ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.
Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh.
Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi...

Không nên pha chung hai vị thuốc
      Theo đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.
          Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.
Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.
Phải rất thận trọng khi dùng
       Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
        Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
      Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu... một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.
         Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
       Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Sài Gòn tiếp thị

Chữa đau buồng trứng và dạ con và trẻ em ít ngủ

Chữa đau buồng trứng và dạ con và trẻ em ít ngủ
Công thức :
Cây thảo quyết minh
Cách chế và dùng:
Thái nhỏ, phơi khô, sắc uống hàng ngày, uống thay nước chè vối.
Kiêng kỵ:
Kiêng ăn mẻ, cua ,ốc, thịt chó, trâu, bò, vịt.
Kết quả:
Đã chữa nhiều người khỏi...
Bài thuốc của mế Lịch, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình
( Nguồn: trích từ sách “Kinh nghiệm bí truyền của các ông lang, bà mế miền núi)
---------------------------------------------------------------------

Trong Đông y thường sử dụng hạt cây Thảo quyết minh để làm thuốc. Ở  đây độc đáo ở chỗ mế Lịch lại sử dụng cây Thảo quyêt minh để làm thuốc
                                               
Theo Đông Y:
   Hạt Thảo quyết minh có tác dụng:
       

  •   Thanh can, ích thận, minh mục. Do có chất antragluocozit, thuốc có tác dụng tăng sự co bóp của  
        ruột ( thông tiện) mà không gây đau bụng.



Cây Thảo quyết minh

  • Có tác dụng diệt khuẩn.
  • Thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hạ áp.

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Chữa bệnh đau mắt có mộng thịt đỏ
và chữa bệnh mặt đỏ, ngứa sưng( xích du phong)
                      Vương Văn Liêu sưu tầm

        Xin giới thiệu với bạn đọc bài thuốc bí truyền đơn giản chữa đau mắt đỏ, có mộng thịt và bệnh ngứa mặt sưng đỏ sau đây của Mế Lịch người Dân tộc ở Hòa Bình.


Công thức:
Cây cỏ xước tía lượng vừa đủ.

Cách chế và dùng:
a) Đau mắt có mộng thịt đỏ:
Rửa sạch, giã nhỏ, buộc vào đầu ngón tay đeo nhẫn bên cạnh ngón tay út. Đắp mỗi ngày 1 lần.
b) Mặt sưng đỏ và lở ngứa:
Lá giã nhỏ vắt lây nước, dùng bông tẩm nước thuốc, bôi vào chỗ lở ngứa. Bôi nước thuốc càng nhiều lần càng chóng khỏi.
Kiêng kỵ:
Kiêng ăn tôm,cua,ốc,mẻ, thịt trâu, thịt bò, thịt chó.

Kết quả: Bài thuốc này đã chữa cho hàng trăm người khỏi bệnh
              Đây là bài thuốc bí truyền của mế Lịch ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
( Trích từ sách Kinh nghiệm bí truyền của các ông lang, bà mế miền núi)
-------------

Cỏ xước
Tính vị, tác dụng:
Cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Người ta đã biết là chất saponin trong rễ có tác dụng phá huyết và làm vón albumin. Cỏ xước còn có tác dụng chống viêm tốt ở cả giai đoạn mạn tính và cấp tính. Ở Ấn Ðộ người ta cho rằng cây có tính lọc máu, lợi tiểu, nước sắc rễ làm săn da, hạt gây nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngọn và lá non vò kỹ, thái nhỏ, chần qua nước sôi, có thể xào hay nấu canh. Còn rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:
 1. Cảm mạo phát sốt, sổ mũi;
 2. Sốt rét, lỵ;
 3. Viêm màng tai, quai bị;
 4. Thấp khớp ;
 5. Viêm thận phù thũng;
 6. Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt;
 7. Ðau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều;
 8. Ðòn ngã tổn thương.
Liều dùng: 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Cháo muối-thuốc chữa tiêu chảy rất công hiệu

Cháo muối-thuốc chữa tiêu chảy rất công hiệu
Cách làm:
Cháo loãng, 1% muối,gừng tươi( 1bát cháo loãng, 3 gram muối, 2 gram gừng tươi giã nát).
  Người lớn mỗi lần 1 bát, ngày 3-4 lần. Trẻ em mỗi lần ½ bát, ngày 3-4 lần.
    Cháo muối có tác dụng trị tiêu chảy rất tốt, vì glucid của gạo giúp phục hồi nước trong cơ thể nhanh hơn glucose; tinh bột gạo giúp cho phân chóng thành khuôn hơn glucose; gừng vàng giúp cơ thể hồi dương thông mạch, sát khuẩn đường tiêu hóa.
Có thể dùng cho trẻ em 6 tháng tuổi trở lên.

Dược sĩ Trần Xuân Thuyết

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Bí Đỏ: Món ăn bình dân mang giá trị dinh dưỡng đặc biệt

Bí Đỏ: Món ăn bình dân mang giá trị dinh dưỡng đặc biệt




Bí Đỏ là một loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy. người Nhật Bản luôn coi nó là một trong những món ăn trường sinh bất lão bên cạnh hải sản, tảo biển, rau sống, trứng và đậu nành.
Thịt quả bổ dưỡng

Thịt bí Đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, đóng vai trò quan trọng cho thị giác, tăng trưởng xương và sự sinh sản, tham dự vào sự tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch và góp phần dinh dưỡng, bảo vệ cho da.

Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, ma giê, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Đây cũng là thực phẩm cần cho những ai sợ mập vì 100g bí đỏ chỉ cung cấp 26 calo và không chứa chất béo.

Trong bí Đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic, đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Bí Đỏ được xem là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống ôxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em. Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Hạt bí Đỏ không chỉ là phương tiện “giải sầu” trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán. Nó cũng chứa nhiều vitaminh, chất khoáng cùng những amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Hạt bí Đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Hạt bí Đỏ giàu vi chất

Magiê: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.

Acid linoleique (omega6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.

Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.

Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo các chất thuộc hệ di truyền, là thành phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo nên thăng bằng acid-baz của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm nguy cơ sạn thận.

Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trường của thai nhi.

Theo Đại đoàn kết
---------------------------------------------
Lưu ý: Thịt quả bí Đỏ ăn thường xuyên giảm được U xơ tuyến tiền liệt; Có người bị U xơ tuyến tiền liệt tương đối to, kiên trì ăn bí Đỏ( kể cả để sống, ăn như ăn Đu Đủ), gần một năm sau đi xét nghiệm, U xơ biến mất.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Gội đầu cũng cần đúng cách

Gội đầu cũng cần đúng cách

      Gội đầu là cách thức đơn giản để chăm sóc cho mái tóc luôn được sạch đẹp. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất khi chăm sóc tóc, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau.
Bao lâu gội đầu là hợp lý?

Tần số gội đầu phụ thuộc cơ bản vào 2 yếu tố: loại tóc và môi trường làm việc. Ví như: mùa hè nên gội đầu 2 lần/ tuần. Tóc dầu gội khoảng 2 - 3 lần/ tuần hoặc nhiều hơn.

Tuy nhiên, tốt nhất là nên nghe theo cảm giác của bản thân. Nếu tóc bết lại và thiếu sức sống, da đầu ngứa, đó là lúc bạn nên gội đầu.

Nói chung, gội đầu thường xuyên không hại nhiều cho tóc và không làm hỏng tóc. Tuy nhiên, đối với tóc khô gội đầu hằng ngày có thể làm cho tóc bị gẫy.

Các bước chăm sóc tóc:

- Làm ẩm tóc bằng nước nóng.

- Đổ dầu gội đầu vào tay trái, xoa dầu gội bằng lòng bàn tay cho đến khi có bọt.

- Xoa bọt lên đỉnh đầu và mát xa đầu bằng ngón tay. Xoa đều dầu gội lên tóc.

- Đừng quên xoa dầu gội vào phần trán và thái dương, vì đây là phần bẩn nhất. Gội đầu không quá 2 phút, rồi xả tóc bằng nước lạnh

- Tuỳ theo độ dài và độ dày của tóc, có thể lặp lại phương pháp gội đầu này đối với phần tóc còn lại.

- Nên sử dụng một lượng dầu gội đầu vừa đủ. Nếu tóc dầu và bẩn, lượng dầu gội đầu cần dùng nhiều hơn gấp đôi.

Một số lời khuyên để có kết quả tốt hơn:

- Trước khi gội đầu, nên mát xa bằng tinh dầu khoảng 10 - 15 phút. Không gội sạch tinh dầu ngay sau khi mát xa, vì khi tinh dầu thấm vào da đầu, nó kích thích cho máu lưu thông và làm nóng đầu. Tốt nhất là đợi khoảng 1 hoặc 2 giờ rồi mới xả nước.

- Không nên cho trực tiếp dầu gội lên đầu, vì điều đó rất có hại. Cần phải làm ẩm tóc, cho dầu gội vào tay trái và xoa đều dầu gội khắp đầu, dùng tay phải mát xa da đầu và tóc. Hãy làm cho dầu gội sủi bọt trước khi tiếp xúc với da đầu, xả thật nhiều nước cho sạch dầu gội.

- Nhiệt độ của nước khi gội đầu cần phải thay đổi. Đầu tiên dùng nước nóng, kết thúc dùng nước mát hoặc lạnh. Nước lạnh sẽ làm các lỗ chân lông đóng lại, mang đến cho tóc sự bóng mượt tự nhiên.

- Không nên lau khô đầu bằng khăn mặt, tóc bạn sẽ bị gẫy và rối tung lên. Nêu ủ tóc trong khăn mặt khoảng 10 phút.

- Chải tóc bằng lược có răng thưa và to.

- Không nên chải tóc khi còn ẩm, tóc sẽ bị hỏng và có hại cho da đầu. Khi gỡ rối tóc phải gỡ từ từ, bắt đầu từ đầu tóc đến gốc tóc.

Hường Anh
Theo ladyinfo
(Nguồn Dân Trí_

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ chuối hột

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
 từ chuối hột


Ngoài giá trị về kinh tế, chuối hột còn là cây thuốc có những công dụng chữa bệnh.
Theo y học cổ truyền, quả chuối có vị ngọt, tính hàn, nhuận tràng, thường dùng để trị các chứng phiền khát, sốt nóng, mụn nhọt... Ngoài ra, những bộ phận khác của cây chuối hột có tác dụng điều trị bệnh.

 Lương y Lê Ngọc Vân (Ninh Thuận) sưu tầm trong dân gian nhiều bài thuốc từ chuối hột chữa trị các chứng bệnh sỏi thận, viêm loét dạ dày, trẻ em táo bón... rất hiệu quả.
 Chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang:
     Chọn cây chuối hột xanh tốt, cắt bỏ phần ngọn, sau đó khoét một lỗ rỗng to ở giữa thân cây, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc, thân cây tiết ra) một chén để uống; hoặc: dùng trái chuối hột chín chà đãi lấy hột, phơi khô và tán mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng cà phê với nước lọc. Dùng kiên trì trong nhiều ngày căn bệnh sẽ thuyên giảm.
Trị bệnh viêm loét dạ dày:
      Trái chuối hột già xắt mỏng, đem phơi khô, sau đó tán thành bột, uống mỗi lần 2 muỗng cà phê, trước bữa ăn, ngày 3 lần. Uống liên tục trong một tháng sẽ đem lại kết quả cao.
Khi bị đau răng:
  Đào lấy củ chuối hột giã nát, sau đó cho thêm một chút phèn chua và muối ăn, vắt lấy nước cốt đủ để ngậm từ 3 - 5 lần trong ngày. Ngậm liên tục trong 3 ngày liền sẽ hết đau răng. Trẻ em bị táo bón: một hoặc hai trái chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa than, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn, lấy ra để nguội và cho trẻ ăn, chừng 10 - 20 phút sẽ đi tiêu dễ dàng. 
T.Nhân

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa,cứng vai, mất ngủ

Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa,cứng vai, mất ngủ
Cứng vai
Stiff Shoulder can be treated effectively by stimulating “Herku”, and “neck point”.
Có thể tác động rất hiệu quả bằng cách bấm “Herku”, và huyệt cổ ( “neck point”).




















Đau đầu
Headache may occur at various areas of the head. We can stimulate the points that control the pain areas respectively!
Đau đầu có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên đầu. Chúng ta có thể bấm các huyệt mà kiểm soát các vùng riêng biệt.























Đau lưng, đau thần kinh tọa
For muscle or tendon sprain, acute back sprain we can use “Yau tui point” and Sciatica point
Đau lưng, cơ, dãn dây chằng chúng ta có thể bấm huyệt “Yau tui point” và Sciatica point




















Nguồn: tư liệu do Đinh Thị Minh Hiền cung cấp

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Trò chuyện với Não

Trò chuyện với Não





Cái tựa nghe chừng có vẻ “sốc”, phải không các bạn ?! Đây là một khám phá mới nhất về năng lực của NÃO. Trong buổi họp CLB DC vừa qua, Thầy BÙI QUỐC CHÂU có triển khai đề tài này. Cách chữa bịnh đơn giản là nói với hệ thần kinh của mình.Bạn sẽ gửi đề nghị của mình lên NÃO để chính năng lực của NÃO sẽ tác động lên chỗ đau, nơi mình muốn chữa bịnh. Các học viên áp dụng đều có kết quả tốt.

Đã từ lâu, tôi thường tự nói chuyện với mình (Độc thoại) từ khi mới 13 tuổi, liên tục cho tới bây giờ.Những lúc buồn nhất, biết chia sẻ cùng ai đây?! Và rồi ai hiểu được mình! Thế là tôi miên man độc thoại với chính mình. Có những ước mơ nho nhỏ, tích tụ trong tâm trí lâu ngày nhưng không biết đến bao giờ mới thành hiện thực và khi ta thực hiện được chính là sự truyền dẫn thông tin lên NÃO mà ta đâu hay biết.Nhưng còn chữa bịnh thì sao ? Cho đến khi tôi tiếp xúc với phương pháp Diện Chẩn, được Thầy CHÂU hướng dẫn đưa thông tin, yêu cầu NÃO thực hiện chữa bịnh theo ý muốn…

Tôi bắt đầu làm theo suy nghĩ của mình.Trước tiên gửi một thông điệp lên NÃO ngắn gọn: “ MUỐN TAN MỠ BỤNG, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC NHĂN DA. CHUYỂN HẾT MỠ LÊN VÒNG SỐ 1 !”

Tôi nói trong lúc tắm sáng và chiều. Ngày 2 lần, không lặp đi lặp lại. Nói trong nhiều ngày liên tiếp, đến khi nào cảm thấy vừa ý với số đo lý tưởng thì ngưng.
Sau 1 tuần, kiểm tra lại:.Tôi giảm được 8 cm cho vòng eo.Tăng 2 cm cho vòng ngực.
- vòng eo: 73 – 65 = 8 cm (giảm 8 cm)
- vòng ngực: 78 + 2 cm = 80 cm (tăng 2 cm)
Quá tuyệt vời !!.Trong thời gian đó tôi vẫn ăn thoải mái vì đang muốn tăng vài cân.
Cùng lúc đó, tôi gửi “email” lên “NÃO” của con trai, (đọc thầm không cho nó biết), để NÃO của nó tự điều chỉnh vòng bụng cho nó. Kết quả bất ngờ luôn, xẹp bụng thấy rõ.

Trước đó khá lâu, chiều nào hai mẹ con cũng chịu khó đi bộ tập thể dục.Đã không giảm cân mà còn tăng vòng bụng lên 2 cm vì mệt, đói bụng, ăn nhiều, đành bỏ cuộc.thôi!

Kỹ thuật này quá đơn giản, tuyệt vời. Đâu cần tới mỹ viện nếu thích hợp với mình.
Còn một cách nữa mà các bạn có thể làm là NIỆM DANH Thầy BÙI QUỐC CHÂU. Bạn tự nhủ: ”Thầy Châu ơi, giúp em làm tan mỡ bụng !”. .Lập tức, thông tin đó được truyền lên NÃO, kèm theo năng lượng của Thầy chuyển đến, giúp bạn có được kết quả như ý, thật may mắn và bất ngờ cho bạn.đấy!

Tôi biết bạn sẽ rất ngạc nhiên và cho rằng điều này khó mà tin.nổi. Bạn đâu biết rằng con người hiện nay chỉ mới khám phá được hơn 10 % bí mật của NÃO BỘ. Khi bạn lắc đầu từ chối một phương pháp mà người khác đã thành công, tức là bạn không cho mình một cơ hội để thử nghiệm, bạn sẽ chẳng nhận được gì hết!

Từ khi hiểu được sự quan trọng của NÃO, tôi không bao giờ dám đưa một thông tin xấu nào lên đó. Cho dù cuộc đời có thật nhiều nỗi lo âu, bệnh, tật, phải đối mặt với sự sống và cái chết cận kề. Tôi vẫn phải mỉm cười và nói với NÃO rằng: “Hãy giúp tôi vượt qua tất cả. Con đường phía trước còn dài lắm.Thêm nghị lực cho tôi với !”. Tôi luôn nói những điều tôi muốn, còn những gì không thích, thì không đưa lên NÃO.Từ đó, tôi bắt đầu cuộc hành trình nhưng tôi tin rằng sự thành công sẽ không còn bao xa.

Tôi luôn chọn cho mình những điều đơn giản nhất, để cho NÃO được bình yên. Càng đơn giản bao nhiêu thì càng hạnh phúc bấy nhiêu.

Có điều, xin lưu ý với các bạn, việc trò chuyện với NÃO không phải là một hình thức Tự Kỷ ám thị ( Methode COUÉ, áp dụng trong tâm lý trị liệu) vì khi sử dụng hình thức Tự Kỷ ám thị, chúng ta chỉ nói một cách chung chung với chính mình qua cách lập lại rất nhiều lần điều mong muốn của mình ( VD: Bạn muốn hết đau đầu gối, bạn sẽ tự nhủ : Tôi mạnh khỏe, tôi hết đau đầu gối … với các bệnh khác cũng tương tự như thế ). Điều này khác với kỹ thuật Trò chuyện với NÃO (một trong những Huyền Công của Phương pháp Diện Chẩn), ở chỗ là Tự Kỷ Ám Thị không nói chuyện trực tiếp với NÃO, chỉ là sự tự nhủ chung chung. Trong khi việc trò chuyện với NÃO là chúng ta coi NÃO như một chủ thể hữu hình giống như các bộ phận khác của con người, như bao tử, đầu gối, tim, gan… mà Thầy Châu cũng đã từng hướng dẫn HV nói chuyện với các bộ phận bị bệnh, chứ không phải chỉ riêng nói chuyện với NÃO. Trong thực tế thì các bạn HV Diện Chẩn của chúng tôi cũng đã từng làm được và thành công như tôi vậy.

Sắp tới, bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi đọc trong bài viết “VƯỜN HOA YÊU THƯƠNG”. Bích Hà cắt một cành bông hồng bị gẫy, (không nỡ quăng đi) khoảng hơn 1 tấc, đem cắm xuống đất rồi nói lời yêu thương , 2 tuần sau nó đâm chồi, mọc nhánh rất nhanh, dài hơn cái thân của nó nữa. Một kỹ thuật quá đơn giản, tuyệt vời, tưởng chừng như phép mầu,.chỉ có trong Diện Chẩn mà thôi !!

Ước nguyện lớn nhất của GS.TSKH BÙI QUỐC CHÂU là muốn giúp đỡ mọi người được khỏi bệnh, được hạnh phúc, được tự do, được trí huệ, được xinh đẹp, trẻ mãi không già. Khi mọi người đạt được những điều kể trên thì hạ giới này sẽ trở thành thiên đàng.
Bạn hãy tự cho mình một cơ hội và làm thử đi nhé.
Bạn tin bao nhiêu % thì bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu !
Niềm tin luôn chiến thắng.

Đây là một bước đột phá mới nhất về cách trị bệnh trong phương pháp Diện Chẩn mà Thầy BÙI QUỐC CHÂU luôn sáng tạo, tìm tòi để giúp con người cải thiện được sức khỏe, sắc đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân loại đang đối diện với nhiều bệnh tật do cách sinh hoạt, ăn uống , lạm dụng thuốc (nhất là thuốc Tây, vì đa số làm bằng hóa dược) và lối sống căng thẳng trong xã hội hiện nay. Có thể nói, Diện Chẩn là một phương pháp đơn giản nhất, đa năng, hoàn hảo , tự nhiên và… Trên cả tuyệt vời ! với những kỹ thuật mới, ngày càng giúp cho con người có khả năng tự làm chủ chính bản thân mình và giúp đỡ những người chung quanh.

Các bạn nam khi áp dụng phương pháp TRÒ CHUYỆN VỚI NÃO, nhớ đừng đưa thông tin chuyển mỡ bụng lên vòng số 1 như các bạn nữ nhé. Sẽ nguy to vì : Bạn tự chuyển hệ cho mình đó !!

Tôi đang thử nghiệm gửi thông điệp (âm thầm) chữa bịnh cho người thân cùng bạn bè.lên NÃO của họ. (Trị bịnh, trị mụn trứng cá, mụn bọc trên khuôn mặt sau khi đi mỹ viện, tốn khá tiền mà không hiệu quả…).Tôi cũng nói với NÃO để điều chỉnh cho da mặt của mình, xóa bớt dấu chân chim.Nếu được như ý, hạnh phúc biết chừng nào. Khỏi tốn tiền mà không mất thời gian.

Cũng mong các bậc phụ huynh bớt cằn nhằn con cái. Cứ âm thầm gửi thông điệp lên NÃO của chúng và thầm nói phác đồ yêu thương ( đọc Huyệt 26 – 60 trên đồ hình Diện Chẩn) trong khi tâm tư hướng về con mình. Bạn sẽ thấy chúng ngoan hơn, học hành khá hơn. Đó là sự thành công của tôi hôm nay, xin chuyển đến các bạn cùng hưởng ứng nhé.


Theo Lê Thị Bích Hà
Email: lethibichha2007@yahoo.com
(Nguồn dienchan.com)

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Hãy cùng nhau đọc lại Hịch Tướng sỹ

Hãy cùng nhau đọc lại Hịch Tướng sỹ

Bản dịch của Huệ Chi

Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."


Chú thích



• Kỷ Tín: tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Khi Lưu Bang bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Kỷ Tín giả làm Hán Cao Tổ ra hàng, bị Hạng Vũ thiêu chết. Hán Cao Tổ nhờ thế mới thoát được.

• Do Vu: tướng của Sở Chiêu Vương thời Xuân Thu. Theo Tả Truyện, Sở Chiêu Vương bị nước Ngô đánh phải lánh sang phương Ðông, một đêm bị cướp vây đánh. Do Vu đã chìa lưng ra đỡ giáo cho vua mình.

• Dự Nhượng: gia thần của Trí Bá thời Chiến Quốc. Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, Dự Nhượng bèn nuốt than cho khác giọng đi, giả làm hành khất, mưu giết Tương Tử để báo thù cho chủ.

• Thân Khoái: quan giữ ao cá của Tề Trang Công thời Xuân Thu. Trang Công bị Thôi Trữ giết, Thân Khoái bèn chết theo chủ.

• Kính Ðức: tức Uất Trì Cung đời Ðường. Khi Ðường Thái Tông (bấy giờ còn là Tần Vương Lý Thế Dân) bị Vương Thế Sung vây, ông đã lấy mình che chở, hộ vệ cho Thái Tông chạy thoát.

• Cảo Khanh: họ Nhan, một bề tôi trung của nhà Ðường. Khi An Lộc Sơn nổi loạn, đánh đuổi Ðường Huyền Tông và Dương Quý Phi, ông đã cả gan chưởi mắng An Lộc Sơn và bị cắt lưỡi.

• Vương Công Kiên: tướng tài nhà Tống, giữ Hợp Châu, lãnh đạo quân dân Tống cầm cự với quân Mông Cổ do Mông Kha chỉ huy ở núi Ðiếu Ngư suốt bốn tháng trời. Mông Kha cuối cùng bị loạn tên chết, quân Mông Cổ đành phải rút lui.

• Ðiếu Ngư: tên ngọn núi hiểm trở ở Tứ Xuyên, ba mặt nhìn xuống sông. Ðời Tống, Dư Giới đắp thành ở đó.

• Mông Kha: tức Mongka, anh của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, làm Ðại Hãn Mông Cổ từ năm 1251. Mông Kha trực tiếp chỉ huy cuộc viễn chinh sang Trung Quốc và các nước phía Ðông. Ông bị tử trận năm 1259 dưới chân thành Ðiếu Ngư trong cuộc vây hãm đội quân Tống do Vương Công Kiên chỉ huy.

• Cốt Ðãi Ngột Lang: tức Uriyangqadai, tướng giỏi của Mông Cổ, con của viên tướng nổi tiếng Subutai. Cốt Ðãi Ngột Lang nhận lệnh của Mông Kha, cùng Hốt Tất Liệt đánh chiếm nước Nam Chiếu. Cốt Ðãi Ngột Lang cũng là viên tướng chỉ huy đạo quân Mông Cổ xâm lược Ðại Việt lần thứ nhất (1258).

• Xích Tu Tư: chép Xích theo Hoàng Việt Văn Tuyển. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép Cân. Hai chữ gần giống nhau, không biết quyển nào chép nhầm. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nói gì về viên tướng này, và việc khôi phục lại tên Mông Cổ từ Hán tự cũng không phải là chuyện đơn giản.

• Nam Chiếu: nước nhỏ nằm ở khoảng giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam ngày nay; thủ đô là Ðại Lý, thuộc Vân Nam.

• Hốt Tất Liệt: tức Qubilai, em ruột và là tướng của Mông Kha. Sau khi Mông Kha tử trận ở Ðiếu Ngư, Hốt Tất Liệt tự xưng làm Ðại Hãn ở Khai Bình, khiến xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngôi báu với em ruột là Ariq-Buka. Năm 1264, Ariq-Buka đầu hàng, Hốt Tất Liệt bèn dời đô về Yên Kinh (tức Bắc Kinh ngày nay), xưng Nguyên Thế Tổ, lập nên nhà Nguyên.

• Vân Nam Vương: tức Hugaci hay Thoát Hoan, con ruột Hốt Tất Liệt, được phong làm Vân Nam Vương năm 1267 với nhiệm vụ khống chế các dân tộc thiểu số vùng này cũng như mở rộng biên cương nhà Nguyên về phía Nam. Thoát Hoan là người chỉ huy quân Nguyên xâm lược Ðại Việt lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288.
• Nghìn thây ta bọc trong da ngựa: điển tích lấy từ câu nói của viên tướng khét tiếng Mã Viện đời Hán chép trong Hậu Hán Thư (Ðại trượng phu dương tử ư cương trường, dĩ mã cách khỏa thi nhĩ: Bậc đại trượng phu nên chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc thây.)

• Thái thường: tên loại nhạc triều đình dùng trong những buổi tế lễ quan trọng ở tông miếu. Bấy giờ là thời kỳ ngoại giao căng thẳng giữa ta và quân Nguyên, trong những buổi yến tiệc tiếp sứ Nguyên, triều đình nhà Trần nhiều khi phải buộc dùng đến nhạc thái thường để mua vui cho sứ giả. Trần Quốc Tuấn xem đó là một điều nhục nhã.

• Thái ấp: phần đất vua Trần phong cho các vương hầu.

• Ðặt mồi lửa dưới đống củi nỏ: từ câu văn trong Hán Thư (phù bão hỏa, thố chi tích tân chi hạ nhi tẩm kỳ thượng, hỏa vị cập nhiên nhân vị chi an. Ôm mồi lửa, đặt dưới đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn cho là yên.)

• Kiềng canh nóng mà thổi rau nguội: xuất xứ từ một câu văn trong Sở Từ trừng ư canh nhi xuy tê hề. Người bị bỏng vì canh nóng, trong lòng đã e sợ sẵn, dù gặp rau nguội đi nữa, cũng vẫn thổi như thường.

• Bàng Mông: danh tướng đời nhà Hạ, có tài bắn cung trăm phát trăm trúng.

• Hậu Nghệ: một nhân vật bắn cung giỏi nữa trong thần thoại Trung Quốc.

• Cảo Nhai: nơi trú ngụ của các vua chư hầu khi vào chầu vua Hán ở Trường An.

• Mãi mãi vững bền: nguyên văn chữ Hán là vĩnh vi thanh chiên. Sách Thế Thuyết chép chuyện Vương Tử Kính đêm nằm ngủ thấy bọn trộm vào nhà sạch sành sanh vét mọi vật. Ông từ tốn bảo chúng rằng: cái nệm xanh (thanh chiên) này là đồ cũ của nhà ta, các ngươi làm ơn để lại. Tác giả dùng điển tích này để chỉ những của cải được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

• Binh Thư Yếu Lược: tức Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược, nay đã thất truyền. Tác phẩm với đầu đề tương tự được lưu truyền hiện nay không phải là văn bản thực thụ, trong đó có vài đoạn chép các trận đánh thời Lê Nguyễn sau này.

• Dẹp yên nghịch tặc: nguyên văn chữ Hán là bình lỗ chi hậụ Các dịch giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đoán Bình Lỗ là tên đất ở đâu đó vùng Phù Lỗ thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay. Ở đây, chúng tôi theo Ngô Tất Tố và Phan Kế Bính dịch thoát là bình định nghịch tặc nói chung.

Cây ráy chữa bệnh

Cây ráy chữa bệnh


                                                                    Cây Ráy

Ráy là loại cây mềm trông giống như cây mùng hoặc cây khoai sáp, thân hình bẹ cao 0,3 - 1,4m nhưng phía dưới bò trên đứng, lá to hình tim, cuống lá to dài 30-60cm, mọc hoang ở rừng, bờ khe suối, củ có vỏ màu vàng nâu, nếu cắt củ ra chà vào da ngứa không chịu nổi.
Tài liệu cổ coi củ ráy có vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
- Chữa bệnh thống phong (gout): trong nhân dân người ta dùng củ ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô (nếu dùng tươi phải ngâm lâu trong nước), sao vàng, lấy khoảng 50g. Quả chuối hột chín thái mỏng, sao vàng 30g. Cho cả hai thứ vào 1 bát nước sắc uống. Dùng như vậy liên tục hàng tháng, bệnh thống phong sẽ không tái phát.
- Chữa trị cảm hàn: Người sốt cao, lấy củ ráy tươi cắt đôi chà thử vào mu bàn tay, nếu không ngứa thì dùng nửa củ đó chà khắp xương sống và chà khắp lưng. Còn một nửa thái mỏng đun với nước thật sôi, uống lấy 1 bát. Làm khoảng 5 lần như vậy bệnh sẽ khỏi.
- Đi rừng nhỡ chạm phải lá han gây ngứa tấy, cắt lấy nửa củ ráy chà vào chỗ ngứa do lá han, sẽ khỏi.
- Chữa chàm (eczema): Lấy một củ ráy khoét lõm thành cái nồi. Bắt 1 con bọ hung đem nướng cháy thành than, nghiền thành bột, và dùng 10g diêm sinh nghiền nhỏ, trộn lẫn vào bột bọ hung tán. Lấy 1 chén dầu lạc đổ vào “nồi” củ ráy khoét lõm, bắc lên bếp (đặt trên miếng nhôm hoặc sắt) đun cho dầu sôi lên. Đổ hỗn hợp bột nói trên vào “nồi” củ ráy khuấy đều khoảng 15 phút, bắc xuống để nguội. Dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp trên bôi vào chỗ bị chàm, bôi đều từ ngoài vào trong mỗi ngày một lần, cho đến khi khỏi. Thông thường bôi 5 ngày là khỏi.

BS. Vũ Nguyên Khiết

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

Món ăn - Bài thuốc dành cho người hay ngủ mê

Món ăn - Bài thuốc dành cho người hay ngủ mê

       Những người đêm ngủ hay mê theo đông y là “Tâm tàng thần, chủ thần chí” nên xảy ra hiện tượng ngủ mê nói sảng. Như vậy là bệnh chứng có quan hệ tới tạng tâm thuộc phạm trù chính xung do rối loạn nhịp tim hoặc do tâm thận bất giao (thủy hỏa vị tế), cần chú ý bồi bổ các loại thuốc có công hiệu bổ huyết, an thần. Về ăn uống bình thường phải bảo đảm đủ dinh dưỡng, vì vậy thức ăn cần phong phú. Thường xuyên ăn thanh đạm bằng các loại rau tươi, hoa quả như rau cải trắng, rau chân vịt, rau cần, bí đao, táo, quýt... Lưu ý ăn các thức có tác dụng trị mất ngủ như hạt sen, nhãn, bách hợp, táo nhân, hồ đào, vừng... Tuy nhiên chú ý các thức ăn cần phải mềm nhừ, dễ tiêu và không nên ăn trước khi ngủ. Tránh ăn các thức gây kích thích như ớt, hành, hẹ, tỏi, rượu, các thức béo ngậy, xào, rán, nướng...
Sau đây là một số món ăn bài thuốc có công hiệu trị chứng bệnh khi ngủ hay mê, xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Bài 1: Nhân sâm 4g, đương quy 16g, bạch thược 16g, ngũ vị tử 4g, táo nhân 20g, mạch môn đông 20g, bạch truật 16g, bối mẫu 6g, liên tâm 8g, lạc tiên 20g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy 3 lần nước cô đặc lại), chia 3 lần uống.
Bài 2: Thục địa 20g, sơn thù 12g, nhân sâm 6g, đương quy 16g, táo nhân 12g, bạch giới tử 12g, mạch môn đông 16g, nhục quế 2g, hoàng liên 8g. Sắc uống ngày 1 thang (sắc 2-3 lần lấy nước cho chung cô đặc lại còn 1,5 bát), chia 3-4 lần uống.
Bài 3: Cùi nhãn 15g, táo nhân chua 6g. Sắc uống ngày 1 thang, 1lần.
Bài 4: Ngọc trúc sâm 20g, tim lợn 200g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, một lần uống.
Bài 5: Ngũ vị tử 9g, bách tử nhân 9g, phục thần 12g. Sắc lấy nước bỏ bã và cho vào 30g mật ong và chia 2 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 6: Hạnh đào nhân 10g, vừng đen 10g, bầu dục 60g. Tất cả cho vào nấu thành dạng súp, cho chút đường đỏ vào ăn khi sắp đi ngủ. Ngày 1 lần.
Bài 7: Hạt sen 15g, khiếm thực 15g, thịt lợn nạc 100g, tất cả cho vào nồi nấu chín, tra đủ gia vị ăn. Cần ăn thường xuyên.
Cùi nhãn, táo nhân cho bài thuốc trị ngủ hay mê.
BS. Hoàng Tuấn Linh

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Khoai lang - Cây thuốc quý

Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitaminA, B, choline... Củ khoai đã phơi khô có chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Nhưng không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường hàng ngày nếu ăn dây khoai lang đỏ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, khoai lang cò có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.

Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15 – 20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều nhất là khi đói sẽ gây tang tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng có thể uống một ít nước gừng.

Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, riêng với các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.

Trần Nga (Theo KTNT)

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Đừng bỏ phí vỏ dưa hấu

Đừng bỏ phí vỏ dưa hấu

      Bạn đã biết ruột dưa hấu có tác dụng phòng nhiệt, hạ sốt, nhưng bạn có biết chăng vỏ dưa hấu cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng  và còn có tác dụng chữa trị một số chứng bệnh
      Theo mách bảo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, nếu đem chế biến vỏ dưa hấu thành những món ăn bạn sẽ thấy bất ngờ bởi hương vị của nó.

   Vỏ dưa hấu xào:
Dưa hấu sau khi đã dùng hết ruột đỏ, bỏ vỏ ngoài rửa sạch rổi đem thái thành sợi hoặc miếng rồi xào với một ít hạt tiêu hoặc thịt lợn. Món vỏ dưa hấu xào này rất tốt cho những người bị nóng trong, phát nhiệt.
Trộn nộm:
Lấy vỏ dưa hấu thái nhỏ thành sợi rồi trộn với xì dầu sẽ được món rau trộn ăn ngay với hương vị đặc biệt. Bạn cũng có thể thay thế đu đủ xanh bằng vỏ dưa hấu khi làm nộm. Ngoài hương vị thơm mát, món nộm vỏ dưa hấu có tác dụng kích thích tiêu hoá và rất có lợi cho dạ dày.
Làm nhân bánh:
Thịt lợn, tôm nõn và vỏ dưa hấu gọt vỏ ngoài băm nhỏ chính là nguyên liệu tạo nên món bánh bao, bánh gối ngon tuyệt. Những món bánh hấp nhân vỏ dưa hấu này rất tốt cho người già và trẻ em.
Chữa bệnh bằng vỏ dưa hấu
Trong Đông y, vỏ dưa hấu còn dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Cao huyết áp: Vỏ dưa hấu khô 15 g (tươi 50 g), hạt muồng 9 g, đun nước uống thay trà hằng ngày.
Phù thũng, viêm thận cấp: Vỏ dưa hấu, vỏ dưa chuột, vỏ bí đao mỗi thứ 6 g sắc uống, có thể thêm bèo cái, lá tre mỗi thứ 10 g.
Viêm thận mạn tính: Vỏ dưa hấu, rễ cỏ tranh mỗi thứ 30 g, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.
Tiểu đường, nước tiểu đục: Vỏ dưa hấu, vỏ bí đao khô mỗi thứ 16 g (tươi 50 g), thiên hoa phấn 15 g, sắc uống. Hoặc: Vỏ dưa hấu khô 30 g, kỷ tử 30 g, đẳng sâm 10 g sắc uống.
Bỏng: Vỏ dưa hấu phơi khô, nghiền mịn, thêm dầu vừng vào trộn đều. Cất vào lọ, nút kín, hấp trong nồi áp suất để sát trùng, sau đó có thể sử dụng để bôi vào chỗ bỏng.
Phạm Thanh
(Theo Dân Trí)

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám xỉa răng?

Nhìn cảnh này, người Việt nào còn dám xỉa răng?
    
                               Người ta làm hại dân ta
                               Mồ voi dày xéo, gà nhà đá nhau.
                                        ( Thơ Tố Hữu)
-------------------------------------------------------------------


             Nhìn những chiếc tăm nhỏ nhắn, quen thuộc với mỗi người sau những bữa ăn, ít ai biết rằng, phía sau đó là công đoạn sản xuất đáng giật mình, đặc biệt là công đoạn tẩy trắng tăm bằng đủ các loại hóa chất, đến người làm cũng phải đeo găng tay, khẩu trang mới dám “xông” vào.

Có dịp đến thăm các xưởng làm tăm tại xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội), điều dễ khiến du khách nhận ra là công nghệ sản xuất mặt hàng tăm tre ở đây đã khác xưa rất nhiều. Từ một xã chuyên sản xuất tăm bằng lao động thủ công cách đây vài năm thì nay, việc sản xuất gần như phụ thuộc vào máy móc. Tuy nhiên, có một công đoạn mà không máy móc nào có thể thay thế được và cũng là công đoạn khiến nhiều người dùng tăm lo sợ nhất từ trước tới nay chính là khâu tẩy trắng tăm.



Xung quanh các bể ngâm tăm là ngổn ngang các can nhựa đựng hóa chất.









Nhiều hộ làm tăm ở Quảng Phú Cầu vẫn đinh ninh, việc dùng các loại hóa chất để tẩy trắng tăm là đương nhiên nếu muốn ra thành phẩm bắt mắt. Hơn nữa, việc này lại không tốn điện, không… độc hại.
Ông T, chủ một xưởng sản xuất tăm tại xã Quảng Phú Cầu cho biết: Cả xã này trước đây rất nhiều người sử dụng các hóa chất để tẩy trắng tăm nhưng giờ chỉ còn một số hộ gia đình vẫn giữ công thức cũ, trong đó có xưởng nhà ông. Theo ông T, việc tẩy trắng và chống mốc cho tăm bằng hóa chất… không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để minh chứng, ông dẫn chúng tôi vào khu vực ngâm, ủ tăm để “mục kích”. Tuy nhiên, đến nơi, khái niệm “không độc hại” của ông T dường như không “ăn nhập” gì với những hình ảnh chúng tôi chứng kiến.



Khu vực dành cho việc tẩy trắng tăm rất đơn giản nhưng kín đáo.








Trong các bể ngâm tăm được xây bằng bê tông dày là thứ nước màu vàng đục đang sủi bọt. Các nhân viên phải bịt kín khẩu trang, đeo gang tay rất cẩn thận trong khi đảo các bó tăm. Xung quanh bể là ngổn ngang các can đựng hóa chất.

Mùi hôi từ các hóa chất trong bể xộc lên khiến chúng tôi cảm thấy xốn xang, tức ngực. Khi chúng tôi muốn nhấc đầu một bó tăm lên để xem tác dụng của chất tẩy trắng, một nhân viên cảnh báo: không đeo gang tay thì đừng sờ vào, kẻo bỏng rộp tay.
Lúc này, ông T mới cho biết: các hóa chất này ông vẫn nhập tại các kho ở phường Đức Giang (Long Biên - Hà Nội). Do quen biết nên mỗi khi mua, chỉ cần bảo lấy chất để ngâm tẩy tăm là họ xuất hàng. Cứ thế mang về, sử dụng theo công thức cố định mà không cần biết đó là… chất gì. “Nông dân như chúng tôi thì không cần phải biết các thành phần của nó đâu”, ông T nói.





Tăm được ngâm trong hóa chất để tẩy trắng và chống mốc.











Tuy nhiên, theo anh B.Đ – chủ một xưởng sản xuất tăm hương lâu năm trong xã, thì các chất tẩy trắng phần lớn là NAHSO3, H2O2 (oxi đậm đặc). Theo đó, những bó tăm sau khi được tiện tròn ở xưởng sẽ được tẩy trắng và chống mốc rồi cho vào bể ủ khoảng 4 giờ, sau đó tiếp tục cho vào dung dịch xút ngâm thêm 2-3 giờ nữa trước khi vớt ra, phơi khô rồi đóng bó. Nhiều gia đình chỉ gia công đến giai đoạn này là xuất hàng. Nhưng nếu khách có nhu cầu, các xưởng ở đây sẽ tiếp tục thao tác cho ra tăm thành phẩm ở công đoạn cắt, làm trơn bóng tăm và ủ hương liệu quế.
Khi được hỏi các hóa chất đó có gây độc hại cho sức khỏe không, anh B.Đ thừa nhận: "Dung dịch này nếu bắn vào da sẽ làm rát và phồng đỏ, đặc biệt là xút. Mùi của xút cũng khiến người làm choáng váng mỗi khi mang tăm đi phơi dưới trời nắng gắt". Nhưng chốt lại, anh BĐ khẳng định: “Tăm không ngâm hóa chất thì không thể trắng được và rất mau mốc”.



Sau khi tẩy trắng bằng nước hóa chất, tăm được đưa vào bể khô để ủ trong vòng 10h đồng hồ. Sau đó, theo yêu cầu của khách, tăm sẽ được tiện tròn, và ủ hương quế.











Theo ông Lê Văn Dịu - Phó chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu: Hiện nay, trong xã chưa có hộ nào đăng ký kinh doanh về việc sản xuất tăm tre nên việc quản lý sản xuất của chính quyền địa phương tới các hộ dân vẫn khó khăn. Việc cấp bách bây giờ là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ việc các hộ gia đình dùng hóa chất tẩy tăm thải thẳng ra môi trường chứ không phải là dùng các hóa chất trong việc tẩy trắng tăm nữa”.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội - cho biết: Bất cứ một loại hóa chất nào khi dùng để tẩy trắng tăm đều có thể gây độc hại, và mức độ độc hại tùy theo nồng độ của các hóa chất. Hiện nay, một số hóa chất như Na2SO3, K2SO3, H2O2 được cho phép sử dụng trong việc tẩy trắng thực phẩm, nhưng theo tôi, dù ở góc độ nào thì cũng không nên sử dụng vì các loại hóa chất này khó bảo quản, trong quá trình vận chuyển có thể “biến chất” thành các hóa chất khác. Mặt khác, khi ngâm hóa chất để tẩy trắng tăm trong thời gian dài, các hóa chất này ngấm sâu vào trong, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm vẫn rất nguy hiểm.

Trần Nguyên
Theo GDVN

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Trị bệnh bằng trứng gà

Trị bệnh bằng trứng gà

Trứng gà từ lâu đã được biết đến như một loại thực phẩm bồ dưỡng, giúp tăng cường sức khoẻ và làm đẹp. Ngoài những tác dụng trên, trứng gà còn được coi là thần được trong việc chữa trị những căn bệnh thông thường khác.
1. Bệnh ho

Trộn 50ml lòng đỏ trứng gà với 2 thìa cà phê mật ong. Dùng dụng cụ đánh trứng đánh thật đều trong vòng 15phút.

Dùng hỗn hợp này để uống hàng ngày sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn ho dai dẳng, kéo dài

2. Bệnh lao

Chuẩn bị: 10 quả chanh, 6 quả trứng gà sống, 400gram mật ong, 10ml rượu trắng

Cách làm: Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt. Bỏ trứng vào lọ thuỷ tinh sạch. Đổ nước cốt chanh đều lên mặt trứng. Dùng vải sạch che miệng lọ, sau đó dùng giấy bền che kín. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí trong vòng 5-8 ngày.

Sau khi phần vỏ trứng được hoà tan, đun nóng mật ong ở nhiệt độ dưới 60oC, cho vào hỗn hợp cùng với 10ml rượu trắng. Bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh.

Liều dùng thích hợp từ 10 -15 ml sau mỗi bữa ăn.

3. Bệnh kiết lỵ

Những người mắc bệnh kiết lỵ nên thường xuyên ăn trứng gà trong thời gian bị bệnh. Liều dùng như sau:

2 ngày đầu dùng 12 quả/ ngày, 2giờ/quả. Có thể chế biến trứng gà theo các cách khác nhau. Nên sử dụng trứng gà còn tươi.

3,4 ngày tiếp theo dùng 8 quả/ngày, 3giờ/quả.

5 - 6 ngày tiếp theo dùng 4 quả/ngày vào 2 buổi sáng, chiều.

Ngoài ra, có thể dùng trứng gà để trị bệnh kiết lỵ theo phương pháp sau:

Dùng 100gram quả anh đào tươi ngâm với 100ml rượu trắng trong vòng 2 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó lọc bỏ bã.

Uống 2-3 lần/ngày. Người lớn dùng từ 15-20 ml/ngày. Trẻ em từ 5-7ml/ngày.

4. Bệnh đau dạ dày

Hoà tan 1 lòng trắng trứng gà vào 200ml nước nguội. Có thể cho thêm 1chút đường. Dùng uống hàng ngày.

Lòng trắng trứng gà có tác dụng trung hoà các axit trong dạ dày, giúp việc tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng và không gây các tác dụng phụ.
Nguồn Dân trí

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam















Cây Ké đầu ngựa



Một số bài thuốc đơn giản trong dân gian:
- Dây đau xương sao vàng, hạ thổ, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Cây thuốc này có thể thu hái hoặc mua tại các hàng thuốc Nam.
- Đẳng sâm, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Vị này có thể mua tại các hàng thuốc Bắc.
Danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm Nam dược thần hiệu cũng giới thiệu một số bài thuốc sau:
- Ý dĩ nhân, nấu cháo ăn lâu dài.
- Giấm tốt lâu năm một bát, hành củ 3 lạng giã nát, nấu lẫn cho sôi rồi gói vào vải, chườm nóng chỗ đau.
- Hạt cải tán bột, hòa với lòng trắng trứng gà mà bôi, ngoài lấy lụa bọc lại, ngày thay một lần.
- Lá ngải cứu, hành cả rễ, gừng bỏ vỏ. Cả 3 thứ lượng đều nhau, giã nát, tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu dầu đắp ngoài mà buộc lại, ngày thay 5-6 lần đến lành thì thôi.
- Quả ké đầu ngựa 2 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2-3 đồng cân (8-12 g) sắc uống khi hơi đói. Kỵ ăn thịt lợn.
- Kim ngân hoa cả lá, trộn với rượu, xào nóng, đắp vào chỗ đau.

BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

Suy ngẫm

       Con giun xéo lắm cũng quằn!

To mà xấu chơi !

Nguồn BauxiteVN

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Các bài thuốc chữa bệnh Tim mạch
bằng rau, củ, quả và thức ăn
1. Chữa thiếu máu
- Bắp cải kích thích sản sinh huyết sắc tố , bổ sắt(Fe): Bắp cải 100
g, đu đủ 50 g (nạo sợi), tôm thịt 30 g xào chín, lần/ngày, 7- 10 ngày/đợt
- Đậu đũa 100 g, gan lợn 50 g xào chín,ăn 2-3 lần mỗi tuần, liệu trình
3-4 tuần
- Tim lợn 1 quả, nhồi nấm mèo 30 gam, bột Tam thất 8 g, chưng chín, ăn 2-3 lần mỗi tuần, liệu trình 3-4 tuần
- Chữa thiếu máu, ngừa bệnh tim đột quị: Mướp đắng 100g, Nấm rơm 50 g, tôm thịt 30 g nấu canh, 1lần/ngày, 3-4 ngày ăn 1 lần.
- Tăng cường sự tuần hoàn máu, bổ máu, hạn chế các bệnh tim mạch:
Mướp hương 100 g, tỏi tây 50 g, thịt lợn lạc 30 g xào chín, 1 lần/ ngày, 3-4 lần/tuần.
2. Tẩy độc máu
-Tăng thải u rê, axit uric, cholesterol- tryglycerid máu, giảm các hội chứng máu quá dính, toan hóa, trạng thái xung huyết, bảo vệ thành mạch máu: Atiso 100 g, cà chua 30 g, tôm thịt 30 g, nấu canh, ăn 1 lần mỗi ngày, 7- 10 ngày/liệu trình
-Tăng thải cholesterol, chống tăng lipid máu:
Củ tỏi 15 g đập dập, xào thơm với dầu lạc, thêm cà dái dê 100 g thái lát dài, thịt lợn lạc 30 g xào chín, 1-2 lần/ngày, 5- 7 ngày/ đợt
-Ổn định và giảm cholesterol thừa:
     Quả táo ta 200 g ăn tươi mỗi ngày, 7- 10 ngày/ đợt
-Chữa ung thư máu, giảm bạch cầu:
       Cây Dừa cạn 50 g tươi, đường phèn 20 g, chưng chín uống 1 lần mỗi ngày, 20 ngày 1 đợt, nghỉ 7 ngày dùng tiếp.

Trích từ sách Thuốc từ thức ăn và rau- củ- quả
NXB phụ nữ

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Gân gà bổ dưỡng, mạnh sinh lực

Gân gà bổ dưỡng, mạnh sinh lực

Trong con gà, nhiều bộ phận được dùng làm thuốc theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như đầu gà, tinh hoàn gà, máu gà, màng mề gà, trứng gà... Riêng gân gà ít người biết đến giá trị của nó trong thực phẩm và y học.


Chân gà là món ăn bổ dưỡng.
Gân gà được lấy bằng cách chọn những con gà trống tơ, giống gà to, khỏe mạnh, có bộ lông màu vàng đỏ và đôi chân chắc nịch. Lùa chúng vào một cái sân rộng có hàng rào bao quanh với chiều cao đủ để gà không nhảy qua được và mắt rào nhỏ để thân gà không chui lọt. Thả một con chó đã được huấn luyện, nó đuổi gà mạnh mẽ và liên tục; gà hoảng sợ chạy tán loạn cho đến khi không chạy được nữa thì gục ngã. Lúc này, lấy đôi chân gà, rạch lớp da chân, lột lấy những sợi gân căng mọng.
Gân gà, tên thuốc là kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Ngày xưa, gân gà chỉ dành riêng cho vua chúa và giới thượng lưu, thường có mặt trong những bữa đại tiệc. Nó được coi là một món ăn lạ (kỳ trân) và được liệt vào 8 món ăn quý (bát trân).
Về mặt bổ dưỡng, có người cho rằng giá trị của gân gà cao hơn nhiều thang thuốc bổ khác và tác dụng mạnh sinh lực, cường gân cốt, có thể sánh ngang với cao hổ cốt, nhất là khi phối hợp với các vị thuốc bắc. Những thầy thuốc y học cổ truyền lại giải thích là khi con gà bị đuổi, gắng sức chạy thì bao nhiêu sinh lực đều dồn vào đôi chân mà gân lại là nơi tích tụ nguồn sinh lực ấy. Lấy ngay chân khi gà vừa ngã tức là thu trọn phần lực của nó.
Dạng dùng thông thường của gân gà là thức ăn – vị thuốc, nấu nhừ gân với các vị thuốc bổ, rồi ăn nóng. Có thể đem gân gà phơi khô để khi cần thiết mới dùng.
Phần xương và da chân gà sau khi lột lấy gân cũng được tận dụng để chữa bệnh. Theo sách thuốc cổ, phần này được nấu thành cao, uống mỗi ngày 8g với nước sắc ngũ gia bì 8g và thạch xương bồ 8g, chữa chứng chân tay run rẩy, đi đứng không vững.
Theo kinh nghiệm dân gian, xương và da chân gà ninh nhừ với tôm tươi, lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hằng ngày để chữa chứng da xanh, bủng beo, chậm biết đi, chậm mọc răng; nếu đem đốt thành than, tán bột, rắc lên vết thương lại là thuốc cầm máu. Sở dĩ như vậy là do chất canxi có trong xương và da chân gà cùng với canxi có sẵn trong máu đã làm tăng nhanh quá trình đông máu. Kêratin và gêlatin cũng có tác dụng cầm máu. Hơn nữa, bột than này khi rắc lên vết thương làm cho máu được tiếp xúc với một bề mặt khô và nháp, nên làm vỡ nhanh các tiểu cầu làm cho máu chóng đông và cầm lại ngay. Có người còn dùng xương và da chân gà với da trâu (cũng đốt thành than), tác dụng cầm máu sẽ tốt hơn.
Ở Trung Quốc, người ta dùng gân, xương và da chân gà phối hợp với đỗ trọng, ngưu tất, đỗ đen, táo tàu, ninh nhừ lấy nước uống với rượu để chữa viêm khớp, đau lưng.
DS. Hữu Bảo

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Cây Thanh táo

Cây Thanh táo



Vietnamese named : Thuốc Trặc, Thanh Táo, Tần Cửu.
Common names : Daun Rusa, Gandarusa, Warer willow
Binomial name : Justica gendarussa
Synonyms : Gandarussa vulgaris
Family : Acanthaceae. Họ Ô Rô





CÂY THANH TÁO



Cây Thanh Táo là loại cây nhỏ, cao 1-2m. Thân màu tím sẫm. Lá mọc đối, hình mác có hai mặt trơn nhẵn. Cây thường được trồng làm viền ở các bãi cỏ vườn hoa hoặc cắt tỉa làm rào xanh.

Cây có vị hơi cay, tính bình. Vào kinh can, vị, đại tràng.

Tác dụng: Hoạt huyết, giảm đau. Trong đơn thuốc trị chứng vàng da thường có cả rễ cây Thanh Táo.

Khi vết thương nhiễm trùng, bỏng dùng lá Thanh Táo, lá Mỏ quạ tươi ( lượng hai thứ bằng nhau ) giã đắp hoặc vắt lấy nước, tẩm gạc đắp.

Trong thuốc bó gãy xương có thêm lá Thanh Táo giúp mau giảm sưng, mau liền xương. Đặc biệt khi bị trật đả ( chấn thương bầm dập, sưng đau ) bong gân, dùng lá Thanh Táo nhiều nhất. Lá tươi giã nát đắp bó sẽ khỏi nhanh, hết sưng đau, tan máu bầm.

Ngoài tác dụng hoạt huyết, rễ Thanh Táo được dùng trong thang thuốc trị thấp khớp, mỗi ngày 30g khô, nấu uống.

Đơn thuốc:

1. Chữa sản phụ máu xấu đưa lên choáng váng, mắt mờ: Thanh táo, Mần tưới, Cỏ màn chầu, mỗi vị 20g, sắc uống.

2. Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu không dứt hay nhọt lở thối loét, khó kéo miệng. Lá Thanh táo và lá Mỏ quạ lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt, thay thuốc hằng ngày. Trong uống nước sắc Bạch chỉ nam, Kim ngân hoa, Bồ công anh, mỗi vị 1 nắm và ăn rau sống hằng ngày, sau một tuần lễ sẽ có kết quả

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Chanh muối

Chanh muối
Vương Văn Liêu

        Sau đây xin giới thiệu cách làm chanh muối, rất thơm ngon, để được nhiều năm, mang đi du lịch rất tiện lợi. Ngoài ra chanh muối còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tôi đã dùng chanh muối theo phương pháp dưới đây đã nhiều năm, nay xin cống hiến cho các bạn.

Cách làm: Chọn những quả chanh tươi, không bị xước vỏ.
Lần 1: đánh nước muối hơi mặn, đổ chanh vào ngâm, lấy phên để lên trên và đè một vật nhẹ để chanh không nổi lên trên mặt nước. Ngâm như vậy 5 ngày. Sau 5 ngày đổ hết nước đi.
Lần 2: lại đánh nước muối như lần đầu và ngâm tiếp 5 ngày nữa. Sau đó lại đổ hết nước lần 2 đi.
Lần 3 : đánh nước muối hơi mặn( đừng quá mặn), đổ chanh đã ngâm lần 1và lần 2 vào ngâm. Lần này ngày phơi, đêm lại đổ vào nước muối đã đánh lần 3 ngâm. Ngâm và phơi như vậy 5 ngày nữa thì mang ra phơi cho quả chanh héo, nhăn nheo và có mùi thơm là được (khi phơi thỉnh thoảng lật cho chanh được nắng chiếu đều các mặt). Cất chanh vào bình kín để dùng dần- để được rất nhiều năm( mùi thơm rất dễ chịu- còn hơn cả ô mai).
Tác dụng:
- Khi bị ho khan, ho gió, khản tiếng, mất giọng: cắt 1 lát chanh khô ngậm trong miệng, nuốt nước dần, rất nhanh khỏi.
- Đi nắng về bị khát nước: cho 1 quả chanh muối vào cốc, rót nước thật sôi vào ngâm chừng 10 phút rồi dầm cho nát , sau cho thêm đường và nước lạnh hoặc đá vào uống sẽ đã khát ngay.
- Nước chanh muối với đường là nước chống đi ngoài mất nước rất tốt.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Lược vàng chữa được bệnh thật…

Lược vàng chữa được bệnh thật…
Được biết, trên Tạp chí thông tin Dược cổ truyền Việt Nam ngày 15-9-2010 PGS.TS Nguyễn Duy Thuần có viết bài "Lược vàng cây cảnh hay cây thuốc" và tôi đọc bài "Danh tính và sức sống diệu kì của cây Lược vàng" của ông Nguyễn Hiền Nhân đăng trên Báo Người cao tuổi số 817, ngày 20-10-2010 có đoạn nêu PGS-TS Nguyễn Duy Thuần viết "Vấn đề ở chỗ có một điều rất lạ ở nước ta rất nhiều người không để ý hay cố tình không để ý rằng đã là thuốc chữa bệnh thì phải có tư vấn, chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ...

Tôi xin nêu hai trường hợp, người thật việc thật trước khi nói việc tôi dùng cây Lược vàng để chữa bệnh. Một là, "Cuộc vượt cạn huyền thoại của một ông già" đăng trên Báo Người cao tuổi số 63 ngày 6-8-2008, kể về cụ Nguyễn Cầm, nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi bị ung thư dạ dày di căn xuống ruột non, từng phải sang Tiệp Khắc chữa bệnh, nhưng kiên quyết không cho mổ. Cụ Nguyễn Cầm được mách bảo dùng cây "Dừa cạn". Với loại dược liệu rẻ tiền này, cụ đã đẩy lùi căn bệnh ung thư dạ dày…
Hai là, Quảng Bình "Ăn thịt cóc chữa ung thư" đăng trên báo Nông nghiệp số 111(3219) ngày 4-6-2009 kể chuyện ông Mai Xuân Khởi năm 2004(ở xã Quảng Sơn, Quảng Trạch) bị cơn đau dài ngày hành hạ do bị u gan (khối u lên đến 7-8 phân) bệnh viện trả về nhà nằm… chờ chết. Ông quyết định tìm cách tự sát. Trong một lần nằm ở nhà đau đớn, nhìn thấy con cóc nhẩy ngang, ông lao xuống chụp lấy bỏ vào miệng nhai sống. Ông không chết mà ngược lại cơn đau giảm dần. Sau 4 tháng ăn gan mật cóc, ông quay lại bệnh viện khám thì kết quả khối u không phát triển thêm mà có chiều hướng dừng lại.
Tôi là một kĩ sư chế tạo máy nghỉ hưu, năm nay 73 tuổi, bị mắc nhiều bệnh đã được bác sĩ, lương y chuyên khoa chẩn đoán, chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm được điều trị nội ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, dùng nhiều loại thuốc Đông, Tây y nội ngoại. Có bệnh điều trị thuyên giảm nhưng có những bệnh dai dẳng đeo bám. Mỗi lần bệnh kéo đến là một lần cực khổ vì đau đớn. Bệnh xương khớp, tim mạch, dạ dày, thoái hóa cột sống, hen phế quản, nhất là bệnh đau khớp gối. Có bác sĩ khuyên chỉ còn cách sống chung với nó suối đời. Tôi tự đọc sách báo đông tây y, Báo Người cao tuổi để áp dụng chữa bệnh cho mình.
Năm 2008, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài viết của những người đã từng dùng cây Lược vàng chữa khỏi nhiều bệnh. Tôi được ông bạn cho mượn tài liệu "Lược vàng huyền bí - Lược vàng kì diệu" (Tạp chí "Sức khỏe và đời sống" (30k) số 20 năm 2003 của Nga) tôi quyết định dùng cây Lược vàng chữa bệnh cho bản thân (thời gian này không dùng các loại thuốc khác). Tôi hái lá rửa sạch, ngày ăn 6 lá, chia làm 3 lần, uống rượu lược vàng buổi tối trước khi đi ngủ, xoa bóp bã lược vàng ngâm rượu nhiều lần trong ngày vào các chỗ đau. Sau một thời gian, thật bất ngờ tôi đã khỏi đồng thời 4 bệnh: Đi tiểu đêm nhiều lần; tan hạch trên mu bàn chân trái; hết đau thắt ngực, hết đau bánh chè chân trái (nay không thấy bệnh tái phát tôi đã viết bài đăng trên báo Người cao tuổi số 28 ngày 7-4-2010). Nhiều người điện thoại, viết thư đến hỏi cách pha chế rượu, số lượng lá Lược vàng ăn hằng ngày, số lần xoa bóp bã lược vàng ngâm rượu, tôi đã trực tiếp điện thoại, viết thư tỉ mỉ, nhiều người điện lại cảm ơn tôi vì chữa bệnh bằng lá Lược vàng rất có kết quả.
Qua chụp X-quang, siêu âm, tôi bị hẹp động mạch vành, hẹp động mạch cảnh, thoái hóa thái dương hàm. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây y, bác sĩ còn hướng dẫn khi đau nửa đầu hai hàm răng nhức buốt, lấy miếng gừng tươi bằng đốt ngón tay trỏ luộc chín mềm ngậm vào bên hàm răng đau, đúng 15 phút hết đau đầu, đau răng.
Song, những tháng gần đây tự nhiên lại đau nửa đầu bên phải, lan xuống bả vai và toàn bộ cánh tay. Mắt phải nhức buốt, hai hàm răng bên phải đau tê buốt lên đến đỉnh đầu. Ngậm gừng liên tục trong ngày không thấy kết quả. Khám bác sĩ khoa Răng hàm mặt chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba, còn gọi là thần kinh V (đông y gọi là giây thần kinh tam thoa). Muốn khỏi phải nhổ chiếc răng trong cùng hàm dưới (răng số 7), tôi đắn đo, quyết định không nhổ răng.
Hằng ngày, tôi dùng 9 lá Lược vàng loại già to nhai ngậm 3 lần. Bã Lược vàng ngâm rượu xoa bóp tất cả các chỗ đau trên mặt ngoài hai hàm răng nhiều lần/ngày, bệnh chuyển biến chậm. Tôi kết hợp ngậm và uống rượu Lược vàng, ngày 3 lần mỗi lần 20ml, thời gian 15 phút và xoa bóp bã Lược vàng thì giảm hẳn đau đớn, dễ chịu hơn nhiều.
Ba năm (2008-2010) dùng cây Lược vàng chữa bệnh, tôi chưa thấy có bất kì một phản ứng phụ nào.
Rất nhiều người cao tuổi chữa khỏi nhiều bệnh bằng cây Lược vàng trên cơ sở khoa học và thực tế chứ không phải "chắc chắn là không có tác dụng như các lời đồn thổi" theo nhận định chủ quan của PGS.TS Nguyễn Duy Thuần…
Lê Quốc Cường
(Số 9, ngõ 65 Ngô Thì Nhậm, tổ 30 phường
Quang Trung, TP Thái Bình ĐT: 036.3834.237 - 0168.3149.550)
Nguồn Báo Người cao tuổi

Củ cây gừng gió - ''Thần dược'' điều trị xơ gan cổ trướng

Củ cây gừng gió - ''Thần dược'' điều trị xơ gan cổ trướng

                                                                     Hoa cây Gừng gió

Anh Nguyễn Đạt (SN 1935) nhà 141 đường Ngô Mây-Quy Nhơn, báo cho tôi tin vui ''Chẳng rõ loại củ cây thuốc gì mà bệnh nhân xơ gan cổ trướng uống khỏi bệnh?''. Tôi mừng quá nhờ anh Đạt tìm hiểu xem loại cây, củ thuốc đó qua bệnh nhân Nguyễn Văn Quảng (SN 1938) ở KV 5, phường Quang Trung- Quy Nhơn, một bệnh nhân xơ gan nặng, uống củ cây gọi là mai gan đã khỏi bệnh.
Sau hơn 2 tháng tìm hiểu, được biết người có cây thuốc đó là anh Lê Văn Bốn (ngụ KV1, phường Quang Trung-Quy Nhơn). Khi có bệnh nhân xơ gan, anh Bốn bán 150.000đ cho 100g củ cây tươi. Hiện anh Đạt có trồng 3 - 4 bụi do anh Bốn cho. Nhân có 1 bệnh nhân xơ gan cổ trướng cấp, anh Nguyễn Minh Phương (SN 1933) ở 80 Hai Bà Trưng-Quy Nhơn cũng được anh Đạt chỉ đến nhà bà Lan cùng xóm để mua, cũng với tên gọi cây mai gan, bà Lan bán rẻ hơn, 100g có 100.000đ và bà còn cho 4 - 5 bụi để về trồng, làm thuốc. Thăm bệnh nhân Phương, các con của anh nói lại ba chỉ mới uống có 1 ấm đêm trước sáng ra bụng ba mềm hơn, đêm ngủ được, ít rên la.

Anh K lái xe cho Đài Truyền hình Bình Định đi công tác ở huyện miền núi Hoài Ân, đã tìm giúp cho tôi cây thuốc ấy. Nhân dân ở đây gọi là cây nghể. Trong các sách cây thuốc quý của GS.TS Đỗ Tất Lợi không có cây mai gan mà có cây nghể nhưng so sánh giữa cây nghể trong tài liệu và cây mai gan hoàn toàn khác nhau. Lần thứ 2 vô vọng không tra cứu được cây thuốc quý này. Ngày 12/3/2006, bà Lan đến báo cho tôi, đồng bào dân tộc miền núi gọi cây thuốc đó là cây ngải xanh. Tôi lại tiếp tục tra cứu các sách cây thuốc quý có cây ngải xanh (tên khác của cây gừng gió). Chúng tôi đã tìm gặp anh Quảng, người đã uống cây mai gan chữa khỏi bệnh xơ gan cổ trướng, nhưng thực tế là anh đã uống củ cây ngải xanh tức là gừng gió, cây này được người bạn là Bưởi ở KV 8, phường Quang Trung- Quy Nhơn nhờ bà con ở huyện Trà Bồng miền núi Quảng Ngãi mang vào cho và nói cây thuốc đặc trị chữa xơ gan cổ trướng.

Trước khi gặp anh Quảng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hồng, 41 tuổi, con dâu của anh Quảng. Chị nói: Cách đây 6 năm ba cháu (anh Quảng) qua chẩn đoán siêu âm ở phòng mạch nói bị xơ gan cổ trướng thể teo gan, bụng báng nước to bè, da xanh, mắt vàng như nghệ, bệnh này thuốc tây không trị được, cáng về nhà tìm thuốc nam chữa trị... cũng chỉ kéo dài trong ''6 tháng là cùng''.

Hai con dâu anh Quảng chạy xuống anh Bưởi xin được 2 ấm thuốc củ cây gừng gió, về nhà sắc nấu trong ấm đất độ 50g củ sao vàng. Uống ấm thứ 1 sáng hôm sau bụng của ba mềm hơn. Ngày hôm sau uống ấm thứ 2, rồi tiếp ấm thứ 3, trong 3 ngày uống ấn bụng của ba xẹp nhiều, toàn thân dễ chịu. Sau đó 1 tuần ba ăn cơm được và thèm xoài xanh với mắm ruốc, sau ăn bụng của ba ngày càng lớn to trở lại. Vội uống tiếp 4 ấm thuốc khoảng 200g củ cây gừng gió từ đó đến nay ba khỏe bình thường, thỉnh thoảng siêu âm bụng chưa thấy có dấu hiệu bệnh lý.

Về cây gừng gió còn có tên gọi là riềng, ngãi xanh, ngãi mặt trời, riềng dại, khuhet, phtu, prateal, vong atit (Campuchia) gingembre fou (Pháp), phong không, khinh kèng (Tầy), gừng dại, gừng rừng. Tên khoa học Zingber zerumbert sm, thuộc họ gừng Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển màu trắng và đắng, Lá mọc so le, không cuống, mặt trên nhẵn, mặt dưới có long rải rác, mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ, thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5, 6.

Cây mọc hoang nơi ẩm mát trong rừng và miền núi, được trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocyclic sesquiterpen xeton, zerumbom 37,5%. Các monoterpen gồm - pinen, cam phen, limonen, cineol và campho.

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy. Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu, chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, tay chân lạnh; đồng thời, lấy bã chưng nóng, xoa xát khắp người. Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương, tẩy độc chữa trị nôn nao trong người, chóng mặt muốn ngất xỉu, còn dùng cho phụ nữ sau sinh đẻ kích thích ăn uống bồi dưỡng cơ thể. Thường thái mỏng thân và rễ củ gừng gió, rửa sạch ngâm trong rượu 40 - 50 độ. Liều lượng 40-50g tươi hay sấy khô cho vào chai 650ml ngâm với thời gian 15-20 ngày, gạn lấy rượu uống. Mỗi ngày uống 3 ly (mỗi ly 15 -20ml).

Hiện tại ở Quy Nhơn có nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng thường tìm củ gừng gió để điều trị. Gừng gió như 1 vị thuốc "thần dược'' đối với họ, lại rất rẻ tiền, hoàn toàn không độc hại, thơm, dễ uống. Lưu ý đã uống củ gừng gió trong điều trị xơ gan cổ trướng trong và sau điều trị tuyệt đối không uống rượu, bia.
BS Trang Xuân Chi
Theo Báo NNVN
-----------------------------------
Tác giả Blog: Cây Gừng gió rất dễ trồng. Cây mọc khỏe, cho năng suất cao. Bạn đọc nào cần, xin liên hệ với Tác giả Blog.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Khi những người không biết chữ hành nghề "thuốc"

Người đàn bà Dao dù đã ở cái tuổi 60 nhưng giọng nói vẫn oang oang, đôi mắt tinh tường, miệng nhai trầu bỏm bẻm cứ lắc đầu quầy quậy khi tôi hỏi nghề thuốc nam có tự bao giờ: “Không biết được đâu. Từ khi sinh ra ở cái núi Yên Sơn này, trẻ con trong bản, kể cả những đứa thò lò mũi xanh, đứa nào cũng biết phân biệt được đâu là cây thuốc cứu người lẫn trong bạt ngàn lá cỏ của núi rừng rồi.”. Thế rồi, thấy tôi miệt mài ghi ghi chép chép, bà Đặng Thị Hoà - một trong những gia đình có nghề trồng thuốc nam lâu đời nhất thôn Yên Sơn, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội bỗng ngừng nhai trầu, một mực kéo nhà báo ra thăm vườn thuốc quí trồng đằng trái nhà và sôi nổi giới thiệu công dụng của từng loại cây thuốc. Người Yên Sơn, thế hệ này tiếp đến thế hệ khác, cả những người biết chữ và không biết chữ vẫn duy trì được nghề thuốc nam cho đến tận bây giờ.
Gian nan tìm thuốc




Chiều muộn trên núi rừng xã Yên Sơn vẫn có tiếng ồn ào, rộn rã của những người mưu sinh trở về nhà sau những ngày rong ruổi khắp các nẻo đường rao bán thứ thuốc làm từ cây cỏ ngàn đời của người Dao trị bệnh cứu người. Người già trong bản cứ tỉ mỉ dặn đi dặn lại chúng tôi cứ leo lên cái dốc cao nhất của đoạn đường gập ghềnh đá sỏi thôn Yên Sơn này là đến nhà người trồng thuốc Nam lâu đời nhất, nổi tiếng nhất xã mà đã có lần được quay lên Tivi trung ương rồi đấy.
Nhà của bà Hòa cũng như bao nhiêu ngôi nhà lợp lá của người Dao khác, nhỏ bé, đơn sơ và luôn ăm ắp mùi thơm ngọt của cây thuốc quí. “Hầu hết những cây thuốc này đều phải lên núi Ba Vì tìm kiếm. Nhưng cũng có loại thuốc quí như cây củ dòm, quả ké…mà ở Yên Sơn không có, phải lặn lội lên tận Hoà Bình, Lào Cai, Hương Sơn, Hà Tĩnh mà lấy về” - bà Hoà, người vừa đi bán thuốc tận Hoà Bình về vừa tất tả gói ghém những thang thuốc hình vuông vuông vào góc nhà vừa sôi nổi trò chuyện với chúng tôi. Cứ theo như lời của người đàn bà Dao đã có gần trọn cả cuộc đời gắn bó với nghề làm và bán thuốc Nam thì cái nghiệp đi kiếm thuốc cũng gian nan chẳng kém gì cuộc hành trình đi tìm cái vật quí giữa thiên nhiên núi rừng nhiệt đới nước Việt này.
Sớm tinh mơ nào cũng vậy bà Hoà lại cùng anh con trai thứ 3 là Lý Sinh Hữu và con dâu lên núi kiếm thuốc cho đến khi mặt trời xuống núi, tối mít mới về nhà. Có những chuyến đi xa, cả nhà phải khăn gói lên tận Tân Lạc, Hoà Bình hay lên Lào Cai, Vĩnh Phúc…vài ba ngày tìm cây thuốc. Người đi hái thuốc phải lần rừng, vạch lá, bấm chân lên hốc đá mà đi bởi “có những cây thuốc chỉ mọc ở bờ rào, nhưng cũng có cây lại mọc ở hốc đá hay cheo leo ở vách núi” nên “tai nạn nghề nghiệp” xảy ra là chuyện như cơm bữa. Những hôm trời mưa, đường rừng trơn tuột như bôi mỡ, người đi tìm thuốc cứ mắm môi mắm lợi bấm chân vào đất vào khe đá mà đi, đi được mươi bước lại trượt chân ngã. Bà Hoa cười xoà, xoè đôi bàn tay rám nắng, chi chít những vết xước ra nói với tôi “Đấy là gai thuốc cào đến tứa máu tay, có hôm đau buốt lắm cô ạ”. Dường như cái nghề thuốc bắt người ta phải gian khổ, chịu khó, tỉ mẩn đến nỗi quen đi rồi nên sức khoẻ của bà cũng dẻo dai lắm “Ở cái tuổi 60 như tôi, ông nhà tôi đã yếu lắm rồi, chỉ ở nhà phơi thuốc thôi. Nhưng từ nhỏ, tôi đã chẳng biết ốm đau sổ mũi là gì, bây giờ, vẫn phăm phăm gùi những tải thuốc nặng 50-60 cân leo núi ấy chứ”.

Thấy bà nói hăng, ông Lý Văn Thành chỉ cười mủm mỉm mà tiếp lời vợ “Nghề thuốc đòi hỏi người ta phải có sức khoẻ và sự kiên trì, bởi đi kiếm thuốc, cũng giống như chơi đỏ đen, có hôm may mắn còn tìm được nhiều, nhưng cũng có ngày trở về chẳng được là bao. Ngày trước, khi còn sức khoẻ, tôi đi hăng lắm, cứ nhìn thấy cây thuốc quí là tìm mọi cách để lấy về, nhưng rồi một lần cố với cây củ dòm mọc ở vách đá nên trượt tay, ngã gãy chân, từ đó mà con cái ngăn không cho đi nữa. Đi lấy thuốc, cũng đồng nghĩa với việc tình nguyện hiến máu cho vắt và muỗi rừng, có hôm trời ẩm, đi hái thuốc về, vén ống quần lên thì ôi thôi chi chít những con vắt đen sì căng mọng đang bám chặt vào bắp chân.”

Thuốc nam có hàng trăm loại, thế nên dẫu đã theo nghề thuốc được hơn 30 năm nhưng anh Lý Sinh Hữu vẫn chưa thể phân biệt được hết các loại cây thuốc, “Như mẹ tôi, chỉ cần nhìn thoáng qua là đã gọi tên được cây thuốc rồi”. Người Dao phân biệt thuốc bằng mắt, lấy thuốc bằng tay và những dụng cụ cũng đơn sơ lắm. “Cây ở xa, vách núi thì dùng gậy, que để kéo về, có cây lấy củ như cây khúc khắc lại dùng đến cuốc, thuổng”. Nếu muốn đi xe máy lên núi để chở hàng tạ cây thuốc tươi về, người ta phải tháo hết gương và yếm bởi đường núi hiểm trở vô cùng. Kể cho chúng tôi nghe những gian khó khi đi lấy thuốc, thế nhưng gia đình ông bà Hoà ai nấy đều cười hề hà như ngồi ôn lại những kỉ niệm đầy thú vị bởi lẽ đó là công việc thường ngày tự lâu đời mà từ khi sinh ra người Dao đã gắn bó và mưu sinh rồi. Và cho dù, mỗi thang thuốc nam là sự tổng hợp của hàng chục vị, được đánh đổi bằng bao nhiêu mồ hôi, công sức, thậm chí là cả tính mạng của người làm ra nó nhưng chỉ được bán với giá từ 15 – 30.000 đ thì người Dao vẫn đời đời gắn bó và duy trì cái nghề truyền thống ấy bởi “người Dao, chỉ biết trồng măng, hái thuốc mà sống thôi” – bà Hoà bỗng ngưng cười mà thở dài thườn thượt nói với tôi như thế.
Rong ruổi bán thuốc
Kiếm được lá, cây, rễ thuốc, người Dao phơi khô, xắt thành từng miếng rồi lại gói thành từng gói vuông vuông mang đi khắp nơi để bán. “Chục năm về trước, khi nhà chưa có xe đạp, xe máy, tôi thường đi bộ hàng dăm chục cây số sang tận Hoà Bình để mang thuốc đi bán. Bây giờ, có anh con cả chở xe máy đi bán tận Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam …nên cũng đỡ đi cái sức người” – bà Hoà tâm tình “Người đi bán thuốc cũng như đi đánh cược với thiên hạ thôi. Có hôm may bán được nhiều, có hôm bán được ít lắm. Bây giờ người ta dùng thuốc tây nhiều hơn, vừa có tác dụng nhanh lại vừa tiện lợi”.
Rồi bà lại hồ hởi nói: “Nhưng cũng có nhiều người mắc bệnh dạ dày, ung thư, tiểu đường hay liệt nửa người…dùng thuốc tây hết loại này đến loại khác, bệnh viện trả về mà vẫn chữa khỏi được bằng thuốc Nam. Như ông Năm Nhàn hay bà Loan Đỏ ở xã Ba Vì nằm liệt giường hàng chục năm trời nhưng sau khi kết hợp, sắc thuốc, xoa bóp thuốc và tắm thuốc của người Dao thì đã bình phục hoàn toàn. Thuốc nam làm từ cỏ cây hoa lá đất trời nên tính lành, đặc biệt chữa bệnh hậu sản, thấp khớp, ung thư thì tốt lắm”

Mang cho tôi xem những tấm hình tươi tắn mới chụp cùng một tốp người Mường ở Hoà Bình và người Nùng ở Lào Cai, bà Hoà chia sẻ “Làm thuốc Nam, không chỉ học từ kinh nghiệm ông cha truyền lại mà còn phải trao đổi, học hỏi các bài thuốc mình chưa có với những người Nùng, người Mường nữa. Yên Sơn là xã người Dao duy nhất ở Ba Vì, Hà Nội có nghề làm thuốc Nam, nhưng dọc đất nước này thì nghề thuốc vẫn đang được người dân tộc truyền bí quyết trao đổi với nhau. Tôi thường xuyên đi Thanh Sơn - Phú Thọ, Tân Lạc – Hoà Bình…để học hỏi thêm những bài thuốc mà mình chưa có.” Lấy cho tôi xem một bức hình cũ khác, bà kể “Đây, năm kia tôi lên tận Sapa, Lào Cai tìm gặp bà Lý Mẩy Chạm, dân tộc Dao đỏ - người nổi tiếng chữa bệnh bằng thuốc nam khắp miền Bắc để học hỏi, thực tập liền 2 tuần cách dùng vị và bốc những thang thuốc quí chữa bệnh hiểm nghèo cho người bệnh.”
Nhìn ánh mắt bà lấp lánh niềm vui, nghe giọng bà sôi nổi kể về quá trình đi khắp đất nước để học hỏi nghề thuốc, tôi hiểu rằng hai chữ “lương y” của những người làm nghề chữa bệnh cứu người chính là sự say mê tìm tòi và niềm vui khôn tả khi tìm ra được phương thuốc quí cho dù chưa có một kết quả khoa học nào chứng minh rằng phương thuốc ấy có “quý” thật hay không. Dẫn tôi ra vườn thuốc nhỏ đằng trái nhà, bà giới thiệu “20 năm về trước, kiếm thuốc còn dễ, nhưng hái mãi rồi nó cũng hết dần đi nên chúng tôi phải đem một số cây thuốc quí về nhà trồng như xạ đen, củ dòm…Thế nhưng muốn kiếm thuốc, thì vẫn phải lên núi hái thôi, vì muốn trồng thuốc được nhiều loại thuốc thì cần nhiều vốn để cải tạo đất và mua phân bón về chăm sóc. Người Dao chúng tôi, bán thuốc còn không đủ tiền kiếm miếng thịt, miếng cá cho con cho cháu huống gì đầu tư chăm sóc cây”.
Cầm trên tay tờ Giấy chứng nhận đã học nghề thuốc nam ghi tên Đặng Thị Hoà của Sở y tế tỉnh Hà Tây - thứ giấy chỉ được cấp cho 10 người có tay nghề khá trong tỉnh, tôi cứ ước giá như tờ giấy đỏ này có thể đem lại cho người dân Yên Sơn một đường hướng cụ thể để phát triển nghề thuốc nam thành thứ thuốc có giá trị cao hơn, phổ biến hơn trong y học và đem lại thu nhập ổn định cho người dân quanh năm sống với núi rừng Yên Sơn này.
Bài và ảnh: Hà Giang
Nguồn:Vietimes năm 2008

Tổng số lượt xem trang