ĂN UỐNG VÀ SỨC KHỎE

PHONG BENH HON CHUA BENH

TRI THUC LA SUC MANH

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Chữa nấc

Sưu tầm
Bài thuốc lạ trị bệnh nấc cụt
Khi không tôi mắc chứng nấc cụt. Ngày đầu thì bị sơ sơ, qua ngày thứ 2 bị dày hơn, được trị nhiều cách theo kiểu nhân gian nhưng vẫn không bớt, qua ngày thứ 3 thì liên tục, không ăn được, không nằm được, rất khó chịu và rất mệt. Tôi đi khám bác sĩ, bác sĩ không nói tại sao, chỉ cho toa mua thuốc, uống không hết mà nặng thêm lên.
Thằng cu Tâm con người bạn bên xóm chạy qua đánh bi với cu út nhà tôi, thấy tôi ngồi trên ghế xếp ôm đầu pháo liên tục, cu Tâm nói:
- A! Bác bị bệnh nấc cụt rồi, bác uống chi chưa, nếu chưa con về lấy qua cho bác uống hết liền tức khắc.
Tôi nói:
- Bác uống thuốc tây nhưng không bớt.
Cu Tâm đâm đầu chạy về nhà, một lát chạy qua lại, đưa cho tôi một cục GỪNG tuơi bằng ngón tay cái, và một ít MẬT ONG đựng trong tách uống trà (tách này lớn hơn ngón chân cái), bảo tôi nhai cục GỪNG, trước khi nuốt thì uống tí mật ong cùng lúc. Tôi nhai Tâm đứng nhìn, nuốt gừng và mật ong vào không biết đã tới bao tử chưa nhưng nó dịu lại ngay và hết liền sau khi tôi uống chút nước trà tráng chén mật ong.
Thằng Tâm vỗ tay reo: 
- Con nói rồi, hết ngay liền mà.
Tôi hỏi tại sao con biết cách này.
- Ông nội con thường hay bị như bác, nhà con lúc nào cũng có sẵn hai thứ này cho ông con uống.
Như vậy là một cục GỪNG sống nhai nuốt với một muỗng canh MẬT ONG. Hiện tại thỉnh thoảng tôi cũng bị lại, nên trong nhà lúc nào cũng trữ hai thứ thần dược trên.

Thân mến. Ngôn Nguyễn


Chữa bệnh ngoài da

1. Than hạt bưởi chữa chốc lở đầu.
    Hạt bưởi, bóc vỏ cứng bên ngoài, xâu vào sợi dây thép đem đốt cháy nhưng không thành tro( cháy đen nhưng vẫn giữ nguyên hình hạt), nghiền thành bột.
     Chỗ chốc lở gội bằng nước bồ kết loãng, thấm khô. Bột hạt bưởi rắc lên chỗ bị chốc, ngày 2 lần. Sau 2-3 ngày chốc sẽ khô và độ 1 tuần là khỏi.
2.Bèo tây chữa sưng tấy.
   Lấy 100 gram lá bèo tây, rửa sạch, giã nát với 5 gram muối, đắp dàn đều lên chỗ bị sưng, dùng băng vải sạch băng lại. Để cách đêm, từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau: chữa chín mé, sưng nách, mụn nhọt  rất tốt.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Chữa ho, hen

1.Mật gà, tên thuốc là kê đảm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm, tiêu độc, chống viêm. Mật gà lại có tác dụng tốt trong những trường hợp sau:

- Chữa ho lâu ngày: Mật gà đen một cái; hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ, mỗi thứ 10g. Tất cả để tươi, giã nát, thêm đường, hấp cơm cho chín, uống làm 2-3 lần trong ngày.

- Chữa ho gà, ho khan, ho có đờm kèm sốt: Mật gà 10 cái; hạt chanh, hạt mướp đắng, mỗi thứ 20g; đường cát 25g. Hạt chanh và hạt mướp đắng đem sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với nước mật gà, phơi khô, tán lại cho thật mịn. Đường đun cho chảy, luyện với bột trên làm viên bằng hạt đõ xanh, sấy khô. Trẻ em từ 1-5 tuổi, mỗi lần uống 2-4g; 6-10 tuổi uống 5-8g. Ngày uống hai lần với nước ấm.

2. Chữa hen: hột cây Lồng đèn 1 nắm, tán nhỏ, cho vào bụng con cá Diếc hấp chín, ăn vào lúc đói, không quá 3 lần là khỏi.
Theo sách Hoạt nhân toát yếu của Hoàng Đôn Hòa

3. Chữa ho trẻ nhỏ
- Lá cây Húng chanh 5 lá, cắt ngắn, bỏ chung với 1 cục đường Phèn, cho vào bát hấp cơm, mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ, ngày uống nhiều lần.
- Lá cây Xương sông 5 lá, lá Chua me đất  2 gram. Tất cả cắt ngắn làm như trên.
- Chanh 1 quả, nướng héo, để nguội cắt ra vắt nước, thêm nước sôi để nguội và đường cho đủ ngọt, mỗi lần uống 1 thìa nhỏ. Trẻ lớn tăng liều.
     ( 3 bài này đã ứng dụng nhiều, kết quả rất tốt)
VV Liêu sưu tầm

Thư giãn chủ nhật

Sưu tầm    

      Hôm nay chủ nhật, vừa đi sinh hoạt CLB Diện Chẩn Hà Nội về, xin post  một bài lên để bạn  đọc đọc giải trí.

Trạng chữa bệnh
   
   Chúa Trịnh có cô con gái út rất được cưng chiều chẳng may bị bệnh sởi. Nàng quận chúa bị sốt li bì, nằm liệt giường cả bảy ngày, tất cả các quan ngự y giỏi đều được mời đến mà bệnh vẫn không lui. Thế cùng, chúa nghĩ đến Trạng Quỳnh và gọi ông tới thăm bệnh cho quận chúa và bảo:

- Bệnh của con ta có vẻ nặng lắm. Khanh mà hết lòng chữa khỏi được thì nhất định ta sẽ trọng thưởng.

Trạng vào thăm, qua kinh nghiệm, biết ngay quận chúa bị bệnh sởi. Bệnh này thì còn phải sốt cao năm ba ngày nữa, đến khi sởi mọc hết mới giảm sốt. Nhưng vốn không ưa gì nhà chúa và bọn nịnh quan bất tài, trạng tâu ngay:

- Bệnh quận chúa rất nặng, chúa phải làm lễ dâng sao thì mới khỏi. Thần xin làm sở tế, nhưng tên các sao thì nhiều và lạ, vì vậy xin chúa cho phép thần chọn người học rộng, kiến thức uyên bác trong các quan để đọc sở tế.

Chúa Trịnh chuẩn tấu, xuống chiếu cho các quan chờ nghe trạng gọi ai, thì người đó phải tuân lệnh và đọc sở tế.

Các quan tất nhiên là rất lo lắng bởi sợ không đủ sức để mà đọc sớ Trạng viết. Bọn họ liền cho người nhà đi dò la nhưng chỉ thấy Trạng đang sai người nối giấy cuốn lại thành cuộn to như cái bồ để chuẩn bị viết sớ. Quan nào quan nấy được tin báo vừa to vừa dài khủng khiếp như vậy đều hoảng sợ, chỉ lo Trạng gọi đến mình mà đọc không xong hẳn là phen này mất hết chức tước, đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, các ông quan bất tài ấy thay nhau mang đủ thứ lễ vật đến nhà Trạng mà lo lót đồng thời viện cớ đau lưng, mỏi gối, nhức mắt, khàn giọng v.v... Khẩn khoản xin Trạng miễn cho mình đọc sớ!

Trạng điềm nhiên nhận lễ vật, điểm lại tất cả quan triều đều tới nhà mình lo lót, bèn vào tâu:

- Thần xem phen này trong các quan không một ai có đủ kiến văn để mà đọc sớ. Vậy thì thần xin đích thân vì chúa mà đọc sớ tế lần này.

Chúa nghe vậy rất cảm động, an ủi:

- Cứu bệnh như cứu hỏa, khanh hãy ráng sức vì ta mà làm thật tốt, ắt là ta sẽ đền ơn!

Đêm hôm lẽ dâng sao, Trạng sai lính tháo cuộn giấy to bằng cái bồ ra. Giấy vừa mở ra, Trạng nhìn vào và đọc ngay:

Trên trời có muôn vì sao.

Đọc xong Trạng đứng yên chờ. Giấy tháo ra mãi ra mãi, cho đến cuối cuộn mới thấy có thêm mấy dòng chữ, Trạng liền đọc tiếp:

Có phải vị nào, xin vào ăn xôi. Ăn xong, sao lại lên trời. Độ cho quận chúa phục hồi sức xuân Cẩn cáo!

Các quan cực kỳ kinh ngạc vì bài sớ kì dị của Quỳnh. Thế nhưng cúng xong được một ngày thì sởi mọc hết, quận chúa hạ sốt ngay. Rồi sởi bay, quận chúa khỏi bệnh.

Chúa Trịnh mừng lắm, cho là Trạng có tài cảm hoá được quỷ thần, trọng thưởng Trạng rất nhiều. Riêng Trạng vừa được thưởng, vừa được "Hối lộ", về nhà đóng cửa cứ cười tủm tỉm một mình.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Thư giãn

                                                        V V Liêu sưu tầm

                                                                       Thầy thuốc giỏi
Một lần con của Diêm Vương bị ốm nặng. Diêm Vương sai sứ giả lên trần gian tìm thầy thuốc giỏi về chạy chữa. Trước khi đi Diêm Vương dặn sứ giả:
   - Nhà ngươi phải đến nhà thầy thuốc nào mà có ít con ma nhất, đó là thầy thuốc chữa bệnh giỏi nhất.
Sứ giả vâng lời lên trần gian tìm thầy. Tìm mãi, tìm mãi mới tìm được một thầy thuốc có một con ma đang đứng khóc trước  nhà. Sứ giả liền mời thầy về gặp Diêm Vương. Gặp được thầy, Diêm Vương vô cùng mừng rỡ, liền hỏi rằng:
   - Thầy đã chữa bệnh được bao người rồi?.
   - Dạ thưa, thần mới chữa được một người ạ!.
???

                                     Biện pháp tốt nhất
Giờ hướng nghiệp chăn nuôi, thầy giáo hỏi một em học sinh:
- Dấu hiệu đầu tiên của heo mắc bệnh là gì?
- Thưa thầy là heo bỏ ăn, nằm ỳ một chỗ.
- Tốt lắm! Vậy ta phải làm gì?
- Dạ, lập tức gọi người của lò mổ đến ạ!

                                    Được vậy thì hay quá
Một bà có tính lắm mồm ai cũng biết. Một hôm bà bị ốm phải tới gặp bác sĩ quen. Khám xong, bác sĩ bảo bà há miệng ra để ông được tập trung tư tưởng trong lúc kê đơn.
Lát sau, khi bác sĩ nói xong rồi bà liền trách:
- Thưa bác sĩ, nếu phải há mồm một lúc nữa thì tôi cắn lưỡi chết mất.
Bác sĩ thản nhiên đáp:
- Ôi! Nếu được vậy thì hay quá! Lần sau, nếu có phải đến đây thì bà sẽ không phải há miệng ra nữa.

                                                       Lợi hại
Tí:
- Cậu dạo này bày đặt tập hút thuốc lá nữa à? Cậu không biết sách có nói rằng: "Hút một điếu thuốc là giảm thọ ba giây" hay sao?
Tèo:
-         Biết chớ! Nhưng sách cũng nói: "Cười một tiếng là tăng thọ một giây". Vì thế mỗi khi hút xong một điếu thuốc, tớ lại cười ba lần! Thế là huề, thậm chí nếu thích thì có thể cười ... thêm!

Quảng cáo
Ông nọ là giám đốc một công ty quảng cáo, chẳng may lâm bệnh mà chết. Lúc xuống âm phủ, ông được một tên quỷ sứ dẫn qua một hành lang tối om, tới trước hai căn phòng. Liếc mắt nhìn, ông giám đốc thấy căn phòng bên trái treo tấm biển: "Câu lạc bộ hưu trí". Bên trong lại thấy bóng mấy cụ bà ngồi khâu vá, mấy cụ ông xem báo, chơi cờ... Liếc sang căn phòng bên phải, ông thấy tấm biển: "Tắm hơi, thể dục thẩm mỹ, đặc sản..." bên trong thấp thoáng bóng người đẹp ăn mặc theo lối "tiết kiệm", đang rúc rích nói cười. Bỗng , ông giật mình khi nghe tên quỷ sứ hỏi:
- Sao, ông thích ở phòng nào?
- Dạ, xin ngài cho tôi ở phòng này. Ông giám đốc khúm núm chỉ sang căn phòng bên phải. Ông mừng khi nghe tên quỷ sứ nói tiếp: "Vậy thì vào đi".
Ông vừa bước vào bên trong thì bốn năm tên mặt mày hung tợn ùa ra, đè nghiến ông xuống, trói lại, định quẳng ông vào vạc dầu sôi sùng sục... Ông cựu giám đốc kêu thét lên:
- Trời ơi, sao lại thế này? Tôi thấy ở ngoài các ông ghi là phòng tắm hơi, đặc sản...
Bọn quỷ sứ nghe thế cười ồ lên mà rằng:
- Đó chỉ là quảng cáo ở bên ngoài thôi. Uả ủa, mà lạ thật, hình như ở trên đó ông làm nghề quảng cáo mà?
Dùng thuốc
Bố dặn dò con trai là sinh viên:
- Ở trường, con nhớ giữ gìn sức khỏe đấy nhé! Gầy quá con ạ!
- Chúng con vẫn dùng thuốc liên tục đấy chứ ạ!
- Ô, thế thì tốt. Nhưng mà thuốc gì?  Ông bố hỏi.
- Bọn con dùng rượu ... thuốc ạ.
- ???

                                              Rất có lợi
Hai khán giả (mới quen nhau), ngồi xem đấu quyền Anh:
- Tôi cho rằng môn đánh bốc này có lợi lắm.
- Ông là nhà thể thao nghiên cứu môn quyền Anh à?
- Không. Tôi chuyên nghề trồng răng.

Giúp sống lại
- Bị cáo, anh có biết là anh làm thuốc rầy dỏm đã hại biết bao nhiêu người không?
- Dạ thưa ngài biết ạ! Nhưng tôi đã giúp cũng không ít người sống lại.
- Bộ anh giỡn mặt với tôi à.
- Dạ không! Đó là những người dùng thuốc rầy của tôi sản xuất để tự tử ạ.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Nhiều loại kiến rất quý
 Vương Văn Liêu sưu tầm
 1. Kiến gai đen
       Trứng kiến gai đen có thể nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng tình dục của quý ông, đặc biệt là mang lại sảng khoái cho người bị stress gần như lập tức sau khi uống
      Đây là công trình nghiên cứu lọt vào danh sách 1 trong 10 công trình được đánh giá cao tại Vườn ươm Doanh nghiệp trẻ - Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện hoạt chất kỳ diệu ở trứng kiến, rất có lợi cho sức khỏe con người
Giải tỏa stress sau vài phút
Hoạt chất mới được các nhà khoa học Việt Nam và Đức phát hiện tháng 7/2008 có tên Trytophan. PGS -TS Dương Anh Tuấn, Trưởng Phòng Công nghệ sinh dược (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, có nhiều nghiên cứu được công bố về các amino axit tự nhiên có trong trứng kiến gai đen, có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Trải qua 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam (KH&CN) nhận thấy sản phẩm này có những tác dụng kỳ diệu chưa khám phá hết. Chẳng hạn, một người bị stress dùng sản phẩm tinh chiết từ trứng kiến gai đen sau vài phút là khỏe khoắn.
Tại sao nó lại có tác dụng nhanh đến vậy? Năm 2007, một nhóm nhà khoa học Việt Nam lên đường sang Đức và cùng với các nhà khoa học Viện Sinh Dược& Công nghệ Sinh học CHLB Đức tìm ra hoạt chất Trytophan - chiếc chìa khóa bí mật làm nên điều kỳ diệu của trứng kiến gai đen.
Sản phẩm chiết xuất từ trứng kiến gai đen được các nhà khoa học Viện KH&CN đăng ký bảo hộ thương hiệu BROCURMA T- K và chuẩn bị đăng ký sở hữu trí tuệ. Sản phẩm này cũng được Bộ Y tế kiểm nghiệm và cho phép lưu hành trên thị trường.
Một số công ty trong và ngoài nước muốn được tham gia cung cấp sản phẩm thương mại BROCURMA T- K. Các nhà khoa học ở tỉnh Côn Minh, Trung Quốc, sang Việt Nam đặt vấn đề bán sản phẩm này tại thị trường Trung Quốc.
Trước đó tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu, sử dụng cao trứng kiến gai đen như một thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh nhân, vận động viên.
Tuy nhiên, công nghệ trước đây là làm thủ công. Thủy phân trứng kiến trong môi trường axit, nhiệt độ cao khiến chất này bị phân hủy. Công nghệ mới được áp dụng đối với sản phẩm BROCURMA T-K là công nghệ chiết xuất và chuyển hóa protein bằng enzym, hoàn toàn giữ được các tinh chất quý.
                                                                                 
                                                                                               Mỹ Hằng- TPonline

2. Kiến lửa(Hồng mã nghị) -là một vị thuốc Đông y quí, chữa trị thấp khớp khỏi triệt để. Protein trong “Hồng mã nghị “cao hơn trong đậu nành 8 lần. Hàm lượng kẽm đứng đầu trong các loại dược phẩm Ađêhit(CH3- CHO), cao hơn hàng ngàn lần so với nhân sâm hoang dã. Đây là một kho báu dinh dưỡng, là nguồn dược liêu không thể thiếu được trong kho báu dược học Trung Quốc.

                 Trích trong sách 30 Bệnh thường mắc, NXB Thanh niên năm 2000

Nhận rõ hàn, nhiệt

Nhận rõ hàn, nhiệt

     Một lần khoảng 7 giờ tối mùa đông năm 1992, anh trai tôi gọi tôi đến xem bệnh cho con trai anh. Cháu 20 tuổi, bệnh tình như sau:
       Trời đang rét buốt, cháu đắp chăn dầy, người run lập cập, mồ hôi toát ra đầm đìa ướt sũng cả quần áo. Xem mạch thấy hoãn vô lực. Nhận định: bệnh đây là hư hàn, khí kém, vệ khí kém không vít được tấu lý nên không giữ được mồ hôi. Cho uống thuốc như sau:
-         Đảng sâm 15 gr
-         Bạch truật 15 gr
-         Nhục quế 5 gr
-         Cam thảo 5 gr
Đổ 1 bát nước, đun sôi 15 phút, chắt cho cháu uống ½ bát ăn cơm. Uống xong 5 phút, mồ hôi hết ra, hết rét, người tỉnh táo.
Nhận xét: Đảng sâm, Bạch truật bổ khí; Nhục quế ôn ấm, điều mồ hôi, Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
   Nếu không nhận rõ hàn, nhiệt, hư, thực mà cho uống thuốc giải cảm thì nguy to( trong thuốc giải cảm thường cho gừng tươi- gừng tươi có tính phát hãn) .
 Vậy trong chữa bệnh nắm rõ y lý là điều vô cùng quan trọng( Bát cương: 8 cương lĩnh chữa bệnh gồm âm, dương, biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực ).

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Cây cỏ lào chữa bệnh

Cây cỏ lào
Cây cỏ lào mọc hoang khắp đất nước ta, nhất là vùng đồi trọc. Cây thuốc bình thường này  chữa được khá nhiều bệnh. Theo VietNamNet ngày 22/12/2006 , dịch chiết từ lá cây Cỏ lào (tên khoa học: Chromolaena Odorata) ở những nồng độ nhất định có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của tế bào gốc dây cuống rốn.

     Y học dân gian  sử dụng cây này từ lâu. Tôi đã ứng dụng cây này nhiều năm qua để chữa bệnh. Tôi viết ra đây để bạn đọc tham khảo.
1. Chữa đau bụng do ăn phải thức ăn ôi, thiu,hoặc ngộ độc  thức ăn.
Dùng 5- 7 búp lá cây rửa sạch, nhai nuốt, sau 5-10 phút yên ngay.
     Hồi còn đang dạy học, khoảng năm 1985 (ăn uống còn quá khó khăn), trong giờ học thấy rất nhiều học viên chốc chốc lại xin đi ra ngoài. Tôi hỏi mới biết là các em bị đau bụng đi ngoài do chiều hôm trước nhà bếp cho các em ăn cá mè kho. Giờ nghỉ tôi dẫn các em xuống bãi cỏ, bảo các em hái lấy búp lá cây Cỏ lào, nhai nuốt nước, giờ học tiếp theo cả lớp ổn cả.
2. Đứt tay chân
Khi bị đứt tay chân, lấy ngay lá cây này, giã dập đắp vào vết thương rất mau lành và không bị nhiễm trùng.
3. Trên người bị ngứa ngáy.
Lấy lá cây này xát vào chỗ ngứa, khỏi ngay.
4. Chữa lỏng lỵ.
Dùng lá cây này hãm nước uống, kết quả rất tốt.
5. Chữa đau khớp xương.
Cành lá cây Cỏ lào đun uống có tác dụng chữa nhức xương, đau khớp xương.
6. Cỏ lào chữa ghẻ.
 Rửa sạch lá non rồi nấu nước tắm. Cứ 150- 200 gram lá cho vào 5- 6 lít nước, đun sôi 15-20 phút. Khi tắm lấy bã xát vào mụn ghẻ. Ngày tắm 1 lần, 5- 6 ngày là khỏi

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Ăn gì bổ nấy

Ăn gì bổ nấy
Có một chuyện vui rằng:
Trong giờ học sinh vật, cô giáo nói rằng:"Ăn gì bổ nấy".
Một học sinh hỏi:
- Thưa cô thế ăn đuôi bổ gì ạ!
- Bổ quanh đâu đấy - cô giáo đáp.
 Cả lớp cười ồ.
....
     Xin thưa,trong tự nhiên nhiều cái đúng như vậy.
Chính nhờ quan sát tai giống như bào thai người lộn ngược mà đã hình thành nên môn Nhĩ châm. Rồi trong Diện chẩn của GSTS Bùi Quốc Châu có thuyết Đồng hình tương tụ, Đồng thanh tương ứng...


Sau đây nêu một số bài thuốc dân gian dựa trên sự đồng dạng " ăn gì bổ nấy".


1.Ăn tim bổ tim.


   - Tim yếu , hay mê hoặc động kinh: Lấy tim lợn bổ đôi, cho 1 gram bột Chu sa hấp cách thủy ăn. Tuần ăn 1 -2 lần. Đây là bài thuốc Đông y đã được sử dụng từ lâu đời.


2. Ăn phổi, bổ phổi (Phổi khô, phổi nóng, ho khan).
    - Dùng 200 gr phổi lợn, bóp sạch khí nấu với 1 nắm lá cây Xương sông.
   Tôi đã mách cho nhiều người dùng bài thuốc này chữa ho khan dai dẳng, người gầy, khô nóng(phế âm hư),đều thu được kết quả tốt.


3.Ăn bàng quang, bổ bàng quang( chữa đái dầm).
- Trẻ con bị đái dầm: lấy bàng quang lợn, bỏ sạch nước đái đi,cho 10 gr bột Mẫu lệ (đã nung) vào khâu lại, luộc chín, thái cho trẻ nhỏ ăn.
Nhiều trẻ nhỏ ăn theo bài thuốc này mà cha, mẹ đỡ khổ vì chăn, chiếu phải hứng chịu mùi nước đái khai nồng.


4.Ăn đuôi bổ xương sống lưng("bổ quanh đâu đấy").
     Đuôi lợn hầm với đậu đen ăn, chữa thoái hóa đốt sống lưng.
Tôi đã mách cho nhiều người ăn theo bài thuốc này mà khỏi đau lưng mãn tính, sau một thời gian người cường tráng, làm việc quên mệt, nhất là  nam giới  lại còn khỏe cả "tinh binh nữa chứ", vợ mừng vui ra mặt !

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Bồi bổ sức khỏe bằng đậu đen

Bồi Bổ Sức Khỏe Bằng Đậu Đen

Source from vnfa.com
(Nguyên bản Hoa ngữ, do ông Tăng Tam Dương ở Bonnyrigg tặng. Người viết đã dịch và đăng trên đặc san Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm của Chùa Phước Huệ, Wetherill Park, Sydney).

Đậu đen là một loại thực vật được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc. Có hai loại đậu đen: Loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh mà người Việt Nam mình thường gọi là đậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.

Theo sách Bản Thảo Bị Yếu của Trung Quốc viết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh trái giống (đậu mùa), mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo đã khỏi hẳn, da trơn mịn màng bình thường.

Ông Trương Bộ Đào, nguyên Bí Thư Viện Hành Chánh, Vệ Sinh và Y Dược Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen liên tục trong nhiều năm. Nay tuy đã già nhưng cơ thể ông vẫn còn cường tráng.

Sách Y Học cổ truyền Trung Quốc có viết: "Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng."

Sách Thọ Thân Dưỡng Lão Tân Thư viết: "Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân".

Người ta còn mách, nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng với nước sôi nguội hay còn ấm vào mỗi buổi sáng thì sẽ công hiệu nhanh chóng hơn trong việc hồi phục thị giác của mắt. Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, ông thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi.. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão.

Tác giả bài này (nguyên văn bằng tiếng Trung Hoa), năm nay đã 42 tuổi tự thuật rằng lúc trẻ ông đã bị bịnh quáng gà, mỗi khi trời sẫm tối thì quờ quạng không trông thấy gì cả. May nhờ được một người bạn mách cho phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen để chữa. Trải qua 5 năm kiên trì không gián đoạn, rốt cuộc mắt ông đã hồi phục thấy rõ bình thường. Ngoài ra cũng nhờ áp dụng phương pháp dưỡng sinh này mà ít khi ông bị bịnh. Mỗi ngày ông giảng bài tại trường hàng 10 tiếng đồng hồ vẫn không biết mệt, miệng không khô và giọng nói vẫn còn thanh thoát. Mỗi lần vào tiệm để hớt tóc, người thợ cạo ngạc nhiên bảo rằng chân tóc của ông đã hồi phục lại màu đen. Tóc bạc đã bớt đi rất nhiều. Đây là một bí quyết vô cùng kỳ diệu, nhưng cần phải kiên nhẫn.

Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: "Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái."

An Lão tiên sinh ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), tuổi trên 80, hàng tuần đều dạy học trò về nghệ thuật thư pháp (viết chữ đẹp bằng bút lông). Tay ông không run và không cần đeo kiếng. Có người hỏi ông nhờ bí quyết nào mà có sức khỏe như vậy. Ông bảo nhờ phương pháp nuốt đạu đen từ 50 năm nay.

Khi mua đậu đen, chúng ta nên chọn lựa thứ hạt đen mướt (bổ thận) và ruột xanh (bổ gan). Loại đậu đen này thường được dùng để làm thuốc rất tốt.

Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người. Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rủa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích.. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọng, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.

Theo dõi số người đã áp dụng phương pháp này để trị bịnh, Lý tiên sinh đã bị táo bón kinh niên, mỗi sáng chỉ nuốt 2 hạt đậu đen mà nay đã dứt. Ông rất mừng còn hơn trúng số độc dắc. Ngoài ra một nữ nhân viên của sở Bưu Cục, mặt nổi nhiều tàn nhang và mụn bọc. Cô đã nuốt đậu đen liên tục chỉ mới 7 ngày sau đã thấy có công hiệu. Cô mừng quá tiếp tục sử dụng đến khi hoàn toàn bình phục, da mặt trở lại lành lặn bình thường mới thôi.

Tóm lại đậu đen không chỉ là thực phẩm mà còn là một thứ thuốc để cường thân kiện thể. Nó có công hiệu trong lãnh vực làm sáng mắt, ngăn chận bịnh đau mắt, giải độc trong cơ thể, bồi bổ gan và thận, điều hòa bộ máy tuần hoàn huyết và bộ máy tiêu hóa. Một cân đậu đen giá chẳng bao nhiêu tiền nhưng lại là một cân thuốc vô cùng quý báu.

Trên đây là tài liệu dưỡng sinh bằng Hoa ngữ, chúng tôi phỏng dịch với tính cách thông tin quảng bá để quý độc giả tham khảo. Mặc dầu một số bằng hữu và bản thân của dịch giả đã thực hành có hiệu quả. Tuy nhiên với tính cách dè dặt, dịch giả sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứng bất lợi, nếu có, xảy ra cho người áp dụng vì tính thích ứng của tạng phủ mỗi người mỗi khác. Để thử nghiệm, chúng tôi đề nghị quý vị nên nuốt trước mỗi sáng một hạt để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau mỗi tuần lễ quý vị có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.

PGS-TS NGUYỄN MẠNH PHAN



- Chữa trĩ: Để chữa trĩ, có thể dùng nhân hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần(đã kinh nghiệm chữa nhiều người khỏi).

- Chữa chai chân : Lấy nhân hạt gấc, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ đắp vào chỗ chai chân, trên phủ một miếng nilon, buộc giữ lại, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả).

- Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Chữa trẻ sơ sinh sẩn, ngứa

Chữa trẻ sơ sinh sẩn ngứa bằng vỏ quả gấc chín
  
      Từ nhiều năm nay, tôi gặp rất nhiều trẻ nhỏ dưới một tuổi thường bị nổi sẩn ngứa khắp mặt hoặc người, các vùng sẩn ngứa màu đỏ,dùng thuốc Tây y ít có tác dụng. Trẻ thường dụi mắt, cào mặt, cào người và ngủ không yên. Tôi đã mách cho người nhà dùng bài thuốc đơn giản sau đây, có hiệu quả cao chữa bệnh đó. Thường thì chỉ một vài lần là khỏi, chẳng tốn tiền, mất thời gian mà lại an toàn. Thuốc như sau:
      Vỏ quả gấc chín, sau khi đã lấy phần ruột (cùi của hạt) để đồ xôi, phần vỏ người ta thường vất đi. Lấy phần vỏ đó, rửa sạch, xắt nhỏ cho vào nồi với độ nửa lít nước, đun sôi khoảng 15 phút. Lấy nước đó khi còn âm ấm, dùng vải mềm thấm, đem lau các chỗ sẩn ngứa của trẻ.
     Nhiều cháu chỉ làm một lần là khỏi.
     Nay viết ra để cống hiến cho bạn đọc.

Ba ba chữa lở ngứa

Chữa lở ngứa ngoan cố

     Năm 1986, con trai tôi được 2 tuổi, bị mắc bệnh chàm. Khắp cả mặt các nốt ngứa sần nổi lên. Sau khi cho con đi bệnh viện Da liễu Hà nội về, bệnh tình của cháu không thuyên giảm. Một vài ngày sau đó thì toàn bộ da đầu lở loét, nhìn đỏ lòm, mùi tanh tưởi. Hai bắp chân, bàn chân như bị lột một lớp da, cháu vô cùng ngứa ngáy. Nhìn con bị bệnh, lòng tôi xót xa vô cùng. Cả ngày đêm cháu quấy khóc.
    Tôi nghiên cứu, tra cứu trong các sách vở, ứng dụng các bài thuốc thích hợp để chữa bệnh cho con. Bệnh tình của cháu dần dần được thuyên giảm. Nhưng riêng 2 bụng chân thì chẳng chịu khỏi cho, nước vàng cứ chảy, ruồi cứ bu vào. Hàng ngày vợ chồng tôi phải quấn dẻ cho con như người ta quấn xà cạp khi đi cấy.
Rồi một hôm tôi đọc sách thấy bài thuốc chữa lở ngứa ngoan cố, gồm có:
- Ba ba 1 con độ khoảng 500 gram.
- Ý dĩ 100 gram.
Ba ba làm sạch, bỏ mai, lấy thịt. Hạt ý dĩ vo sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa phải, ninh nhừ cho cháu ăn trong ngày.
Thật kỳ diệu, cháu ăn như vậy 2 lần trong 2 tuần, bệnh tình của cháu khỏi hẳn và người khỏe mạnh.
Thời gian trôi đi đã lâu, tôi viết ra đây để bạn đọc tham khảo.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Đau lưng, đau thần kinh tọa

Đau lưng, cơ, dãn dây chằng chúng ta có thể bấm huyệt “Yau tui point” và Sciatica point
For muscle or tendon sprain, acute back sprain we can use “Yau tui point” and Sciatica point 

                                        Tư liệu do Đinh Thị Minh Hiền cung cấp
 

Bấm huyệt ngừa đột quị

Bấm huyệt ngừa đột quị
Đột quị là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu trên móng tay xuất hiện các chấm đỏ là dấu hiệu đã báo trước căn bệnh này. Hãy ngay lập tức bấm các huyệt Kwan Chung, Shau Chung, xoa Shang Yang.

Tư liệu do Đinh Thị Minh Hiền cung cấp




Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Day bấm cột sống

Day bấm huyệt vùng cột sống để phòng và chữa bệnh
PGS.TS. Dương Trọng Hiếu

                        Day cột sống.


Bấm huyệt phế du.


Tác động cột sống là dùng một số thủ thuật của xoa bóp (án ma) tác động vào xương sống và vùng cạnh xương sống. Những động tác này thường là: day, bấm, miết, phân. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng cụt, trong đốt sống có tủy sống.

Như vậy, trong hộp sọ có đại não, tiểu não và hành tủy – tiếp theo hành tủy là tủy sống. Nói một cách khái quát thì đại não điều khiển toàn bộ vận động, cảm giác, tình cảm. Dưới vỏ não điều khiển hệ nội tiết. Tiểu não điều khiển quá trình giữ thăng bằng. Hành tủy điều khiển hoạt động của tim mạch và hô hấp.
Trong hộp sọ là các tế bào não, thì tủy sống bao gồm các tế bào thần kinh cho ra các rễ trước để điều khiển vận động cục bộ, rễ sau điều khiển tiếp nhận cảm giác từ ngoài dẫn vào như cảm giác sờ mó, cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau... từ ngoài dẫn vào thần kinh trung ương để phân tích và cho các lệnh để dây thần kinh thực hiện.
Mỗi đốt sống cho ra một dây thần kinh có tác dụng điều khiển vùng tương ứng với đốt sống đó. Thí dụ: đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay. Đốt thắt lưng điều khiển hoạt động của chân. Cạnh cột sống có 2 chuỗi hạch là giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm và phó giao cảm còn gọi là thần kinh thực vật.
Như vậy, để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể – có 2 loại thần kinh: Thần kinh thực vật và thần kinh động vật.
- Thần kinh động vật điều khiển hành vi động tác theo ý muốn của cơ thể – thí dụ: nắm tay, bước đi...
- Thần kinh thực vật điều khiển hoạt động không theo ý muốn của cơ thể: thí dụ: việc tiết mồ hôi, co bóp của cơ quan tiêu hóa, co bóp của tim, hô hấp... Tuy vậy điều khiển của thần kinh thực vật cũng chịu tác động của vỏ não – điều này thể hiện ở sự rèn luyện và luyện tập của cơ thể, có khả năng điều khiển hệ thần kinh thực vật.
Như vậy ta thấy phương pháp tác động cột sống với các động tác như day, miết, bấm điểm, phân – sẽ gây một kích thích vào vùng thần kinh của cột sống làm cho hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động. Thí dụ: khi một cánh tay bị yếu, khả năng vận động kém, ta tác động cột sống vùng cổ có thể hồi phục lại chức năng vận động của cánh tay đó.
Khi sản phụ bị tắc tia sữa, tuyến vú kém tiết sữa tác động vùng lưng ngực có thể thông tia sữa, tuyến sữa tăng tiết sữa. Bệnh nhân bị hen có cơn khó thở ta có thể tác động cột sống có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở.
Thực chất tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh, tăng cường hoạt động của hệ thần kinh thực vật hay thần kinh động vật tùy theo ý định của thầy thuốc trong phòng và chữa bệnh.
Chỉ định và chống chỉ định của tác động cột sống là gì?
Chỉ định của phương pháp tác động cột sống rất rộng. Vì hệ thần kinh của cột sống và cạnh cột sống điều khiển các hoạt động từ đầu đến chân. Ở trong cơ thể là các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục...
Khi các cơ quan này rối loạn hoạt động hay hoạt động yếu đều có thể dùng phương pháp tác động cột sống. Người bị đau đầu, đau mỏi cổ gáy, tê bại tay chân... cũng dùng phương pháp tác động cột sống để điều trị.
Chống chỉ định: Người bệnh bị lở loét mụn nhọt vùng cột sống thì không nên làm vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể, thí dụ: loét dạ dày, viêm ruột thừa, thủng dạ dày, nhồi máu cơ tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp, suy tim, khi bị sỏi thận, sỏi mật, gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng ở khớp – các trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh lây do tiếp xúc, lây qua đường máu không nên dùng phương pháp này.
Đông y đã biết trên giữa cột sống có mạch đốc, cách cột sống 0,5cm có chuỗi huyệt hoa đà giáp tích, cách cột sống 1,5 thốn (khoảng 2cm) có kinh bàng quang. Như vậy day, điểm, phân... vùng cột sống là tác động vào mạch đốc, tác động vào vùng huyệt hoa đã giáp tích và kinh bàng quang. Trên kinh bàng quang vùng lưng và thắt lưng có các du huyệt tương ứng với các tạng phủ trong cơ thể nên được đặt tên, thí dụ: tâm du, phế du, cách du, tỳ du, thận du, đại tràng du...
Mạch đốc có tác dụng điều khiển các kinh dương trong cơ thể. Huyệt hoa đà giáp tích và huyệt du của kinh bàng quang có tác dụng điều khiển hoạt động của các tạng phủ bên trong và vùng tương ứng bên ngoài.
Tác động cột sống là một số thủ thuật của xoa bóp vào cột sống và cạnh cột sống, động tác đơn giản, có hiệu quả cao bởi nó có tác dụng làm tăng lưu thông khí huyết. Tuy vậy, người làm xoa bóp đều biết khi xoa bóp phải biến từ kỹ năng thành kỹ xảo mới đạt hiệu quả mong muốn.
Vì bệnh tật của con người ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, một người có thể mắc nhiều bệnh. Một bệnh lại có nhiều triệu chứng, thầy thuốc cần khám kỹ và có chỉ định đúng. Nhiều bệnh nên được kết hợp tác động cột sống với châm cứu, cũng có thể phối hợp thêm đông dược hoặc Tân dược hiệu quả điều trị mới cao, nếu chỉ đơn thuần tác động cột sống bệnh phức tạp hay bệnh có nhiều triệu chứng kết quả điều trị sẽ hạn chế.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Chữa liệt mặt

Day bấm huyệt chữa liệt thần kinh mặt


Liệt thần kinh mặt hay liệt dây thần kinh VII ngoại biên, y học cổ truyền gọi là miệng méo mắt xếch. Nguyên nhân chủ yếu do trúng phong hàn hoặc do nhiễm khuẩn hoặc ứ huyết, với biểu hiện: mắt nhắm không kín, chảy nước mắt, mất nếp nhăn trán, má sệ, không huýt sáo được, nhân trung miệng kéo lệch sang bên đối diện, ăn uống khó, chảy nước ở bên mép bị liệt, sợ gió, sợ lạnh... Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh có rất nhiều phương pháp như: châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt, tập luyện cơ... đạt kết quả cao.
Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ pháp xoa bóp ấn huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Thủ pháp vùng mặt
Dùng ngón tay út day huyệt tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt đồng tử liêu, ti trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh giảm sút thì day thêm huyệt ngư yêu, dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt tứ bạch, thừa khấp thêm 30 - 50 lần.
Thủ pháp vùng miệng
Dùng ngón tay cái day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần rồi day huyệt địa thương 30 - 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 - 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt.
Day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần
Vị trí huyệt:
- Tình minh: Trên góc khóe mắt trong.
- Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày.
- Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
- Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày.
- Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuống khoảng 1 tấc.
- Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
- Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc.
- Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
- Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má.
- Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên).
- Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc.
- Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc.
- Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
- Ế phong: Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm.
Lưu ý: Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Lương y Đình Thuấn

Những bài thuốc bổ đơn giản mà hiệu nghiệm

                       Vương Văn Liêu sưu tầm

1. Tủy lợn là vật tầm thường nhưng không kém gì nhung hươu .
                                        ( Hải thượng Lãn Ông)

2.Thịt chó 3 lạng,hầm với đậu đen 1 lạng,ăn tuần 3 lần,có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa đau lưng, mỏi gối, tăng khả năng tình dục, chữa đái dầm.

3.Rễ cây cau nổi, rửa sạch, cắt ngắn, sao vàng ngâm rượu uống, chữa di tinh, khả năng giao hợp yếu( không kém gì thuốc Vinagra).

4.Cháo lươn là thuốc tăng cường sức khỏe, được mệnh danh là nhân sâm nước, có tác dụng chữa thận suy.

5.Cá chạch nấu với đậu phụ có tác dụng chữa bệnh chức năng gan suy yếu,viêm gan mãn.

Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông



Tên tuổi của Lê Hữu Trác được nhắc đến như một bậc đại danh y tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng "bần tiện bất năng di, phú quí bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất" (nghèo hèn không lay chuyển, giàu sang không làm đắm say, uy vũ không thể khuất phục) một nhà tư tưởng, nhà thơ nhà văn nổi tiếng của dân tộc thế kỷ XVIII.
Di sản mà ông để lại cho hậu thế thật đồ sộ và quí giá, không chỉ là bộ sách "Hải thượng y tông tâm lĩnh" - cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thầy thuốc mà còn là những lời giáo huấn và tấm gương ngời sáng về đạo đức của người thầy thuốc.
Đại danh y Lê Hữu Trác có tên khác là Lê Hữu Huân, sau lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông sinh ngày 17/11 năm Canh Ngọ (27/12/1720). Quê nội của ông là làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Dòng họ Lê Hữu ở Liêu Xá đã đóng góp cho dân tộc 7 vị tiến sĩ, 5 giải nguyên, 20 cử nhân, 20 tú tài, một quận công, một tước hầu, 6 tước bá… Gia đình Lê Hữu Trác là danh gia vọng tộc, nổi tiếng về truyền thống cao khoa hiển hoạn.
Ông nội, bác ruột và cha chú, anh em đều đỗ đạt cao và từng giữ nhiều trọng trách trong các triều vua Lê, chúa Trịnh. Cha Lê Hữu Trác là tiến sĩ Lê Hữu Mưu, làm quan đến chức Thị lang Bộ Công sau được truy phong chức Thượng thư. Nhưng Lê Hữu Trác chủ yếu sống ở quê mẹ là xã Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trên đường nghiên cứu, tìm kiếm các vị thuốc, bước chân người thầy thuốc tài ba đã từng in dấu trên mọi nẻo đường của vùng sơn cước mênh mông hùng vĩ. Thơ Lê Hữu Trác có nhiều câu ghi lại xúc cảm dạt dào của một tâm hồn tài hoa nghệ sĩ trước vẻ đẹp kỳ thú của phong cảnh Hương Sơn: "Một dòng sông đầy khói tĩnh lặng. Ý tứ trong lòng lữ khách đầy cảnh núi sông" - "Cây núi Hương Sơn trong mây. Quá nửa đã nhuộm bóng chiều" (nguyên văn chữ Hán). Lê Hữu Trác là kết tinh những tinh hoa của hai vùng đất, hai nền văn hóa có bề dày truyền thống là văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Nghệ - Tĩnh.
Cậu Chiêu Bảy (Lê Hữu Trác là con thứ bảy trong gia đình nên gọi là Chiêu Bảy) đã từng ra sức dùi mài kinh sử, ôm giấc mộng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Nhưng thời đại chìm ngập trong cảnh tao loạn, Lê Hữu Trác đã sớm nhận ra sự bế tắc của con đường làm quan. Một trận ốm thập tử nhất sinh đã đưa ông đến với nghề thuốc, và từ đó ông chuyên tâm vào đạo trị bệnh cứu đời, để đem lại cho con người sự sống và sức khỏe - những tài sản vô giá.
Toàn bộ con người Lê Hữu Trác toát lên một nhân cách khoa học vĩ đại sáng mãi với thời gian. Nhân cách ấy thể hiện ở động lực, khát vọng mạnh mẽ là không ngừng học hỏi, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để giúp đời, giúp người. Mọi suy nghĩ, hành động của Lê Hữu Trác được soi rọi bằng ánh sáng của tình cảm yêu thương con người. Tình yêu thương ấy lớn đến mức quên mình, sẵn sàng xả thân cứu người như một bậc thánh nhân.
Đọc thơ văn ông và về hỏi chuyện nhân dân Hương Sơn, chúng tôi được biết rất nhiều giai thoại về Lê Hữu Trác, những câu chuyện giúp chúng ta hình dung về một nhân cách thầy thuốc vĩ đại của muôn đời.
Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì hoãn. Tên tuổi ông vang dội khắp nơi.
Năm 1781, được chúa Trịnh Sâm mời ra để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, ông không hề mảy may động tâm mà chỉ mong sao sớm được trở về quê mẹ để sống cuộc sống tự do thanh thản. Thái độ coi thường danh lợi của ông được thể hiện qua bốn câu thơ nổi tiếng:
Vô dược khả y khanh tướng mệnh.
Hữu tâm ưng đối quỉ thần tri
Thế gian duy hữu phương danh tại
Phú quí phù vân ngã tự khi
Tạm dịch:
Thuốc nào chữa bệnh công khanh?
Đất trời soi xét lòng thành của ta
Vinh hoa mây nổi đó mà
Danh thơm còn lại mới là ngàn năm.--PageBreak--
Đó là minh triết của một bậc túc nho đã thấu hiểu lẽ còn mất ở đời. Cái Trí ấy được soi sáng bởi chữ Nhân, đem lại cho bậc danh y cái Dũng khí thản nhiên trước vinh hoa phú quí, không biết cúi đầu trước quyền lực. Cái tâm không của một bậc giác ngộ đã tạo ra cho Lê Hữu Trác một nguồn lực tinh thần lớn lao để hành đạo.
Tâm huyết và sự nỗ lực của Lê Hữu Trác được thể hiện qua những con số đáng kinh ngạc: phát hiện, sưu tầm thêm 300 vị thuốc nam, tổng hợp thêm 2.854 phương thuốc kinh nghiệm để phổ biến cho nhân dân. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: "Thi thành thảo thụ giai thiên cổ" (Bài thơ làm xong thì cây cỏ (được nói đến ở trong đó) cũng lưu truyền mãi mãi). Đó là sức mạnh của văn chương.
Còn đại danh y Lê Hữu Trác thì đã đưa những cây cỏ vô danh của miền đất Hương Sơn - Hà Tĩnh vào cuốn sách lưu truyền muôn đời. Bộ sách "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" mà ông dày công biên soạn trong gần 40 năm gồm 28 tập, 66 quyển với nhiều mục sắp xếp mạch lạc được xem là một cuốn Bách khoa toàn thư Y dược học Việt Nam, công trình lý luận và pho kinh nghiệm y dược học đồ sộ nhất, có giá trị nhất thời trung đại.
Nhân cách khoa học của Lê Hữu Trác thể hiện ở tác phong cẩn trọng, nghiêm túc, tỉ mỉ, kết hợp lý luận sách vở và thực tiễn đời sống, kết hợp y và dược, kế thừa những tinh hoa của y học Trung Quốc và Việt Nam, ở ý chí độc lập và sáng tạo trong nghiên cứu.
Ông cẩn thận ghi lại trong tập "Y dương án" những trường hợp chữa bệnh thành công để người khác áp dụng, học hỏi và cả những trường hợp chữa bệnh thất bại trong tập "Y âm án" để tự răn mình và rút kinh nghiệm - khác với một số thầy thuốc chỉ thích khoe khoang.
Lê Hữu Trác cũng để lại cho đời rất nhiều những kinh nghiệm quí giá về phép dưỡng sinh, phòng bệnh để nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Khi bắt mạch cho Thế tử Trịnh Cán, ông đã chỉ ra nguyên nhân bệnh tật của Thế tử là vì "ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm"; trong cuộc sống, ông biết dùng âm nhạc để di dưỡng tinh thần: "Ngày ngày khám bệnh vừa xong/ Đêm đêm tựa ánh trăng trong gảy đàn" (nguyên văn chữ Hán).
Nhân cách khoa học Lê Hữu Trác đã chỉ ra một cách thẳng thắn những nguyên nhân khiến người thầy thuốc sai lầm, y thuật không thể tiến bộ được như hám lợi, ích kỷ, thủ đoạn, lười nhác, kiêu ngạo tự mãn, thiếu lòng yêu thương, thông cảm đối với người bệnh.
Nhân cách khoa học của Lê Hữu Trác khiến cho những lời "Y huấn cách ngôn" của ông trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ. Lời nói của ông xứng đáng khắc vào bảng vàng để muôn đời con cháu suy ngẫm: "Nghĩ thật sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là nghề bảo vệ sinh mạng con người(…). Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà làm liều lĩnh học nghề cao quí đó chăng".
Ông còn viết: "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công". Bao thế hệ thầy thuốc tự xem là học trò của ông đã không chỉ tâm niệm những lời dạy của ông mà còn coi ông là tấm gương để suốt đời phấn đấu. Lê Hữu Trác là một nhân cách vượt thời đại với những phẩm chất dân chủ, nhân đạo, văn minh ngời sáng.
Về lại Sơn Quang, Hương Sơn hôm nay, sông núi ngàn năm vẫn thế mà tiền nhân đã vắng bóng. Nhưng "Thác là thể phách, còn là tinh anh", Hải Thượng Lãn Ông đã cùng sông núi trường tồn.
CAND.COM

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Chữa ho

Mật ong chữa ho hiệu quả hơn xi-rô
Một thìa mật ong sẽ giúp giảm hữu hiệu cơn ho của trẻ trong đêm và giúp chúng có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi chưa nên dùng mật ong.
Khi được so sánh với thành phần dextromethorphan trong xi-rô ho thì mật ong hiệu quả hơn hẳn.
"Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi có thể khẳng định rằng mật ong tốt hơn hẳn các các loại thuốc mua ở quầy", Ian M. Paul tại Đại học bang Pennsylvania ở Hershey (Mỹ), nói.
Hiện chưa có biện pháp hiệu quả nào mới để chữa ho thường như khi bị viêm phế quản. Trong khi dextromethorphan được sử dụng rộng rãi, thì không có bằng chứng gì cho thấy nó hiệu quả thực sự, đồng thời còn mang lại rủi ro.


Mật ong vẫn được sử dụng như một phương thuốc chữa ho dân gian và an toàn hơn các thuốc khác, Paul cho biết. Nguyên nhân là do nó ngọt giúp làm dịu họng, ngoài ra có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Mật ong cũng có hiệu quả kháng sinh tốt.
Tuy nhiên, mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, bởi nó có thể gây ra một tình trạng ngộ độc thức ăn hiếm gặp. Với trẻ lớn hơn thì hoàn toàn được. Liều lượng nên dùng là một nửa thìa cho trẻ 2-5 tuổi, một thìa cho trẻ 6-11 tuổi và 2 thìa cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Theo VnExpress

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Lời y huấn

    "Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc phải lấy việc cứu giúp người làm hay. Nhưng thói thường cứu được một người thì hoa chân múa tay, biểu dương cho mọi người cùng biết, còn lỡ thất bại thì giấu đi, thường người ta hay giấu những thói xấu của mình, mà không đem sự thực nói với người khác... Trong việc chữa bệnh, tôi từng ứng biến để đối phó với bệnh tình, chuyển nặng ra nhẹ, cứu chết lấy sống được bao nhiêu trường hợp mà vẫn có những chứng phải bó tay đợi chết cũng không phải là ít. Tôi không tự thẹn với trình độ thấp kém trong việc cứu người cho nên ngoài những "Dương án" lại chép thêm một tập kể lại những lời khó nói ra được, gọi là "Âm án".

    Mong những bậc trí thức có chí làm thuốc sau này, khi thấy những chỗ hay của tôi chưa đáng bắt chước, nhưng thấy chỗ dở của tôi cần phải lấy làm gương, không nên quá yêu tôi mà bảo: chỉ chữa được bệnh mà không chữa được mệnh. Thì đó mới là cái may cho đạo y".

                                                                       
                                                                                     Hải Thượng Lãn Ông

Chữa môt ca tiền ung thư máu

Kết hợp Thực phẩm chức năng và Diện chẩn
chữa một ca tiền ung thư máu

     Đinh Thị Minh Hiền dinhthiminhhienkhai@gmail.com

     Chị Đinh thị Minh Hiền quê ở Nam Định hiện sống ở Hải Dương, từng theo học Diện chẩn ở Hà nội năm 2010. Trong lúc bệnh tình của chị gái trong cơn hiểm nghèo, “trong cái khó ló cái khôn”, đã áp dụng sáng tạo việc kết hợp thực phẩm chức năng với Diện chẩn và đã cứu được chị gái mình. Xin đăng trên Blog để mọi người tham khảo và biết đâu cũng giúp ích được cho chúng ta trong khi phòng bệnh và chữa bệnh hàng ngày. Dưới đây là thư của chị Hiền gửi cho tác giả trang Thợ Chữa Bệnh.

      Em chia sẻ với anh một ca bệnh nhân mà em cứu sống được - chính là chị ruột của em.
Chị gái em tên là Đinh Thị Nga năm nay 69 tuổi, sống tại thành phố Nam Định. Năm 2008 tự nhiên ngoài da phồng lên các mụn nước như phải bỏng, có chỗ to bằng cả bàn tay. Nếu không lấy kim châm ra tháo nước đi thì thì bọc nước cứ to dần. Mới đầu là vài bọc sau đó mọc nhiều hơn trên toàn thân , cả trên mặt nữa. Đi khám chữa bệnh ở bệnh viện da liễu tại thành phố Nam định mấy tháng liền không khỏi. Rồi chuyển về bệnh viện Da liễu trung ương , rồi chuyển về khoa huyết học của bệnh viện Bạch mai . Làm rất nhiều xét nghiệm phát hiện bệnh thiếu tiểu cầu trong máu, là giai đoạn tiền của ung thư máu.Bác sỹ nói rằng từ giai đoạn này sẽ chuyển sang ung thư máu rất nhanh nếu không chữa được. Suốt 2 năm liền đi khám chữa bênh, vừa bệnh viện da liễu trung ương, vừa bệnh viện Bạch mai mỗi năm vài lần . Kết quả chỉ đỡ sau khi được bổ sung tiểu cầu, nhưng chỉ hơn 1 tháng sau bệnh lại phát triển. Lần sau bệnh nặng hơn lần trước.
Gia đình em bi quan lo lắng. Tháng 3-2010 tự tay em phải đi phóng rửa 1 cái ảnh cho chị để phòng khi không may qua đời thì có bức ảnh hẳn hoi để thờ tự
Thế rồi ngày 25-6 -2010 trong thời gian đang theo học diện chẩn tại Hà nội có người bạn mời em đi nghe diễn đàn các Bác sỹ báo cáo hiệu quả dùng thực phẩm chức năng tại giảng đường của trường đại học Y khoa Hà Nội ở phố Tôn Thất Tùng. Có 40 bác sỹ tham dự, trong đó có 4 bác sỹ báo cáo. Thực sự một tia hy vọng lóe lên khi có một bác sỹ đã báo cáo chữa khỏi cho một bệnh nhân thiếu tiểu cầu như chị gái em . Tháng 7-2010 em về Nam Định thăm chị gái em , lúc đó chị em đã rất mệt ko tự nấu lấy ăn , ko tự tắm rửa giặt rũ được phải nhờ con. Chị em bảo tôi chỉ còn 20% sự sống, không ăn được, ko ngủ được, toàn thân mỏi rã, mặt mũi bị biến dạng, da đen cháy như người bị sét đánh, đầu nổi mụn chốc đen từng đám , tay chân đau nhừ.
Em hỏi chị em :Bác sỹ có có cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thiểu tiểu cầu trong máu ? Chị em nói do gan kém . Sau khi đọc và nghiên cứu tài liệu của thực phẩm chức năng(TPCN) , em tiến hành cho dùng một loại cao dán vào lòng bàn chân của Nhật bản để thải độc và cho uống 6 sản phẩm của thực phẩm chức năng. Trong đó có loại để tăng năng lượng cho cơ thể, có loại hỗ trợ chức năng gan, thận , có loại kích thích ăn uống. Lúc đó chưa hỗ trợ tý nào về Diện chẩn cả, phần còn đang đi học chưa thuộc bài, phần vì bệnh quá nặng không dám áp dụng. Sau 3 tháng tức tháng 10-2010 em về thăm thấy đỡ 50%, các bọc nước ko phát triển hơn nữa mà dừng lại . Lúc này em kết hợp chữa bằng Diện chẩn về bệnh đau chân tay, vai gáy do thoái hóa xương khớp . Đặc biệt em kết hợp  chữa thiếu tiểu cầu bằng Diện chẩn được 10 ngày  vì còn phải về và tiếp tục cho chị dùng phác đồ điều trị của TPCN.
Tháng 1-2011 tức 3 tháng sau lại về thăm chị thì bệnh đỡ được 80% , bây giờ da dẻ trắng trở lại , tóc mọc đen, da đầu trắng bóng. Thực sự là em mừng rơi nước mắt, và ko tin nổi vào mắt mình nữa. Bây giờ chị em đã đi ra chợ , đã nấu cơm cho mình ăn và thậm chí nấu hộ cả cho con nữa. Em tiếp tục hỗ trợ Diện chẩn được 4 hôm nữa về chức năng gan, thận và tiểu cầu.
Ông anh trai em ( em giáp với bà chị gái em ) là dược sĩ cao cấp trong quân đội về hưu ,bán thuốc tây ở gần nhà chị còn thốt lên rằng bệnh nặng thế mà sao lại khỏi được, tức là cũng ko tin nổi . Cả xóm nơi chị em sinh sống ai cũng ngạc nhiên là ko thấy đi viện mà sao uống thuốc gì lại khỏi bệnh. Chị em bảo em gái tôi nó chữa bệnh cho tôi thì chẳng ai tin cả , vì có làm bác sỹ đâu mà chữa được bệnh…
Tổng số điều trị trong 6 tháng bằng TPCN tốn khoảng 10 triệu thôi em tài trợ toàn bộ
Đây là một ca bệnh hiểm nghèo bệnh viện Bạch Mai còn bó tay. Thế mà em đã áp dụng cả y học dân gian lẫn nền khoa học hiện đại ngày nay để tự cứu sống chị gái mình.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Chữa bệnh Zona(dời leo)

Chữa bệnh Zona bằng cây Lô hội



Ở nước ta, Lô hội thường được dùng chủ yếu để chữa u xơ tiền liệt, viêm tiết niệu, tiểu có máu, tiểu đau rát, nóng rất có hiệu quả.
Gần đây, chúng tôi dùng Lô hội chữa cho vài ba trường hợp bị zona có hiệu quả rất tốt; một người 69 tuổi bị viêm ở trán rồi lan dần ra tiểu gò má, đau nhức, Tây y khám thấy bị Zona, uống thuốc 5 ngày liên tiếp vẫn sốt nóng; ban đầu uống Acrcolovir (ngày 6 - 7 viên) và các thuốc khác, dạ dày không chịu nổi đã ói máu. Tôi cho dùng cây Lô hội như sau: uống trong 1 nhánh độ 60g, rong cành (bỏ gai) hai lần vì cành có nhiều độc tố, cho vào xoong, thêm nước sôi để nguội, lọc bỏ xác uống 1 lần, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 nhánh (tức 180g một ngày). Đắp ngoài thì không cần rong cành mà xay nhỏ Lô hội, đổ vào bát; nghiền Đậu xanh sống (để cả vỏ), trộn với nước Lô hội đã xay, đắp vào chỗ sưng đau, khi thấy khô thì bỏ ra đắp tiếp, làm như thế vài ba ngày thì khỏi, không để lại vết sẹo và cũng không còn dấu hiệu của bệnh zona.
Trường hợp có bệnh nhân phát hiện trên cổ đỏ, nóng nhức, dùng như thế 3 lần thì khỏi. Sau đó, tôi áp dụng như trên độ 1 tuần thì bệnh khỏi hẳn, không nhức và không để lại vết sẹo trên da. Những việc tôi áp dụng trên đề nghị nghiên cứu thêm.

L/Y Lê Hữu Mạnh

Tổng số lượt xem trang