉ ngủ, không chịu học hành gì cả. Cô giáo gạn hỏi, Tèo nói:
- Thưa cô, học chán lắm rồi. Cái gì Tèo cũng biết cả, học làm gì nữa. Chương trình học thấp lè tè, Cô xin cho Tèo lên học Trung học đi.
Cô giáo dẫn Tèo lên văn phòng Ông Hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện.
Ông Hiệu Trưởng bán tín bán nghi, bàn với Cô giáo là, Ông và Cô sẽ thay nhau trắc nghiệm  cả về kiến thức tổng quát, toán học và khoa học xem Tèo có đúng là thần đồng để được lên Trung học, học trước tuổi không . Ông Hiệu Trưởng lần lượt hỏi:
 - 25 lẩn 25 là bao nhiêu?
Tèo chằng cần tính toán trả lời ngay:
- Dạ, 625.
- Công thức tính diện tích hình  tròn?.
- Dạ là bình phương bán kính nhân Pi.
- Nước bốc hơi khi nào ?.
- Dạ nước bốc hơi ở độ sôi 00 độ C.
Sau gần tiếng trắc nghiệm Ông Hiệu Trưởng rất hài lòng về khả năng toán và trình độ khoa học của Tèo. Đến phần Cô giáo khảo hạch về kiến thức tổng quát.
Cô giáo:
- Con gì càng lớn càng nhỏ?
Ông Hiệu Trưởng hơi chột dạ, nhưng Tèo đáp ngay:
- Thưa cô, con cua có càng lớn, càng nhỏ.
- Cô giáo: trong quần Tèo có cái gì mà cô không có?
Ông Hiệu Trưởng giật nẩy người, Tèo từ tốn, điềm tĩnh trả lời:
- Trong quần Tèo có 2 túi quần, quần cô không có.
- Cô giáo: Ở nơi đâu lông đàn bà quăn nhiều nhất? .
Ông Hiệu Trưởng tái mặt nhưng Tèo trả lời đễ dàng:
- Dạ ở Phi châu ...
- Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?.
Ông Hiệu Trưởng sợ đến há hốc mồm. Tèo nói:
- Dạ là cái đầu gối. 
Cô giáo:
- Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?.
Ông Hiệu Trưởng sợ đến gần chết điếng người, ra dấu định cho ngừng ngay cuộc sát hạch nhưng Tèo đã đáp:
- Dạ là cái lưỡi.
Cô giáo:
- Cái gì của cô nhỏ bé và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?
Ông Hiệu Trưởng ra dấu không cho Tèo trả lời nhưng Tèo vẫn đáp tỉnh bơ:
- Dạ là cái giường ngủ của cô.
Cô giáo:
- Cái gì mềm mềm, nhưng khi vào tay cô một hồi thi cứng ra?.
Ông Hiệu Trưởng không dám nhìn cô giáo. 
Tèo:
 - Dạ thuốc sơn móng tay.
Cô giáo:
- Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?.
Ông Hiệu Trưởng đứng phắt dậy định nạt cô giáo bắt ngưng.
Tèo nói:
- Dạ, cây cà lem.
Ông Hiệu Trưởng toát mồ hôi hột, la lớn:
- Thôi, cô giáo không được hỏi nữa, đủ rồi. Gửi Tèo lên Đại học ngay, không cần qua Trung học nữa. Nãy giờ Tèo nó đáp đúng cả, còn tôi, nếu trả lời, tôi không đúng đến được một câu !.

V V Liêu st

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Chuột đồng và vị thuốc điền thử



      Chuột đồng (Rattus argentiventer Robinson et Kloss) thuộc họ chuột (Muridae), tên khác là chuột bụng bạc, là loài thú nhỏ gặm nhấm. Thân mập hơi dài, đầu tròn, mõm nhọn, tai vểnh, đuôi thon dài, nặng 300-400g. Lưng hơi gồ lên, lông màu vàng nâu như lông con cheo cheo, nhạt dần về phía hai bên sườn. Bụng màu trắng bẩn. 4 chân ngắn, mảnh.
     Toàn con chuột đồng được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là điền thử gồm các bộ phận như thịt, chuột bao tử, gan.
     Bắt chuột về, đập chết, nhúng vào nước sôi, cạo sạch lông, mổ bụng, bỏ hết phủ tạng (trừ gan, tim, mật), chặt bỏ đầu, đuôi và 4 bàn chân, đặc biệt là gỡ bỏ những hạch cổ và hạch bẹn (những thứ này làm cho chuột có mùi hôi và tanh).
     Thịt chuột đồng chứa 23,6% protid, 1% lipid, 0,1% carbohydrat, 30mg% ca, 242mg% P, các vitamin; có vị ngọt, chát, tính hơi ấm, không độc, có tác dụng mạnh khí, ích tinh, hàn thương tích, giảm đau, liền xương. Thịt trắng sạch và mềm béo, ăn như thịt thỏ, được chế biến thành nhiều món ăn rất độc đáo ở từng địa phương nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Cuốn sách “Món lạ miền Nam” của nhà văn Vũ Bằng đã liệt thịt chuột đồng vào một trong những đặc sản số một của miền đất này. Đó là món ăn ngon, bổ và dễ kiếm.
       Theo kinh nghiệm dân gian, thịt chuột đồng được dùng chữa cơ thể suy nhược, cam tích trẻ em, hen suyễn, tê loại, các vết thương, vết bỏng, gãy xương, đau lưng, nhức mỏi. Lấy chuột đồng 1 con, bọc bằng đất sét, rồi đốt chín. Bỏ đất sét, lột da, bỏ lòng ruột chân, chỉ lấy thịt. Nấu thịt với ngũ vị tử và nước đậu sị, rồi ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Để chữa bụng trướng, thịt chuột đồng thái nhỏ, nấu với gạo tẻ và một củ hành thành cháo, ăn vào lúc đói.
      Nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại nấu thịt chuột đồng với rễ hà thủ ô và lá hoặc quả câu kỷ làm món ăn - vị thuốc độc đáo để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Cũng với tác dụng trên, người Khơ Mú đã nấu thịt chuột đồng với thịt lợn, gạo nếp và các loại gia vị như hồ tiêu, ớt, sả, hành tăm, muối trong ống nứa (như kiểu nấu cơm lam) thành món “lam choọc”, ăn đều đặn trong bữa cơm hằng ngày.
Chuột đồng bao tử: (Chuột con mới đẻ còn đỏ hỏn, chưa mở mắt). Lấy chuột bao tử rửa sạch bằng rượu, mổ bỏ lòng ruột, rồi ngâm rượu với một số vị thuốc bổ nguồn gốc thực vật như ba kích, đẳng sâm, câu kỷ... trong 2-3 tháng. Khi dùng, uống mỗi ngày hai chén nhỏ chia làm 2 lần trước bữa ăn. Thuốc bổ dưỡng cao cấp.
       Theo tài liệu nước ngoài, chuột đồng bao tử là món ăn đại tiệc “độc nhất vô nhị” và vị thuốc bổ thận vô song của Tây Thái Hậu ở Trung Quốc. Cách chế biến và cách dùng như sau: Chuột đồng con mới đẻ thuộc thế hệ thứ ba, chứa đầy chất bổ trong xương thịt, vì ông bà, bố mẹ của chúng đều được nuôi bằng thức ăn trộn với nhân sâm, nhung hươu và nhiều vị thuốc bổ quý khác. Đem chuột này nhúng vào dung dịch mật ong - sâm nhung và ăn sống.
       Chuột đồng bao tử sao tồn tính, tán bột, uống với nước nóng, mỗi lần 10g, chữa thở khò khè. Dùng nhiều ngày.
      Gan chuột đồng, 1 cái phối hợp với đậu đen 30-60g, trần bì 3g. Tất cả thái nhỏ, ninh nhừ bằng lửa nhỏ, rồi ăn nóng trong ngày. Thuốc bổ âm dưỡng máu, tăng cường khí huyết chữa cơ thể suy nhược, trẻ em cam tích.
      Ngoài ra, nước mật chuột đồng được dùng nhỏ tai, chữa ù tai. Phân chuột đồng 14 hạt và rễ hẹ 50g, sao cháy, sắc với 2 bát nước, còn nửa bát, bỏ bã, lại đun cho trào lên, rồi uống lúc nóng cho ra mồ hôi, chữa phạm phòng; nếu phối hợp với bồ hóng bếp (lượng bằng nhau) cho vào nồi, đốt lấy khói xông chữa lòi dom (Nam dược thần liệu).
DS. Đỗ Huy Bích

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Những lưu ý khi sử dụng cây Lô hội

    Do thấy nhiều loại mỹ phẩm sử dụng chiết xuất từ Lô hội, nên một số người đã tự cắt lá cây này ép lấy nước để bôi lên da vì cho rằng nó “nguyên chất” nên rất tốt, không ngờ làn da họ lại bị phồng đỏ.
Nước ép cùi lá cây Lô hội có tác dụng làm mềm da, chống viêm và kháng khuẩn, nhưng nước ép toàn lá lại có thêm chất nhựa nên không dùng làm đẹp được. Những trường hợp kể trên bị dị ứng là do dùng lá cây Lô hội không lột lớp vỏ ngoài. Gần đây, một số thầy thuốc cũng đã cảnh báo về việc lạm dụng nước Lô hội để giải khát. Theo L/y. Dương Thành Phát (TP HCM): “Nhiều loại thảo dược cũng có tác dụng phụ; những tác dụng phụ này có thể không biểu hiện ngay mà tiềm ẩn lâu dài”. Ông từng gặp một người cao tuổi bị rối loạn nhịp tim sau 1 tuần uống nước Lô hội với mục đích nhuận tràng đã dẫn đến bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch. Nhiều gia đình mua nước giải khát lô hội để sẵn trong tủ lạnh, nếu trẻ dùng nó để uống thay nước lọc thì rất tai hại, nhất là với những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Theo dược sỹ Bùi Kim Tùng (TP HCM): “Cây Lô hội còn gọi là Lưỡi hổ (tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis). Người ta thường bóc vỏ lấy cùi lá, ép lấy nước. Nước ép này có tính mát và nhuận tràng nhẹ, nhưng không ngọt và không an toàn bằng Sương sâm, Thạch…”
Lô hội có thành phần khác nhau tuỳ theo loài cây, nơi trồng và cách làm. Ngoài ra, nó còn có phản ứng tương tác với một số chất khác. Người bệnh tim tránh dùng nó vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim. Đông y xếp Lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thuỷ, dùng nhiều sẽ làm tổn thương tân dịch và chính khí.
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05 - 0,1g) giúp tiêu hoá vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh nhưng tác dụng chậm, gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Viên nhuận tràng chứa 0,08g bột Lô hội, dùng chữa táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan, yếu ruột. Trẻ em dưới 15 tuổi không dùng được.
Theo Từ điển Bách khoa dược học, liều 20 - 50mg bột nhựa khô Lô hội (tương đương 1 - 2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều 50 100mg (tương đương 2 - 5 lá tươi) giúp nhuận tràng, tẩy nhẹ; liều 300 - 500mg (tương đương 10 - 20 lá tươi) có tác dụng tẩy mạnh. Nhựa khô lô hội dùng liều cao có thể gây ngộ độc. Tài liệu này cũng lưu ý không dùng lô hội cho trẻ em.
BS. Xuân Lục - CTQ 29

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Cụ Lang Cần: Thần y hay dị nhân?

     Hàng trăm cử tọa nhiệt liệt vỗ tay đồng tình với đề xuất tôn danh Nhà văn hóa tâm linh Nguyễn Đức Cần là Thần y, là Dị nhân trong cuộc Tọa đàm khoa học lần thứ Hai về cụ, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 27-8-2011...

      Cuộc tọa đàm lần thứ nhất tổ chức ngày 22-11-2009 tại Hội trường Học viện Hành chính Quốc gia nhân kỉ niệm 100 năm sinh của cụ. Cuộc họp mặt lần đầu chủ yếu là con cháu của các ông bà, cha mẹ mang ơn cụ trong, ngoài nước và các nhà nghiên cứu còn ít thông tin nên nội dung bàn thảo chỉ xoay quanh tài danh chữa bệnh của cụ. Lần này, 2 năm sau, có nhiều kiến giải, như Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu nhận định: Cụ Nguyễn Đức Cần không chỉ để lại những ân tình sâu sắc trong lòng đông đảo người bệnh được cụ cứu sống mà quan trọng hơn là cụ đã để lại cho dân tộc ta sự nhận thức về sức mạnh kì lạ của tâm linh. Thành công của cụ, nếu được đi sâu tìm hiểu, có thể khẳng định tiềm năng vô tận của con người Việt Nam trước mọi thử thách của thiên tai địch họa, trước mọi sự khủng hoảng và rối ren của cả xã hội và thiên nhiên trong thời đại ngày nay.
Các dẫn liệu
Lão tướng Chu Phác (người ban đầu không tin cách chữa bệnh của cụ, cho là mê tín, sau khi nghiên cứu về cụ, càng ngày càng bị chinh phục, cuốn hút, đến nỗi có lần ông đã bị GS Vũ Khiêu phê bình dùng quá nhiều thời gian vào chuyện "mê tín". Trong hội thảo này, dưới anh linh cụ Nguyễn Đức Cần, một lần nữa ông đã xin rút những nhận xét vội vàng ngày xưa, dẫn ra nhiều chuyện thật sự là những bài học nóng bỏng cho hôm nay. Đó là, chuyện quả báo. Một "cậu ấm" con "quan cách mạng" chơi bời nghiện hút, xin tiền mãi, bố mẹ không cho, vác dao dọa chém. Công an đến, "máu con quan" càng hung. Anh công an rút súng dọa, chẳng may cướp cò... Tay chân quan xúi kiện. Em quan lên hỏi, cụ bảo: - "Gia đình bị quả báo nặng lắm, đáng lẽ phải đi mấy mạng người. Nay nó gánh cho rồi. Thôi...". Cả nhà nghe theo.
Chuyện nữa, bà vợ trẻ ốm liệt giường, chồng ngày đêm bên vợ chăm sóc. Nhờ cụ chữa khỏi bệnh. Đến lượt chồng ốm, vợ kêu bẩn, khó tính, bỏ mặc và còn muốn chồng "đi" cho nhẹ gánh. Cụ biết, gọi lên nói: - Nghĩ, mong thế là tội ác, quả báo đấy! Quả nhiên sau đó, chồng khỏe, vợ lại ốm, không dám lên xin cụ chữa. Cụ bảo: - Không biết sám hối, chết thôi...
Ông Nguyễn Quang Chiểu - Giám đốc Nhà máy cơ khí nông nghiệp nằm Bệnh viện Bạch Mai cắt 3/4 dạ dày, mổ mật, u ác di căn lên não, xin về lo hậu sự. Có người mách: còn nước còn tát, lên nhờ cửa cụ. Bệnh khỏi. Ông Giám đốc chở lên nhà biếu cụ chiếc máy phát điện. Cụ dứt khoát từ chối, cảm ơn, rồi nói với mọi người: - Mình ngồi quạt mát mà dân chịu nóng thì cứu được ai? Một bà bị ung thư lưỡi được cụ chữa khỏi, biếu cụ máy bơm, cụ bảo: - Cả làng gánh nước, tôi dùng máy bơm sao đành. Có khổ mới biết thương người khổ, dân nghèo...

      Giáo sư Tiến sĩ y khoa Đoàn Xuân Mượu từng đi nhiều nước nghiên cứu về các hiện tượng lạ chữa bệnh không dùng thuốc. Theo GS, "sự tồn tại trên đời này một số những nhà ngoại cảm chữa bệnh không dùng thuốc là ý của Trời". Giáo sư mượn tứ thơ của một Ẩn sĩ muốn cùng mọi người tưởng thưởng công đức cụ: Bốn phương độ thế âm vô lượng/ Ngàn dặm thành tâm khách hữu duyên/ San sẻ cho đời khang phúc thọ/ Trời Nam lưu mãi tiếng Chân Tiên.
     Thiếu tướng - nhà văn Hồ Phương dùng đủ lời cao đẹp để kính trọng tri ân vị ân nhân đã cứu nạn con gái yêu 4 tuổi của mình mà điều rất lạ là ân nhân không hề tiếp cận cháu, chỉ bảo: - Dăm hôm nữa cháu sẽ khỏi cái u thôi. Cứ về đi!...
    Nhà văn "vẽ" chân dung cụ: Một lão nông hiền hậu. Vị Thiền sư cao minh. Một con người cởi mở và mến khách. Một nhà ngoại cảm tài cao, đức lớn. Một nhà đạo đức đáng quý. Một Dị nhân ân đức...
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải trung thực, đầy dũng khí thà chịu kỉ luật (15 năm ra khỏi biên chế) chứ không chịu thừa nhận ý kiến cấp trên cho việc chữa bệnh của cụ Lang Cần là "mê tín dị đoan" hoặc dùng phép thôi miên phù thủy mà cơ quan y tế ngày ấy ấu trĩ ra lệnh cấm. Cả hội trường nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh "đáp nghĩa" ông. Sau ông Giác Hải, là Thiếu tướng Chu Phác, người nhiều năm dày công sức nghiên cứu, tôn vinh nhà ngoại cảm siêu phàm Nguyễn Đức Cần cũng được nhiệt liệt hoan nghênh.
Các phim, ảnh được nhà nghiên cứu Giác Hải sưu tập trình chiếu và thuyết minh là những tư liệu quý hiếm rất có sức thuyết phục. Đặc biệt, như có sự phù trợ của ân nhân, ông được một "quý nhân" trao tặng tập sấm "Trung Quốc nhị thiên niên di dự ngôn". Trong đó, "Sấm" đã tiên tri nhiều sự kiện xảy ra, nào Khải du thần khí chung vô dụng, tức là chiếc B52 rơi, trong bụng còn đầy bom, chưa có tên lửa, đạn pháo nào chạm đến máy bay mà tên giặc lái đã bật dù nhảy ra vì khi đến tọa độ Ba Đình thì đầu óc bị rối loạn. Hắn bị bắt đã khai vậy, nhà văn Hữu Mai có mặt ghi được, sau viết truyện. Cả Thủy biên hữu nữ... tức cô gái Ngọc Hà tưới hoa bên bờ hồ Hữu Tiệp, cạnh xác pháo đài bay B52. Nào Tam thập niên trung tử tôn kết. Nghĩa là 30 năm sau con cháu trung kiên sẽ tôn vinh thành tựu: - Là bây giờ đây (1983-2011) con cháu chúng ta tôn danh Người. Nào Bất tín kì tài sản Ngô Việt... Rằng khó tin ở đất Ngô đất Việt lại sản sinh được người kì tài?
Kì tài dùng vũ khí tâm linh như cụ Trưởng Cần hạ pháo đài bay Mỹ. "Hạ" thế nào, ông Hải bối rối hỏi cụ. Cụ nở nụ cười thông cảm: - Ông Hải, tôi có thể chữa cái đầu đang điên thành lành thì tôi càng dễ hơn làm cái đầu đang lành hóa điên chứ?
Cái thứ vũ khí lợi hại này Viện sĩ Liên Xô Kaznatchep đã nói tới trong cuộc chiến tranh tương lai và giới khoa học Âu Mỹ thì gọi là "siêu vũ khí" - Super Weapon. Bộ óc quân sự thiên tài - Đại danh tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu đã từng nói với Thiếu tướng Chu Phác rằng "biết đâu lĩnh vực ngoại cảm sẽ là khoa học tương lai, ai nắm được thì sẽ có sức mạnh đó sao"?
Thần y hay dị nhân?
    Chúng tôi đã mấy chục năm học hỏi, tập luyện, thực hành, có dăm bảy năm đi hướng dẫn dưỡng sinh chữa bệnh và viết bài về các môn pháp khí công, yoga, năng lượng sinh học, cảm xạ học... mới ngộ ra một điều, các sư phụ chỉ nêu rõ, rằng khả năng mở thiên nhãn, thiên nhĩ... cần một trong 4 điều kiện: bẩm sinh, tai nạn, tọa thiền và tập luyện. Không, như thế giỏi lắm mới đạt công năng có thể phóng chưởng công, chỉ công, miêu công, thần công, linh công, chứ chưa đạt quyền năng, là điều kiện "đủ" phải được yếu tố "thần linh" hỗ trợ. Trong thiên cổ kì thư "Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ" của tác giả thuộc "Bát tiên quá hải" ngay ở Chương Một đã viết: con người trong "Tam tài" Thiên Địa Nhân, ai cũng có "Thiên tâm". Song do "lục căn", "lục trần" tham dục, tâm không thanh thì Thiên tâm không khai mở, có chút thiên huệ chăng cũng chỉ nhất thời, đơn năng.
Cụ Nguyễn Đức Cần 13 năm tầm sư học đạo, khổ luyện nơi núi cao rừng thẳm, giữ trọn đời tâm nguyện cứu nhân độ thế, không tơ hào của ai một cái kim sợi chỉ mà nên "thần" như Phật. Nhưng cụ cười bảo với ông Hải: - Tôi không phải thánh hay chúa gì - sợ "câu rút" lắm... Chúng ta chỉ có một Đại đạo là Tổ quốc Việt Nam”. Thật là một siêu nhân đất Việt! Chỉ có điều nhân chưa hòa vì thời thế khi ấy, chúng ta không biết được: Cụ Lang Cần là ai trong tâm linh.
Chúng tôi đối chiếu, thường các "dị nhân" hay "thần y" cổ kim Đông Tây chỉ được "thần" giúp có mức độ, có thời gian và quyền năng về một mặt nào đó. Cụ Lang Cần khác hẳn: y đạo, y đức, y thuật xưa nay chưa có thần y nào tài đức thiên thần, thánh thiện như cụ.
Năm 2004, chúng tôi được mời lên Chùa Đồng Yên Tử (ông Nguyễn Mạnh Can trưởng đoàn) làm lễ triệt tiêu tác động ác xạ từ xa thì nhà ngoại cảm (xin giấu tên) cho hay, chỉ có Nhị Tổ Huyền Quang và nhà văn hóa Ngô Thì Nhậm biết rõ Vua Phật Trần Nhân Tông lui về Yên Tử để lo việc đời, vì Ngài nắm rõ bọn bành trướng Nguyên Mông rất sợ hồn thiêng sông núi và anh linh Tổ quốc Việt Nam. Điều này cụ Lang Cần đã nói rõ: bọn ngoại bang đe nẹt thôi, không dám đánh Hà Nội đâu (năm 1979).
Do vậy, cử tọa cuộc tọa đàm đều nhiệt liệt vỗ tay khi chúng tôi đề nghị tôn danh cụ Nguyễn Đức Cần là Thần y - Nhà tâm linh tinh thông việc Đất- Trời. (Sự vinh danh này thuộc tín ngưỡng dân gian, nhiều dân tộc có thần y riêng của mình). Mọi người tham gia tọa đàm nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương sẽ tôn tạo mở rộng Lăng mộ cụ có biển đề:
Thần y - nhà tâm linh Nguyễn Đức Cần mãi mãi ở bên cạnh chúng ta
(1909 - 1983)
      Ngoài ra, cuộc hội thảo còn vạch ra thực trạng vàng thau lẫn lộn giữa những người thực sự có khả năng công tâm chân chính với một số cá nhân, tổ chức tâm linh, ngoại cảm giả danh, biến chất; thậm chí, cả những tên tay sai quá khích phục vụ nhu cầu chính trị cản trở công việc vì lợi ích chung...
Trịnh Tố Long
Theo báo Người cao tuổi

Tổng số lượt xem trang