ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

QUAN NIỆM CƠ THỂ HỌC THEO ÐÔNG Y(tiếp theo)

QUAN NIỆM CƠ THỂ HỌC THEO ÐÔNG Y(tiếp theo)I. TẠNG PHỦ
1. KHÁI NIỆM :
Căn cứ vào hoạt động của cơ thể con người lúc bình thường và lúc có bệnh người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau, rồi đặt tên cho các cơ quan trong cơ thể gọi là Tạng Tượng ( hiện tượng của tạng ).
Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng, chuyễn hoá gọi là Tạng, gồm có : Tâm. Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm Bào.
Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp và chuyễn vận gọi là phủ , gồm có : Tiểu Trường, Ðại Trường, Ðởm, Vỵ, Bàng Quang, Tam Tiêu.
Ngoài ra còn có các hoạt động khác như : Dinh, Vệ, Khí, Huyết, Tinh, Thần, Tân, Dịch.

2. CÁC TẠNG :
A/ TÂM :
Ðứng đầu các tạng phụ trách về các hoạt động thần kinh như : Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.
Quan hệ với huyết mạch : Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết, tóc khô, mạch yếu.
Khai khiếu ra lưỡi : Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu. Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần và tuần hoàn huyết mạch. Khi có bệnh thường có các hôi chứng sau :
Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn.
Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.
Tâm nhiệt : Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.
Khi nói đến Tạng Tâm vì là tạng đứng đầu mọi tạng nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc. Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.
B/ CAN :
Thường chia hai loại :
Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn, găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Can huyết : Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ
Quan hệ với cân: bao gồm các hoạt động vận động, khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.
Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.
Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít, móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.
Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt
C/ TỲ:
Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng, phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn. Về sinh lý, bệnh lý
Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.
Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.
Chức năng nhiếp huyết :Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.
Tỳ hư : Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.
Tỳ hư hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.
D/ PHẾ:
Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.
Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:
Phế khí hư : thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.
Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.
Phế âm hư: ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày, đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.
Ð/ THẬN:
Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả: Thận thuỷ hay Thận âm : thường biểu hiện quá trình ức chế.Thường có các triệu chứng: mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm, nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
Thận hoả hay Thận dương: có những biểu hiện về hưng phấn. Nếu thận dương hư có các triệu chứng chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài, mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.
Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể và hoạt động sinh dục nam: thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng, người lớn hoạt động sinh dục giảm, đau lưng, di tinh, liệt dương.
Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai: Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.
Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:
Thận âm hư: họng khô,răng đau nhức lung lay, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản. Tinh thần ức chế.
Thận dương hư: đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh, hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy, tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.
3. CÁC PHỦ:
A. ÐỞM :
- Bài tiết ra chất mật.
- Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.
B. VỴ :
- Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.
- Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng, sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.
C. TIỂU TRƯỜNG :
- Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ, phân thanh giáng trọc, đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.
D. ÐẠI TRƯỜNG :
Truyến đạo để bài tiết cặn bã.
Ð. BÀNG QUANG :
Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.
E. TAM TIÊU :
Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau. Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.
- Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.
- Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.
- Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.
5. CÁC HOẠT ÐỘNG KHÁC : DINH, VỆ, KHÍ, HUYẾT, TINH, THẦN, TÂN, DỊCH :
A.DINH : là dinh dưỡng, một chất tinh hoa của thuỷ cốc tạo thành tinh khí được vận chuyển bên trong mạch để nuôi ngũ tạng, lục phủ và cung cấp dinh dưỡng toàn thân.
B.VỆ : là phần tinh hoa đi ngoài mạch giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
C. KHÍ : gồm có khí hơi thở và khí nội lực làm nhiệm vụ xúc tiến cho dinh huyết nuôi dưỡng cơ thể.
D.HUYẾT : trung tiêu lấy tinh khí từ dinh dưỡng hoá thành huyết đổ vào trăm mạch để nuôi cơ thể.
E.TINH : gồm có tinh hoa của chất dinh dưỡng và tinh sinh dục, là sự phối hợp của khí huyết trong quan hệ dinh dưỡng cao cấp của cơ thể.
F.THẦN : là sự thể hiện của tư duy, trí tuệ, ý thức làm chủ hết thảy mọi sự hoạt động của sinh mạng con người.
G. TÂN DỊCH : là các chất nước có quan hệ đến quá trình tiêu hoá như : nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, nước mũi .v.v..
PHỦ KỲ HẰNG : ngoài tạng phủ ra trong cơ thể còn có phủ kỳ hằng là những phủ khác thường gồm có :
A. NÃO TUỶ : thận sinh ra xương tuỷ, não là chỗ hội họp của tuỷ.
B. TỬ CUNG : chủ về kinh nguyệt, chủ về bào thai.
II. KINH LẠC :
Kinh là những đường vận hành của khí chạy thẳng dọc theo cơ thể . lạc là những đường chạy ngang nối các kinh với nhau.
Hệ kinh lạc gồm các đường kinh khí nối liền từ trong tạng phủ ra ngoài được liên kết bắng các lạc nối với nhau, tạo thành một màng lưới chằng chịt khắp cơ thể. Kinh khí vận hành giúp cho cơ thể thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài. Trên những đường kinh có những nơi khí tụ lại gọi là huyệt. Có tất cả 12 đường kinh chính và 8 đường kinh phụ và khoảng 870 huyệt trên cơ thể.
(còn nữa)

Quả Lựu với sức khỏe

Quả Lựu với sức khỏe
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra chiết xuất từ quả lựu có khả năng khống chế các men tham gia vào quá trình gây viêm khớp mạn tính. Thứ quả này có thể sẽ là giải pháp thay thế những cách chữa bệnh thông thường kém hiệu quả hiện nay.

Đại học Case Western Reserve (Mỹ) vừa nhận diện thủ phạm gây thoái hóa sụn trong bệnh viêm khớp mạn tính là Interleukin-1b, một phân tử protein tiền-viêm sưng. Các phân tử Interleukin-1b này kích thích sản xuất thừa những phân tử chuyên gây viêm, đặc biệt là matrix metalloproteases (MMP). Khi có quá nhiều MMP trong môi trường bệnh, ví dụ như viêm khớp mạn tính, chúng sẽ gây suy thoái sụn dẫn tới tổn thương và phá huỷ khớp.

Người ta đã nghiên cứu trên mẫu mô sụn của người bị viêm khớp mạn tính và bổ sung một chiết xuất từ quả lựu vào môi trường nuôi cấy. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quả lựu có thể bảo vệ sụn, bên cạnh tính năng chống oxy hóa và viêm sưng. Những chiết xuất này khống chế hoạt động sản xuất thừa men MMP trong các tế bào sụn. “Điều này chứng tỏ quả lựu có thể giúp bảo vệ sụn trước sự ảnh hưởng của Interleukin-1b bằng cách ức chế hoạt động thoái hóa”, tiến sĩ Tariq M. Haqqi, trưởng nhóm nghiên cứu, kết luận.

Một số nghiên cứu trên mẫu ung thư của động vật cũng thừa nhận các chiết xuất từ quả lựu có tác dụng chống ung thư, trong khi nghiên cứu trên chuột và người thì chỉ ra rằng nó còn có tiềm năng chữa trị các rối loạn về tim mạch. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu của Haqqi sẽ tập trung tìm hiểu tỷ lệ hấp thu các chiết xuất từ quả lựu trong khớp, khả năng sửa chữa sụn hư và tiềm năng điều trị bệnh viêm khớp mạn tính tăng dần.

Mỹ Linh (theo Foodconsumer)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Y đức: cười buồn

Y đức: cười buồn
Một người bạn tôi đang làm việc tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, mới đi công tác nước ngoài về, và chị kể lại vài câu chuyện mà chị nghĩ sẽ là động cơ để làm mới dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện của chị. Trong thời gian ngắn ở nước ngoài, thay vì đi shopping, chị bỏ thì giờ ghé qua thăm các trường đại học và bệnh viện, được mời đi "grand round" và xem cách đồng nghiệp nước ngoài tiếp xúc với bệnh nhân. Tôi hỏi ấn tượng của chị sau khi thăm và xem qua phong cách làm việc ở bên Tây ra sao, chị nói rằng các bác sĩ ở đây rất lịch sự với bệnh nhân, nói năng thân mật và nhỏ nhẹ với bệnh nhân, không bao giờ ra lệnh hay tỏ ra là "bề trên" của bệnh nhân. Cho dù có bận cách mấy, bác sĩ vẫn phải tự mình ra ngoài mời bệnh nhân vào phòng khám. Các y tá cũng rất tận tụy với công việc của mình, chăm sóc bệnh nhân từ tấm trải giường, đèn giường, tạo sự thoải mái, và lúc nào cũng quan tâm sự an toàn của bệnh nhân.

Phong cách chăm sóc vừa kể rất khác với phong cách của giới bác sĩ và y tá ở Việt Nam vốn tự xem mình là người ban phát ân huệ, và từ cái vị trí tưởng tượng đó, họ tự cho mình cái quyền hà hiếp bệnh nhân. Tôi hỏi chị làm sao thay đổi được cái "văn hóa" y khoa ở Việt Nam trong tình hình hiện nay, thì chị cũng thấy đầy trở ngại. Trở ngại thứ nhất là phải thuyết phục được cấp lãnh đạo dám thay đổi văn hóa y khoa. Bệnh viện may mắn có lãnh đạo trẻ và quyết tâm làm, nhưng ngay cả với một lãnh đạo như thế, chưa chắc đã thay đổi được một hệ thống trong khi các thành viên trong hệ thống đó đã quá quen với lề lối cũ. Nhưng trở ngại lớn nhất có lẽ là từ phía giáo dục. Bởi vì cả một hay hai thế hệ đã được đào tạo ra trong môi trường và đạo đức mà người bạn mô tả trong bài dưới đây thì vấn đề không chỉ là một bệnh viện hay một trung tâm mà là chuyện của một quốc gia. Nghĩ đến đây, bạn tôi chợt thở dài ...

NVT
nguồn Internet

Báo Tuổi Trẻ, mấy ngày nay khá nóng về cuộc tranh luận chung quanh cái gọi là lương tâm chức nghiệp của giới thầy thuốc ở các bệnh viện công. Khen có, chê cũng kha khá. Lại có một ý kiến của đồng nghiệp HT bị ném đá tơi bời. Nó như thế này:

"Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai, tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).

Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?

Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?

Tôi cũng không thể trách đồng nghiệp sao nhăn nhó với bệnh nhân vì biết BS ấy đang lo lắng bố mẹ ốm mà không có đủ tiền. Tôi nghĩ cũng khỏi phải bắt chúng tôi học những lớp giao tiếp với bệnh nhân làm gì, chuyện quan trọng đầu tiên là phải trả công cho chúng tôi xứng đáng với trách nhiệm mà chúng tôi đảm đương, và đủ để chúng tôi sống đã.

Không phải lo lắng về tiền bạc quá nhiều như hiện nay thì chúng tôi có thể yên tâm lo cho chuyên môn. Còn như hiện nay thì vấn đề đó sẽ tiếp tục như thế và rất khó để giải quyết bạn ạ. Bạn cứ chờ xem.
….."

Lời phân trần này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cách đây 20 năm, mà tôi là nhân chứng. Hôm đó, tôi đưa cháu vào cấp cứu ở một BV lớn ở TP. Cháu tôi bị tiêu chảy mất nước nặng. Dưới con mắt nhà nghề, tôi biết cháu tôi đang trụy mạch, cần được cấp cứu. Vậy mà chờ mãi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Biết thân biết phận, biết câu rừng nào cọp ấy, tôi rón rén gõ cửa phòng trực BS. Đây rồi, một đồng nghiệp rất trẻ, đang cắm cúi trên một cuốn sách dày cộp. Chỉ vừa mới mở miệng bẩm báo về tình trạng mạch nhanh không bắt được, da tím, lạnh… của cháu, tôi nhận được một ánh mắt lạnh như băng, quét từ đầu xuống chân, qua một cặp kính trắng lấp lánh rất trí thức, và một câu nói cũng lạnh tanh: “Có biết học BS là khó lắm không?” (??????)

Không cần bình luận gì thêm về tính chất vô giáo dục và cực kỳ ngạo mạn của câu nói này, mà nên thấy, xã hội chúng ta đang sống, đã sản sinh ra một tầng lớp, tạm gọi là trí thức, không tim, thiếu một căn bản tối thiểu về giáo dục và giao tế xã hội (social etiquette). Không thể đổ lỗi cho đồng lương, cho sự thiếu thốn vật chất để gật gù thông cảm cho sự phi nhân, nhất là sự phi nhân đó xảy ra trong ngành giáo dục và y tế. Nói được một câu “xuất sắc” như đồng nghiệp trẻ năm xưa, chắc không phải vì lương thấp, vì bức xúc mà bật ra (?)

Tôi cười nhạt, khi nghe đồng nghiệp HT than vãn về thu nhập. Giấy trắng mực đen, thì BS công nào cũng nghèo. Trà dư tửu hậu, thì các BS công thường dè bĩu các BS tư là chạy theo đồng tiền, bỏ quên nghiên cứu khoa học (?). Nhưng thực tế, trừ một số BS trẻ vừa chân ướt chân ráo vào nghề, các BS công hiện tại đang giàu, rất giàu. Cứ nhìn các dãy xe hơi đời mới trong sân các BV lớn thì rõ.

Chẳng nên đổ tại tiền! Mà không lẽ vì tiền, tôi có quyền hạ thấp phẩm giá, sự cao quí của nghề nghiệp, bằng những hành vi cục súc (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào văn hoa hơn), mà các đồng nghiệp của tôi cư xử với bệnh nhân, và cả với nhau (?) Làm thầy thuốc, phàm cứ ít tiền thì hỗn xược với người bệnh (?). Phải đợi đến lúc nhiều tiền mới lễ độ, vồn vã, thì có khác chi bà phở chưởi học nghề chiều khách?

Tuy nhiên, con người là sản phẩm của xã hội. Nói đi thì cũng phải nói lại, cho nó công bằng. Hệ thống y tế của chúng ta là cha đẻ của một tầng lớp học cao hiểu rộng, hợm hĩnh, kiêu căng và …dùi đục như thế.

Còn nhớ, khi mới ra trường, lọ mọ đến Sở Y tế một tỉnh nọ có việc, tôi phải bỏ dép, đi chân không vào phòng ông Giám đốc. Chẳng khác gì một chị Dậu với nón mê, váy đụp khúm núm chốn công quyền, mặc dù tôi đi bán tôi (xin việc), không phải đi bán chó, thưa các bạn! Tại sao, một BS trẻ như tôi hồi ấy, không được quyền có một việc làm đúng sở học, một cách đường hoàng, tự tin, mà phải hèn hạ đến thế?

Điều ấy, nó tổn hại cho phẩm giá!

Còn nhớ, chúng tôi, hơn 30 BS nam, phải nhường WC cho các BS nữ, nên phải vừa tiểu tiện, vừa rửa mặt trong một cái lavabo suốt 10 năm trời ở một BV lớn nhất nước. Chuyện ấy, giờ còn hay không, tôi không biết! Nhưng, nó cũng làm tổn hại phẩm giá. Nó làm con người ta, mất dần dà đi cái ý thức về lịch sự, riêng tư, nhân cách…, từ những điều nhỏ nhặt như vậy!

Còn nhớ, chúng tôi phải đi vận động, hay nói trắng là đi ép buộc, bệnh nhân chúng tôi phải mua, phải ăn những suất cơm tồi tệ, nuốt không trôi của BV. Chỉ vì ông giám đốc khả kính một thời của BV đó, có mối quan hệ rất đáng ngờ với công ty cung cấp khẩu phần bệnh viện. “Không ăn ư, cứ cho ra viện. Vì ăn cũng là một cách điều trị! Không ăn, là chống đối chế độ điều trị, cho ra viện”. Ghê chưa?

Còn nhớ, cũng chính ông GĐ đó, ép buộc và ra chỉ tiêu chúng tôi phải kê toa một loại thuốc cực kỳ nhảm nhí, chỉ vì ông ta và gia đình vừa mới được mời đi du hí châu Âu về. Ai mời? Câu trả lời là một cái cười nụ. Mà cũng chính ông ấy, lại nói về y đức rất dõng dạc, rất tự tin, ai nghe cũng phải giật mình kính phục.

Còn nhớ, khi mới ra trường, lòng còn nhiều mộng ước, gặp ngay gã y tá chuyên tu, phó phòng tổ chức. Béo tốt, vênh váo (tuy còn rất trẻ): “ĐM, BS trẻ chúng mày ngu bỏ mẹ. Khoa ấy có đ. gì để ăn mà cứ xin vào đấy?” Sau đó là những chầu nhậu, những tăng 2, tăng 3…để được việc. Về nhà, nhục nhã, uất ức, nhìn con thơ đang ngủ mà phải cắn răng lại để khỏi trào nước mắt. Không chìu lòn chúng nó, bố tìm đâu ra việc để kiếm tiền mua sữa cho con. Tội nghiệp con, và tội nghiệp cả bố nữa, con trai ạ!

Một gã thất phu như thế, lại được trọng dụng, cất nhắc nắm sinh mệnh khoa học (và cả sinh mệnh chính trị) của hơn ngàn BS, bạn có tin nổi không?

vân vân và vân vân…

Thế đấy, người thầy thuốc VN tội nghiệp, sau bao nhiêu năm tháng sống trong một hệ thống kém văn hóa, hỗn xược như thế, đã bị vùi dập, thui chột những tố chất bắt buộc phải có của người thầy thuốc: sự lễ độ, lòng thấu hiểu, phong cách thanh lịch văn minh…mà ta vẫn thường thấy trong các phim Âu Mỹ. Nó là sự thật, không phải là phim giả tưởng đâu, thưa các bạn. Nó là kết quả của một xã hội tôn trọng người đọc sách, coi thầy thuốc là tầng lớp quí tộc, ưu tú. Và huấn luyện, đòi hỏi người thầy thuốc phải xứng đáng với những phẩm chất đó. Dĩ nhiên, không chỉ bằng những lời hô hào suông, bằng các loại giấy khen thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, mà bằng nhiều cách khác. Không nói ra thì ai cũng biết những cách đó là gì!

Thiếu căn bản giáo dục cá nhân, gia đình. Thiếu một nền tảng văn hóa tối thiếu từ xã hội, cơ quan (ở đây là BV), thì dù một số không nhỏ BS dù đã rất giàu, họ vẫn không thể hành xử ‘xứng với kỳ đức’ mà nghề nghiệp và xã hội mong đợi. Chung qui, thì cũng nên nghĩ ngợi về cách chúng ta đào tạo trí thức. Và cách chúng ta đối đãi (không phải là đãi ngộ) với người trí thức! (Lại hoan hô Marx một cái cho đúng lề phải, khi ổng phán thế này: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”)

Chưa một lần, tôi dám hô hào y đức. Vì nó thâm sâu chẳng khác gì tôn giáo. Nhìn vào y đức, để thấy thẹn với lòng, vì không bao giờ vươn đến được cái nghĩa lý cao quí của hai từ đó. Nhớ lại y đức, để răn mình, chứ chẳng dám răn ai như các quan chức trơn lông đỏ da vẫn thường rao giảng. Y đức cao quí (nhưng không cao xa), nên xin các quan chức, thôi hô hào, thôi khuấy động các phong trào thi đua chấn hưng y đức để tự đánh bóng bản thân. Y đức nào tồn tại được, theo cái cách chúng ta đang vận hành guồng máy y tế như bây giờ? Bộ máy y tế ấy, đã phản y đức về cơ bản, khi phân loại bằng giấy trắng mực đen, các quyền lợi và hệ thống khám chữa bệnh của nó theo chức vụ, cấp bậc, mức lương. Lẽ nào, một người dân đen, không được quyền chăm sóc ngang bằng một cán bộ cao cấp?

Tôi may mắn, tự thoát ra được khỏi hệ thống ấy, cũng hơn 10 năm có lẻ. Nhưng thỉnh thoảng, nhớ lại một thời cay đắng ấy, không khỏi ngậm ngùi mà lẩy một câu Kiều: “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.

Lại thêm một lý do, để tôi mong ước con trai tôi về, sau khi ăn học thành tài ở xứ người. Chẳng để trả thù ai, mà làm gì được cho dân mình bớt khổ thì làm!

Về mà thay thế, về mà chấn hưng lại cái hệ thống y tế nhàu nát mà bố phải chịu đựng ngần ấy năm để nuôi con, con ạ!

Posted by Nguyễn Văn Tuấn (Y đức: cười buồn)
TRIẾT HỌC ÐÔNG PHƯƠNG 
ỨNG DỤNG TRONG ÐÔNG Y
I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :
1. KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :
Học thuyết âm dương là một bộ phận trọng yếu trong y học cổ truyền.
Người xưa nhận thấy sự vật trong thiên nhiên luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập và thống nhất với nhau, không ngừng vận động đễ phát sinh phát triển và tiêu vong như: sáng tối, ngày đêm, trời đất, nóng lạnh, nước lửa . v.v..gọi là âm dương.
Trong y học cổ truyền học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán điều trị và bào chế đông dược.
2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG :
a. Âm dương đối lập : là sự mâu thuẫn giữa hai mặt âm dương như: ngày đêm, ngủ thức, nước lửa, lạnh nóng, hưng phấn và ức chế.
b. Âm dương hổ căn : là sự nương tựa vào nhau giữa hai mặt âm dương như : trong âm có dương, trong dương có âm.
c. Âm dương tiêu trưởng : là quá trình vận động không ngừng của âm dươngmọi sự vật sinh ra, lớn lên, già cỗi, mất đi rồi lại sinh ra.
d.Âm dương bình hành : là sự thăng bằng giữa hai mặt đối lập.
Bốn mặt trên của sự vật nói lên các qui luật, mâu thuẫn nhưng thống nhất, thăng bằng nhưng vận động không ngừng, nương tựa nhưng chế ước lẫn nhau trong quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
Người xưa tượng trưng học thuyết âm dương bằng hình vẽ như sau :






3. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
ÂM
TẠNG
HUYẾT
DINH
BỤNG
HÀN
TRÁI
THUỶ
LƯƠNG
DƯƠNG
PHỦ
KHÍ
VỆ
LƯNG
NHIỆT
THỰC
BIỂU
PHẢI
HOẢ
ÔN



Bệnh tật sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương, biểu hiện dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư. Ðiều trị bệnh là điều hoà lại âm dương. Trong chẩn đoán người ta nương tựa vào các cương lĩnh để xác định bệnh trong hay ngoài (biểu lý) nóng hay lạnh (hàn nhiệt) suy sụp hay hưng thịnh (hư thực) mô tả trạng thái và xu thế chung của bệnh tật thuộc âm hay dương để dùng thuốc âm hay thuốc dương mà điều trị cho thích hợp.
II. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
1. KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương được liên hệ một cách cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp sự liên quan của các sự vật.
Trong y học người xưa vận dụng ngũ hành để phân tích sự tương quan trong các hoạt sinh lý. Ngoài ra còn dùng để tìm tác dụng của thuốc để áp dụng vào việc bào chế.
2. NỘI DUNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH :
Người xưa cho rằng trong thiên nhiên có năm loại vật chất chính đó là :Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất).
Mọi hiện tượng trong tự nhiên được xếp theo năm loại vật chất trên gọi là ngũ hành.
3. BẢNG QUI NẠP THIÊN NHIÊN VÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI THEO NGŨ HÀNH :
NGŨ HÀNH
HIÊN TƯỢNG
MỘC
HOẢ
THỔ
KIM
THUỶ
VẬT CHẤT
GỖ
LỬA
ÐẤT
KIM LOẠI
NƯỚC
MÀU SẮC
XANH
ÐỎ
VÀNG
TRẮNG
ÐEN
NGŨ VỊ
CHUA
ÐẮNG
NGỌT
CAY
MẶN
THỜI TIẾT
XUÂN
HẠ
TỨ QUÝ
THU
ÐÔNG
P.HƯỚNG
ÐÔNG
NAM
T. ƯƠNG
TÂY
BẮC
NGŨ TẠNG
CAN
TÂM
TỲ
PHẾ
THẬN
LỤC PHỦ
ÐỞM
T.TRƯỜNG
VỊ
Ð.TRƯỜNG
B. QUANG
NGŨ THỂ
CÂN
MẠCH
NHỤC
BÌ PHU
CỐT
NGŨ QUAN
MẮT
LƯỠI
MIỆNG
MŨI
TAI

Trong điều kiện bình thường, thiên nhiên, vật chất và con người có liên quan mật thiết với nhau, tác động nhau chuyển biến không ngừng bằng thúc đẩy nhau (tương sinh) hoặc chế ước lẫn nhau (tương khắc) để giữ được mối thăng bằng âm dương.


4. CÁC QUI LUẬT HOẠT ÐỘNG CỦA NGŨ HÀNH :
a. Qui luật tương sinh :
Mộc sinh Hoả = Can sinh Tâm
Hoả sinh Thổ = Tâm sinh Tỳ
Thổ sinh Kim = Tỳ sinh Phế
Kim sinh Thuỷ = Phế sinh Thận
Thuỷ sinh Mộc = Thận sinh Can.
b. Qui luật tương khắc :
Mộc khắc Thổ = Can khắc Tỳ
Thổ khắc Thuỷ = Tỳ khắc Thận
Thuỷ khắc Hoả = Thận khắc Tâm
Hoả khắc Kim = Tâm khắc Phế
Kim khắc Mộc = Phế khắc Can
5. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO TRONG Y HỌC :
Ðể xác định vị trí của một bệnh lý sinh ra từ tạng phủ nào, mà tìm cách điều trị cho thích hợp, người xưa qui định có thể do một trong năm vị trí sau đây :
Chính tà : do bản thân tạng ấy có bệnh
Hư tà : do tạng trước không sinh được nó
Thực tà : do tạng sau nó đưa đến
Vi tà : do tạng khắc nó quá mạnh
Tặc tà : do nó không khắc được tạng khác.
Trong điều kiện bất thường về bệnh lý, có nhiều tạng phủ quá mạnh hay quá yếu sẽ xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc mình (tương vũ) Ðông y dùng qui luật tương thừa hay hay tương vũ để giải thích một số cơ chế sinh bệnh và áp dụng điều trị.
III. HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :
1 KHÁI NIỆM VỀ HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT :
Học thuyết thiên nhân hợp nhất, nói lên giữa con người và hoàn cảnh thiên nhiên xã hội luôn luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất, con người luôn luôn chủ động thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn, phát triển.
Thí dụ :
Trời đất có sáng tối, con người có thức ngũ.
Trời lạnh người co giữ ấm, trời nóng người đổ mồ hôi giải nhiệt.
Trời có sáu khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.
Ðất có ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Người có ngũ tạng ứng với đất, lục phủ ứng với trời và thích nghi theo từng thời tiết bốn mùa.
2. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT VÀO Y HỌC
Học thuyết thiên nhân hợp nhất là nội dung của phương pháp phòng bệnh trong y học cổ truyền, nắm được nguyên lý của học thuyết sẽ giúp cho con người :
- Cải taọ thiên nhiên bắt thiên nhiên phuc vụ đời sống.
- Chủ động rèn luyện sức khoẻ.
- Cải tạo tập quán củ, gìn giữ mỹ tục.
- Rèn luyện ý chí chống dục vọng cá nhân.
- Ăn tốt, mặc ấm, giữ vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh.
- Ðiều độ về ăn uống, sinh hoạt, lao động, tình dục. v..v.
IV. KẾT LUẬN :
Từ 3 học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất. Y học cổ truyền đi đến một quan niệm toàn diện và thống nhất chỉnh thể trong phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Người thầy thuốc phải thấy con người ở thể thống nhất toàn vẹn giữa các chức phận, giữa tinh thần và vật chất, giữa cá nhân và hoàn cảnh chung quanh để đi đến các vấn đề
- Phòng bệnh sống lâu.
- Chữa người có bệnh chứ không phải chữa bệnh.
- Nâng cao chính khí con người là chính để thắng được mọi bệnh tật.

( còn nữa)

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Có 'Thế giới gương' ...

Có 'Thế giới gương' song hành cùng thế giới chúng ta

   Tiến sĩ khoa học Vladimir Lipunov tuyên bố rằng cùng tồn tại với thế giới chúng ta đang sống còn có các thế giới khác, gọi là "thế giới bên kia”, "thế giới gương" hoặc "thế giới song hành.
Vladimir Lipunov là Tiến sĩ khoa học toán-lý, Giáo sư vật lý thiên văn Khoa vật lý Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomonosov, nhà khoa học hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu về sao nơtoron, "hố đen", "hố trắng" và các hiện tượng vũ trụ kỳ lạ khác.


                          Các thế giới song hành theo quan niệm của V.Lipunov
Nhìn từ “thế giới bên kia”
Theo V.Lipunov, các giả thuyết về sự tồn tại các Vũ Trụ đa chiều và “thế giới bên kia”, “thế giới gương”, hay còn gọi là “thế giới song hành”, đã từng được các nhà vật lý thiên văn tranh luận về phương diện triết học cách đây nhiều thế kỷ, trong đó một số người không loại trừ khả năng tồn tại “Đấng Tối Cao”.
Hãy tưởng tượng một thí dụ tương tự thế này: Có một cư dân sống trong không gian ba chiều của chúng ta, trong đó có chiều dài, chiều rộng và chiều cao, đóng vai trò là “Đấng Tối Cao” đứng quan sát các sinh linh hai chiều sống trên mặt phẳng, gọi là “người hình vuông”, “người hình tam giác” v.v. trong thế giới phẳng.
Các sinh linh trong thế giới phẳng không hề biết rằng có khái niệm “phía trên” hoặc “phía dưới”. Con người đóng vai trò “Đấng Tối Cao” trong không gian ba chiều có thể dùng ngón tay gí sát vào các sinh linh hai chiều nhưng “họ” không hề cảm thấy, thậm chí ngay cả khi bị nhấc ra khỏi mặt phẳng trước sự ngạc nhiên của các sinh linh sống xung quanh.
Có tình hình tương tự như thế trong thế giới ba chiều của chúng ta hiện nay đang diễn ra vô vàn các hiện tượng chưa thể lý giải được.
Rất có thể, nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng bí ẩn đó ẩn giấu trong “thế giới bên kia”, “thế giới gương” hay “thế giới song hành”.
Cần phải công nhận rằng, ngoài ba chiều không gian mà chúng ta vẫn thường quan sát được còn có ít nhất một chiều nào đó nữa, thậm chí là tồn tại một thực thể Vũ Trụ siêu phàm nào đó đang từng giờ từng phút quan sát thế giới này mà chính chúng ta không hề cảm thấy, không hề biết gì.
Các nhà khoa học Nga đã từng đưa ra giả thuyết về sự tồn tại “thế giới bên kia”, trong số đó có Marcov, nhà khoa học toán-lý nổi tiếng thế giới, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Ông cho rằng, đồng thời tồn tại nhiều thế giới tách biệt nhau bởi các lượng tử không gian, trong đó diễn ra các quá trình giống hệt nhau. Nếu đến một lúc nào đó, chúng ta học được cách đi từ thế giới này sang thế giới khác, thì tới lúc đó, cũng có thể du hành về quá khứ hoặc đến tương lai.
Giáo sư vật lý thiên văn Kozyrev đã từng khẳng định, tồn tại các “thế giới bên kia” song hành liên kết với Vũ Trụ của chúng ta bằng những “đường hầm” dưới dạng "hố đen" và "hố trắng".
Đi theo "hố đen", vật chất từ Vũ Trụ của chúng ta đi sang các “thế giới bên kia”, còn năng lượng đi từ các “thế giới bên kia” đến với Vũ Trụ của chúng ta theo các "hố trắng". Ý tưởng về sự tồn tại “thế giới bên kia” song hành cũng đã từng xuất hiện từ thời cổ xưa trong lịch sử loài người.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loài người cổ đại quan niệm những người bị thiệt mạng khi đi săn thì linh hồn của họ đi sang các “thế giới bên kia” và điều đó đã được phản ánh trong các bức tranh vẽ của loài người cổ.
Điều gì xảy ra trước “Vụ Nổ Lớn”?
30 năm về trước, các nhà vật lý đã “làm ngơ” trước một câu hỏi thú vị: Điều gì đã từng tồn tại trước khi xảy ra “Vụ Nổ Lớn”? Lúc đó, họ không biết nên trả lời điều đó như thế nào.
Hiện nay, dựa vào các giả thuyết về các không gian đa chiều, có thể đưa ra các luận thuyết khác nhau. Thí dụ, Giáo sư V.Lipunov gần như tin tưởng 100% có Vũ Trụ 5 chiều, trong đó có một màng mỏng nào đó được gọi là "viên gạch cơ bản".
Nếu trong không gian 5 chiều, một lúc nào đó màng mỏng này bị chấn động, sẽ hình thành "quả bóng" và nổ tung trong không gian ba chiều mà chúng ta gọi đó là "Vụ Nổ Lớn".
Còn “Đấng Tối Cao”, thực chất là những sinh linh sống trong không gian 5 chiều đứng quan sát và nhìn thấy trong một Vũ Trụ nào đó, từ trên mặt phẳng hình thành một quả cầu đang lớn dần lên và tạo thành dải Ngân Hà. Chính Thiên Hà trong Vũ Trụ của chúng ta đang vận động theo sự điều khiển của “Đấng Tối Cao” từ Vũ Trụ 5 chiều.
“Thế giới bên kia”, hoặc “thế giới gương” song hành và tồn tại ngay bên cạnh chúng ta
Giáo sư-Tiến sỹ khoa học V.Lipunov cho biết, trong những năm gần đây, các nhà thiên văn quan sát thấy một hiện tượng rất kỳ lạ: có hàng nghìn sao chổi tự nhiên biến mất trong Vũ Trụ.
Không loại trừ khả năng, nguyên nhân của sự biến mất đầy bí ẩn đó cũng như sự mất hút thiên thạch đã từng rơi xuống Tunguski ở Nga và nhiều vật thể Vũ Trụ khác đã từng rơi xuống Trái Đất chính là do sự tồn tại “thế giới gương” song hành cùng chúng ta và hàm chứa “vật chất đen”. Chính từ “vật chất đen” hình thành hiện tượng “chớp cầu” và “bóng ma”.
Nhà vật lý, Tiến sĩ khoa học Robert Foot, thuộc Đại học Tổng hợp Melbourn (Australia) cũng đã từng đưa ra giả thuyết tương tự. Nếu “vật chất gương” tồn tại trong thực tế thì cũng tồn tại các “ngôi sao gương”, “hành tinh gương” và “sự sống gương”.
Có nhiều bằng chứng cho thấy hành tinh của chúng ta không ngừng bị bắn phá bởi các thực thể đến từ “vật chất gương” và gây ra những biến cố lạ thường. Thí dụ, vụ nổ đầy bí ẩn của thiên thạch Tunguski ở Nga năm 1908 hoặc hiện tượng xảy ra ở Jordan vào năm 2001.
Hồi đó, có 100 người chứng kiến một quả cầu lửa bay ở độ cao gần sát mặt đất, để lại đằng sau nó một vệt khói, sau đó tách làm đôi và tạo thành chớp nổ trên một ngọn đồi cách đó khoảng 1 km.
Các nhà khoa học sau đó đến nghiên cứu chỉ phát hiện thấy dấu vết của mặt đất bị lửa đốt và vết cây cỏ bị cháy chụi.
Về mặt lý thuyết, có thể cho rằng từng hạt cơ bản đều có một "người bạn đường gương" vô hình.
Chỉ có những người nào có khả năng tâm linh siêu nhạy, điển hình là các nhà ngoại cảm, mới có thể cảm nhận được “vật chất gương” thông qua sự tương tác vật lý của chúng với thế giới chúng ta đang sống.
Nguồn: Tiền Phong
Thạc sỹ Vật lý
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Theo “Ng.ru/science/2007”

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác
I. Sức khỏe:
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”..

II. Bí quyết trường thọ:
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.

III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.

IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.

V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải:
Phải vận động
Phải biết cười
Phải lịch sự hòa nhã
Phải biết nói chuyện và
Phải coi mình là người bình thường..

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.

VII. Hãy Dành Thì Giờ - Mẹ Thêrêsa Calcutta:
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc Đó là giá của thành công.
Nguồn:sưu tầm trên Internet

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Những điều kỳ diệu từ thuyết “Nước chảy về chỗ trũng”

Những điều kỳ diệu từ thuyết “Nước chảy về chỗ trũng”

Tôi tên: Nguyễn thị Thu Thuỷ - 45 tuổi
Địa chỉ: 50 CX Văn Chung - Đường Quang Trung, P10 – Q. Gò Vấp.
Điện thoại: 8.943476
    Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập DC-ĐKLP 26/3/1980 – 26/3/2000 tôi xin ghi lại một số kinh nghiệm, cảm nhận và điều tâm đắc của mình qua quá trình 10 năm tìm hiểu, học hỏi, thực hành, vận dụng các thuyết của Diện Chẩn như: Thuyết phản chiếu, Biểu hiện, Phản hiện, Cục bộ, Biến Dạng, Đồng ứng,Giao thoa cùng với các thuyết của Điều khiển liệu pháp như Đồng bộ thống điểm, Bất thống điểm, Thái Cực, Phản phục, Đối xứng, Bình thông nhau, Sinh khắc, và thuyết Nước chảy về chỗ trũng ...”
     Qua quá trình thực hành, thuyết mà tôi tâm đắc nhất là thuyết Nước chảy về chỗ trũng và kỹ thuật khai thông huyệt đạo do Thầy Bùi Quốc Châu giảng dạy mà tôi lãnh hội được từ đầu năm 2000. Kỹ thuật này giúp ta tìm gốc bệnh và xử lý bệnh nhanh với hiệu quả cao đối với những ca bệnh phức tạp (tôi gọi bệnh phức tạp để chỉ những bệnh nhân bị đau nhiều bệnh khác nhau trong cùng một thời điểm). Trước đây khi chẩn đoán và điều trị bệnh qua sinh huyệt và dấu vết trên mặt tôi cũng chữa thành công nhiều ca bệnh, nhưng thành thật mà nói tôi phải mất nhiều công sức và thời gian để tìm gốc bệnh. Nếu ta không tìm đúng gốc bệnh thì ta không trị dứt bệnh nhanh được, có khi chỉ cắt cơn ngay lập tức nhưng sau đó bị lại do ta chỉ chữa ngọn chưa đúng gốc. Nay với kỹ thuật khai thông huyệt đạo mới là chìa khoá vàng giúp tôi biết gốc bệnh rất rõ, đúng, nhanh, xử lý bệnh tốt.
Thuyết "Nước chảy về chỗ trũng".
Theo thuyết này thì mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền ( khí ) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.
Kỹ thuật khai thông huyệt đạo :
Ta xoay tròn xoáy vào một huyệt thật nhẹ, có hướng quy tâm, xoay vào những sinh huyệt chú trọng trục 0 và tuyết VII, hoặc dấu vết trên mặt. Tốc độ vừa phải và thật nhẹ, thật tròn .

Dụng cụ: Ta dùng cây dò day huyêt có một đầu tròn nhỏ và một que dò inox . Có thể dùng thêm dầu cù là dành cho bệnh hàn hoặc Vaseline dành cho bệnh nhiệt. Ngải cứu hỗ trợ những vùng lớn bị cứng, thốn nơi nào bệnh khi được dẫn truyền qua việc xoay huyệt.
Với kỹ thuật này ta có những ưu điểm:
    Giúp người bệnh cảm nhận được rõ sự dẫn truyền ở phần cơ thể đang bị bệnh gốc ở đâu, đường dẫn truyền sẽ dẫn đến đầu tiên tiếp đến là những bệnh khác đang có trong cơ thể người bệnh ( với người có nhiều bệnh). Để không gây đau đớn, sợ hãi cho bệnh nhân, cần phải biết hướng dẫn, giải thích, giúp bệnh nhân cảm nhận đường dẫn truyền, cũng như cảm giác tê rần, nhẹ, lăn tăn như được xức đầu tại nơi đau,và các cảm giác ấm, sôi bụng, lành lạnh, mát mát….
Có tính dẫn khí hoạt huyết do đó người bệnh rất sảng khoái, sức khoẻ phục hồi nhanh.
Không tác dụng phụ. Làm sáng da, mịn da.
Không dùng thuốc uống và dán salonpas
Không thừa thao tác, không kéo dài thời gian trị bệnh của thầy thuốc. Đạt hiệu quả cao trong việc tìm gốc bệnh và xử lý bệnh cho bệnh nhân.
Nếu ta liên hệ chặt chẽ với các huyệt và đồ hình thì hiệu quả rất cao, chú trọng các dấu hiệu biểu hiện trên và dưới da.
Những bệnh nhân trẻ em chưa biết bầy tỏ hay chưa cảm nhận được đường dẫn truyền hoặc bệnh nhân đang trong trạng thái động (phân tâm) thường kém nhạy cảm cũng giải quyết được bệnh.
Thuyết nước chảy về chỗ trũng và kỹ thuật xoay nhẹ huyệt theo tôi là một trong các thuyết của DC-ĐKLP có giá trị cao, giúp tìm gốc bệnh đúng, nhanh và điều trị bệnh nhanh chóng hơn, hiệu quả cao, không tách rời các huyệt mà có tính liên kết, hổ trợ nhau chặc chẽ.
 Các trường hợp điển hình:
     1.Một bệnh nhân nữ 33 tuổi, chưa lập gia đình khai bệnh là nhức đầu thường xuyên hai năm nay, uống thuốc không khỏi. Bác sĩ chụp hình bảo viêm xoang, thoái hoá cột sống cổ,
Đã điều trị tại Bệnh viện 175, khoa vật lý trị liệu 10 ngày không bớt. Theo lời bác sĩ phải trị liên tục hai tháng mới tốt. Bệnh nhân có thói quen tắm nhiều lần trong ngày, gội đầu bất kể giờ giấc, hong tóc trước máy quạt hoặc để ẩm đầu. Về ăn uống thì hay ăn các thức ăn chua, sống, uống lạnh. Nằm ngủ trên nệm gòn trải trên nền xi măng. Mỗi khi ngủ dậy, lật tấm nệm lên thấy ướt nệm và vùng đất phía dưới.

Về thể trạng thấy trên đầu có vết sẹo do té giếng. Chân lạnh ngắt, hay dợn ói. Ở cổ đầu nóng. Chân, bụng lạnh. Khi tôi tìm sinh huyệt thấy sinh huỵêt bên trái đau hơn bên phải. Vận dụng thuyết và đồ hình thái cực ta có bên phải là Dương, bên trái là âm. Tôi biết bệnh nhân bị hàn, nước tiểu ít và trong.

Điều trị : Tôi chữa bên trái trước (Âm tán dương tụ), chữa từ dưới lên: thuộc Dương (từ chân lên, từ cằm lên trán). Tôi xoay vào sinh huyệt chữa nhức đầu, viêm xoang: 127, 63 143, 189, 312, 106, 34, 124, 3, 132, và 308, 277, 209, 65, 139, 139, 180, 555. Điều kỳ diệu là tất cả những sinh huyệt trên khi được xoay nhẹ đường dẫn truyền không dẫn vào đầu trước mà tập trung theo thứ tự sau đây:
Ở bụng, bao tử, trên rốn, vùng ruột già có hơi ấm, sôi bụng. Ở chân, lưng, mông, cổ gáy tê rần.
Đầu chuyển đau, khó chịu nhưng không dữ dội như trước khi được dẫn truyền
Qua đó tôi chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh bao tử, rối loạn tiêu hoá. Sau đó tôi đề nghị bệnh nhân đi siêu âm. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị viêm loét tá tràng. Quả nhiên bệnh nhân xác nhận khi ăn bất cứ thứ gì hoặc uống thuốc thì bệnh tiến triển theo tuần tự như đường dẫn truyền báo.
Thực hành việc xoay huyệt, ta cứ tiếp tục xoay tròn quy tâm đến khi chỗ được dẫn truyền ngưng dẫn truyền, kiểm tra lại sinh huyệt không còn, như thế đã đủ, bệnh đã được xử lý. Qua hai tuần chữa kết hợp với bệnh nhân tuân giữ sinh hoạt và ăn uống, bệnh nhân đã đuợc phục hồi sức khoẻ, những triệu chứng trên không còn.

Lưu ý bệnh nhân phải nghiêm giữ chế độ ăn uống. Ăn cháo từ lỏng đến đặc khoảng 1 tuần. Ăn với cá đồng, chà bông, muối, không thịt (dù thịt chà bông cũng không được). Sau đó bao tử êm mới được ăn cơm nhão một thời gian mới được ăn cơm khô. Phải giữ ấm cơ thể, tránh gió, nước. Mồ hôi xuất phải được dùng khăn khô lau, thay áo không tắm gội đang lúc ra mồ hôi.
2.Một bệnh nhân nữ 60 tuổi khai bệnh nhức đầu gối, chữa cách gì cũng không hết nhức,khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên, rất đau. Khi tìm sinh huyệt, cho thấy sinh huyệt bên trái đau hơn bên phải. Dù tạng người gầy bệnh nhân vẫn bị hàn, nước tiểu trong. Dùng thuyết phản chiếu đầu gối theo đồ hình ngoại vi Âm Dương, đồ hình vỏ não. Tất cả sinh huyệt khi được xoay đều được dẫn truyền đến theo thứ tự bệnh:
Vùng đầu: tăn tăn như chạy nhẹ. - Ngực: hơi nóng phả ra. - Bụng, lưng - Đầu gối, tay chân.
Kết quả sau hai lần chữa, mỗi lần khoảng 1 giờ đồng hồ, bệnh nhân không còn đau, ho không nhức đầu như trước.
3.Một bệnh nhân nam, đau dây thần kinh số 5
Triệu chứng : Bị cơn giật rất đau vùng mặt bên phải, không ăn uống được , nước tiểu đỏ.
Tiền sử bệnh : Có tình trạng Huyết áp cao 20/16, nhũn não, xuất huyết tiêu hoá (ói và tiêu ra máu), tim mạch rối loạn (khám ở viện tim thành phố).
Dấu hiệu báo bệnh: xuất hiện đốm đỏ ở huyệt 64 phải, đốm đỏ bầm trên mu bàn tay dưới ngón áp út phải, vùng lưng bên bẹ sườn phải, vùng gần hóc cổ, vùng bao tử trong thân.
Điều trị : Khi trên mặt đang đau tôi không thể vạch tìm sinh huyệt hay xoay huyệt. Tôi vận dụng thuyết đối xứng, giao thoa, đồng hình tương tụ và biểu hiện làm ở chân tay, xoay trực tiếp lên dấu hiệu báo bệnh.
    Đường dẫn truyền dẫn đầu tiên vào bụng, bụng sôi nhẹ, ợ và đánh rắm được. Kế đến là dẫn truyền đến hàm răng trên rồi đến vùng mắt và sau cùng là cổ họng .
    Tôi yêu cầu bệnh nhân nuốt nước miếng. qua đó nhận thấy bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu những vật dai cứng như thịt vì lực nhai và tiêu hoá kém, chỉ ăn được những thức ăn mềm, còn chất cứng khó tiêu thì tích lại ở ruột ảnh hưởng tim mạch huyết áp, phế, thần kinh, gan nóng. Xử lý được tiêu hoá là gốc thì bệnh nhân phục hồi. Thực hành xoay huyệt , tôi tiếp tục xoay huyệt với Vaseline (vì bệnh nhân bị nhiệt) đến khi đường dẫn   truyền ngưng dẫn truyền. Tôi làm trên mặt bệnh nhân không còn đau giật. Tôi xoay những huyệt để cân bằng thân nhiệt cho bệnh nhân.
Kết quả : Bệnh nhân ngủ được ngon giấc và lâu. Không đau giật, thân nhiệt giảm. Ăn được thức ăn xay nhuyễn. Nước tiểu không còn đỏ. Những vết đỏ mờ nhạt. Bớt ho. Đi tiểu được.

Trích sách Kỷ yếu 20 năm DCĐKLP
(Theo dienchan.com)

Tổng số lượt xem trang